Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền - Pháp Luật Đại Cương | Trường Đại học Quy Nhơn
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền - Pháp Luật Đại Cương | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp Luật Đại Cương (1130049)
Trường: Đại học Quy Nhơn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN VÀ DÂN QUYỀN Các điều khoản
1. Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình
đẳng về quyền lợi. Sự phân biệt xã hội chỉ được phép thành lập trên cơ sở nó đem lại lợi ích chung cho cả cộng đồng.
2. Mục đích của tất cả các tổ chức chính trị là bảo vệ các quyền tự nhiên và bất khả xâm phạm
của con người. Những quyền này là tự do, sở hữu tài sản, an ninh và chống lại sự áp bức.
3. Các nguyên tắc chủ quyền có nguồn gốc từ Quốc gia. Không một tổ chức hoặc cá nhân nào
có thể thực hiện quyền mà không xuất phát từ nguyên tắc đó.
4. Tự do bao gồm khả năng làm bất cứ điều gì mà không gây hại cho người khác. Như thế,
việc thực hiện các quyền tự nhiên của mỗi cá nhân chỉ bị giới hạn sao cho các cá nhân khác
trong xã hội cũng được hưởng những quyền tương tự. Những giới hạn này được quy định duy nhất bằng luật pháp.
5. Luật chỉ có quyền cấm những hành vi gây bất lợi cho xã hội. Bất cứ hành vi nào không bị
pháp luật cấm thì cũng không được phép ngăn cản, và không ai bị bắt buộc phải làm điều mà
pháp luật không yêu cầu.
6. Luật pháp phải thể hiện mong ước chung của cộng đồng. Tất cả các công dân đều có quyền
đóng góp, trực tiếp hay qua đại diện của họ, để tạo ra luật pháp. Luật pháp phải giống nhau
với mọi đối tượng, cho dù nó bảo vệ hay trừng phạt. Tất cả các công dân, bình đẳng trước con
mắt của luật pháp, phải có quyền ngang nhau trong việc tham gia vào tất cả các văn phòng
quan trọng, các vị trí và chức vụ công, theo khả năng của họ và không có gì phân biệt ngoại
trừ phẩm chất và tài năng.
7. Không ai có thể bị truy tố, bắt giữ hay giam cầm ngoại trừ trường hợp được quyết định bởi
pháp luật, tuân thủ theo nguyên tắc mà pháp luật đã quy định. Những người theo đuổi, phát
tán, thực thi hoặc gây áp lực thực thi các mệnh lệnh tùy tiện phải bị trừng phạt; nhưng bất kỳ
công dân nào được gọi, bị bắt giữ theo quy đinh pháp luật, phải tuân thủ ngay tức khắc; anh /
chị ta sẽ bị coi là có tội nếu chống lại.
8. Luật pháp chỉ được phép đưa ra những hình phạt cần thiết thực sự và không thể tranh cãi;
và không ai bị trừng phạt nếu không có một điều luật đã được thành lập và công bố trước khi
người đó phạm tội, và có thể áp dụng hợp pháp.
9. Bởi vì mọi con người đều được coi là vô tội cho tới khi anh / chị ta bị tuyên bố có tội, nên
khi cần thiết phải bắt giữ, mọi hành vi sử dụng vũ lực quá mức tốit thiểu cần thiết để bắt và
giam giữ người đó sẽ bị xử lý thích đáng.
10. Không ai bị đối xử tàn tệ vì quan điểm của người đó, ngay cả các quan điểm tôn giáo,
miễn là việc trình bày các quan điểm đó không gây ra đổ vỡ hòa bình được thiết lập bởi luật pháp.
11. Tự do trao đổi suy nghĩ và ý kiến là một trong những quyền quý giá nhất của con người.
Vì thế, bất kỳ công dân nào cũng có thể nói, viết và công bố tự do; tuy nhiên, họ sẽ chịu trách
nhiệm nếu lạm dụng quyền tự do này theo quy định của pháp luật.
12. Đảm bảo các quyền con người và của công dân cần tới các lực lượng công [cảnh sát, quân
đội v.v..]. Những lực lượng này, do đó, được thành lập để phục vụ mục đích chung, và không
phải để sử dụng riêng cho mục đích của những người mà công chúng tín nhiệm giao phó
quyền lãnh đạo lực lượng.
