Tư tưởng Triết học của Plato - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Học thuyết trong ý niệm là một trong những vị trí quan trọng về triết học Plato là một trong những nên tảng thế giới quan của ông . Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PLATO (428 HOẶC 424-K.348 TCN)
1 .HỌC THUYẾT VỀ Ý NIỆM CỦA PLATO
-Học thuyết trong ý niệm là một trong những vị trí quan trọng về triết học
Plato là một trong những nên tảng thế giới quan của ông .Quan niệm của
Platon về ý niệm tồn tại, vật chất không tồn tại, sự vật cảm tính, những con
số… theo cách hiểu của ông đó là các khái niệm tri thức được khách quan
hóa đã rút ra khỏi ý thức của con người, hòa trộn vào thế giới tư tưởng đc coi
là tổng thể các ý niệm tương tự. Các ý niệm được coi là tồn tại nói chung, bất
biến và vĩnh viễn-Platon vẫn khẳng định rằng cái không tồn tại là cái thực.
coi sự vật hiện tượng là cái bóng của ý niệm . “VẬT CHẤT KHÔNG TỒN TẠI “
với ý nghĩa là ‘’ KHÔNG TỒN TỒN TẠI CHÂN THỰC chứ không phải KHÔNG
CÓ’’. Sự vật cảm tính chỉ có thể có ý niệm tồn tại và vật chất không tồn tại,
nó nằm giữa tồn tại và không tồn tại.
2. HỌC THUYẾT VỀ VỤ TRỤ
ở đây có bạn nào nghe về lucid dream đó là một giấc mơ sáng suốt được con
người tìm hiểu qua câu nói của ông
“How can you prove whether at this moment we are sleeping, and all our
thoughts are a dream; or whether we are awake, and talking to one another in the waking state?”
Làm thế nào mà bạn có thể chứng minh được rằng vào lúc này bạn đang tỉnh hay mơ? -PLATO-BrainyQuote.com
Ông là ng luôn theo lập trường duy tâm khách quan từ đó hình thành lên học thuyết vũ trụ
Nó là sự phát triển từ học thuyết về ý niệm là đỉnh cao chủ nghĩa duy tâm
thần bí trong triết học Plato. Theo ông sự khác nhau giữa các vật thể là do sự
khác nhau về quan hệ toán học, những con số quyết định. Những con số thần
bí này chi phối toàn bộ học thuyết về vũ trụ. Platon cho rằng thế giới có linh
hồn, linh hồn của thế giới do thần thánh tạo ra. Ông chia ra thành 2 loại linh
hồn thế giới là linh hồn của thế giới cái thiện có trật tự và linh hồn của cái ác, vô trật tự.
Platon cũng cho rằng vũ trụ hình cầu là duy nhất, hữu hạn, trung tâm của vũ
trụ là quả đất, chung quanh quả đất là các hành tinh, các tinh tú, chúng vận
động quay nhờ linh hồn của chúng.
Những tư tưởng này của ông đã để lại dấu chân mới cho các thế hệ phát triển sau này ….
3. NHẬN THỨC LINH HỒN CỦA ÔNG
‘’Chiến thắng bản than là chiến thắng tốt nhất và cao quý nhất bị đánh bại
bởi bản tính của mình là thất bại tồ tệ và nhục nhã nhất” đó là câu nói của
plato về nhận thức linh hồn của ông
Theo Quan niệm về linh hồn bất tử của Platon rất duy tâm, thần bí hoàn toàn
đối lập với quan niệm của Heraclite và Democrite về linh hồn.
Platon phản đối cảm giác luận và nhận thức luận duy vật nói chung, ông cho
rằng nhận thức cảm tính, cảm giác, không phải là nguồn gốc của tri thức
chân thực. Kết quả của nhận thức cảm tính chỉ là “ dư luận ”. Tri thức chân
thực chỉ có thể đạt được bằng nhận thức lý tính và được thể hiện trong khái
niệm. Nhận thức chỉ là sự hồi tưởng của linh hồn bất tử, là sự liên hệ các
chân lý được hồi tưởng. Theo Ông muốn nhận thức được chân lý phải dũng
cảm, có ý chí mới nhận thức được thế giới ý niệm, nhận thức được chân lý,
như vậy đam mê, dục vọng không thể nhận thức được chân lý. Platon chú ý
đến phương pháp nhận thức, phương pháp đánh thức sự hồi tưởng của linh
hồn bất tử và đó theo ông là phép biện chứng. Platon phủ nhận vai trò của
nhận thức cảm tính, của tư duy thuần túy đến mức lý tưởng hóa thần thánh
hóa nó. Phép biện chứng theo cách hiểu của Platon là phép biện chứng duy
tâm, ÔNG không có đóng góp tích cực nào về phếp biện chứng.
