Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạnggiải phóng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Ðầu thế kỷ 20, Nguyễn Ái Quốc ra nước ngoài tìm đường cứu nướckhi các cuộc khởi nghĩa, phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp đều bị thất bại và dìm trong biển máu. Nguyên nhân làm cho các cuộc khởi nghĩa, phong trào yêu nước thất bại chủ yếu do không có đường lối đúng đắn. Tài liệu giúp bạn tham  khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 48302938
tên đề tài: tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc giai cấp trong cách mạng
giải phóng người hướng dẫn: Nguyễn Thị Lan Anh người thực hiện: Hoàng Tiến
Sáng lớp: QL27.29 mã sinh viên: 2722245495
lOMoARcPSD| 48302938
2
Mc Lc:
Lời mở đầu……………………………………………………………………………………..3
1. Trong “Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ”, Hồ Chí Minh bổ sung vào chủ nghĩa
Mác hai luận điểm rất quan trọng………………………………………………………………4
1.1. Về dân tộc và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam…………………………………………...4
1.2.Về phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác ở Việt Nam………………………5
2. Phân tích giá trị đương đại của luận điểm thứ hai: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn
của đất nước”.
………………………………………………………………………………………………….6
2.1. Khái quát về “Chủ nghĩa dân tộc” ……………………………………………………..6
2.2 .Giá trị đương đại của: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”………….. 7
3. Hai luận điểm trên được Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển khi giải quyết mối quan hệ giữa
quyền lợi của dân tộc và quyền lợi của giai cấp giai đoạn (1941-1945) nêu trong Nghị quyết
của “Trung ương Hội nghị lần thứ tám Đảng cộng sản Đông Dương”…………….9
3.1. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp……………………………9
3.2 Ý nghĩ của Nghị quyết của “Trung ương Hội nghị lần thứ tám Đảng cộng sản Đông
Dương” ………………………………………………………………………………………..10
4.Những giá trị sống sau khi học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân
tộc và giai cấp…………………………………………………………………………………11
4.1. Việc học tập, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh giúp người học tiếp cận, hiểu rõ hơn về
con người vĩ đại Hồ Chí Minh……………………………………………………………….11
4.2. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh giúp mỗi người nâng cao năng lực tư duy lý luận và
phương pháp công tác trong thời đại ngày nay…………………………………………….12
4.3 . Giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh :…...12
4.4 .Nâng cao tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh... 13
Kết luận……………………………………………………………………………………….14
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………………...15
Lời Mở Đầu
Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ, mục tiêu hàng đầu của cách mạng
lOMoARcPSD| 48302938
3
Ðầu thế kỷ 20, Nguyễn Ái Quốc ra nước ngoài tìm đường cứu nước khi các cuộc
khởi nghĩa, phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp đều bị thất
bại và dìm trong biển máu. Nguyên nhân làm cho các cuộc khởi nghĩa, phong trào
yêu nước thất bại chủ yếu do không có đường lối đúng đắn. Tình hình cách mạng
Việt Nam trước khi có Ðảng đen tối như không có đường ra.
Trên hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, sau hơn 10 năm hoạt
động trong phong trào các dân tộc bị áp bức, phong trào công nhân trên khắp các
châu lục, năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã được đọc Sơ thảo lần thứ nhất luận cương
về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin. Ði theo Lê-nin, nghiên cứu kinh
nghiệm các cuộc cách mạng trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Chỉ có
Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng triệt để vì sau khi cách mạng
thắng lợi, quyền lực chính trị, quyền lợi thuộc về quần chúng công nông. Tiếp thu
chân lý của chủ nghĩa Mác - -nin và kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười Nga,
Nguyễn Ái Quốc đi đến khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không
có con đường nào khác, con đường cách mạng vô sản. Tìm thấy con đường cứu
nước, giải phóng dân tộc, Bác Hồ ủng hộ Quốc tế Cộng sản do Lê-nin sáng lập,
tham gia Ðại hội Tua, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và là một trong
những người sáng lập Ðảng Cộng sản Pháp.
Phần Nội Dung
1. Trong “Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ”, Hồ Chí Minh bổ sung
vào chủ nghĩa Mác hai luận điểm rất quan trọng 1.1 . Về dân tộc và chủ
nghĩa dân tộc ở Việt Nam
Chủ nghĩa dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc đề cập trong tác phẩm là chủ nghĩa
yêu nước và tinh thần dân tộc của các dân tộc thuộc địa đang đấu tranh hống
chủ nghĩa đế quốc xâm lược, giành độc lập và là một bộ phận của cách mạng
vô sản. Nguyễn Ái Quốc, dựa trên quan điểm mácxít, thừa nhận đấu tranh
giai cấp trong xã hội có giai cấp là một động lực to lớn của lịch sử, nhưng
không phải là động lực duy nhất. Là người dân thuộc địa, đang đấu tranh
hống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã sớm
nhận thức đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc. Người xem chủ nghĩa
dân tộc là một động lực vĩ đại, thậm chí là duy nhất của các dân tộc thuộc
lOMoARcPSD| 48302938
4
địa, nhấn mạnh vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp mà coi nhẹ hoặc bỏ qua
vấn đề dân tộc ở thuộc địa là không đúng.
Các nước thuộc địa, nhất là ở Á - Phi, đều là những nước nông nghiệp nghèo
nàn và lạc hậu, bị chủ nghĩa thực dân, đế quốc kìm hãm và bóc lột tàn bạo.
Trong cuộc đấu tranh giải phóng, họ không có vũ khí nào khác là chủ nghĩa
yêu nước và tinh thần dân tộc. Trong đấu tranh chống đế quốc để giành độc
lập, mâu thuẫn dân tộc với đế quốc là mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu nhất;
mâu thuẫn giai cấp trong nội bộ dân tộc tuy vẫn tồn tại nhưng chưa sâu sắc
và đứng sau mâu thuẫn dân tộc với đế quốc. Dù là tư sản hay địa chủ cũng
đều là người dân nô lệ, mất nước, bị áp bức và ít nhiều đều có tinh thần
chống đế quốc. Nguyễn Ái Quốc chứng minh điều đó bằng những cuộc đấu
tranh yêu nước cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX ở Việt Nam lôi cuốn mọi
tầng lớp nhân dân tham gia và tất cả đều được thúc đẩy bởi chủ nghĩa yêu
nước và tinh thần dân tộc. Người khẳng định: “Chủ nghĩa dân tộc là một
động lực lớn của đất nước”. “Giờ đây, người ta sẽ không thể làm được gì
cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất
trong đời sống xã hội của họ”.
Đây là một luận điểm mới mẻ và sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc, vì Người đã
sớm đề cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc ở trung tâm của phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế, khi chủ nghĩa dân tộc còn bị phân biệt và bị xem
là thuộc phạm trù của hệ tư tưởng tư sản, nhận thức của nhiều Đảng Cộng
sản và công nhân về vấn đề dân tộc và chủ nghĩa dân tộc còn hạn chế.
1.2. Về phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác ở Việt Nam Từ
thực tiễn các nước thuộc địa phương Đông và Việt Nam, Nguyễn Ái
Quốc đặt vấn đề cần vận dụng sáng tạo lý luận của Mác vào thực tiễn
của mỗi nước, từ đó bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác. Người nhận
định Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định
của lịch sử nhưng là lịch sử châu Âu, mà châu Âu chưa phải là toàn
thể nhân loại. Do đó, cần “Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử
của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông”. Từ tình trạng các
nước thuộc địa và nửa thuộc địa ở phương Đông, ở Việt Nam, Nguyễn
Ái Quốc nêu lên nhiều vấn đề lý luận làm cơ sở cho đường lối
lOMoARcPSD| 48302938
5
phương pháp giải phóng dân tộc theo con đường của cách mạng vô
sản.
