Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 39651089
ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Câu 3. Bằng thực tiễn lịch sử, hãy làm rõ nhận xét của đồng chí Gớt Hôn, Tổng Bí thư Đảng
Cộng sản Mỹ: "Đồng chí Hồ Chí Minh là con người cần thiết xuất hiện đúng lúc, đúng yêu cầu
của lịch sử, vào lúc mà lịch sử loài người đang ở bước ngoặt có tính cách mạng nhất".( câu 6 trang 21)
Bối cảnh lịch sử quốc tế và bối cảnh lịch sử Việt Nam:
Thứ nhất: Bối cảnh thời đại( quốc tế) cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:
- Sự xuất hiện của chủ nghĩa đế quốc đã khiến cho công cuộc xâm lược thuộc địa của các nước
tư bản được đẩy mạnh hơn. Mâu thuẫn mới xuất hiện đòi hỏi phải giải quyết: mâu thuẫn giữa
chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc thuộc địa
- Cách mạng tháng 10 Nga thành công (1917) mở ra thời đại mới- thời kì quá độ lên CNXH trên
phạm vi toàn thế giới. Đồng thời , cuộc cách mạng ấy đã tạo ra cơ hội mới cho các dân tộc
thuộc địa trong sự lựa chọn về con đường cứu nước
- Quốc tế cộng sản ra đời (1919) đã đoàn kết các lực lượng các mạng và thúc đẩy phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế phát triển
- Bản sơ thảo lần thức nhất luộn cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin ra đời
(1920) đã ảnh hưởng tới phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam;
theo các nhà nghiên cứu, với tác phẩm này, lần đầu tiên vấn đề thuộc địa được đề cập 1 cách có hệ thống.
Thứ hai: Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối TK XIX đầu TK XX:
- Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam
- Triều đình nhà Nguyễn cùng nhân dân ta đứng dậy kháng chiến chống TD Pháp. Phong trào
diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi khắp cả nước, điển hình là phong trào Cần Vương (1885-1896) và
cuộc khởi nghĩa Yên Thế(1884-1913)
- Đầu TK XX , do tác động bởi cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TD Pháp, Việt Nam có
sự chuyển biến về mọi mặt, đặc biệt là kinh tế, xã hội.
- Các phong trào yêu nước đầu TK XX lần lượt bị thất bại. Nguyên nhân thất bại chủ yếu là thiếu
1 tổ chức CM chân chính với đường lối lãnh đạo đúng đắn, đáp ứng được nguyện vọng của
đông đảo quần chúng nhan dân lao động bị áp bức. Đây là “yêu cầu của lịch sử” dân tộc đặt ra
và cần phải được giải quyết
- Trước yêu cầu đòi hỏi của lịch sử dân tộc và sự xuất hiện những yếu tố mới của thời đại, những
người yêu nước có chỉ hướng lớn của Việt Nam đã ra đi tìm đường cứu nước, Tong đó có Nguyễn Tất Thành (HCM)
- Năm 1920, sau khi đọc xong bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa của Lênin; tham dự đại hội Tua, tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, ủng
hộ quốc tế cộng sản( quốc tế III) Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước mới và đúng đắn cho dân tộc. lOMoAR cPSD| 39651089
- Hồ Chí Minh là người đảng viên cộng sản đầu tiên của Việt Nam và là người duy nhất bấy giờ
tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đúng lúc cho Cách mạng Việt Nam- con đường cách mạng vô sản.
Như vậy bối cảnh lịch sử trên cho thấy, n hững thay đổi bước ngoặt có tính cách mạng trong
thời điểm ấy là: sự ra đời của CNXH Khoa học, đặc biệt là sơ thảo lần thứ nhất luận cương
về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin; sự thành công của CM t10 Nga năm 1917;
sự xuất hiện của quốc tế cộng sản; sự xuất hiện của Chủ nghĩa đề quốc kéo theo sự xâm
lược, thống trị và bóc lột tàn bạo nhân dân thuộc địa...
Trước yêu cầu, đòi hỏi của lịch sử dân tộc về con đường cứu nước mới đúng đắn, phù hợp,
Hồ Chí Minh đã ra nước ngoài và bắt gặp ánh sáng của thời đại (CN Mác- Lênin), cùng
những thay đổi bước ngoặt “có tính chất cách mạng. Người đã tìm thấy con đường cách
mạng “đến nơi”, phù hợp với khát vọng của nhân dân Việt Nam, đó là con đường CM vô sản
Câu 5. Bằng những luận cứ khoa học, hãy chứng minh thời kỳ 1920-1930 là thời kỳ hình thành
những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam?