13. Để duy trì các lực lượng công, và để chi trả chi phí quản lý, một [hệ thống] thuế chung là
điều cần thiết. Thuế phải được chia sẻ một cách tương tự theo đầu các công dân, với tỷ lệ
tương ứng với khả năng của họ.
14. Mọi công dân đều có quyền, tự mình hoặc qua đại diện của mình, kiểm tra tính cần thiết
của thuế công. Họ cũng có quyền tự do chấp nhận thuế, giám sát thuế được sử dụng như thế
nào, và quyết định mức thuế, các điều khoản cơ bản để đánh giá và thu thuế, cũng như khoảng
thời gian mà mức thuế có hiệu lực.
15. Xã hội có quyền yêu cầu công chức giải thích rõ công việc quản lý và giám sát của mình.
16. Bất kỳ xã hội nào mà các quyền [của con người và của công dân] này không được đảm
bảo, và sự tản quyền không được thực hiện, sẽ không có Hiến pháp.
17. Tài sản, là một quyền thiêng liêng và không thể xâm phạm, không ai có thể bị tước đoạt
tài sản; ngoại trừ điều đó là cần thiết cho cộng đồng, được điều tra hợp pháp, rõ ràng cần thiết,
và bồi thường công bằng và đưa trước đã được trả cho người có tài sản bị tước đoạt Nội dung:
Nội dung của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng
về quyền lợi. Sự phân biệt xã hội chỉ được phép thành lập trên cơ sở nó đem lại lợi ích chung
cho cả cộng đồng.Mục đích của tất cả các tổ chức chính trị là bảo vệ các quyền tự nhiên và
bất khả xâm phạm của con người. Những quyền này là tự do, sở hữu tài sản, an ninh và chống
lại sự áp bức.Các nguyên tắc chủ quyền có nguồn gốc từ Quốc gia. Không một tổ chức hoặc
cá nhân nào có thể thực hiện quyền mà không xuất phát từ nguyên tắc đó.Tự do bao gồm khả
năng làm bất cứ điều gì mà không gây hại cho người khác. Như thế, việc thực hiện các quyền
tự nhiên của mỗi cá nhân chỉ bị giới hạn sao cho các cá nhân khác trong xã hội cũng được
hưởng những quyền tương tự. Những giới hạn này được quy định duy nhất bằng luật
pháp.Luật chỉ có quyền cấm những hành vi gây bất lợi cho xã hội. Bất cứ hành vi nào không
bị pháp luật cấm thì cũng không được phép ngăn cản, và không ai bị bắt buộc phải làm điều
mà pháp luật không yêu cầu.Luật pháp phải thể hiện mong ước chung của cộng đồng. Tất cả
các công dân đều có quyền đóng góp, trực tiếp hay qua đại diện của họ, để tạo ra luật pháp.
Luật pháp phải giống nhau với mọi đối tượng, cho dù nó bảo vệ hay trừng phạt. Tất cả các
công dân, bình đẳng trước con mắt của luật pháp, phải có quyền ngang nhau trong việc tham
gia vào tất cả các văn phòng quan trọng, các vị trí và chức vụ công, theo khả năng của họ và
không có gì phân biệt ngoại trừ phẩm chất và tài năng.Không ai có thể bị truy tố, bắt giữ hay
giam cầm ngoại trừ trường hợp được quyết định bởi pháp luật, tuân thủ theo nguyên tắc mà
pháp luật đã quy định. Những người theo đuổi, phát tán, thực thi hoặc gây áp lực thực thi các
mệnh lệnh tùy tiện phải bị trừng phạt; nhưng bất kỳ công dân nào được gọi, bị bắt giữ theo
quy đinh pháp luật, phải tuân thủ ngay tức khắc; anh / chị ta sẽ bị coi là có tội nếu chống
lại.Luật pháp chỉ được phép đưa ra những hình phạt cần thiết thực sự và không thể tranh cãi;
và không ai bị trừng phạt nếu không có một điều luật đã được thành lập và công bố trước khi
người đó phạm tội, và có thể áp dụng hợp pháp.Bởi vì mọi con người đều được coi là vô tội
cho tới khi anh / chị ta bị tuyên bố có tội, nên khi cần thiết phải bắt giữ, mọi hành vi sử dụng
vũ lực quá mức tốit thiểu cần thiết để bắt và giam giữ người đó sẽ bị xử lý thích đáng.Không