Nguyễn Ái Quốc phác thảo một cương lĩnh hành động của cách mạng
Việt Nam trong tương lai với nhiều nội dung lớn. Một là, phát động
chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản, khi chủ nghĩa
dân tộc của họ thắng lợi, nhất định chủ nghĩa dân tộc sẽ biến thành
chủ nghĩa quốc tế và đó là một chính sách hiện thực nhất. Hai là, đẩy
mạnh công tác tuyên truyền và đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt
Nam như lập các trung tâm tuyên truyền, xuất bản báo chí, lựa chọn
những người đi đào tạo ở nước Nga, v.v.. Ba là, dự báo về khả năng
và điều kiện của khởi nghĩa vũ trang ở phương Đông. Đó là những
cuộc khởi nghĩa của quần chúng, diễn ra ở trung tâm, thành thị chứ
không phải ở vùng biên giới như phương pháp của các nhà cách mạng
trước đây, phải tranh thủ được sự ủng hộ của cách mạng vô sản thế
giới, trước hết là nước Nga Xôviết và cách mạng vô sản Pháp, v.v..
2. Phân tích giá trị đương đại của luận điểm thứ hai: “Chủ nghĩa dân tộc
là động lực lớn của đất nước”. 2.1 . Khái quát về “Chủ nghĩa dân tộc”
Vấn đề dân tộc luôn gắn liền với vấn đề giai cấp. Chủ nghĩa dân tộc bao giờ
cũng bảo vệ lợi ích, dựa trên lập trường của một giai cấp nhất định, không có
chủ nghĩa dân tộc phi giai cấp, chủ nghĩa dân tộc chung chung, cải lương.
Lịch sử đã cho thấy, từ khi dân tộc xuất hiện cho đến nay, giai cấp đại biểu
cho phương thức sản xuất thống trị luôn nắm quyền thống trị dân tộc. Giai
cấp thống trị dân tộc bao giờ cũng giải quyết vấn đề dân tộc, bảo vệ độc lập,
tự chủ và phát triển dân tộc theo hình ảnh và lợi ích của giai cấp mình. Vì
thế, chủ nghĩa dân tộc, với tính cách là hệ tư tưởng chính trị và tâm lý đòi
quyền lợi độc lập, tự chủ và phát triển của cộng đồng quốc gia dân tộc, bao
giờ cũng phụ thuộc vào lập trường, quan điểm của giai cấp thống trị dân tộc.
Gắn liền với các giai cấp đã nắm quyền thống trị dân tộc là các cách tương
ứng bảo vệ độc lập, tự chủ và phát triển dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc.
Giai cấp phong kiến, tư sản và vô sản nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc
khác nhau. Nhân loại từng biết, chủ nghĩa dân tộc truyền thống thể hiện lòng
yêu nước lâu đời của một dân tộc, chủ nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa dân
lOMoARcPSD| 48302938
6
tộc vô sản, chủ nghĩa dân tộc cách mạng, chủ nghĩa dân tộc sô-vanh nước
lớn, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi... Không có dân tộc phi giai cấp. Chưa có và
chừng nào còn giai cấp sẽ không có chủ nghĩa dân tộc phi giai cấp.
Cũng cần lưu ý rằng, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã rất chú ý bản
chất giai cấp trong khi đề cập đến chủ nghĩa dân tộc. Ngay từ những năm
đầu đến với chủ nghĩa Mác - -nin, Người đã phân biệt rõ “chủ nghĩa dân
tộc bản xứ” - chủ nghĩa dân tộc truyền thống ở các nước thuộc địa, với “chủ
nghĩa quốc tế” - chủ nghĩa dân tộc theo lập trường của giai cấp vô sản.
Người viết “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước... Phát động chủ
nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản... Khi chủ nghĩa dân tộc
của họ thắng lợi... nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa
quốc tế”. Người luôn nhắc nhở khi giải quyết vấn đề dân tộc phải đứng vững
trên lập trường vô sản, tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa dân tộc tư sản,
chủ nghĩa sô-vanh cũng như chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại.
2.2. Giá trị đương đại của: Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất
nước”.
Dân tộc và ý thức dân tộc ở Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung
có trước khi chủ nghĩa tư bản xâm lược thuộc địa trong khi giai cấp công
nhân chưa hình thành, "chủ nghĩa dân tộc đã hiện đại hoá khi chuyển từ giới
thượng lưu này sang giai thượng lưu khác", vì vậy chủ nghĩa dân tộc - yêu
nước là nền tảng tư tưởng của các phong trào yêu nước, chống chủ nghĩa
thực dân. "Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước". Chính việc khai
thác thuộc địa đã tạo ra giai cấp công nhân, do đó lợi ích của giai cấp công
nhân, phù hợp với lợi ích dân tộc, chỉ có giải phóng được dân tộc mới giải
phóng được giai cấp công nhân, cho nên lợi ích của giai cấp công nhân phụ
thuộc vào lợi ích dân tộc.
Đảng Cộng sản, người lãnh đạo công cuộc giải phóng dân tộc và giải phóng
giai cấp phải là sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân
và phong trào yêu nước. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là của giai cấp công
nhân vừa là của toàn dân tộc.
lOMoARcPSD| 48302938
7
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ xã hội đã định
hướng chính trị, chỉ đạo nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân ta
trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam. Độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã được kiểm nghiệm, khẳng
định thành công trong giai đoạn Đảng ta lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc (1945-1954), giai đoạn tiến hành đồng thời hai
chiến lược cách mạng, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, trong đó cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc là cơ sở vững chắc của cuộc đấu tranh thống nhất nước
nhà (1954-1975), cũng như giai đoạn xây dựng và bảo vệ T quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn kế tiếp, đặc biệt là nó vẫn luôn có ý nghĩa
thời sự đối với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc phải gắn liền với quyết
tâm chính trị lớn nhằm đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng,
dân chủ, văn minh” đang được Đảng ta vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp đổi
mới nhằm ra sức phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững độc lập ch
quyền và toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng thành công ch nghĩa xã hội trên đất
nước ta, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới
vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đại hi XI của Đảng
tiếp tục khẳng định: “quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta tận dụng tốt thời
cơ, vượt qua thách thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi
mới, phát triển đất nước nhanh, bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh vững bước đi lên chủ nghĩa
xã hội”.
lOMoARcPSD| 48302938
8
3. Hai luận điểm trên được Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển khi giải quyết
mối quan hệ giữa quyền lợi của dân tộc quyền lợi của giai cấp giai
đoạn (1941-1945) nêu trong Nghị quyết của “Trung ương Hội nghị lần
thứ tám Đảng cng sản Đông Dương”.
