-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Khánh Hòa
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (ADSA) 38 tài liệu
Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Khánh Hòa
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (ADSA) 38 tài liệu
Trường: Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
c. Cách mạng giải phóng dân tộc phải dưạ trên lực lượng đại đoàn kết dân
tộc, lấy liên minh công-nông làm nền tảng
“Công nông là chủ cách mệnh…là gốc cách mệnh.” _Hồ Chí Minh_
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân; quần chúng nhân dân là
chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Đây là điều mà các nhà lý luận kinh điển của chủ nghĩa
Mác – Lênin khẳng định.
Thấm nhuần nguyên lý trên, Bác khẳng định: Việt Nam làm cách mạng giải
phóng dân tộc, đó “là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai
người”. Cách mệnh muốn thắng lợi phải đoàn kết toàn dân, có dân là có tất cả, trên
đời này không gì quý bằng dân, được lòng dân thì được tất cả, mất lòng dân thì mất
tất cả. Người lí giải rằng dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ,
nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền. Đoàn kết dân tộc là vấn đề
có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng. Vậy nên phải tập hợp
và đoàn kết toàn dân thì cách mạng mới thành công.
Để đoàn kết dân tộc, Bác đã chủ trương xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất
rộng rãi để liên kết sức mạnh toàn dân đấu tranh giành độc lập. Năm 1930, trong
Sách lược vắn tắt, Hồ Chí Minh xác định lực lượng cách mạng bao gồm toàn dân:
Đảng phải thu phục đại bộ phận giai cấp công nhân, tập hợp đại bộ phận dân cày
và phải dựa vào dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng; liêc lạc với tiểu tư sản, trí
thức, trung nông … để lôi kéo họ về phía vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú,
nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì
phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản
cách mạng (Đảng Lập Hiến..) thì phải đánh đổ.
Trong khi xác định lực lượng cách mạng là toàn dân, Bác cũng lưu ý rằng:
“Công nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ cũng bị tư sản
áp bức, song không cực khổ bằng công nông; ba hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh
của công nông thôi.” Trong Đường cách mệnh, Bác giải thích lí do chọn liên minh
công – nông làm nền tảng là vì: giai cấp công nhân và nông dân là hai giai cấp
đông đảo và cách mạng nhất, bị bóc lột nặng nề nhất, vì thế “lòng cách mệnh càng
bền, chí cách mệnh càng quyết… công nông là tay không chân rồi, nếu thua thì chỉ
mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc.”
Năm 1941, Bác về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc. Bác
chủ trị Hội nghị Trung ương VIII (5-1941) của Đảng và đã đi đến nghị quyết xác
định “lực lượng dân tộc là khối đoàn kết dân tộc”, “không phân biệt thợ thuyền,
dân cày, phú nông, địa chủ, tư bản bản xứ, ai có lòng yêu nước thương nòi sẽ cùng
nhau thống nhất mặt trận, thu góp toàn lực đem tất cả ra giành quyền độc lập, tự do
cho dân tộc, đánhh tan giặc Pháp-Nhật xâm chiếm nước ta.”
Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang,
người coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng là then chốt đảm bảo thắng lợi. *Trong thực tế, “
” đã được thể hiện rõ trong thời kì
Đoàn kết là sức mạnh
dịch bệnh đang căng thẳng hiện nay.Trong lịch sử xây dựng và gìn giữ đất nước,
đoàn kết luôn là truyền thống quý báu, là động lực quan trọng và là nhân tố quyết
định mọi thắng lợi. Mỗi người dân là một chiến sĩ!
Trong cuộc chiến chống COVID, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”,
Đảng và Nhà nước đã kêu gọi nhân dân quyết liệt, đoàn kết một lòng, tạo nên sức
mạnh tập thể, cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh từ đó đã huy động được sức mạnh
hưởng ứng trong toàn dân. Trong thời chiến cũng như thời bình, từ mọi tầng lớp
nhân dân, từ mọi giới tuỳ thuộc vào khả năng của mình, người nào có gì thì góp
nấy, người có tiền thì góp tiền, người có hiện vật thì góp hiện vật, người có sức thì
góp sức, người có ý tưởng thì góp ý tưởng,… Với truyền thống đoàn kết, tương
thân, tương ái của dân tộc, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã tự nguyện vận
động, ủng hộ một số địa phương, cơ sở, cá nhân và những trường hợp phải cách ly,
điều trị. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài
nước, đồng bào ta ở nước ngoài, với tình cảm sâu sắc và trách nhiệm của mình đã
tích cực tham gia ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19. Qua đó ta càng thấy được
ý nghĩa sâu sắc và giá trị nhân văn to lớn từ những quyết sách của Đảng và Chính
Phủ, trong khó khăn, thử thách ta càng thấy được những phẩm chất tốt đẹp của
người Việt càng toả sáng bội phần.
