-
Thông tin
-
Quiz
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay| Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Dân tộc Việt Nam ta với bốn nghìn năm văn hiến đã có biết bao nhiêu truyền thống tốt đẹp. Một trong những truyền thống đó đá góp phần tạo nên những chiến thắng vang dội cho dân tộc – đó chính là tinh thần đoàn kết của nhân dân. Và sau này chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết thành quan điểm về đại đoàn kết dân tộc trong hệ thống những quan điểm về vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLCT120314) 45 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay| Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Dân tộc Việt Nam ta với bốn nghìn năm văn hiến đã có biết bao nhiêu truyền thống tốt đẹp. Một trong những truyền thống đó đá góp phần tạo nên những chiến thắng vang dội cho dân tộc – đó chính là tinh thần đoàn kết của nhân dân. Và sau này chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết thành quan điểm về đại đoàn kết dân tộc trong hệ thống những quan điểm về vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLCT120314) 45 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT TIỂU LUẬN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI
“TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN
KẾT DÂN TỘC VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ”
Giảng viên: ThS. Đỗ Thị Ngọc Lệ
Sinh viên thực hiện STT Họ và tên MSSV 1 Nguyễn Duy Nam 20149336 2 Huỳnh Hữu Nguyên 20149340 3 Nguyễn Thành Nguyên 20149341 4 Trương Văn Tân 19157053 5 Trần Anh Hào 19157016
Giảng viên: ThS. Đỗ Thị Ngọc Lệ
Thủ Đức, tháng 05 năm 2022
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
...............................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
...............................................................................................................................
................................................................................................................................ ĐIỂM
--------------------------- MỤC LỤ
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4
6. Kết cấu tiểu luận.....................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC..........5
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc......................5
1.2. Nội dung.............................................................................................................5
1.3. Vai trò.................................................................................................................7
1.4. Hình thức tổ chức đại đoàn kết dân tộc..............................................................8
1.5. Điều kieenh thực hiện đại đoàn kết dân tộc .....................................................10
CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN
TỘC..........................................................................................................................12
2.1.Đại đoàn kết dân tộc là vẫn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng
.................................................................................................................................. 13
2.2. Đại đoàn kết dân tộc là muc tiêu và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng .........14
2.3. Đại đoàn kêt dân tộc là cơ sở hình thành khối đại đoàn kết toàn dân................15
2.4. Đại đoàn kết dân tộc trở thành sức mạnh vật chất, tổ chức dưới sự lãnh đạo của
Đảng......................................................................................................................... 16
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CÔNG SẢN VIỆT NAM VỀ ĐẠI ĐOÀN
KẾT THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.......17
3.1. Thực trạng việc xây dựng khối đại đoan kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh
trong những năm qua................................................................................................18
3.1.1. Mặ t tch cự c................................................................................................18
3.1.2. Mặ t têu cự c, khó khăn..............................................................................19
3.2. Một số giải pháp cho viêc xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện
nay............................................................................................................................ 20
3.2.1. Vì mục tiêu chung phải coi Đại đoàn kết dân tộc là sự nghiệp của toàn dân,
toàn hệ thống chính trị mà hạt nhân là tổ chức Đảng... ....... ................................20
3.2.2. Tiếp tục đổi mới chính sách tôn giáo, xã hội, hoàn thiện chính sách dân tộc,
chính sách với kiều bào và chính sách trọng dụng nhân tài...................................22
3.2.3. Mục tiêu chung của dân tộc là xóa bỏ mọi thành kiến phân biệt đối xử do
quá khứ đem lại...................................................................................................23
3.2.4. Cần nhân rộng những tích cực, điển hình của những cá nhân, tập thể thực
hiện tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc:... ..................................23
KẾT LUẬN.................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................27
BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC......................28 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc Việt Nam ta với bốn nghìn năm văn hiến đã có biết bao nhiêu truyền
thống tốt đẹp. Một trong những truyền thống đó đá góp phần tạo nên những
chiến thắng vang dội cho dân tộc – đó chính là tinh thần đoàn kết của nhân dân.