3.1. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp
Trên cơ sở niềm tin vững chắc vào tiền đ chiến thắng của Liên Xô và đồng minh
cùng sự thất bại tất yếu của chủ nghĩa phát xít... lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở v
nước để chỉ đạo cách mạng Việt Nam, xúc tiến chuẩn bị những nhân tố bản, kịp
thời đón bắt thời quốc tế thuận lợi đưa lại. Theo đó, ngày 28-1-1941 , sau 30
năm bôn ba tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc quá cảnh Trung Quốc
vượt qua cột mốc 108 biên giới Việt-Trung về Pác Bó, Trường Hà, huyện
Quảng, tỉnh Cao Bằng. Sau 4 tháng tích cực chuẩn bị, từ ngày 10 đến 19-5-1941,
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc triệu tập chủ trì Hội nghị Trung ương lần th8. Hội
nghị nêu chủ trương tạm gác lại khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của địa chủ, phong
kiến, chia cho dân cày đphát huy sức mạnh toàn dân tộc đánh đuổi đế quốc
khẳng định: “Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, độc lập cho đất nước nhiệm vụ trước
tiên của Đảng ta và cách mạng Đông Dương, phù hợp với nhiệm vụ chung của tất
cả nhân dân Đông Dương”. Hội nghị đánh dấu sự chuyển hướng chiến lược hết
sức quan trọng của cách mạng Việt Nam. Trong đó, điểm nổi bật là việc xác định
luận điểm giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp. Hội nghị ch
trương: “Trước hết phải giải phóng cho được các dân tộc Ðông Dương ra khỏi ách
của Pháp-Nhật... nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi
được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân
tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm
cũng không đòi lại được”. Việc xác định quan điểm này thể hiện sự nhạy bén, linh
hoạt, sắc sảo trong xác định nhiệm vụ bản cả trước mắt lâu dài của cách
mạng nước ta cũng như trong nắm bắt, dự báo chính xác thời cách mạng của
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Trung ương Đảng. Cũng tại hội nghị này, hàng loạt
các vấn đề liên quan đến vận mệnh dân tộc đã được quyết định, trong đó việc
xác định xây dựng và phát triển căn cứ địa cách mạng, lãnh đạo, chỉ đạo phát triển
lực lượng vũ trang và bán vũ trang tiến tới thành lập Quân đội nhân dân, lựa chọn
cán bchủ chốt, xây dựng đội ngũ cán bộ... cùng các tiền đề khác được vạch ra
nhằm chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước.
Từ sau Hội nghị Trung ương 8, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã xúc tiến chỉ đạo mở các
lớp huấn luyện, tổ chức, vận động, chuẩn bị thành lập Mặt trận Việt Minh, trực tiếp
soạn thảo các văn kiện: Tuyên ngôn độc lập, Chương trình hành động, Ðiều lệ của
lOMoARcPSD| 48302938
9
Mặt trận Việt Minh, tập trung chỉ đạo xây dựng căn cứ địa cách mạng, nơi đứng
chân để xây dựng phát triển lực lượng... Người kêu gọi toàn Đảng, toàn dân:
“Nay, hội giải phóng đến rồi, đế quốc Pháp bên Âu đã không thể tự cứu, cũng
không thể tự cứu bọn thống trị Pháp ở bên ta... Trong lúc này, quyền lợi dân tộc giải
phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn việt
gian đặng cứu giống nòi khỏi nước sôi lửa bỏng... Hỡi các chiến sĩ cách mạng! Giờ
giải phóng đã đến. Hãy phất cao cờ độc lập, lãnh đạo toàn dân đánh tan thù chung”
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, những hạt giống quân sự đầu
tiên của căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng ra đời. Ngày 22-12-1944, Người ra Chỉ thị thành
lập Ðội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân-tiền thân của Quân đội Nhân dân
Việt Nam ngày nay.
3.2. Ý nghĩ của Nghị quyết của “Trung ương Hội nghlần thứ tám Đảng
cộng sản Đông Dương”:
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc quyết định trở về nước, chủ trì cùng những chủ trương
của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng đối
với cách mạng Việt Nam. Những quyết sách của hội nghị thể hiện tầm nhìn chiến
lược của Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, nêu vấn đề giải phóng dân
tộc, đánh dấu bước tiến mới trong duy cách mạng sự lãnh đạo của Đảng,
khẳng định bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam; tạo những tiền đề quan
trọng, quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Tư tưởng của
hội nghị cùng với những chủ trương sáng suốt của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã cổ
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức phấn đấu thực hiện, đưa cách mạng nước
ta đi đến thắng lợi cuối cùng, đưa cả nước bước vào thời kỳ nhiệm vụ giải phóng
dân tộc được đặt lên hàng đầu, soi sáng, dẫn đường cho toàn dân, toàn quân ta
đứng lên tổng khởi nghĩa, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành chính quyền
về tay nhân dân, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa-Nhà nước công
nông đầu tiên Đông Nam Á, mở ra kỷ nguyên mới, knguyên độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Nhắc và nhtới mỗi sự kiện lch sự trọng đại, trong đó có sự kiện lịch sử ngày 28-
1-1941 của 80 năm vtrước-ngày lãnh tNguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp
lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, gắn liền với
Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (khóa I) giữa thời khắc Đại hội lần thứ XIII của
Đảng đang diễn ra tại Thủ đô Nội để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta càng
thấy sđại về duy tầm nhìn chiến lược của Đảng ta Chủ tịch Hồ Chí
Minh, với những quyết sách to lớn, mạnh mẽ, quyết liệt trên con đường phát triển
đi lên của đất nước và dân tộc Việt Nam.
4. Những giá trị sống sau khi học tập vận dụng tưởng Hồ Chí Minh
về vấn đề dân tộc và giai cấp
lOMoARcPSD| 48302938
10
4.1. Việc học tập, tìm hiểu tưởng Hồ Chí Minh giúp người học tiếp
cận, hiểu rõ hơn về con người vĩ đại Hồ Chí Minh:
Hồ Chí Minh (19/5/1890 2/9/1969) một nhà cách mạng, một trong những
người đặt nền móng lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh
thổ cho Việt Nam. Người nhà lãnh đạo nổi tiếng được nhiều người ngưỡng mộ
và tôn sùng, mt vị nguyên th tài ba mà gần gũi, được hàng triệu đồng bào Việt
Nam yêu mến. Hồ Chí Minh đồng thời cũng một nhà văn hóa lớn với nhiều
tác phẩm văn học nghệ thuật giá trị để lại cho đời. Có thể nói, có rất nhiều yếu t
để tạo nên một con người đại với những thành tựu xuất chúng dành được
trái tim, tình cảm của nhiều đồng bào trong nước nói riêng và nhân dân thế giới
nói chung. Song một yếu tố quan trọng then chốt bản đó chính nội lực
tự thân bên trong HChí Minh – là toàn bộ tư tưởng, quan điểm, nhận thức cũng
như phẩm chất đạo đức của Người.
vậy, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh giúp ta khám phá hiểu hơn
những phẩm chất, quan niệm sâu sắc của Người, cũng là qua đó m ra cho mình
một tấm gương sáng đnoi theo và những bài học bổ ích đvận dụng trong cuc
sống. Đối với Hồ Chí Minh, giữa tư tưởng với đạo đức phong cách lối sống
là luôn thống nhất nên việc nghiên cứu tư tưởng của Người không chỉ cho ta cái
nhìn giản đơn về những quan niệm của Người trong các lĩnh vực, mặt khác
còn cho ta cảm nhận được phẩm chất, đạo đức cao đẹp của Người. Hồ Chí Minh
con người “bằng xương bằng thịt” nhưng Người làm được những việc phi
thường, to lớn không phải bất cứ một ai cũng làm được. Hồ Chí Minh cùng thành
quả của Người chính là tấm gương sáng “người thực việc thực” cho những ai am
hiểu sâu sắc về những tư tưởng của Người có thể học tập, làm theo.
Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh còn là một trong những con đường để nhận thức
đầy đủ sâu sắc hơn về công lao to lớn của Người đối với nhân dân, đất nước
Việt Nam và nhân dân của các nước thuộc địa trên thế giới. Thấm thía công lao
của Người cũng sẽ khơi gợi trong mỗi một người dân Việt Nam lòng biết ơn,
lòng tự hào dân tộc, thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc đạo
“Uống nước nhớ nguồn”.
4.2. Học tập tưởng Hồ Chí Minh giúp mỗi người nâng cao năng lực
tư duy lý luận và phương pháp công tác trong thời đại ngày nay:
Những tư tưởng của Hồ Chí Minh mặc tính khái quát cao về các lĩnh
vực ni hàm rộng lớn như dân tộc và cách mạng dân tộc, chủ nghĩa xã hội,
Đảng Cộng sản, Nhà nước, tưởng đại đoàn kết, quân sự, nhân văn, đạo đức,
lOMoARcPSD| 48302938
11
văn hóa… nhưng lại tính thực tiễn áp dụng rất cao, thể được vận
dụng hiệu quả trong từng công việc nhỏ lẻ của mỗi người dân.
Thấm nhuần được các tư tưởng chủ đạo, ta sẽ có nền tảng vững chắc về mục
đích lao động, mục tiêu đúng đắn để phát triển đất nước đi lên hội chủ
nghĩa và có bản sắc riêng. Từ đó ta stìm ra đường hướng cụ thể để phát triển
năng lực của bản thân, xây dựng đất nước.
Trên nền tảng kiên định lập trường, vững vàng quan điểm ấy, việc nắm
được bản chất của các tưởng Hồ Chí Minh giúp cho mỗi người nâng cao
được khả năng duy lý luận sắc bén và cải tiến phương pháp lao động hiệu
quả khoa học hơn. Thay đổi được duy nhận thức đúng đắn cũng chính
loại bỏ, bài trừ những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực, phiến diện, phản động,
hướng con người đến những tưởng đúng đắn, phù hợp với quy luật phát
triển. Nếu đổi mới tư duy có vai trò dẫn dắt khởi nguồn cho sự tiến bộ thì cải
tiến phương pháp cũng quan trọng không kém trong việc hiện thực hóa những
dự định, quan điểm đổi mới đó.
4.3. Giáo dục đạo đức, cách, phẩm chất cách mạng theo tư tưởng H
Chí Minh:
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức nền tảng sức mạnh của người cách
mạng, coi đó cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng
phải đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm v
cách mạng vẻ vang sự nghiệp độc lập dân tộc chủ nghĩa hội. Người
quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi
công việc
Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần tạo sự chuyển biến mạnh m về
ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu
rộng trong toàn hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức,
đoàn viên, thanh niên, học sinh… nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm,
liêm, chính, chí công tư. Trong điều kiện thực tiễn hiện nay, mặt trái của
chế thị trường tác động mạnh mẽ, tạo nên sự phân hóa giàu nghèo, phần
tầng xã hi, sự suy đồi về đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, Đảng viên
đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin, tư tưởng và tình cảm của quần
chúng nhân dân vào Đảng. vậy, việc học tập tưởng Hồ Chí Minh, noi
gương đạo đức của Người trở nên cần thiết, cấp bách quan trọng hơn bao
lOMoARcPSD| 48302938
12
giờ hết giúp đẩy lùi sự suy thoái về tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
các tệ nạn xã hội.
4.4. Nâng cao tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo theo tư tưởng
Hồ Chí Minh:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người của độc lập, tự chủ, đổi mới và sáng tạo.
Luôn luôn xuất phát từ thực tế, hết sức tránh lặp lại những lối cũ, đường mòn,
không ngừng đổi mới và sáng tạo.
Trong xu thế khu vực hóa toàn cầu hóa, các thế lực phản động thù địch
không từ bỏ âm mưu nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội đối với nước ta thông qua
cơ chế thị trường và trao đổi, giao lưu văn hóa. Trong điều kiện đó, chúng ta
thể làm gì để vừa mở cửa, hợp tác phát triển kinh tế mà vẫn giữ được độc
lập, chủ quyền dân tộc. Muốn vậy chúng ta phải tạo ra nguồn sức mạnh nội
lực làm sở cho sự phát triển. Một trong những sức mạnh nội lực đó chính
là tư tưởng Hồ Chí Minh. Người căn dặn: học tập chủ nghĩa Mác Lênin
là học tập cái tinh thần cách mạng và khoa học, cái tinh thần biện chứng của
chủ nghĩa Mác – nin, để giải quyết tốt những vấn đề đang đặt ra trong thực
tiễn đổi mới hiện nay, tức phải luôn biết gắn luận với thực tiễn, từ tổng
kết thực tiễn mà bổ sung làm phong phú thêm lý luận. Do vậy, việc học tập
tưởng Hồ Chí Minh cũng chính là việc học tập có ý nghĩa về mặt định hướng
giá trị, tạo nên sức mạnh đồng thời kim chỉ nam, là nền tảng tưởng cho
mọi hành động của cả dân tộc.
Kết Luận
Giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội vì con người, do con người
Theo quan điểm của Bác Hồ, sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, giải phóng con người không có bức tường ngăn cách mà là cách mạng
không ngừng. Giải phóng dân tộc là tiền đề, điều kiện để giải phóng giai cấp,
giải phóng con người. Ðộc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, mới
bảo đảm mọi quyền và đem lại hạnh phúc cho con người. Người khẳng định:
Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân
tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Chỉ có
chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân
biệt chủng tộc, nguồn gốc, sự tự do bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên
quả đất, việc làm cho mọi người. Ngay từ năm 1930, trong Chánh cương vắn
tắt của Ðảng, Nguyễn Ái Quốc đã xác định con đường của cách mạng Việt
lOMoARcPSD| 48302938
13
Nam là "làm cách mạng tư sản dân quyền" và "thổ địa cách mạng" để đi tới
xã hội cộng sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ ra rằng: Khi đã giành được
độc lập thì gắng sức làm cho ai nấy đều có phần hạnh phúc. Bởi lẽ, độc lập
mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, t4, tr.56). Giải phóng nhân dân lao động khỏi áp
bức, bóc lột, bất công, xây dựng xã hội mới, xã hội xã hi chủ nghĩa, làm
cho mi người, "ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành", được
hưởng tự do, hạnh phúc là ham muốn tột bậc của Người.
Có thể nói, mục đích cao nhất trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng
con người theo lập trường của chủ nghĩa Mác - -nin, quan điểm nhân đạo
cộng sản chủ nghĩa. Chúng ta thấy, trong tư tưởng giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người của Bác bao trùm lên tất cả là chủ
nghĩa nhân văn cao cả, thấm đậm tình thương yêu đồng bào, đồng chí và
nhân loại bị áp bức, bóc lột. Cuộc đời của Bác là tấm gương tiêu biểu về
lòng thương yêu nhân dân, thương yêu con người, nhất là với những người
nghèo khổ, bị áp bức, bất công. Nhớ lại, ngay sau ngày Tuyên bố độc lập,
trong phiên họp đầu tiên của Chính ph, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu sáu vấn
đề cấp bách mà tất cả đều vì con người, cho con người: Ðó là cứu đói, bảo
đảm quyền được ăn để sống cho dân; chống nạn mù chữ; xây dựng Hiến
pháp, thực hiện quyền tự do dân chủ; giáo dục tinh thần cần kiệm, liêm,
chính; chống lối bóc lột nhân đạo, cấm hút thuốc phiện; tín ngưỡng tự do,
ơng giáo đoàn kết.
