Tư tưởng nhân văn HCM là gì? môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Một điểm dễ thống nhất với nhau là: Sở dĩ tư tưởng Hồ Chí Minh hiện thân khát vọng thể hiện các giá trị làm người cao quý, là linh hồn, là ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam, lương tâm của thời đại, có sức sống bền vững và có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (HUBT)
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47708777
1.1 Tư tưởng nhân văn HCM là gì?
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới giá trị nhân
văn truyền thống Việt Nam:
- Một điểm dễ thống nhất với nhau là: Sở dĩ tư tưởng Hồ Chí Minh hiện
thân khát vọng thể hiện các giá trị làm người cao quý, là linh hồn, là
ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam, lương tâm của thời đại, có sức
sống bền vững và có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của
nhân dân Việt Nam và của nhân dân nhiều dân tộc trên thế giới, cả
trong quá khứ, hiện tại và tương lai, chính là vì tư tưởng của Người đã
kế thừa những giá trị tư tưởng, văn hóa "vĩnh cửu" của nhân loại thấm
đượm một chủ nghĩa nhân văn cao cả, đáp ứng những yêu cầu, nguyện
vọng cháy bỏng và sâu xa của dân tộc và nhân loại.
- Nội dung tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh chủ yếu là những tư tưởng
định hướng, hướng dẫn, tập hợp tổ chức nhân dân Việt Nam, phát huy
sức mạnh của con người Việt Nam đứng lên đấu tranh giải phóng dân
tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người thực hiện mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm mang lại tự do hạnh phúc cho nhân
dân Việt Nam và góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì
hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh mang tính khoa học, cách mạng và hiện thực sâu sắc:
- Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là chủ nghĩa nhân văn khoa học, hiện
thực, cách mạng. Người ta thường nói, Hồ Chí Minh là một nhà triết
học hành động, thì cũng có thể nói nhà nhân văn Hồ Chí Minh là một
nhà nhân văn hành động, hành động nhằm giải phóng con người.
- Tinh thần nhân văn đặc sắc của Hồ Chí Minh thể hiện ở khát vọng biến tư
tưởng thành hiện thực trên cơ sở một sự hiểu biết chắc chắn các điều
kiện hiện tại và quy luật xã hội đặc thù của một nước thuộc địa nửa
phong kiến, nông nghiệp lạc hậu.
1.2 Các khía cạnh nhân văn trong tư tưởng nhân văn HCM:
a. Lý tưởng nhân văn là gì? Lý tưởng nhân văn HCM thể hiện rõ nhất trong câu nói nào? lOMoAR cPSD| 47708777
- Xét về lý tưởng nhân văn, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người Việt
Nam trong giải phóng dân tộc là cả cộng đồng dân tộc Việt Nam đấu
tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân để giành độc lập dân tộc. Con
người trong giải phóng giai cấp là các giai cấp cần lao, trước hết là công
- nông, đấu tranh để xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa. Còn con
người trong giải phóng con người là mỗi con người, với tính cách là cá
nhân, phải được giải phóng khỏi mọi sự áp bức, bất công, được tự do
hạnh phúc, được phát triển về mọi mặt, được làm chủ xã hội, làm chủ
tự nhiên, làm chủ bản thân mình; bằng cách đó tạo điều kiện cho con
người thoát khỏi mọi sự tha hóa để có bản chất người tốt đẹp nhất.
- Lí tưởng nhân văn là một khái niệm trong triết học và đạo đức, đề cập
đến việc tôn trọng và đề cao giá trị con người. Nó cho rằng con người
đáng được tôn trọng vì những phẩm chất và đức tính của mình, chứ
không chỉ vì thế mạnh của họ. Lí tưởng nhân văn cũng khẳng định rằng
mỗi con người đều có giá trị riêng và đáng được tôn trọng và bảo vệ.
- Lí tưởng nhân văn thường được áp dụng trong đạo đức và chính trị, đặc
biệt là trong việc đề cao quyền con người và đấu tranh cho sự công bằng
và nhân văn trong xã hội. Nó cũng liên quan đến khái niệm về sự đoàn
kết và tôn trọng đa dạng, đặc biệt trong một thế giới ngày nay đầy phức
tạp và đa dạng về văn hóa, tôn giáo và chính trị.