Và sau này chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết thành quan điểm về đại đoàn kết
dân tộc trong hệ thống những quan điểm về vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam. Bác đã nhìn nhận, đánh giá tất cả các dân tộc của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam dù lớn hay nhỏ đều có truyền thống đoàn kết, yêu nước và tinh thần
cách mạng như nhau Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là một tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt, là chiến lược tập hợp lực
lượng đấu tranh với kẻ thù dân tộc và giai cấp trong suốt cuộc đời hoạt động
cách mạng của Người. Người luôn luôn nhận thức đại đoàn kết toàn dân tộc là
vấn đề sống còn, quyết định sự thành công của cách mạng. Đảng lãnh đạo nhân
dân làm cách mạng nhưng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân
đông đảo, mà không phải là công việc của một số người, của riêng Đảng Cộng
Sản. Đảng lãng đạo để nhân dân đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây dựng
xã hội mới do mình làm chủ. Sự nghiệp ấy chỉ có thể được thực hiện bằng sức
mạng của cả dân tộc, bằng đại đoàn kết dân tộc. Điều này đã được Hồ Chí Minh
nói khá cặn kẽ, theo quan điểm của Người, đại đoàn kết dân tộc là một trong
những nhân tố quan trọng nhất bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại thành công” là một chiến lược, sợi chỉ đỏ xuyên
suốt quá trình cách mạng Việt Nam.
Hồ Chí minh, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, người sáng
lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng cộng sản Việt nam. Toàn bộ cuộc đời của
Người dành cho sự nghiệp cách mạng Việt nam. Trong số các di sản Người để
lại cho dân tộc ta có đại đoàn kết – một tư tưởng nổi bật, bao trùm, xuyên suốt,
nhất quán cả trong tư duy lý luận và thực tiễn của Người. 1
2. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng Đại đoàn kết đã trở thành tình cảm, suy nghĩ của mọi người Việt nam
yêu nước, là sợi dây liên kết cả dân tộc và tạo nên sức mạnh to lớn, đưa tới thắng
lợi vẻ vang của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dân tộc Việt Nam độc lập
hoàn toàn, đất nước Việt Nam thống nhất trọn vẹn năm 1975.
Tư tưởng Đại đoàn kết Hồ Chí Minh, minh chứng rõ rằng : khi nào Đảng ta, dân tộc
ta đoàn kết một lòng, thực hiện triệt để tư tưởng Đại đoàn kết của Người, thì cách
mạng lúc đó thuận lợi, thu được nhiều thắng lợi. Ngược lại lúc nào, nơi nào dân ta
vi phạm đoàn kết, xa rời tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh, thì lúc đó nơi đó cách
mạng gặp nhiều khó khăn, thậm chí tổn thất.
Trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Cách mạng
nước ta đang trên đường đổi mới , với nhiều thách thức đặt ra. Chỉ có thể huy động
sức mạnh đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta mới đưa đất nước tiến
nhanh, tiến mạnh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, xây dựng dân giàu nước mạnh , xã hội công bằng văn minh, dân
chủ. Vì vậy, việc hiểu rõ và vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong
công cuộc đổi mới hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa hết sức to lớn.
Đó là lý do em chọn đề tài : “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc”
3. Mục đích nghiên cứu
Khi đề câ Šp đến vị trí, vai trò của đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh kh‹ng định, đại
đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, nhất quán, lâu dài, là vấn đề sống còn,
quyết định thành công của cách mạng. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng
nhằm hình thành và phát triển sức mạnh to lớn của toàn dân trong cuộc đấu tranh
chống kẻ thù của dân tộc, của nhân dân. Theo Người, đoàn kết làm nên sức mạnh
và là cội nguồn của mọi thành công: “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng
ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi”; “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết;
Thành công, thành công, đại thành công”
Đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng của Hồ Chí Minh không chỉ đơn giản là
phương pháp tổ chức, tập hợp lực lượng, mà cao hơn là một bộ phận hữu cơ, một
tư tưởng xuyên suốt trong đường lối chiến lược cách mạng, Người kh‹ng định: 2
“Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị” [3]. Có
thể nói đoàn kết dân tộc vừa là điều kiện tiên quyết, sống còn đối với sự nghiệp
cách mạng, đồng thời là tôn chỉ, mục đích, là nhiệm vụ hàng đầu mà sự nghiệp
cách mạng cần hướng và đạt tới
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước là một công việc hết
sức hệ trọng, to lớn và vô cùng khó khăn. Nhiệm vụ đó chỉ có thể thành công khi
quy tụ được sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc vì đoàn kết mới tạo nên sức mạnh,
tạo nên lực lượng hùng hậu có thể đương đầu và chiến thắng kẻ thù. Thực tiễn cách