a. Sử dụng báo chí lên án chủ nghĩa thực dan Pháp. Vận động thức tỉnh lương tri nhân loại, khơi
dậy lòng yêu nước của nhân dân
- Sử dụng báo chí Pháp tố cao tội ác của TD Pháp ở các nước thuộc địa
b. Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam,
chuẩn bị tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng
- Xuất bản tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân Pháp” 1925, trong đó có luận điểm nổi tiếng về
chủ nghĩa đế quốc như con đỉa hai vòi, cách mạng vô sản như con chim hai cánh, nhằm nêu rõ
cách mạnmg giải phóng dân tộc ở thuộc địa có tầm quan trọng ngang hàng và quan hệ mật thiết
với cách mạng vô sản ở chính quốc
- 6/1925 Người sáng lập Việt Nam cách mạng thanh niên, tổ chức quá độ tới Đảng cộng sản, ra
báo thanh niên, từng bước chỉ ra phương hướng đường lối cách mạng Việt Nam
- Năm 1927 mở các lớp huấn luyện những thanh niên yêu nước, xuất bản sách “ Đường cách mệnh”
c. Hình thành những quan điểm cơ bản về con đường cách mạng Việt Nam, cương lĩnh chung,
đường lối chiến lược, sách lược cách mạng Việt Nam
- Từ 3-7/2/1930 Người chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập ĐCS VN, thông
qua chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt,...Các văn kiện này rất giàu tính cách mạng và tập
trung cao độ tính sáng tạo của HCM, hiện nay được xác địng là cương lĩnh đầu tiên của Đảng
Như vậy qua quá trình phân chia thành các giai đoạn ta thấy được sự hình thành TT HCM và
đến năm 1930 thì được hình thành về cơ bản. Một lần nữa có thể khẳng định lại rằng: “tư
tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hành động” lOMoAR cPSD| 39651089
Câu 6. Trên cơ sở giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, hãy làm sáng tỏ nhận định sau đây: “Tư tưởng
Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt
Nam”. ( câu 12 trang 33)
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam”. Giải thích
- Nhìn từ góc độ lí luận: tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu
sắc về những vấn đề cơ bản của CM Việt Nam...đó làhojc thuyết cách mạng ra đời từ sự kết
tinh những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam và trí tuệ, văn hóa tiến bộ của nhân loại,
tiêu biểu là chủ nghĩa Mác- Lênin. Đó là học thuyết cách mạng chân chính, khoa học, đậm tính
nhân văn. Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là yếu tố hạt nhân, nền móng, là chỗ dựa vững chắc để
đảng ta vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn
- Từ góc độ thực tiễn: Từ khi thâm nhập và chỉ đạo thực tiễn( khi Đảng CSVN ra đời năm 1930),
TT HCM đã góp phần quan trọng trong việc cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân giành được
nhiều thắng lợi quan trọng, vẻ vang; cách mạng tháng 8 thành công ( 1945); thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống TD Pháp (1954) và đế quốc Mỹ (1975); thắng lợi của sự nghiệp đổi mới
toàn diện đất nước (từ năm 1986)
Câu 7. Nêu các luận điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc? Phân
tích làm sáng tỏ luận điểm “Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm”.(câu 16 trang 38)
Các luận điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc:
- Độc lập, tự do là quyền bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc
- Độc lập dân tộc phải gắn liên với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân
- Độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự hoàn toàn triệt để trên tất cả các lĩnh vực - Độc lập
dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Phân tích luận điểm “Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm”
Hồ Chí Minh đã tiếp cận “quyền độc lập, tự do” của dân tộc từ “quyền của con người” đã khẳng
định trong tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
của cách mạng Pháp 1791. Từ đó người khái quát và nâng cao thành quyền dân tộc cơ bản, khẳng
định đó là quyền “thiêng liêng, bất khả xâm phạm”
Khi dân tộc Việt Nam giành được độc lập, Người đã thay mặt chính phủ lâm thời trịnh trọng
tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới rằng : “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc
lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”
Ý chí quyết tâm ấy còn được nhân dân ta thể hiện trong 2 cuộc kháng chiến chống TD Pháp và
đế quốc Mỹ. Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam lần t2, trong lời kêu gọi toàn quốc lOMoAR cPSD| 39651089
kháng chiến ngày 19/12/1946, Người đã thể hiện quyết tâm sắt đá, bảo vệ bằng được nền độc lập
dân tộc- giá trị thiêng liêng mà nhân dân Việt Nam mới giành lại được : “Không. Chúng ta thà hi
sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” . Khi đế quốc Mỹ trực tiếp
đưa quân viễn chinh Mỹ vào tham chiến ở Miền Nam Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đưa ra lời kêu
gọi toàn dân đứng dậy chống Mỹ, cứu nước, Người Khẳng định: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
Câu 8. Anh/ chị nêu các luận điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng
dân tộc? Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc?