Tài liệu tham khảo
1.Giáo trình “Học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh” ( trường đại học Kinh Doanh
và Công nghệ Hà Nội 2023).
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người(2004) từ https://nhandan.vn/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-
giaiphong-dan-toc-giai-phong-giai-cap-giai-phong-con-nguoi-
post466465.html
| 1/13

Preview text:

lOMoAR cPSD| 48302938
tên đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng
giải phóng người hướng dẫn: Nguyễn Thị Lan Anh người thực hiện: Hoàng Tiến
Sáng lớp: QL27.29 mã sinh viên: 2722245495 lOMoAR cPSD| 48302938 Mục Lục:
Lời mở đầu……………………………………………………………………………………..3
1. Trong “Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ”, Hồ Chí Minh bổ sung vào chủ nghĩa
Mác hai luận điểm rất quan trọng………………………………………………………………4
1.1. Về dân tộc và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam…………………………………………...4
1.2.Về phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác ở Việt Nam………………………5
2. Phân tích giá trị đương đại của luận điểm thứ hai: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn
của đất nước”.
………………………………………………………………………………………………….6
2.1. Khái quát về “Chủ nghĩa dân tộc” ……………………………………………………..6
2.2 .Giá trị đương đại của: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”………….. 7
3. Hai luận điểm trên được Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển khi giải quyết mối quan hệ giữa
quyền lợi của dân tộc và quyền lợi của giai cấp giai đoạn (1941-1945) nêu trong Nghị quyết
của “Trung ương Hội nghị lần thứ tám Đảng cộng sản Đông Dương”…………….9

3.1. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp……………………………9
3.2 Ý nghĩ của Nghị quyết của “Trung ương Hội nghị lần thứ tám Đảng cộng sản Đông
Dương”
………………………………………………………………………………………..10
4.Những giá trị sống sau khi học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân
tộc và giai cấp
…………………………………………………………………………………11
4.1. Việc học tập, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh giúp người học tiếp cận, hiểu rõ hơn về
con người vĩ đại Hồ Chí Minh
……………………………………………………………….11
4.2. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh giúp mỗi người nâng cao năng lực tư duy lý luận và
phương pháp công tác trong thời đại ngày nay
…………………………………………….12
4.3 . Giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh :…...12
4.4 .Nâng cao tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh... 13
Kết luận……………………………………………………………………………………….14
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………………...15 Lời Mở Đầu
Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ, mục tiêu hàng đầu của cách mạng 2 lOMoAR cPSD| 48302938
Ðầu thế kỷ 20, Nguyễn Ái Quốc ra nước ngoài tìm đường cứu nước khi các cuộc
khởi nghĩa, phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp đều bị thất
bại và dìm trong biển máu. Nguyên nhân làm cho các cuộc khởi nghĩa, phong trào
yêu nước thất bại chủ yếu do không có đường lối đúng đắn. Tình hình cách mạng
Việt Nam trước khi có Ðảng đen tối như không có đường ra.
Trên hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, sau hơn 10 năm hoạt
động trong phong trào các dân tộc bị áp bức, phong trào công nhân trên khắp các
châu lục, năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã được đọc Sơ thảo lần thứ nhất luận cương
về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin. Ði theo Lê-nin, nghiên cứu kinh
nghiệm các cuộc cách mạng trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Chỉ có
Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng triệt để vì sau khi cách mạng
thắng lợi, quyền lực chính trị, quyền lợi thuộc về quần chúng công nông. Tiếp thu
chân lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười Nga,
Nguyễn Ái Quốc đi đến khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không
có con đường nào khác, con đường cách mạng vô sản. Tìm thấy con đường cứu
nước, giải phóng dân tộc, Bác Hồ ủng hộ Quốc tế Cộng sản do Lê-nin sáng lập,
tham gia Ðại hội Tua, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và là một trong
những người sáng lập Ðảng Cộng sản Pháp. Phần Nội Dung
1. Trong “Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ”, Hồ Chí Minh bổ sung
vào chủ nghĩa Mác hai luận điểm rất quan trọng 1.1 . Về dân tộc và chủ
nghĩa dân tộc ở Việt Nam

Chủ nghĩa dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc đề cập trong tác phẩm là chủ nghĩa
yêu nước và tinh thần dân tộc của các dân tộc thuộc địa đang đấu tranh hống
chủ nghĩa đế quốc xâm lược, giành độc lập và là một bộ phận của cách mạng
vô sản. Nguyễn Ái Quốc, dựa trên quan điểm mácxít, thừa nhận đấu tranh
giai cấp trong xã hội có giai cấp là một động lực to lớn của lịch sử, nhưng
không phải là động lực duy nhất. Là người dân thuộc địa, đang đấu tranh
hống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã sớm
nhận thức đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc. Người xem chủ nghĩa
dân tộc là một động lực vĩ đại, thậm chí là duy nhất của các dân tộc thuộc 3 lOMoAR cPSD| 48302938
địa, nhấn mạnh vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp mà coi nhẹ hoặc bỏ qua
vấn đề dân tộc ở thuộc địa là không đúng.
Các nước thuộc địa, nhất là ở Á - Phi, đều là những nước nông nghiệp nghèo
nàn và lạc hậu, bị chủ nghĩa thực dân, đế quốc kìm hãm và bóc lột tàn bạo.
Trong cuộc đấu tranh giải phóng, họ không có vũ khí nào khác là chủ nghĩa
yêu nước và tinh thần dân tộc. Trong đấu tranh chống đế quốc để giành độc
lập, mâu thuẫn dân tộc với đế quốc là mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu nhất;
mâu thuẫn giai cấp trong nội bộ dân tộc tuy vẫn tồn tại nhưng chưa sâu sắc
và đứng sau mâu thuẫn dân tộc với đế quốc. Dù là tư sản hay địa chủ cũng
đều là người dân nô lệ, mất nước, bị áp bức và ít nhiều đều có tinh thần
chống đế quốc. Nguyễn Ái Quốc chứng minh điều đó bằng những cuộc đấu
tranh yêu nước cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX ở Việt Nam lôi cuốn mọi
tầng lớp nhân dân tham gia và tất cả đều được thúc đẩy bởi chủ nghĩa yêu
nước và tinh thần dân tộc. Người khẳng định: “Chủ nghĩa dân tộc là một
động lực lớn của đất nước”. “Giờ đây, người ta sẽ không thể làm được gì
cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất
trong đời sống xã hội của họ”.
Đây là một luận điểm mới mẻ và sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc, vì Người đã
sớm đề cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc ở trung tâm của phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế, khi chủ nghĩa dân tộc còn bị phân biệt và bị xem
là thuộc phạm trù của hệ tư tưởng tư sản, nhận thức của nhiều Đảng Cộng
sản và công nhân về vấn đề dân tộc và chủ nghĩa dân tộc còn hạn chế.