mạng đã trả lời giữa đoàn kết và thành công có mối quan hệ chặt chẽ với nhau bởi
phạm vi, mức độ, quy mô của thành công trước hết phụ thuộc vào chính quy mô và
mức độ của khối đại đoàn kết. Là người lãnh đạo tối cao cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp, Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc đoàn kết không chỉ tạo nên sức
mạnh mà là vấn đề có ý nghĩa quyết định tới việc sống còn, thành bại, được mất
trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù. Để lý giải một nước Việt Nam nghèo nàn, lạc
hậu lại có thể đương đầu và đánh bại một tên thực dân đầu sỏ có ưu thế tuyệt đối về
vật chất, phương tiện chiến tranh, Người nói: “Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng:
Quyết không làm nô lệ, Chỉ có một ý chí: Quyết không chịu mất nước, Chỉ có một
mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho tổ quốc. Sự
đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng vững chắc xung quanh
Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó,
chúng cũng phải thất bại” [5]. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã trả lời, có đoàn
kết mới có thắng lợi, càng gặp kẻ thù lớn, càng khó khăn gian khổ bao nhiêu lại
cần phải đoàn kết chặt chẽ, rộng rãi và vững chắc bấy nhiêu. Trong quá trình lãnh
đạo cách mạng, Người đặc biệt quan tâm tới vấn đề đoàn kết vì đoàn kết là mấu
chốt của thắng lợi và rút ra một bài học lớn đồng thời là quy luật mang tính sống
còn của dân tộc Việt Nam: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết
muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn
kết thì bị nước ngoài xâm lấn” 3
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập phân tích tài liệu: thông qua các giáo trình, sách tham khảo
và các bài báo khoa học để làm rõ nội dung của mục tiêu nghiên cứu. Phương
pháp phân loại hệ thống hoá kiến thức thông qua các tài liệu thu thập được nhằm
hệ thống và sắp xếp, kết hợp phương pháp logic với so sánh, tổng hợp, phân tích,
chứng minh... các tài liệu khoa học theo chủ đề, theo đơn vị kiến thức để nội dung
của bài tiểu luận dễ nhận biết và nghiên cứu.
6. Kết cấu tiểu lận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:
Chương I: Tư tưởng HCM về Đại đoàn kết dân tộc
Chương II: Quan điểm cơ bản của HCM về Đại đoàn kết dân tộc
Chương III: Vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 4 PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nguồn gốc từ nhiều yếu tố và
được hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước và truyền
thống đoàn kết của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là đã vận dụng và
phát triển sáng tạo, chủ nghĩa Mác – Lênin phù hợp với tình hình và điều kiện cụ
thể của Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng. 1.2 NỘI DUNG
Đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
Xuất phát từ nhận thức cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, muốn có
sức mạnh của lực lượng quần chúng đông đảo nhất tham gia vào tiến trình thay đổi
xã hội cũ bằng một xã hội mới tiến bộ, không thể để quần chúng hành động tự
phát, ngược lại đòi hỏi lực lượng quần chúng đông đảo ấy phải có hành động tự
giác. Muốn quần chúng hành động tự giác, phải được giác ngộ giáo dục và tổ chức
lại thành một khối. Đó là đại đoàn kết.
Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân
ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đoàn kết ở đây
là đoàn kết rộng rãi và lâu dài. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập
cho Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài có đức, có sức
phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta phải đoàn kết với họ. Nhưng đoàn
kết rộng rãi và chặt chẽ, đồng thời, phải củng cố và phải giữ vững nguyên tắc. Các
tầng lớp nhân dân ta: công – nông, lao động trí óc, các nhà công thương, đồng bào
thiểu số, tôn giáo, tín ngưỡng… ai nấy hãy làm tròn nghĩa vụ của người công dân,
người chủ nước nhà, giúp chính quyền giữ trật tự an ninh, tăng cường đoàn kết.
Đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, đoàn kết trong tư tưởng Hồ
Chí Minh phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp - dân tộc để tập hợp rộng
rãi mọi lực lượng, không bỏ sót một ai, trừ bọn Việt gian bán nước, quay lưng lại
với lợi ích của dân tộc. 5
Thực hiện đại đoàn kết dân tộc phải kế thừa truyền thống yêu nước
Xuất phát từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. từ hoàn cảnh một nước
Việt Nam thuộc địa muốn thực hiện được đoàn kết rộng rãi phải có lòng khoan
dung độ lượng, xóa bỏ mọi thành kiến theo tinh thần “Năm ngón tay cũng có ngón
ngắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay Trong mấy triệu
người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi
của tổ tiên ta”. Đã là con người thì có tốt có xấu, có thiện có ác trong lòng. Đặt lợi
ích của cách mạng trên hết, trân trọng phần thiện trong mỗi người dù nhỏ nhất.