Các luận điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc:
- Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản
- Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam, muốn thắng lợi phải đo Đảng cộng sản lãnh đạo
- Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa lên lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy liên minh
công- nông làm nền tảng
- Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ đọng, sáng tạo, có khả năng giành thắng lợi trước cách
mạng vô sản chính quốc
- Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng:
Phân tích quan điểm của HCM về PP tiến hành cách mạng( PP bạo lực cách mạng)
Dựa trên cơ sở quan điểm về bạo lực cách mạng của các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam
Dùng bạo lực để chống lại bạo lực phản cách mạng, Hồ Chí Minh đã thấy rõ sự cần thiết phải
sử dụng bạo lực cách mạng: “trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và dân tộc,
cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”
Tất yếu là vậy, vì ngay như hành động mang quân đi xâm lược của thực dân đế quốc đối với
các nước thuộc địa và phụ thuộc, thì như Người vạch rõ “Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là
một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi”
Sau khi xâm chiếm các nước thuộc địa, bọn thực dân đế quốc đã thực hiện chế độ cai trị vô
cùng tàn bạo: dùng bạo lực để đàn áp dã man các phong trào yêu nước, thủ tiêu mọi quyền tự do
dân chủ cơ bản của nhân dân , bóc lột và đẩy người dân thuộc địa vào bước đường cùng...Vậy nên,
muốn đánh đổ thực dân, phong kiến giành độc lập thì tất yếu phải sử dụng phương pháp bạo lực
CM, dùng bạo lực để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù
Về hình thức bạo lực cách mạng: Theo HCM , bạo lực cách mạng ở đây là bạo lực quần chúng
với hai lực lượng chính trị và quân sự, hai hình thức đấu tranh: đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang lOMoAR cPSD| 39651089
Câu 9. Nêu và phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội?( vế 1 câu 32 trang 63)
Phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
- Thứ nhất: Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để đi lên CNXH
Không ngừng vận dụng một cách sáng tạo lý luận cách mạng của CN Mác – Lênin trong điều kiện
cách mạng Việt Nam, trong chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt (năm 1930) Hồ Chí Minh khẳng
định phương hướng chiến lược của cách mạng nước ta là: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Như vậy, giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc sẽ là mục
tiêu đầu tiên của cách mạng, là cơ sở, tiền đề cho mục tiêu tiếp theo- mục tiêu chủ nghĩa cộng sản
Khi đề cao mục tiêu độc lập dân tộc, HCM không cơi đó là mục tiêu cuối cùng của cách mạng, mà
là tiền đề cho cuộc cách mạng tiếp theo- cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Thứ hai: CNXH là điều kiện để bảo đảm nền độc lập dân tộc vững chắc
Chủ nghĩa xã hội là xu thế tất yếu của thời đại và phù hợp với lợi ích của nhân dân Việt Nam. Vì
vậy CM giải phóng dân tộc phải phát triển thành CM XHCN thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn
và triệt để. Năm 1960, Người khẳng định chỉ có CNXH, Chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các
dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ
CNXH theo HCM là một xã hội tốt đẹp, không còn chế độ áp bức bóc lột. Đó là một XH bình đẳng
, công bằng và hợp lý: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, bảo đảm phúc
lợi chọ người già, trẻ em và những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống...
Câu 10. Vì sao Hồ Chí Minh cho rằng:“cán bộ là gốc của mọi công việc”...“công việc thành công
hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” ? Ý nghĩa của vấn đề này đối với công tác cán bộ của
Đảng hiện nay.( câu 36 trang 69) Phân tích quan điểm:
- Hồ Chí Minh luôn nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của cán bộ, cũng như công tác
cán bộ trong sự nghiệp cách mạng
- Theo Hồ Chí Minh, cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy, là mắt khâu trung gian nối liền giữa
Đảng, Nhà nước và nhân dân. Mọi việc thành công hay thất bại là phụ thuộc vào cán bộ tốt hay
kém. Vì vậy, theo Người, cán bộ luôn phải có đủ đức và tài , phẩm chất và năng lực, trong đó,
đạo đức là cái gốc của người cách mạng
- Theo Người, vấn đề cán bộ luôn là vấn đề trọng yếu và cần kíp. Người nhấn mạnh, đối với vấn
đề này Đảng cần phải: hiểu rõ cán bộ; phải cất nhắc cán bộ cho đúng; phải khéo dùng cán bộ,
phải phân phối cán bộ cho đúng...
- Vấn đề cán bộ luôn đi liền với công tác cán bộ. Muốn có cán bộ tốt, Đảng phải thật sự quan
tâm tới công tác cán bộ. Nội dung của công tác cán bộ bao gồm: Tuyển chọn, đào tạo, rèn luyện
cán bộ; bồi dưỡng cán bộ, đánh giá đúng cán bộ; thực hiện các chính sách đối với cán bộ... lOMoAR cPSD| 39651089 Ý nghĩa :
- Đảng và Nhà nước phải luôn coi trọng vấn đề cán bộ và công tác cán bộ . Ban hành các chủ
trương, chính sach phù hợp để phát huy vai trò, năng lực công tác của cán bộ
- Không ngừng tăng cường công tác giáo dục, tự giáo dục và rèn luyện về phẩm chất, năng lực
cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay
- Trong công tác đổi mới cán bộ hiện nay, cần tiến hành đổi mới trên tất cả các khâu của công
tác cán bộ: đào tạo, tuyển chọn, đánh giá, cất nhắc, tuyển dụng, sắp xếp, bố trí, thực hiện chính sách cán bộ
Câu 11. Làm sáng tỏ nội dung bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta theo tư tưởng Hồ
Chí Minh? Giải thích nhận nhận định: Cán bộ “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ trung
thành của nhân dân”( câu 50 trang 91)
a. Nội dung bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta
- Nhà nước ta do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đảng ta lại là đội tiền phong của giai cấp
công nhân Việt Nam, hay Đảng là đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Vì vậy, Nhà nước do
Đảng lãnh đạo mang bản chất của giai cấp công nhân
- Nhà nước định hướng đưa đất nước quá độ đi lên CNXH. Định hướng này trùng với sứ mệnh
lích sử của giai cấp công nhân( do Mác, ăngghn, Lênin đã phát hiện và chứng minh): là những
người xây dựng CNXH, chủ nghĩa cộng sản ở mối quốc gia, dân tộc và toàn thế giới
- Nguyên tắc tổ chức cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung, dân chủ. Nguyên tắc này do Lênin
xác định trong học thuyết về xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản
b. Phân tích, làm rõ nhận định:“cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trungthành của nhân dân”
Trong nhà nước vì dân, cán bộ vừa là đầy tớ nhưng đồng thời phải là người lãnh đạo nhân dân. Hai đòi
hỏi này tưởng chừng như mâu thuẫn, nhưng đó là phẩm chất cần có ở người cán bộ nhà nước vì dân.