Nhưng vẫn có những trường hợp lợi dụng thời kì dịch bệnh để trục lợi cho cá
nhân, ví dụ như những cá nhân, tổ chức tư nhân đưa người vượt biên trái phép đã
góp phần làm lây lan dịch bệnh. Hoặc nếu có theo dõi tin tức thì gần đây rộ lên tin
nhiều nghệ sĩ và những người có tầm ảnh hưởng lợi dụng danh tiếng của mình
đứng ra quyên góp làm từ thiện nhưng thực chất số tiền ấy đi đâu thì vẫn mập mờ,
chưa công khai cho mọi người được biết. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều người
có tấm lòng cao cả, họ làm việc tốt trong thầm lặng, xông xáo trong các phong trào
hỗ trợ phòng, chống dịch, giúp đỡ người dân khó khăn. Chúng ta không được
hoang mang, lo sợ. Phải tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, vào Quân đội, vào
những y bác sĩ, nhân viên y tế đang ngày đêm làm việc. Đừng vì những lời nói sâu
mọt thiếu chính xác, với ý đồ chống phá Nhà nước, phá vỡ đoàn kết dân tộc làm
chúng ta lung lay niềm tin vào Chính phủ. Nhiều người đã đánh đổi sức khoẻ,
mạng sống của chính mình với mong muốn mọi người hãy cùng nhau đoàn kết,
nghiêm chỉnh thực hiện các quy tắc phòng chống dịch, có ý thức với bản thân và
cộng đồng để dịch bệnh nhanh chóng bị đẩy lùi trả lại cuộc sống yên bình cho
chúng ta. Hãy ở nhà nghiêm chỉnh chấp hành giãn cách và hãy theo dõi tin tức từ
nguồn báo, đài chính thống nhé!
d. Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng
giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
“Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh
của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt
với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa”
Đây là luận điểm quan trọng, chẳng những thể hiện sự vận dụng sáng tạo mà
còn là một bước phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin của Hồ Chí Minh.
Mác-Ăngghen chưa bàn nhiều về cách mạng giải phóng dân tộc, các ông mới
tập trung bàn về thắng lợi của cách mạng vô sản. Năm 1919, Quốc tế III ra đời đã
chú ý tới cách mạng giải phóng dân tộc nhưng còn đánh giá thấp vai trò của nó và
cho rằng thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng
vô sản ở chính quốc. Cho đến tháng 9-1928, Đại hội VI của Quốc tế III vẫn cho
rằng: “Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các nước thuộc địa khi
giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến.” Quan điểm này
có tác động không tốt, làm giảm đi tính chủ động, sáng tạo của nhân dân các nướcc
thuộc địa trong công cuộc chống thực dân, đế quốc giành độc lập dân tộc.
Vận dụng quan điểm của Lênin về mối quan hệ giữa cách mạng vô sản ở
chính quốc với cách mạng giải phóng ở thuộc địa, vào ngày 23-6-1924, tại Đại hội
V của Quốc tế cộng sản, Hồ Chí Minh đã phát biểu để thức tỉnh về vấn đề thuộc
địa, Bác cho rằng: “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh
của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của
giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa.” và “nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản
chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc”. Vì vậy, nếu khinh
thường cách mạng ở thuộc địa tức là “muốn đánh chết rắn đằng đuôi”.
Trong Điều lệ của Hội Liên hiệp lao động quốc tế, Mác viết: “Sự nghiệp giải
phóng dân của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công
nhân.” Vào năm 1925, khi nói với các dân tộc thuộc địa, một lần nữa Hồ Chí Minh
khẳng định: “Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng,
công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em.”
Theo Bác: “Cách mạng thuộc địa không những phụ thuộc vào cách mạng vô
sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước” và cách mạng thuộc địa “trong
khi thủ tiêu một trong những điều tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế
quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn.”
Chỉ có thể bằng chủ động nỗ lực vượt bậc của các dân tộc thuộc địa thì cách
mạng giải phóng dân tộc mới giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
được. Vì vậy, năm 1945 Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân Việt Nam “phải đem sức ta mà tự giải phóng ta.”