Cũng như “Sông to, biển rộng, thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó
rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì
độ lượng nó hẹp nhỏ”. Trong hoàn cảnh nước thuộc địa, tránh quan điểm giai cấp
đơn thuần, nói vô sản một cách cứng nhắc theo kiểu “nghe người ta nói giai cấp
đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà không xét hoàn
cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng”. Muốn đoàn kết phải khơi lòng
yêu nước, trở về cội nguồn “đồng bào”, căm thù đế quốc, khát vọng độc lập dân tộc
của mọi người. Đó là những điểm tương đồng, mẫu số chung của con người Việt
Nam Trên cơ sở nhận thức có ý nghĩa nhân văn và cách mạng, Hồ Chí Minh cho
rằng: “Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay
thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải
nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít nhiều lòng ái quốc. Đối với
những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như
thế mới thành đại đoàn kết”. Người tuyên bố: “bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa
bình, thống nhất, độc lập dân chủ thì dù người đó trước đây chống chúng ta bây giờ
chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ”.
Vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân làm nên thắng lợi của cách
mạng là gốc của nước, nhưng không phải là một khối đồng nhất, nên muốn có đoàn
kết vững chắc, lâu dài thì phải có lòng thương yêu, kính trọng nhân dân. Phải hiểu
dân, học dân, tin dân, dựa vào dân.
Mọi việc phải bàn bạc và giải thích cho nhân dân hiểu rõ. Lòng thương yêu nhân
dân là điểm xuất phát mọi sáng tạo của Hồ Chí Minh, tạo nên sự đoàn kết chân
thành, bền vững, lâu dài. 6
Để có sức mạnh thật sự đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh phải được tổ
chức trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận được
xây dựng trên nền tảng liên minh công nông, thực hiện đoàn kết rộng rãi, lâu dài,
vững chắc, thật sự vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
1.3 VAI TRÒ CỦA ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
1.3.1 Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành
công của cách mạng
Nhìn lại lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đoàn kết luôn là
truyền thống quý báu, nguồn sức mạnh, động lực quan trọng, nhân tố quyết định
mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Khái quát lịch sử dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng nói rõ: “Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn
người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì
bị nước ngoài xâm lấn”. Chính vì thế trong tư tưởng của Người, đại đoàn kết toàn
dân tộc không phải sách lược hay thủ đoạn chính trị mà là chiến lược lâu dài, nhất
quán của cách mạng Việt Nam. Đây là vấn đề mang tính sống còn của dân tộc Việt
Nam nên chiến lược này được duy trì cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, trước những
yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau, chính sách và phương pháp tập hợp đại đoàn kết
có thể và cần thiết phải điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau song
không bao giờ được thay đổi chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc, vì đó là nhân tố
quyết định sự thành bại của cách mạng.
Từ thực tiễn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Hồ Chí Minh đã khái quát
thành nhiều luận điểm mang tính chân lý về vai trò và sức mạnh của khối đại đoàn
kết toàn dân tộc: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”, “Đoàn kết là một lực lượng
vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành thắng lợi”, “Đoàn kết là sức
mạnh, đoàn kết là thắng lợi”, “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”,
“Bây giờ có một điểm rất quan trọng, cũng là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt
thì đẻ ra con cháu đều tốt: Đó là đoàn kết”. Và Người đã đi đến kết luận:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết 7
Thành công, thành công, đại thành công”
1.3.2 Đại đoàn kết toàn dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng và vì quần chúng. Đại
đoàn kết là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, là đòi hỏi khách quan
của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh tự giải phóng bởi nếu không đoàn
kết thì chính họ sẽ thất bại trong cuộc đấu tranh vì lợi ích của chính mình. Vì thế
đối với Hồ Chí Minh, đại đoàn kết không chỉ là khẩu hiệu chiến lược mà còn là
mục tiêu lâu dài của cách mạng. Để thực hiện mục tiêu này, đại đoàn kết toàn dân
tộc phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính
sách, tới hoạt động thực tiễn của Đảng. Trong lời kết thúc buổi ra mắt Đảng Lao
động Việt Nam ngày 3-3-1951, Hồ Chí Minh tuyên bố: “Mục đích của Đảng Lao
động Việt Nam có thể gồm trong tám chữ là: ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”.