Là đầy tớ thì phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau
thiên hạ. Là người lãnh đạo thì phải có chỉ tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa trông rộng,
gần gũi với nhân dân, trọng dụng hiền tài. Như vậy để làm người thay mặt nhân dân phải gồm cả đức
và tài, phải vừa hiền lại vừa minh. Phải như thế thì mới có thể “chẳng những làm những việc trực tiếp
có lợi cho dân, mà cũng có khi làm những việc mới xem qua như là hại đến dân”, nhưng thực chất là
vì lợi ích toàn cục, vì lợi ích lâu dài của nhân dân.
Câu 12. Nêu và phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân?(
vế 1 câu 45 trang 81)
Nhà nước của dân
- Tất cả mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Hồ Cgis Minh nói “nước ta là nước dân
chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ - Dân là chủ và dân làm chủ: lOMoAR cPSD| 39651089
+ Dân là chủ, có nghĩa là Nhà nước thuộc quyền sở hữu của nhân dân, quyền lực tối cao cảu Nhà
nước thuộc về nhân dân, mọi lợi ích đều thuộc về nhân dân và nhân dân cũng phải có trách nhiệm,
nghĩa vụ với Nhà nước
+ Dân làm chủ Nhà nước qua hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Hình thức dân chủ trực tiếp là
hình thức mà trong đó nahan dân trực tiếp quyết định mợi vấn đề liên quan đến đất nước. Hình
thức dân chủ gián tiếp là hình thức mà trong đó nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua
những đại diện do mình lựa chọn, bầu ra và thiết chế do mình xây dựng nên( điển hình là quốc hội
và hội đồng nhân dân các cấp
- Quyền lực nhà nước là “ thừa ủy quyền” của nhân dân. Tự bản thân nhà nước không có quyền
lực. Quyền lực Nhà nước là do dân ủy thác cho
- Nhân dân có quyền kiểm soát, phê bình nhà nước, có quyền bãi miễn những đại biểu mà họ đã
lựa chọn, bầu ra và có quyền giải tán những thiết chế quyền lực mà họ đã lập nên.
- Luật pháp dân chủ và là công cụ quyền lực của nhân dân. Theo HCM , sự khác biệt căn bản
của luật pháp trong Nhà nước Việt Nam mới với luật pháp của các chế độ tư sản, phong kiến ở
chỗ: Nó phản ánh được ý nguyện và bảo vệ quyền lợi của dân chúng. Luật pháp đó là của nhân
dân, là công cụ thực thi quyền lực của nhân dân, là công cụ để kiểm soát quyền lực Nhà nước. Nhà nước do dân
- Nhà nước do dân trước hết là nhà nước do dân lập nên sau thắng lợi của sự nghiệp cách mạng
của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam.
- Nhà nước do dân còn có nghĩa do “dân là chủ” và “ dân làm chủ”
- Nhà nước do nhân dân ủng hộ. HCM cho rằng “ lực lượng bao nhiêu là nhờ dân hết”, “trong
bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” Nhà nước vì dân
- Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và quyền lợi chính đáng cảu nhân dân, không có
đặc quyền, đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính...
- Thước đo một Nhà nước vì dân là phải được lòng dân. Hồ Chí Minh đặt vấn đề với cán bộ Nhà
nước phải “làm sao cho được lòng dân, dân tin, dân mến, dân yêu” đồng thời chỉ rõ “muốn
được dân yêu, muốn được lòng dân, trước hết phải yêu dân, đặt quyền lợi của nhân dân lên trên
hết thảy, phải có một tinh thần chí công vô tư”
Câu 13. Vì sao Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực
lượng. Nếu không có chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường? Liên hệ thực tiễn xây dựng
nhà nước Việt Nam hiện nay?( vế 2 câu 45 trang 81)
Giải thích nhận định trên
- Phát biểu trên thể hiện quan điểm biện chứng trong mối quan hệ giữa nhân dân với chính phủ -
Hồ Chí Minh khẳng định vai trò quan trọng của nhân dân. Chính phủ phải dựa vào nhân dân lOMoAR cPSD| 39651089
- Đồng thời, nhân dân cũng phải ủng hộ và có trách nhiệm đi theo chính phủ mới đúng đắn và
có cuộc sống ấm no, hạnh phúc
Câu 14. Nêu và phân tích các yêu cầu chủ yếu về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư
tưởng Hồ Chí Minh?
Hồ Chí Minh lưu ý phải xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa có đức, vừa có tài, trong sạch, vững
mạnh. Người đề cập đến những yêu cầu chủ yếu sau:
– Phải tuyệt đối trung thành với Đảng
Cán bộ, đảng viên phải tuyệt đối trung thành với Đảng, vơi sự nghiệp cách mạng của Đảng,
suốt đời phấn đấu cho lợi ích của cách mạng, vì mục tiêu, lí tưởng của Đảng, là người “đặt lợi ích
của Đảng lên trên hết, lên trước hết, vì lợi ích của Đảng tức là lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc. Vô
luận lúc nào, vô luận việc gì , đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của
cá nhân lại sau, kiên quyết hy sinh lợi ích của cá nhân cho lợi ích của Đảng. Khi cần đến tính mệnh
của mình cũng phải vui lòng hi sinh cho Đảng.