ai bị đối xử tàn tệ vì quan điểm của người đó, ngay cả các quan điểm tôn giáo, miễn là việc
trình bày các quan điểm đó không gây ra đổ vỡ hòa bình được thiết lập bởi luật pháp.Tự do
trao đổi suy nghĩ và ý kiến là một trong những quyền quý giá nhất của con người. Vì thế, bất
kỳ công dân nào cũng có thể nói, viết và công bố tự do; tuy nhiên, họ sẽ chịu trách nhiệm nếu
lạm dụng quyền tự do này theo quy định của pháp luật.Đảm bảo các quyền con người và của
công dân cần tới các lực lượng công cảnh sát, quân đội v.v... Những lực lượng này, do đó,
được thành lập để phục vụ mục đích chung, và không phải để sử dụng riêng cho mục đích của
những người mà công chúng tín nhiệm giao phó quyền lãnh đạo lực lượng. Để duy trì các lực
lượng công, và để chi trả chi phí quản lý, một hệ thống thuế chung là điều cần thiết. Thuế phải
được chia sẻ một cách tương tự theo đầu các công dân, với tỷ lệ tương ứng với khả năng của
họ.Mọi công dân đều có quyền, tự mình hoặc qua đại diện của mình, kiểm tra tính cần thiết
của thuế công. Họ cũng có quyền tự do chấp nhận thuế, giám sát thuế được sử dụng như thế
nào, và quyết định mức thuế, các điều khoản cơ bản để đánh giá và thu thuế, cũng như khoảng
thời gian mà mức thuế có hiệu lực.Xã hội có quyền yêu cầu công chức giải thích rõ công việc
quản lý và giám sát của mình.Bất kỳ xã hội nào mà các quyền của con người và của công dân
này không được đảm bảo, và sự tản quyền không được thực hiện, sẽ không có Hiến pháp.Tài
sản, là một quyền thiêng liêng và không thể xâm phạm, không ai có thể bị tước đoạt tài sản;
ngoại trừ điều đó là cần thiết cho cộng đồng, được điều tra hợp pháp, rõ ràng cần thiết, và bồi
thường công bằng và đưa trước đã được trả cho người có tài sản bị tước đoạt Tiến bộ:
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp (1789) khẳng định ngay tại điều đầu tiên là “Mọi
người sinh ra đều có quyền sống tự do và bình đẳng; mọi sự phân biệt xã hội chỉ có thể đặt trên cơ
sở lợi ích chung”. Tuyên ngôn tiến bộ vì đề cao quyền cơ bản của con người. Kể từ khi xã hội có
sự phân chia thành giai cấp thì xuất hiện bóc lột, áp bức, tầng lớp nông dân, công nhân, nô lệ bị
bóc lột, áp bức một cách nặng thế. Trong hoàn cảnh đó, thì những tư tưởng về quyền tự do, bình
đẳng đã được nảy nở từ hình thức sơ khai cho tới các trào lưu tư tưởng, lý luận. Có thể nhận thấy,
trong thời kì ra đời, thì nước Pháp cũng đang chịu sự thống trị do nhà vua đứng đầu, mà trong bản
Tuyên ngôn này đã đề cập đến quyền con người, quyền tự do của con người mà chưa một quốc
gia nào ghi nhận trong một văn kiện nhất định. Hạn chế:
Tuy có những tiến bộ vượt bậc, nhưng bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền bộc lộ tính chất
tư sản và sự hạn chế của nó, khi qui định: “Tài sản, là một quyền thiêng liêng và không thể xâm
phạm, không ai có thể bị tước đoạt tài sản; ngoại trừ điều đó là cần thiết cho cộng đồng, được điều
tra hợp pháp, rõ ràng cần thiết, và bồi thường công bằng và đưa trước đã được trả cho người có tài
sản bị tước đoạt” (Điều 17). Như thế là Tuyên ngôn đã phủ nhận quyền bình đẳng xã hội thực sự
giữa người và người, hợp pháp hóa sự bất bình đẳng về tài sản và sự bóc lột của người có của đối
với người không có tài sản. Từ quy định này, nhận thấy bản tuyên ngôn bảo vệ quyền lợi của giai
cấp tư sản, bảo vệ quyền lợi của tư bản chủ nghĩa, mà không bảo vệ các tầng lớp khác trong xã hội.