1.4 HÌNH THỨC TỔ CHỨ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
1.4.1 Mặt trận dân tộc thống nhất
Khối đại đoàn kết toàn dân tộc chỉ trở thành lực lượng to lớn, có sức mạnh khi
được tập hợp, tổ chức lại thành một khối vững chắc, đó là Mặt trận dân tộc thống
nhất. Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước,
tập hợp mọi người dân nước Việt, cả trong nước và kiều bào sinh sống ở nước
ngoài. Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc tập hợp quần chúng nhân dân vào
những tổ chức yêu nước phù hợp như các hội ái hữu hay tương trợ, công hội hay
nông hội, đoàn thanh niên hay hội phụ nữ, đội thiếu niên nhi đồng hay phụ lão, hội
Phật giáo cứu quốc, Công giáo yêu nước hay những nghiệp đoàn... trong đó bao
trùm là Mặt trận dân tộc thống nhất. Tùy theo từng thời kỳ và căn cứ vào nhiệm vụ
của từng chặng đường cách mạng, Mặt trận dân tộc thống nhất có những tên gọi
khác nhau như: Hội Phản đế đồng minh (1930), Mặt trận dân ch) (1936), Mặt
trận nhân dân phản đế (1939), Mật trận Việt Minh (1941), Mật trận Liên Việt
(1951), Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960), Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam (1955,1976)... Tuy nhiên, thực chất chỉ là một, đó là tổ chức chính
trị - xã hội rộng rãi, tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, 8
đảng phái, các tổ chức, cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước, phấn đấu vì mục
tiêu chung l< độc lập, thống nhất c)a Tổ quốc v< t= do, hạnh ph@c c)a nhân dân.
1.4.2 Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Mặt trận dân tộc thống nhất cần được xây dựng và
hoạt động trên cơ sở bốn nguyên tắc:
Một l<, phải được xây d=ng trên nền tảng liên minh công nhân - nông dân – trí
thức v< đặt dưới s= lãnh đạo c)a Đảng.
Mặt trận dân tộc thống nhất là một khối đoàn kết chặt chẽ, có tổ chức trên nền tảng
khối liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức dưới sự
lãnh đạo của Đảng. Đây là nguyên tắc cốt lõi trong chiến lược đại đoàn kết toàn
dân tộc của Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó để mở rộng Mặt trận, làm cho Mặt trận
thực sự quy tụ được cả dân tộc, kết thành một khối vững chắc.Người chỉ rõ rằng,
sở dĩ phải lấy liên minh công nông làm nền tảng “vì họ là người trực tiếp sản xuất
tất cả mọi tài phú làm cho xã hội sống. Vì họ đông hơn hết, mà cũng bị áp bức bóc
lột nặng nề hơn hết. Vì chí khí cách mạng của họ chắc chắn, bền bỉ hơn của mọi
tầng lớp khác”1 . Người căn dặn, không nên chỉ nhấn mạnh vai trò của công nông,
mà còn phải thấy vai trò và sự cần thiết phải liên minh với các giai cấp khác, nhất
là với đội ngũ trí thức. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên, vừa là lực
lượng lãnh đạo Mặt trận. Hoạt động của Mặt trận cần đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng vì Đảng không có lợi ích riêng, mà gắn liền với lợi ích toàn xã hội, toàn dân
tộc và chỉ có Đảng vừa đạo đức, vừa văn minh mới đủ khả năng lãnh đạo Mặt trận.
Đảng lãnh đạo đối với Mặt trận thể hiện ở khả năng nắm bắt thực tiễn, phát hiện ra
quy luật khách quan sự vận động của lịch sử để vạch đường lối và phương pháp
cách mạng phù hợp, lãnh đạo Mặt trận hoàn thành nhiệm vụ của mình là đấu tranh
giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
Hai l<, phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì
dân trên cơ sở yêu nước, thương dân, chống áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu. 9
Người cho rằng, nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự
do thì độc lập cũng ch‹ng có ý nghĩa gì. Vì vậy, đoàn kết phải lấy lợi ích tối cao
của dân tộc, lợi ích căn bản của nhân dân lao động làm mục tiêu phấn đấu, đây là
nguyên tắc bất di bất dịch, là ngọn cờ đoàn kết và là mẫu số chung để quy tụ các
tầng lớp giai cấp, đảng phái, dân tộc và tôn giáo vào trong Mặt trận.