– Phải là những người nghiêm chỉnh thực hiện cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị
quyết của Đảng và các nguyên tắc xây dựng Đảng
Mỗi cán bộ, đảng viên phải có thái độ nghiêm túc, chủ động, tự giác trong học tập, nắm vững
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; có hiểu biết sâu sắc về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc
phòng, an ninh, đối ngoại; có kiến thức về ngoại ngữ, tin học; thường xuyên nâng cao hiệu quả tổ
chức hoạt động thực tiễn và năng động trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn... Chỉ có như vậy,
mỗi cán bộ, đảng viên mới không ngừng tiến bộ, trưởng thành, thực sự xứng đáng là “người lãnh
đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
– Phải luôn luôn tu dưỡng, trau dồi đạo đức cách mạng
Đạo đức vừa là một hình thái ý thức, vừa là một hình thái hoạt động, là sự thống nhất biện
chứng giữa ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức, giữa nhận thức và hành động. Nếu mỗi người chỉ
tiếp nhận những quan niệm, chuẩn mực đạo đức mà không thực hành thì không có đạo đức trong
thực tế. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên càng phải nêu gương về thực hành đạo đức, nói đi đôi với
làm; phải thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
– Phải luôn luôn học tập nâng cao trình độ về mọi mặt
Chỉ với lòng nhiệt tình thì chưa đủ và cùng lắm chỉ phá được cái xấu, cái cũ mà không xảy được
cái tốt, cái mới. Yêu cầu tối thiểu là đội ngũ cán bộ, công chức phải hiểu biết công việc của mình,
biết quản lý nhà nước, do vậy, phải được đào tạo và tự mình phải luôn luôn học hỏi. Đó là tính
chuyên nghiệp của đội ngũ công chức. Công chức phải chuyên sâu nghiệp vụ, phải luôn luôn học
tập không ngừng nghỉ, học mọi lúc, mọi nơi, học tập suốt đời. Hồ Chí Minh chính là con người
điển hình của tự học. Người tự học những kiến thức về nhà nước trong cả cuộc đời mình. lOMoAR cPSD| 39651089
– Phải có mối quan hệ mật thiết với nhân dân
Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân, làm đầy tớ thật trung thành cho nhân dân, tôn trọng
và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tiên phong, gương mẫu, chịu khô trước nhân dân và vui
sau nhân dân, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”
– Phải luôn luôn chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo
Không bao giờ thụ động, không bao giờ lười biếng mà phải là những người “thắng không kiêu
bại không nản”, luôn luôn có tinh thần sáng tạo, hăng hái, nêu cao trách nhiệm, dám chịu trách
nhiệm trước Đảng, trước nhân dân.
– Phải là những người luôn luôn phòng chống các tiêu cực
Phải đặc biệt phòng chống tham ô, lãng phí, quan liêu mà Hồ Chí Minh cho đó là giặc nội xâm,
là những kẻ địch bên trong. Người cho rằng “mỗi kẻ địch bên trong là một bạn đồng minh của kẻ
địch bên ngoài. Địch bên ngoài không đáng sợ, địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra”
Câu 15. Trình bày vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam theo tư
tưởng Hồ Chí Minh? Giải thích nhận định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành
công, đại thành công”?( câu 54 trang 95)
a. Vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng
+ Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong thời đại mới để đánh bại các thế lực đế quốc thực dân phải tập
hợp được tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững.
Đại đoàn kết dân tộc đã trở thành vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên
suốt tiến trình cách mạng
+ Để quy tụ được mọi lực lượng vào khối đại đoàn kết toàn dân, cần phải có chính sách và phương
pháp phù hợp với từng đối tượng cách mạng
- Đại đoàn kết toàn dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, là nhu cầu khách quan của nhân dân:
+ Đại đoàn kết là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng: Đại đoàn kết phải được xác định là mục
tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ
trương, chính sách tới hoạt động thực tiễn của Đảng
+ Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của mọi giai đoạn cách mạng
+ Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi vì, cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng
b. Giải thích nhận định: lOMoAR cPSD| 39651089
Từ thực tiễn cách mạng. Hồ Chí Minh đã khái quát thành nhiều luận điểm có tính chân lý về vai
trò của khối đại đoàn kết như “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”...
- Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến cấp độ của đoàn kết, trong thực tiênc cách mạng, càng đoàn kết
thì càng thành công. Đoàn kết sẽ dẫn đến thành công, thắng lợi to lớn vì đoàn kết thì sẽ tập hợp
được đông đảo quần chúng, phát huy được sức mạnh , tiềm năng to lớn cảu quần chúng, tạo
nên sức mạnh có thể dời non lấp biển, có thể đập tan mọi lực lượng thù địch. Đoàn kết là đường
lối chiến lượn duy nhất đúng, phá tan được âm mưu chia rẽ cảu kẻ thù
- Đoàn kết không chỉ về giai cấp , dân tộc mà còn đoàn kết quốc tế
- Nếu không đoàn kết sẽ không thành công, HCM đã khẳng định “lúc nào dân ta đoàn kết muôn
người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước
ngoài xâm lấn. Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm mãi...”