1.2. Về phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác ở Việt Nam Từ
thực tiễn các nước thuộc địa phương Đông và Việt Nam, Nguyễn Ái
Quốc đặt vấn đề cần vận dụng sáng tạo lý luận của Mác vào thực tiễn
của mỗi nước, từ đó bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác. Người nhận
định Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định
của lịch sử nhưng là lịch sử châu Âu, mà châu Âu chưa phải là toàn
thể nhân loại. Do đó, cần “Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử
của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông”. Từ tình trạng các
nước thuộc địa và nửa thuộc địa ở phương Đông, ở Việt Nam, Nguyễn
Ái Quốc nêu lên nhiều vấn đề lý luận làm cơ sở cho đường lối và 4 lOMoAR cPSD| 48302938
phương pháp giải phóng dân tộc theo con đường của cách mạng vô sản.
Nguyễn Ái Quốc phác thảo một cương lĩnh hành động của cách mạng
Việt Nam trong tương lai với nhiều nội dung lớn. Một là, phát động
chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản, khi chủ nghĩa
dân tộc của họ thắng lợi, nhất định chủ nghĩa dân tộc sẽ biến thành
chủ nghĩa quốc tế và đó là một chính sách hiện thực nhất. Hai là, đẩy
mạnh công tác tuyên truyền và đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt
Nam như lập các trung tâm tuyên truyền, xuất bản báo chí, lựa chọn
những người đi đào tạo ở nước Nga, v.v.. Ba là, dự báo về khả năng
và điều kiện của khởi nghĩa vũ trang ở phương Đông. Đó là những
cuộc khởi nghĩa của quần chúng, diễn ra ở trung tâm, thành thị chứ
không phải ở vùng biên giới như phương pháp của các nhà cách mạng
trước đây, phải tranh thủ được sự ủng hộ của cách mạng vô sản thế
giới, trước hết là nước Nga Xôviết và cách mạng vô sản Pháp, v.v..
2. Phân tích giá trị đương đại của luận điểm thứ hai: “Chủ nghĩa dân tộc
là động lực lớn của đất nước”. 2.1 . Khái quát về “Chủ nghĩa dân tộc”
Vấn đề dân tộc luôn gắn liền với vấn đề giai cấp. Chủ nghĩa dân tộc bao giờ
cũng bảo vệ lợi ích, dựa trên lập trường của một giai cấp nhất định, không có
chủ nghĩa dân tộc phi giai cấp, chủ nghĩa dân tộc chung chung, cải lương.
Lịch sử đã cho thấy, từ khi dân tộc xuất hiện cho đến nay, giai cấp đại biểu
cho phương thức sản xuất thống trị luôn nắm quyền thống trị dân tộc. Giai
cấp thống trị dân tộc bao giờ cũng giải quyết vấn đề dân tộc, bảo vệ độc lập,
tự chủ và phát triển dân tộc theo hình ảnh và lợi ích của giai cấp mình. Vì
thế, chủ nghĩa dân tộc, với tính cách là hệ tư tưởng chính trị và tâm lý đòi
quyền lợi độc lập, tự chủ và phát triển của cộng đồng quốc gia dân tộc, bao
giờ cũng phụ thuộc vào lập trường, quan điểm của giai cấp thống trị dân tộc.
Gắn liền với các giai cấp đã nắm quyền thống trị dân tộc là các cách tương
ứng bảo vệ độc lập, tự chủ và phát triển dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc.
Giai cấp phong kiến, tư sản và vô sản nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc
khác nhau. Nhân loại từng biết, chủ nghĩa dân tộc truyền thống thể hiện lòng
yêu nước lâu đời của một dân tộc, chủ nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa dân 5 lOMoAR cPSD| 48302938
tộc vô sản, chủ nghĩa dân tộc cách mạng, chủ nghĩa dân tộc sô-vanh nước
lớn, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi... Không có dân tộc phi giai cấp. Chưa có và
chừng nào còn giai cấp sẽ không có chủ nghĩa dân tộc phi giai cấp.
Cũng cần lưu ý rằng, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã rất chú ý bản
chất giai cấp trong khi đề cập đến chủ nghĩa dân tộc. Ngay từ những năm
đầu đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Người đã phân biệt rõ “chủ nghĩa dân
tộc bản xứ” - chủ nghĩa dân tộc truyền thống ở các nước thuộc địa, với “chủ
nghĩa quốc tế” - chủ nghĩa dân tộc theo lập trường của giai cấp vô sản.
Người viết “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước... Phát động chủ
nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản... Khi chủ nghĩa dân tộc
của họ thắng lợi... nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa
quốc tế”. Người luôn nhắc nhở khi giải quyết vấn đề dân tộc phải đứng vững
trên lập trường vô sản, tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa dân tộc tư sản,
chủ nghĩa sô-vanh cũng như chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại.
2.2. Giá trị đương đại của: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất
nước”.
Dân tộc và ý thức dân tộc ở Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung
có trước khi chủ nghĩa tư bản xâm lược thuộc địa trong khi giai cấp công
nhân chưa hình thành, "chủ nghĩa dân tộc đã hiện đại hoá khi chuyển từ giới
thượng lưu này sang giai thượng lưu khác", vì vậy chủ nghĩa dân tộc - yêu
nước là nền tảng tư tưởng của các phong trào yêu nước, chống chủ nghĩa
thực dân. "Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước". Chính việc khai
thác thuộc địa đã tạo ra giai cấp công nhân, do đó lợi ích của giai cấp công
nhân, phù hợp với lợi ích dân tộc, chỉ có giải phóng được dân tộc mới giải
phóng được giai cấp công nhân, cho nên lợi ích của giai cấp công nhân phụ
thuộc vào lợi ích dân tộc.
Đảng Cộng sản, người lãnh đạo công cuộc giải phóng dân tộc và giải phóng
giai cấp phải là sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân
và phong trào yêu nước. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là của giai cấp công
nhân vừa là của toàn dân tộc. 6 lOMoAR cPSD| 48302938
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ xã hội đã định
hướng chính trị, chỉ đạo nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân ta
trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam. Độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã được kiểm nghiệm, khẳng
định thành công trong giai đoạn Đảng ta lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc (1945-1954), giai đoạn tiến hành đồng thời hai
chiến lược cách mạng, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, trong đó cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc là cơ sở vững chắc của cuộc đấu tranh thống nhất nước
nhà (1954-1975), cũng như giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn kế tiếp, đặc biệt là nó vẫn luôn có ý nghĩa
thời sự đối với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc phải gắn liền với quyết
tâm chính trị lớn nhằm đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng,
dân chủ, văn minh” đang được Đảng ta vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp đổi
mới nhằm ra sức phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững độc lập chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất
nước ta, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới
vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đại hội XI của Đảng
tiếp tục khẳng định: “quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta tận dụng tốt thời
cơ, vượt qua thách thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi
mới, phát triển đất nước nhanh, bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”. 7 lOMoAR cPSD| 48302938
3. Hai luận điểm trên được Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển khi giải quyết
mối quan hệ giữa quyền lợi của dân tộc và quyền lợi của giai cấp giai
đoạn (1941-1945) nêu trong Nghị quyết của “Trung ương Hội nghị lần
thứ tám Đảng cộng sản Đông Dương”.