Ba l<, phải hoạt động theo nguyên tắc hiê Qp thương dân ch).
Mặt trận dân tộc thống nhất là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của cả dân tộc do
vậy, hoạt động của Mặt trận phải dựa trên nguyên tắc hiệp thương dân chủ. Mọi
vấn đề của Mặt trận đều phải được đem ra để tất cả các thành viên cùng nhau bàn
bạc công khai, để đi đến nhất trí, loại trừ mọi sự áp đặt hoặc dân chủ hình thức.
Những lợi ích riêng chính đáng, phù hợp với lợi ích chung của đất nước, của dân
tộc cần được tôn trọng, những gì riêng biệt, không phù hợp sẽ dần được gỉải quyết
bằng lợi ích chung của dân tộc, bằng sự nhận thức ngày càng đúng đắn hơn của
mỗi người, mỗi bộ phận về mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng. Do
vậy, hoạt động của Mặt trận phải theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ mới quy tụ
được được các tầng lớp, giai cấp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo vào Mặt trận dân tộc thống nhất.
Bốn l<, phải đogi@p đỡ nhau cùng tiến bộ
Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết trong Mặt trận phải là lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật
sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Trong Mặt trận, các thành viên
có những điểm tương đồng nhưng cũng có những điểm khác biệt, nên cần có sự
bàn bạc để đi đến nhất trí. Hồ Chí Minh nhấn mạnh phương châm “cầu đồng tồn
dị”, lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt; đồng thời Người nêu rõ:
“Đoàn kết thực sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí.
Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau,
phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì
dân”1 để tạo nên sự đoàn kết gắn bó chặt chẽ, lâu dài tạo tiền đề mở rộng khối đại
đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất.
1.5 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 10
Để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tập hợp được mọi giai cấp, tầng lớp cần
phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
Một l<, phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đotộc.
Truyền thống này được hình thành, củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng
nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc và đã trở thành giá trị bền vững,
thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam và được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh vô
địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng thiên tai địch họa, làm cho đất nước
được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.
Thứ hai, phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người.
Theo Hồ Chí Minh, trong mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng đều có những ưu
điểm, khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu... Cho nên, vì lợi ích của cách mạng, cần phải
có lòng khoan dung độ lượng, trân trọng phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi người, có
vậy mới tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng. Người từng căn dặn đồng bào:
“Năm ngón tay cũng có ngón ngắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi
bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này hay thế khác, nhưng thế này
hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta
phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc.
Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ.
Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”1 .
Ba l<, phải có niềm tin vVới Hồ Chí Minh, yêu dân, tin dân, dựa vào dân và phấn đấu vì hạnh phúc của
Nhân dân là nguyên tắc tối cao trong cuộc sống. Nguyên tắc này vừa là sự tiếp nối
truyền thống dân tộc “Nước lấy dân làm gốc”, “Chở thuyền và lật thuyền cũng là
dân”, đồng thời là sự quán triệt sâu sắc nguyên lý mácxit “Cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng”. Dân là chỗ dựa vững chắc đồng thời cũng là nguồn sức mạnh vô
địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyết định thắng lợi của cách mạng. Vì
vậy, muốn thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, phải có niềm tin vào Nhân dân. 11
CHƯƠNG II : QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI
ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
2.1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng:
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trở thành vấn đề có ý nghĩa chiến
lược đối với cách mạng Việt Nam. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng dân tộc,
nhằm hình thành sức mạnh to lớn của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù
dân tộc và kẻ thù giai cấp.
Chiến lược tập hợp mọi lực lượng dân tộc không phải là bất biến, mà luôn vận
động, biến đổi, phát triển. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ phát triển của cách mạng
có thể và cần thiết phải điều chỉnh các chính sách, phương pháp tập hợp lực lượng
cho phù hợp với những đối tượng khác nhau trong cộng đồng dân tộc. Có như vậy
chiến lược đại đoàn kết dân tộc mới phát huy hết vai trò tích cực của mình.