Câu 16. Tại sao Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong
thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Liên hệ thực tiễn sự vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh đối với xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay.( vế thứ 2 câu 73 trang 131)
Giải thích quan điểm:
Quan điểm “trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực
lượng đoàn kết của nhân dân” của HCM nhằm khẳng định vai trò to lớn của con người, của nhân dân
đối với sự nghiệp cách mạng. Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp
cách mạng, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Do đó, theo HCM, muốn thực
hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, Đảng và Nhà nước ta phải luôn coi trọng, chăm sóc,
phát huy nhân tố con người; phải có các chủ trương, chính sách chăm dân, an dân thì mới lôi kéo được
đông đảo quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, giải phóng con người
Liên hệ thực tiễn:
- Qua các thời kì Đảng ta đã tập hợp, đoàn kết và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc
làm nên những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong
xây dựng , đổi mới, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế
- Các tầng lớp nhân dân đã nỗ lực chung sức, chung lòng cùng Đảng, Nhà nước vượt qua khó
khăn, thử thách, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội
( đơn cử như đợt dịch Côvid 19 vừa qua)
- đại hội XIII của Đảng đã đề ra các chủ trương và giải pháp để xây dựng khối đại đoàn kết toàn
dân tộc. Đó là thực hiện tốt chính sách xã hội, tạo điều kiện cho mọi giai cấp, mọi tầng lớp xã
hội phát triển vững mạnh
- sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng là điều kiện tiên quyết để Đảng ta thực sự xứng đáng là hạt
nhân đoàn kết của toàn xã hội lOMoAR cPSD| 39651089
Câu 17. Hãy nêu quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hoá? Phân tích các vai trò của văn hoá
theo tư tưởng Hồ Chí Minh? ( vế 1 câu 64 trang 112)
Quan niệm của HCM về văn hóa:
Người viết: “ có lẽ vì sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh
ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở, và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo, những phát
minh đó là văn hóa . Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó
mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng n hững nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”
Phân tích các vai trò của văn hóa theo TT HCM
- Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng
+ Văn hóa là mục tiêu: Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Như vậy, cùng với chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa
nằm trong mục tiêu chung của toàn bộ tiến trình cách mạng. Theo quan điểm HCM, văn hóa là
mục tiêu- nhìn một cách tổng quát – là quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu
cầu hạnh phúc; là khát vọng của nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ. Đó là một xã hội dân chủ-
dân là chủ và dân làm chủ- công bằng, văn minh, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
+ Văn hóa là động lực: Động lực là cái thúc đẩy, làm cho phát triển. Di sản HCM cho chúng ta một
nhìn nhận về động lực phát triển đất nước, bao gồm: động lực vật chất và tinh thần; động lực cộng
đồng và cá nhân; nội lực và ngoại lực. Tất cả được quy tụ ở con người và đều có thể được xem xét
dưới góc độ văn hóa - Văn hóa là một mặt trận
+ Nói mặt trận văn hóa là nói đến một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập, có mối quan hệ mật thiết
với các lĩnh vực khác, đồng thời phản ánh tính chất cam go, quyết liệt của hoạt động văn hóa. Mặt
trận văn hóa là cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực văn hóa- tư tưởng.
+ Nội dung của mặt trận văn hóa phong phú, đấu tranh trên các lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống...
+ Theo HCM, dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, thời đại ta là một thời đại vẻ vang. Vì vậy, chiễn
sĩ văn nghệ phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc anh hùng và thời đại vẻ vang
- Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân
Tư tưởng văn hóa của HCM phản ánh khát vọng hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng văn hóa của
Người cũng vì nhân dân, phục vụ nhân dân. Theo Người, mọi hoạt động văn hóa phải trở về với
cuộc sống thực tại của quần chúng, phản ánh được tư tưởng và khát vọng của quần chúng lOMoAR cPSD| 39651089
Câu 18. Anh chị hiểu thế nào về nhận định sau đây “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” (Những
nhiệm vụ cấp bách của nhà nước VNDCCH- ngày 3/9/1945- T.4, tr.7). Liên hệ vai trò của bản thân
trong xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.( vế 2 câu 66 trang115)
Theo em, một dân tộc dốt là một dân tộc yếu là chỉ trình độ thấp kém, kém hiểu biết thì khó có thể tiếp
thu và phát huy được tinh hoa văn hóa của nhân loại, khoa học và công nghệ mới của nhân loại. Từ đó
khiến cho đất nước luôn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế xã hội không phát triển kịp với
thời đại, khó mà cạnh tranh với các nước khác Liên hệ :
Câu 19. Anh/ chị hãy nêu và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về các chuẩn mực đạo đức
cách mạng?( câu 70 trang 120)
Các chuẩn mực đạo đức CM theo TT HCM:
- Trung với nước, hiếu với dân: Chuẩn mực đạo đức này có nghĩa là người cách mạng phải suốt
đời phấn đấu, hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội , nhiệm vụ nào cũng
hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
+ Nội dung của Trúng với nước là:
1) Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng,
của tổ quố, của cách mạng lên trên hết, trước hết
2) Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng
3) Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
+ Nội dung của Hiếu với dân:
1) Khẳng định vai trò, sức mạnh thật sự của nhân dân
2) Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với nhân dân
3) Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
- Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
+ Hồ Chí Minh đã xác định yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp. Tình yếu
thương con người là một tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho những người cùng khổ, những
người bị áp bức, bóc lột. Tình yếu thương con người được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè,
đồng chí, với mọi người bình thường trong quan hệ hàng ngày. Trong di chúc, Người căn dặn
“phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”
+ Tình yêu thương con người được biến thành hành động cách mạng cụ thể vì lí tưởng, sự
nghiệp cách mạng chung cho toàn Đảng, toàn dân tộc
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
+ Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo, năng suất cao...
+ Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân
+ Liêm là “Luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công của dân; không xâm phạm một đồng xu, hạt
thóc của Nhà nước, của nhân dân”, “ phải trong sạch không tham lam địa vị, tiền của, danh lOMoAR cPSD| 39651089
tiếng, sung sướng. Không tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”
+ Chính là không tà, thẳng thắn, đứng đắn trong cách cư xử đối với mình, với người, với việc
Cần, kiệm, liêm, chính trước hết có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân con người, là thước
đo tính người, đặc biệt càng có ý nghĩa cần thiết đối với mỗi cán bộ, Đảng viên
- Có tinh thần quốc tế trong sáng
+ Tư tưởng HCM là sự thống nhất, hòa quyện giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ
nghĩa quốc tế trong sáng
+ Chủ nghĩa quốc tế trong TT HCM rộng lớn và sâu sắc. Đó là sự tôn trọng và thương yêu tất
cả các dân tộc, nhân dân các nước, chống sự thù hằn, bất bình đẳng dân tộc và sự phân biệt
chủng tộc. Đó là tinh thần quốc tế vô sản “bốn phương vô sản đều là anh em”
+ Chủ nghĩa quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, hơn n ữa phải là chủ nghĩa yêu nước
chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng
Chuẩn mực trung với nước, hiếu với dân là chuẩn mực quan trọng nhất, bao trùm nhất. Thực
hiện tốt phẩm chất “ trung với nước, hiếu với dân” là cơ sở, tiền đề để thực hiện tốt các
chuẩn mực đạo đức khác
Câu 20. Anh/ chị hiểu như thế nào về luận điểm sau đây của Hồ Chí Minh: Muốn xây dựng chủ
nghĩa xã hội trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa. Ý nghĩa của luận điểm đối với công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?( câu 28 trang 58)
a. Phân tích luận điểm
- Xây dựng CNXH là sự nghiệp khó khăn, phức tạp, lâu dài, gian khổ, cần đến nhiều nguồn lực.
Trong đó, con người là nhân tố quan trọng, đảm bảo thắng lợi cho công cuộc đó
- Con người vừa là sản phẩm của CNXH, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của CNXH
- Con người XHCN có 2 mặt gắn bó chặt chẽ với nhau
+ kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống
+ Hình thành những phẩm chất mới như: có tư tưởng XHCN; có đạo đức XHCN; có trí tuệ và
bản lĩnh để làm chủ; có tác phong CHCN, có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng
b. Ý nghĩa của luận điểm
- Đảng và N hà nước ta phải luôn luôn coi trọng nhân tố con người trong sự nghiệp cách mạng
- Tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; có các biện pháp, chế độ, chính sách để
phát huy hiệu quả nguồn nhân lực con người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN
Câu 21. Phân tích luận điểm sau đây của Hồ Chí Minh “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.( vế 1 câu 17 trang 41)
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên khi dân tộc Việt Nam đã là một dân tộc thuộc địa. Người đã
chứng kiến rất nhiều phong trào yêu nước theo những con đường khác nhau nhưng tất cả đều thất bại.
Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại là thiếu vắng một tổ chức cách mạng thật sự, một đường lối chính trị
phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. lOMoAR cPSD| 39651089
Vượt lên tầm nhìn của các bậc tiền bối lúc bấy giờ, HCM có chí hướng là tìm kiếm con đường
cứu nước , giải phóng dân tộc ở phương Tây, như Người đã nói “tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước
Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”.
Nhưng Người không chọn con đường cách mạng tư sản vì đó là con đường “ không đến nơi”, không
triệt để và sẽ không phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam lúc bấy giờ
Năm 1917, Cách mạng tháng 19 Nga thắng lợi, sự kiện đó đã ảnh hưởng sâu sắc tới HCM trong
việc lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Như vậy từ góc độ lí luận và thực tiễn, có thể thấy: các con đường chính trị theo khuynh hướng
phong kiến và tư sản không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, không đáp ứng được yêu
cầu, nguyện vọng của nhân dân( độc lập phải gắn liền với tự do, hạnh phúc); chỉ có con đường cách
mạng vô sản mới phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, mới
giải phóng được dân tộc và đem đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân
Câu 22. Trình bày nội dung sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?
Liên hệ với bản thân.( vế 1 câu 72 trang 126)
Nội dung sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM:
- Phải trung với với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng theo tư
tưởng, đạo đức HCM. Phải tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương cần, kiệm, liêm , chính, chí
công vô tư; đức khiêm tốn, trung thực của HCM.
HCM thường dạy cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên phải cần, kiệm, liêm, chín, chí công
vô tư, ít lòng ham muốn vật chất, đó là tư cách của người cán bộ cách mạng và tự Người đã gương
mẫu thực hiện những điều này. HCM là một tấm gương sáng về trung thực, trách nhiệm với mình,
với người, với việc thể hiện trong tư tưởng và lối sống của Người. Với cán bộ Đảng viên và mối
người cần nhận thức rõ: trung thực, trách nhiệm , trước hết là trách nhiệm với tổ quốc, với nhân
dân, sau đó là trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương. Xây dựng, rèn luyện bản lĩnh vững
vàng, có niềm tin vào mục tiêu, lí tưởng của Đảng, phấn đấu vì cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân
- Phải có niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết
sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ai, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người.