3.1. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp
Trên cơ sở niềm tin vững chắc vào tiền đồ chiến thắng của Liên Xô và đồng minh
cùng sự thất bại tất yếu của chủ nghĩa phát xít... lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về
nước để chỉ đạo cách mạng Việt Nam, xúc tiến chuẩn bị những nhân tố cơ bản, kịp
thời đón bắt thời cơ quốc tế thuận lợi đưa lại. Theo đó, ngày 28-1-1941 , sau 30
năm bôn ba tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc quá cảnh Trung Quốc
vượt qua cột mốc 108 biên giới Việt-Trung về Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà
Quảng, tỉnh Cao Bằng. Sau 4 tháng tích cực chuẩn bị, từ ngày 10 đến 19-5-1941,
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8. Hội
nghị nêu chủ trương tạm gác lại khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của địa chủ, phong
kiến, chia cho dân cày để phát huy sức mạnh toàn dân tộc đánh đuổi đế quốc và
khẳng định: “Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, độc lập cho đất nước là nhiệm vụ trước
tiên của Đảng ta và cách mạng Đông Dương, phù hợp với nhiệm vụ chung của tất
cả nhân dân Đông Dương”. Hội nghị đánh dấu sự chuyển hướng chiến lược hết
sức quan trọng của cách mạng Việt Nam. Trong đó, điểm nổi bật là việc xác định
luận điểm giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp. Hội nghị chủ
trương: “Trước hết phải giải phóng cho được các dân tộc Ðông Dương ra khỏi ách
của Pháp-Nhật... nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi
được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân
tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm
cũng không đòi lại được”. Việc xác định quan điểm này thể hiện sự nhạy bén, linh
hoạt, sắc sảo trong xác định nhiệm vụ cơ bản cả trước mắt và lâu dài của cách
mạng nước ta cũng như trong nắm bắt, dự báo chính xác thời cơ cách mạng của
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Trung ương Đảng. Cũng tại hội nghị này, hàng loạt
các vấn đề liên quan đến vận mệnh dân tộc đã được quyết định, trong đó có việc
xác định xây dựng và phát triển căn cứ địa cách mạng, lãnh đạo, chỉ đạo phát triển
lực lượng vũ trang và bán vũ trang tiến tới thành lập Quân đội nhân dân, lựa chọn
cán bộ chủ chốt, xây dựng đội ngũ cán bộ... cùng các tiền đề khác được vạch ra
nhằm chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước.
Từ sau Hội nghị Trung ương 8, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã xúc tiến chỉ đạo mở các
lớp huấn luyện, tổ chức, vận động, chuẩn bị thành lập Mặt trận Việt Minh, trực tiếp
soạn thảo các văn kiện: Tuyên ngôn độc lập, Chương trình hành động, Ðiều lệ của 8 lOMoAR cPSD| 48302938
Mặt trận Việt Minh, tập trung chỉ đạo xây dựng căn cứ địa cách mạng, nơi đứng
chân để xây dựng và phát triển lực lượng... Người kêu gọi toàn Đảng, toàn dân:
“Nay, cơ hội giải phóng đến rồi, đế quốc Pháp bên Âu đã không thể tự cứu, cũng
không thể tự cứu bọn thống trị Pháp ở bên ta... Trong lúc này, quyền lợi dân tộc giải
phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn việt
gian đặng cứu giống nòi khỏi nước sôi lửa bỏng... Hỡi các chiến sĩ cách mạng! Giờ
giải phóng đã đến. Hãy phất cao cờ độc lập, lãnh đạo toàn dân đánh tan thù chung”
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, những hạt giống quân sự đầu
tiên của căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng ra đời. Ngày 22-12-1944, Người ra Chỉ thị thành
lập Ðội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân-tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay.
3.2. Ý nghĩ của Nghị quyết của “Trung ương Hội nghị lần thứ tám Đảng
cộng sản Đông Dương”:
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc quyết định trở về nước, chủ trì cùng những chủ trương
của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 có ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng đối
với cách mạng Việt Nam. Những quyết sách của hội nghị thể hiện tầm nhìn chiến
lược của Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, nêu vấn đề giải phóng dân
tộc, đánh dấu bước tiến mới trong tư duy cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng,
khẳng định bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam; tạo những tiền đề quan
trọng, quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Tư tưởng của
hội nghị cùng với những chủ trương sáng suốt của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã cổ
vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức phấn đấu thực hiện, đưa cách mạng nước
ta đi đến thắng lợi cuối cùng, đưa cả nước bước vào thời kỳ nhiệm vụ giải phóng
dân tộc được đặt lên hàng đầu, soi sáng, dẫn đường cho toàn dân, toàn quân ta
đứng lên tổng khởi nghĩa, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành chính quyền
về tay nhân dân, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa-Nhà nước công
nông đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Nhắc và nhớ tới mỗi sự kiện lịch sự trọng đại, trong đó có sự kiện lịch sử ngày 28-
1-1941 của 80 năm về trước-ngày lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp
lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, gắn liền với
Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (khóa I) giữa thời khắc Đại hội lần thứ XIII của
Đảng đang diễn ra tại Thủ đô Hà Nội để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta càng
thấy sự vĩ đại về tư duy và tầm nhìn chiến lược của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, với những quyết sách to lớn, mạnh mẽ, quyết liệt trên con đường phát triển
đi lên của đất nước và dân tộc Việt Nam.
4. Những giá trị sống sau khi học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về vấn đề dân tộc và giai cấp 9 lOMoAR cPSD| 48302938
4.1. Việc học tập, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh giúp người học tiếp
cận, hiểu rõ hơn về con người vĩ đại Hồ Chí Minh:
Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969) là một nhà cách mạng, một trong những
người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh
thổ cho Việt Nam. Người là nhà lãnh đạo nổi tiếng được nhiều người ngưỡng mộ
và tôn sùng, một vị nguyên thủ tài ba mà gần gũi, được hàng triệu đồng bào Việt
Nam yêu mến. Hồ Chí Minh đồng thời cũng là một nhà văn hóa lớn với nhiều
tác phẩm văn học nghệ thuật giá trị để lại cho đời. Có thể nói, có rất nhiều yếu tố
để tạo nên một con người vĩ đại với những thành tựu xuất chúng và dành được
trái tim, tình cảm của nhiều đồng bào trong nước nói riêng và nhân dân thế giới
nói chung. Song một yếu tố quan trọng then chốt và cơ bản đó chính là nội lực
tự thân bên trong Hồ Chí Minh – là toàn bộ tư tưởng, quan điểm, nhận thức cũng
như phẩm chất đạo đức của Người.
Vì vậy, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh giúp ta khám phá và hiểu rõ hơn
những phẩm chất, quan niệm sâu sắc của Người, cũng là qua đó tìm ra cho mình
một tấm gương sáng để noi theo và những bài học bổ ích để vận dụng trong cuộc
sống. Đối với Hồ Chí Minh, giữa tư tưởng với đạo đức – phong cách – lối sống
là luôn thống nhất nên việc nghiên cứu tư tưởng của Người không chỉ cho ta cái
nhìn giản đơn về những quan niệm của Người trong các lĩnh vực, mà mặt khác
còn cho ta cảm nhận được phẩm chất, đạo đức cao đẹp của Người. Hồ Chí Minh
là con người “bằng xương bằng thịt” nhưng Người làm được những việc phi
thường, to lớn không phải bất cứ một ai cũng làm được. Hồ Chí Minh cùng thành
quả của Người chính là tấm gương sáng “người thực việc thực” cho những ai am
hiểu sâu sắc về những tư tưởng của Người có thể học tập, làm theo.
Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh còn là một trong những con đường để nhận thức
đầy đủ và sâu sắc hơn về công lao to lớn của Người đối với nhân dân, đất nước
Việt Nam và nhân dân của các nước thuộc địa trên thế giới. Thấm thía công lao
của Người cũng sẽ khơi gợi trong mỗi một người dân Việt Nam lòng biết ơn,
lòng tự hào dân tộc, thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc – đạo lý
“Uống nước nhớ nguồn”.
4.2. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh giúp mỗi người nâng cao năng lực
tư duy lý luận và phương pháp công tác trong thời đại ngày nay:
Những tư tưởng của Hồ Chí Minh mặc dù có tính khái quát cao về các lĩnh
vực có nội hàm rộng lớn như dân tộc và cách mạng dân tộc, chủ nghĩa xã hội,
Đảng Cộng sản, Nhà nước, tư tưởng đại đoàn kết, quân sự, nhân văn, đạo đức, 10 lOMoAR cPSD| 48302938
văn hóa… nhưng lại có tính thực tiễn và áp dụng rất cao, có thể được vận
dụng hiệu quả trong từng công việc nhỏ lẻ của mỗi người dân.
Thấm nhuần được các tư tưởng chủ đạo, ta sẽ có nền tảng vững chắc về mục
đích lao động, mục tiêu đúng đắn để phát triển đất nước đi lên xã hội chủ
nghĩa và có bản sắc riêng. Từ đó ta sẽ tìm ra đường hướng cụ thể để phát triển
năng lực của bản thân, xây dựng đất nước.
Trên nền tảng kiên định lập trường, vững vàng quan điểm ấy, việc nắm rõ
được bản chất của các tư tưởng Hồ Chí Minh giúp cho mỗi người nâng cao
được khả năng tư duy lý luận sắc bén và cải tiến phương pháp lao động hiệu
quả và khoa học hơn. Thay đổi được tư duy nhận thức đúng đắn cũng chính
là loại bỏ, bài trừ những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực, phiến diện, phản động,
hướng con người đến những tư tưởng đúng đắn, phù hợp với quy luật phát
triển. Nếu đổi mới tư duy có vai trò dẫn dắt khởi nguồn cho sự tiến bộ thì cải
tiến phương pháp cũng quan trọng không kém trong việc hiện thực hóa những
dự định, quan điểm đổi mới đó.
4.3. Giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách
mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng
phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ
cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người
quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc
Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về
ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu
rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức,
đoàn viên, thanh niên, học sinh… nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư. Trong điều kiện thực tiễn hiện nay, mặt trái của
cơ chế thị trường tác động mạnh mẽ, tạo nên sự phân hóa giàu nghèo, phần
tầng xã hội, sự suy đồi về đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, Đảng viên
đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin, tư tưởng và tình cảm của quần
chúng nhân dân vào Đảng. Vì vậy, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, noi
gương đạo đức của Người trở nên cần thiết, cấp bách và quan trọng hơn bao 11 lOMoAR cPSD| 48302938
giờ hết giúp đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội.
4.4. Nâng cao tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người của độc lập, tự chủ, đổi mới và sáng tạo.
Luôn luôn xuất phát từ thực tế, hết sức tránh lặp lại những lối cũ, đường mòn,
không ngừng đổi mới và sáng tạo.
Trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa, các thế lực phản động thù địch
không từ bỏ âm mưu nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội đối với nước ta thông qua
cơ chế thị trường và trao đổi, giao lưu văn hóa. Trong điều kiện đó, chúng ta
có thể làm gì để vừa mở cửa, hợp tác phát triển kinh tế mà vẫn giữ được độc
lập, chủ quyền dân tộc. Muốn vậy chúng ta phải tạo ra nguồn sức mạnh nội
lực làm cơ sở cho sự phát triển. Một trong những sức mạnh nội lực đó chính
là tư tưởng Hồ Chí Minh. Người có căn dặn: học tập chủ nghĩa Mác – Lênin
là học tập cái tinh thần cách mạng và khoa học, cái tinh thần biện chứng của
chủ nghĩa Mác – Lênin, để giải quyết tốt những vấn đề đang đặt ra trong thực
tiễn đổi mới hiện nay, tức là phải luôn biết gắn lý luận với thực tiễn, từ tổng
kết thực tiễn mà bổ sung làm phong phú thêm lý luận. Do vậy, việc học tập tư
tưởng Hồ Chí Minh cũng chính là việc học tập có ý nghĩa về mặt định hướng
giá trị, tạo nên sức mạnh đồng thời là kim chỉ nam, là nền tảng tư tưởng cho
mọi hành động của cả dân tộc. Kết Luận
Giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội vì con người, do con người
Theo quan điểm của Bác Hồ, sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, giải phóng con người không có bức tường ngăn cách mà là cách mạng
không ngừng. Giải phóng dân tộc là tiền đề, điều kiện để giải phóng giai cấp,
giải phóng con người. Ðộc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, mới
bảo đảm mọi quyền và đem lại hạnh phúc cho con người. Người khẳng định:
Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân
tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Chỉ có
chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân
biệt chủng tộc, nguồn gốc, sự tự do bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên
quả đất, việc làm cho mọi người. Ngay từ năm 1930, trong Chánh cương vắn
tắt của Ðảng, Nguyễn Ái Quốc đã xác định con đường của cách mạng Việt 12 lOMoAR cPSD| 48302938
Nam là "làm cách mạng tư sản dân quyền" và "thổ địa cách mạng" để đi tới
xã hội cộng sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ ra rằng: Khi đã giành được
độc lập thì gắng sức làm cho ai nấy đều có phần hạnh phúc. Bởi lẽ, độc lập
mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, t4, tr.56). Giải phóng nhân dân lao động khỏi áp
bức, bóc lột, bất công, xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa, làm
cho mọi người, "ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành", được
hưởng tự do, hạnh phúc là ham muốn tột bậc của Người.
Có thể nói, mục đích cao nhất trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng
con người theo lập trường của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, quan điểm nhân đạo
cộng sản chủ nghĩa. Chúng ta thấy, trong tư tưởng giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người của Bác bao trùm lên tất cả là chủ
nghĩa nhân văn cao cả, thấm đậm tình thương yêu đồng bào, đồng chí và
nhân loại bị áp bức, bóc lột. Cuộc đời của Bác là tấm gương tiêu biểu về
lòng thương yêu nhân dân, thương yêu con người, nhất là với những người
nghèo khổ, bị áp bức, bất công. Nhớ lại, ngay sau ngày Tuyên bố độc lập,
trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu sáu vấn
đề cấp bách mà tất cả đều vì con người, cho con người: Ðó là cứu đói, bảo
đảm quyền được ăn để sống cho dân; chống nạn mù chữ; xây dựng Hiến
pháp, thực hiện quyền tự do dân chủ; giáo dục tinh thần cần kiệm, liêm,
chính; chống lối bóc lột vô nhân đạo, cấm hút thuốc phiện; tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết.
Tài liệu tham khảo
1.Giáo trình “Học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh” ( trường đại học Kinh Doanh
và Công nghệ Hà Nội 2023).
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người(2004) từ https://nhandan.vn/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-
giaiphong-dan-toc-giai-phong-giai-cap-giai-phong-con-nguoi- post466465.html 13