Đối với những đối tượng khác nhau và những thời kỳ lịch sử khác nhau, chiến lược
đại đoàn kết dân tộc được khái quát thành những luận điểm có tính chân lý như sau:
“Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”
“Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”
“Đoàn kết là then chốt của thành công”
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”
Đó là một tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt
Nam. Người cho rằng: “muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao 12
động phải tự mình cứu lấy mình bằng đấu tranh vũ trang cách mạng, bằng cách
mạng vô sản”. Hồ Chí Minh cho rằng, cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân ta
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX thất bại có một nguyên nhân sâu xa là cả nước đã
không đoàn kết được thành một khối thống nhất. Người thấy rằng, muốn đưa cách
mạng đến thành công phải có lực lượng cách mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù
và xây dựng thành công xã hội mới.
Tại sao Đế quốc Pháp có ưu thế về vật chất, về phương tiện chiến tranh hiện đại lại
phải thua một Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu trong cuộc chiến xâm lược? Đó là vì
đồng bào Việt Nam đã đoàn kết như Chủ tịch Hồ Chí Minh kh‹ng định:
“Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng: Quyết không làm nô lệ. Chỉ có một chí:
Quyết không chịu mất nước. Chỉ có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ
thống nhất và độc lập cho Tổ quốc. Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một
bức tường đồng vững chắc xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến
mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”.
Chính sức mạnh của lực lượng toàn dân đoàn kết làm nên thắng lợi của Cách Mạng
Tháng Tám. Từ thực tiễn đó, Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận:
“Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước
ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm
lấn”. Và Người khuyên dân ta rằng: “Dân ta xin nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng
sức, đồng lòng, đồng minh”
Tóm lại, đoàn kết toàn dân chính là con đường đưa dân ta tới độc lập, tự do.
2.2 Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng:
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ
trương trương, chính sách của Đảng. Vì Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất của
cách mạng Việt Nam, sức mạnh của Đảng là ở sự nhất trí và sự đoàn kết trong
Đảng là hạt nhân của sự đoàn kết của tất cả các tổ chức chính trị – xã hội và trong toàn xã hội
Mục tiêu của Đảng hay của cách mạng là “Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”.
Muốn đoàn kết được lực lượng toàn dân, theo Hồ Chí Minh cần phỉa thấm nhuần 13
quan điểm quần chúng, phải gần gũi quần chúng, lắng nghe quần chúng, tôn trọng
quần chúng, biết vận động, tổ chức, giáo dục quần chúng …có như vậy mới được
quần chúng ủng hộ, giúp đỡ và mục tiêu của Đảng mới được thực hiện. Hồ Chí
Minh dạy rằng “Dễ trăm lần không dân cũng chịu; khó vạn lần dân liệu cũng song”
Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng hay của Đảng Cộng sản là đại đoàn kết dân tộc
để xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Bởi vì, Cách mạng
là sự nghiệp của của quần chúng, do quần chúng và vì quần chúng. Muốn đoàn kết
được lực lượng toàn dân, theo Hồ Chí Minh, cần phải tuyên truyền huấn luyện làm
sao cho nhân dân hiểu được mục đích, chính sách, đường lối ấy. Người nói: “Một
là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là thống nhất nước nhà”.
Chỉ có như vậy thì mục tiêu, nhiệm vụ Đảng mới trở thành mục tiêu, nhiệm vụ của
toàn dân tộc và đại đoàn kết mới trở thành một đòi hỏi khách quan của bản thân
quần chúng trong cuộc đấu tranh tự giải phóng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập
hợp hướng dẫn những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi
hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức và thành sức mạnh.
2.3 Đại đoàn kết toàn dân tộc là cơ sở hình thành khối đại đoàn kết toàn dân:
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm dân là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc
.Theo Người, các khái niệm đồng nghĩa thường được dùng là dân, nhân dân, đồng
bào ,quốc dân …ở đây khái niệm dân được dùng với tư cách là khái niệm chung
cho tất cả. Khái niệm dân được hiểu là tập hợp đông đảo quần chúng, vừa được
hiểu là từng người dân Việt Nam cụ thể và dùng để chỉ mọi con dân đất Việt, con
Rồng cháu Tiên, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, tín ngưỡng, tôn giáo… Như
vậy, có thể hiểu chủ thể của đại đoàn kết dân tộc là Dân.
Đại đoàn kết dân tộc là cơ sở để thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân, với ý nghĩa
là thực hiện đoàn kết tất cả những người Việt Nam đang sống trong nước hay đang
định cư ở nước ngoài và cho dù định cư ở nước ngoài thì người Việt Nam cũng
không bỏ được cái gốc dân tộc. Cần phải huy đọng tập hợp mọi người dân vào khối
đại đoàn kết nhằm thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc.