- Câu nói thể hiện lý tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh:
“Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi”
- Nghĩa lầ: khi trở về với độc lập tự do thì Người đề ra những chính sách
giúp con người để người dân có đầy đủ về cả vật chất và tinh thần
b. Tình cảm nhân văn là gì? Tình cảm nhân văn HCM thể hiện rõ nhất trong câu nói nào?
- Tình cảm nhân văn là tình yêu giữa người với người và giữa con người
với quê hương đất nước đồng thời thấu hiểu được cảm xúc của tất cả
mọi người khi họ đứng trước vấn đề đó
- Tình cảm nhân văn được hiểu như sau:
o Luôn sống chân thật với cảm xúc của mình: Người sống nhân văn
biết cách biểu hiện tình cảm chân thật với mọi sự vật, hiện tượng.
Cảm xúc bộc lộ ra không hề giả tạo, và không thể hiện một thái độ
tình cảm sai lệch hoàn toàn với những gì họ đang nghĩ. Họ cũng lOMoAR cPSD| 47708777
biết đồng cảm sâu sắc trước những đau khổ và khó khăn của người
khác. o Sống độ lượng, vị tha, khoan dung: Lối sống nhân văn thể
hiện khi bạn biết buông bỏ đúng lúc, đúng thời điểm. Bạn sẽ biết
cách buông bỏ qua những sai lầm, độ lượng, và vị tha để tâm hồn
bạn luôn được bình yên và thoải mái.
o Yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên và mong muốn khắc phục, giải thích:
Lối sống nhân văn còn thể hiện qua sự cảm nhận cái đẹp của bản
thân mỗi người. Họ luôn trân trọng và dành tình cảm cho cái đẹp.
Ngoài ra, nó còn thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, mong muốn
khám phá, chinh phục và giải thích những hiện tượng thiên nhiên trong cuộc đời.
o Luôn có tinh thần độc lập tự cường: Lối sống nhân văn còn đề cao
tinh thần bất khuất, bất diệt và sẵn sàng bảo vệ kẻ yếu, đứng về lẽ
phải công bằng. Đây cũng là giá trị mà nhiều người hướng đến, đặc
biệt trong cuộc sống độc lập tự do
- Câu nói thể hiện tình cảm nhân văn của HCM: “ Mỗi người, mỗi gia
đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng
của mỗi người, mỗi gia đình lại thành nỗi đau khổ của tôi. “
- Nghĩa là: Thể hiện tình cảm bao la và của Bác đối với những nhân dân ở
miền Nam không được hưởng sự hoà bình, đồng thời cảm thông cho
những đau thương mất mát mà đồng bào phải gánh chịu
c. Hành động nhân văn là gì? Hành động nhân văn HCM thể hiện rõ
nhất trong câu nói nào?
- Hành động nhân văn là những hành động theo các giá trị nhân văn như
tôn trọng, chia sẻ, tha thứ, yêu thương…đối với người khác. Nhân văn là
sự kết hợp hài hòa giữa tri thức văn hóa và bản chất của con người
thông qua hành động, suy nghĩ, cách giao tiếp, lịch sử, truyền thống. Nó
thường gắn liền với vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh, tình cảm, trí tuệ. Các nhà
nhân văn tin rằng giải pháp cho các vấn đề nằm ở trong suy nghĩ, hành
động của con người, được thúc đẩy bởi bằng chứng khoa học, sự đổi mới.
- Câu nói : “cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa. Đem
gạo đó ( mỗi bữa 1 bơ ) để cứu dân nghèo” mới chỉ là hành động thôi
còn hành động nhân văn của Hồ Chí Minh được thể hiện rõ nhất qua lOMoAR cPSD| 47708777
câu: “tôi xin thực hiện trước”. Người không chỉ kêu gọi người khác
thực hiện mà Người còn là người đầu tiên thực hiện trước.
- Tình cảm nhân văn là có cảm xúc trước vấn đề nào đó