Hồ Chí Minh có tình yêu thương bao la đối với con người. Tình thương đó gắn liền với
niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh và trí tuệ của nhân dân.Người luôn dạy cán bộ, đảng viên việc
gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh
Lòng nhân ái, khoan dung, nhân hậu của HCM bắt nguồn từ đại nghĩa của dân tộc, n ên
có sức mạnh và sức cảm hóa to lớn trong việc xây dựng và tái tạo lương tri. Ở HCM thương
người là một tình cảm lớn lOMoAR cPSD| 39651089
- Học tập và làm theo tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử
thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống
HCM đã cống hiến cả đời của mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế
giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ, hi sinh, vô cùng cao thượng và
phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ. Học tập HCM là học tập đức tính bình tĩnh, kiên
cường, chủ động vượt qua thử thách, gian nguy, kiên trì mục đích cuộc sống, bảo vệ chân lí,
giữ vững quan điểm cách mạng của mình: Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao Liên hệ bản thân:
Câu 23. Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về một số đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội?
Vì sao theo Người, đi lên CNXH ở Việt Nam là một tất yếu khách quan? ( câu 24 trang 50)
Quan niệm của Hồ Chí Minh về một số đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội:
- Về chính trị: CNXH là xã hội có chế độ dân chủ
Được thể hiện trước hết là xã hội do nhân dân làm chủ, nhân dân là chủ dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản trên nền tảng liên minh công – nông. Xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Mọi quyền lợi, quyền lực, quyền hạn thuộc về nhân dân và mọi hoạt động xây dựng , bảo vệ đất
nước, bảo vệ chế độ XHCN cũng thuộc về nhân dân
- Về kinh tế: CNXH có nền kính tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất chủ yếu
Theo HCM, CNXH là chế độ XH phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản nên CNXH phải có nền
kinh tế phát triển hơn chủ nghĩa tư bản, đấy là nền kinh tế dựa trên LLSX hiện đại và chế độ sở
hữu tư liệu sản xuất tiến bộ
- Về văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội: CNXH có trình độ phát triển cao về văn hóa và đạo
đức, bảo đảm sự công bằng, hợp lí trong các quan hệ xã hội
Văn hóa, đạo đức thể hiện ở tất cả các lĩnh vực cuuar đời sống, song trước hết là ở các quan hệ xã hội
CNXH đảm bảo tinhd công bằng và hợp lý trong các mối quan hệ xã hội. Đấy là xã hội đem lại
quyền bình đẳng trước pháp luật cho mọi công dân. Trong chế độ XHCN sẽ không còn tình trạng người bóc lột người
- Về chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội: CNXH là công trình tập thể của nhân dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản
Chế độ XHCN- chế độ của nhân dân, do nhân dân làm chủ, lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi
ích của chế độ xã hội nên chính nhân dân là chủ thể. ĐCS VN lãnh đạo sự nghiệp cách mạng
và toàn xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam lOMoAR cPSD| 39651089
Giải thích vì sao đi lên CNXH là một tất yếu khách quan
- Chế độ XHCN là chế độ văn minh nhất, tiến bộ nhất và là hình thái kinh tế xã hội cuối cùng
của xã hội loài người. Theo quy luật, xã hội loài người sẽ phát triển từ thấp đến cao. Vì vậy, cả
nhân loại nói chung, Việt Nam nói riêng sẽ tất yếu tiến tới chế độ xã hội cao nhất, văn minh
nhất, tiến bộ nhất là chủ nghĩa xã hội
- Ngoài ra Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dưới ách thống trị tàn bạo của chế độ phong
kiến, thực dân, các khuynh hướng cứu dân, cứu nước của giai cấp phong kiến và tư sản đều lần
lượt thất bại. Chỉ có phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản, dươi sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam mới giành được thắng lợi và đưa đất nước quá độ đi lên CNXH. Con
đường đi lên CNXH của nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng, vừa là một tất yếu của lịhc
sử, vừa đáp ứng được khát vọng của những lực lượng tiến bộ xã hội trong quá trình đấu tranh tự giải phóng mình
Câu 24. Giải thích luận điểm sau của Hồ Chí Minh “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ.
Học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại. Muốn
đạt được mục đích thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư". Ý nghĩa của nhận định trên
đối với bản thân.( vế 2 câu 67 trang 116) Giải thích luận điểm:
Theo HCM, mục đích hàng đầu của việc học là để làm việc. Trên cơ sở đó mới nhằm mục đích để làm
người, để làm cán bộ và để phụng sự Tổ quốc, nhân dân. Học để làm việc ở đây là quá trình tiếp thu,
lĩnh hội một cách toàn diện các trí thức của dân tộc và nhân loại để hoàn thành nhiệm vụ Đảng, Nhà
nước và nhân dân giao phó. Học để làm người là tri thức học được phải dùng để tu dưỡng bản thân về
cả đức và tài, trong đó tu dưỡng đạo đức cá nhân đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Một con người
biết học để làm việc, để làm người thì mới đủ tư cách để làm cán bộ, phụng sự nhân dân, là “ đầy tớ
trung thành của nhân dân”. Muốn đạt được mục đích thì cần phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Ý nghĩa đối với bản thân x