4. QUAN NIỆM VỀ DẠO ĐỨC CỦA PLATO
‘Thường thường ở việt nam chúng ta hay có câu nói là Có tài mà không có
đức dười thời hy lạp cổ đại plato cũng có câu nói về đạo đức và tri thức là
….”Tri thức sẽ trở nên tàn ác nếu mục đích của nó không có đạo đức “
Đạo đức của Platon được xây dựng dựa trên cơ sở học thuyết về linh hồn,
theo Platon linh hồn có 3 bộ phận là lý trí, ý chí và dục vọng.. Platon cho rằng
lý tính của linh hồn là cơ sở của sự thông thái, ý chí là cơ sở của lòng dũng
cảm, chế ngự nhục dục là cơ sở của sự điều độ. Sự thông thái là một đức tính
cao nhất, sự kết hợp 3 yếu tố trên dưới sự chỉ đạo của lý tính sẽ tạo ra chính
nghĩa là yếu tố thứ tư. Lý tính, ý chí, chế ngự dục vọng và chính nghĩa là bốn
yếu tố trong đạo đức học của Platon
Đạo đúc học của Platon hướng con người vào ý niệm tối cao của cái
thiện, đó là sự thông thái và lòng dũng cảm. Platon cho rằng chỉ có số
ít người, những chủ nô thượng lưu mới có đời sống đạo đức với những
biểu hiện tối cao của nó là sự thông thái và lòng dũng cảm. Còn quần
chúng thường dân chỉ có năng lực đạo đức tiêu cực, đạo đức khuất
phục. Platon không coi nô lệ là con người. Với ông đó chỉ là những
“Động vật biết nói ” không thể có đạo đức và bảo vệ địa vị thống trị
của gai cấp chủ nô quý tộc, đối lập với quần chúng nhân dân.
5. QUAN NIỆM VỀ NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI CỦA PLATO
‘’ Người phụng sự đất nước mình không chỉ có năng lực để suy nghĩ mà
còn có ý chí để hành động “
Con người chỉ có thể hoàn thiện nhân cách trong một nhà nước được tổ
chức hợp lí, mục đích của triết học là xây dựng một nhà nước hoàn toàn lí
tưởng và hoàn thiện. Tương ứng với ba phần linh hồn con người Platon chia
xã hội làm ba hạng người
-Thứ nhất, đó là những nhà triết học, nhà thông thái, đây là những
người mà lý tính đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động của họ.Họ luôn luôn
hướng tới cảm thụ cái đẹp và trật tự các ý niệm, khát vọng vươn tới phúc lợi
tối cao, tới sự thật và công lý. Đó là những người biết kiềm chế, ôn hòa
những thú vui cảm tính, họ có thể đảm nhận được vai trò lãnh đạo, trị vị xã
hội trong nhà nước lí tưởng.
-Thứ hai, đó là những người lính làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho nhà
nước lí tưởng, linh hồn của họ tràn đầy xúc cảm gan giạ và dũng cảm, biết
quy phục các khát vọng cảm tính đói với lý trí và nghĩa vụ.
- Thứ ba, đó là những người thuocj tầng lớp nông dân, thợ thủ công, họ
là những người về cơ bản đi xa hơn những khát vọng cảm tính. Họ thường
khỏe mạnh, thích nghi với hoạt động chân tay bởi vì ngay từ khi sinh ra họ đã
gần gũi với các sự vật cảm tính rồi. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là làm ra của
cải vật chất đảm bảo cuộc sống cho nhà nước.
Platon tập trung sự đã kích của mình vào chế độ dân chủ
Athene, vì ông là kẻ thù chính trị của chế độ dân chủ chủ nô Athene
ông chống lại nền dân chủ cổ đại nói chung và nền Athene nói riêng.
Theo Platon với ba đẳng cấp là đẳng cấp những triết gia cầm
quyền, đẳng cấp những quân nhân và đẳng cấp của nông dân, thợ thủ
công, theo sự phân công, hai đẳng cấp trên tuyệt đối không phải là lao
động chân tay, lao động chân tay là làm nhiệm vụ của người nông dân và thợ thủ công.
Về sự công bằng xã hội, Platon cho rằng công bằng của cá nhân
phải gắn với công bằng của xã hội. Theo ông công bằng cá nhân là sự
phát triển cân bằng những phẩm chất đạo đức
6. QUAN NIỆM MỸ HỌC CỦA ÔNG
‘’Cái đẹp nằm trong mắt người ngắm””
Quan niệm về mỹ học của Platon cũng dưa trên học thuyết về ý niệm.
Platon cho rằng cái đẹp chân thực là cái đẹp của ý niệm, nó đối lập tuyệt đối
với cái đẹp của sự vật cảm tính. Cái đẹp của ý niệm là cái đẹp tuyệt vời, vĩnh
viễn, tồn tại ngoài không gian và phi thời gian, nó là bất biến. Cái đẹp của sự
vât không tuyệt vời, khả biến và tương đối.
Chỉ có thể cảm nhận cái đẹp của ý niệm bằng lý tính, cái đẹp của ý
niệm hoàn toan khac với cái đẹp trong hiện thực khách quan. Ông phê phán
quan niệm cho rằng cái đẹp chỉ có trong thực tế như: Người con gái đẹp,
bông hoa đẹp, tòa lâu đài đẹp. Ông bác bỏ quan niệm cho rằng cái đẹp là cái
có lợi ích hoặc là cái có khoái cảm do thị giác và thính giác đem lại.
Không có cái đẹp tách rời khỏi chỉnh thể, chủ thể nhận thức cái đẹp là
linh hồn bất tử, phương pháp nhận thức là sự hồi tưởng.Platon cho rằng,
nghệ thuật là sự bắt chước, nhưng không phảo bắt chước sự vật mà bắt
chước ý niệm. Theo Platon chỉ có nghệ thuật xuất phát từ nguồn cảm hứng
do thần thánh tạo ra mới là nghệ thuật cao quý vì nó không phải là sự bắt
chước sự vật cảm tính. Đây là một thứ chủ nghĩa thần bí về nghệ thuật. Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Hữu Vui (2002), Lịch
, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội sử triết học
2. Lê Đức Tâm, Một số triết gia và học thuyết triết học ở Hy Lạp cổ đại
3. Triết học II, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1993
4. Nguyễn Ngọc Thu (2003), Đại cương lịch sử triết học, Nxb tổng hợp TPHCM 5. Tailieu.com.vn