Muốn làm được điều đó thì phải kế thừa truyền thống yêu nước , nhân nghĩa , đoàn
kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung dung độ lượng với con người và xóa
bỏ mọi định kiến cách biệt. 14
Muốn thực hiện đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu nước-
nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng với con
người. Người cho rằng: liên minh công nông- lao động trí óc làm nền tảng cho khối
đại đoàn kết toàn dân, nền tảng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân
tộc càng được mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối
đại đoàn kết dân tộc.
2.4 Đại đoàn kết dân tộc trở thành sức mạnh vật chất, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng:
Theo Hồ Chí Minh, dân tộc hay quần chúng nhân dân khi chưa được giác ngộ về tổ
chức và giác ngộ về lợi ích, mục tiêu, lý tưởng thì chỉ là số đông chưa có sức mạnh.
Muốn có sức mạnh quần chúng phải được tổ chức, gioác ngộ về lợi ích, mục tiêu,
lý tưởng và hoạt động theo đường lối chính trị đúng đắn. Vì thế, việc quy tụ quần
chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợp với từng bước phát triển của
cách mạng là sự quan tâm ngay từ đầu của Hồ Chí Minh và là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng ta
Tổ chức thể hiện sức mạnh vật chất của khối đại đoàn kết dân tộc chính là Mặt trận
dân tộc thống nhất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận thực hiện tổ chức, giác
ngộ quần chúng về lợi ích, mục tiêu, lý tưởng và định hướng hoạt động của quần
chúng theo đường lối chính trị đúng đắn nhằm hình thành sức mạnh to lớn của cả dân tộc.
Mặt trận có thể có tên gọi khác nhau, nhưng tựu chung lại chỉ là một tổ chức chính
trị rộng rãi tập hợp đông đảo các tầng lớp, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, tổ chức, đảng
phái, cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước phấn đấu vì mục tiêu độc lập, thống
nhất của Tổ quốc và tự do hạnh phúc của nhân dân như : Hội phản đế Đồng minh
năm 1930; Mặt trận dân chủ năm 1936; Mặt trận nhân dân phản đế năm 1939; Mặt
Trận Việt Minh năm 1941; Mặt trận Liên Việt năm 1946; Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam 1960; mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1955 và 1976.
Mặt trận được xây dựng và hoạt động theo những nguyên tắc sau: 15
+ Trên nền tảng liên minh công nông (trong xây dựng chế độ xã hội mới có thêm
lao động trí óc) dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+ Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ lấy việc thống nhất lợi
ích của tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng.
+ Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ. Phương châm đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp khác nhau của Hồ
Chí Minh là: “Cầu đồng tồn dị” – Lấy cái chung, đề cao cái chung, để hạn chế cái
riêng, cái khác biệt. “Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường
phải nhất trí. Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học hỏi những
cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”.
Đảng cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận Dân tộc thống nhất, lại vừa là lực
lượng lãnh đạo Mặt trận , xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững
chắc. Muốn lãnh đạo được Đảng phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của
dân tộc, dân đại và thật sự đoàn kết nhất trí. Đảng cộng sản Việt Nam vừa là Đảng
của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Người viết:
“Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ
ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt đọng nhất và chân thực nhất. Chỉ trong
đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách
đứng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo”.
Đảng lãnh đạo Mặt trận trước hết bằng việc xác định chính sách Mặt trận đúng đắn,
phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng. Đảng phải dùng phương pháp
vận động, giáo dục, thuyết phục, nêu gương, lấy lòng chân thành để đối xử, cảm
hóa, khơi gợi tinh thần tự giác, tự nguyện, hết sức tránh gò ép, quan liêu mệnh
lệnh. Sự đoàn kết trong Đảng là cơ sở vững chắc để xây dựng sự đoàn kết trong
Mặt trận. Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với
nhân dân sẽ tạo nên sức mạnh bên trong, để dân tộc vượt qua mọi khó khăn, chiến
thắng mọi kẻ thù, đi tới thắng lợi cuối cùng của cách mạng.
Từ đó, Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc hình thành ba tầng Mặt trận ở Việt
Nam là : Mặt trận đại đoàn kết dân tộc; Mặt trận đại đoàn kết Việt – Miên – Lào và 16