Ứng dụng Blockchain trong truy xuất nguồn gốc nông thực phẩm - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Ứng dụng Blockchain trong truy xuất nguồn gốc nông thực phẩm - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết qủa
Môn: Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
2.2.1.1. Các bước xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Từ Thi liệu “ Tiêu chuẩn truy xuất toàn cầu của GS1” có sẵn, Việt Nam quy định
các bước để xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm như sau :
Bước 1 : Tiến hành khảo sát sơ bộ
Kiểm tra kĩ từng khâu trong quy trình sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào,
khâu chế biến, đóng gói, vận chuyển sản phẩm lên phương tiện vận tải và cuối
cùng là phân phối sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Đây là khâu đòi hỏi nhà sản
xuất phải kiểm tra một cách cẩn thận để có thể cung cấp ra thị trường thông tin đầy đủ và chính xác nhất.
Bước 2 : Thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Quy trình này được thực hiện mục đích để người tiêu dùng có thể tra cứu được
những thông tin cơ bản nhất về sản phẩm, đồng thời xem xét sản phẩm có đạt các
yêu cầu tiêu chuẩn như : VietGAP,GlobalGAP,ASC,HACCP,… hay không.
Lấy ví dụ về tiêu chuẩn VietGAP – một trong những tiêu chuẩn kiểm định thông
dụng trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
VietGAP – Vietnamese Good Agricultural Practices – Thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt ở Việt Nam, đây là tiêu chuẩn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành đối với nhóm sản phẩm : chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt.
Tiêu chí của tiêu chuẩn này chính là :
+ Truy xuất nguồn gốc sản phẩm + An toàn thực phẩm + Môi trường làm việc
+ Tiêu chuẩn về kĩ thuật sản xuất
Quy trình Chăn nuôi – Giết mổ - Sản xuất thịt heo VietGAP
Nguồn : https://vissanmart.com/camnangmuasam/post/quy-trinh-heo-viet-gap.html
Giấy chứng nhận quy trình chăn nuôi lợn tốt tại Việt Nam ( VietGAP)
Nguồn : https://lonrungsach.vn/thit-lon-rung
Bước 3 : Xây dựng biểu mẫu và thiết lập hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc
Các doanh nghiệp sẽ cung cấp một biểu mẫu chứa đựng các thông tin về sản phẩm
như : thành phần phụ phẩm, quy trình sản xuất, đóng gói, ... Đây là bước quan
trọng để doanh nghiệp có thể cung cấp thông tin, dữ liệu để xây dựng phần mềm truy xuất.
Bước 4 : Nhà cung cấp triển khai phát hành phần mềm
Với phần mềm này, doanh nghiệp sẽ có thể công khai thông tin nguồn gốc sản
phẩm đến người tiêu dùng.
Giải pháp sử dụng công nghệ blockchain trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Khi tích hợp công nghệ Blockchain vào phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm,
những dữ liệu hiện tại của hệ thống được gọi là off – chan, những dữ liệu gọi là on
– chain dùng để xác thực thông tin đúng hay sai, có hay không bị chỉnh sửa. Ví dụ
như : Mã nhận diện các dữ liệu off – chan( Chữ, âm thanh, hình ảnh, video giới
thiệu sản phẩm), Lịch sử các giao dịch trong hệ thống( Kích hoạt mã,
thêm/sửa/xóa thông tin về sản phẩm,... Nhờ vào Blockchain, những đặc tính nổi
bật cũng như thông tin của sản phẩm sẽ không bị thay đổi cũng như tăng tính minh
bạch, thông tin chất lượng sản phẩm.
2.2.1.2 Quy trình thực hiện ứng dụng Blockchain trong truy xuất nguồn gốc nông, thực phẩm
Quy trình từ sản xuất đến sản phẩm đầu ra áp dụng công nghệ blockchain
Tóm tắt quy trình ứng dụng Blockchain sẽ diễn ra như sau
Công ty xuất khẩu của Việt nam có thể xây dựng một mô hình blockchain cho
phép tham gia (1) Đơn vị trồng nông, thực phẩm, (2) Người thu gom & sơ chế, (3)
Công ty xuất khẩu và vận chuyển. Sau đó có thể tích hợp thêm bên trung gian là :
Người chứng nhận chất lượng, cơ quan nhà nước (ví dụ hải quan).
Mỗi khi một bước trong chu trình được hoàn thiện, thành viên tương ứng sẽ gửi
thông tin vào chuỗi. Khi tất cả các bước được hoàn thiện, công ty xuất khẩu gửi
mã blockchain từ (1) tới bên trung gian để họ kiểm tra hộ thông tin cho đối khách
hàng là người tiêu dùng - người có quyền xác tín để kích hoạt hợp đồng thông
minh. Hệ thống cũng có thể cấp quyền truy cập để đọc thông tin cho khách hàng là
(4) siêu thị nước ngoài, thậm chí gắn thông tin lên bao bì sản phẩm để (5) người
tiêu dùng nước ngoài kiểm chứng bằng ứng dụng điện thoại. Đây là những triển
vọng hấp dẫn do công nghệ mang lại, giúp minh bạch hóa thông tin và gây dựng
lòng tin với khách hàng về sản phẩm.
Khi người nông dân thu hoạch và bán cho doanh nghiệp, người nông dân ấy sẽ
truy cập vào ứng dụng truy xuất nguồn gốc xuất xứ (theo tài khoản được cấp sẵn
và ứng dụng này được xây dựng dựa trên nền tảng blockchain) để đăng thông tin
về lô xoài họ vừa bán. Ngay thời điểm này, một giao dịch sẽ tạo ra ID duy nhất
trong ứng dụng và đi kèm theo là một mã QR. Mã QR này sẽ gắn với lô nông sản
đó cho đến khi được bày bán lên kệ.
Thêm vào đó ,mã QR này được gán với một chuỗi hash (ID) ban đầu và ID này
không thể bị thay đổi được (nhưng thêm vào thông tin giao dịch được). Chính nhờ
đặc điểm này mà nhà cung ứng cũng có thể đăng nhập vào ứng dụng để thêm một
giao dịch là đã chuyển cho bên chế biến/xuất khẩu (thông tin này được tiếp nối
vào lịch sử giao dịch sử dụng ID được tạo bởi người nông dân ban đầu, và nó cũng
được cập nhật theo thời gian thực), cứ như vậy các giao dịch có thể được tạo tiếp
theo bởi bên xuất khẩu, làm sạch, đóng gói, siêu thị,... Các giao dịch trên chỉ có
thể thêm vào tiếp nối giao dịch trong ID nói trên nhưng nó sẽ truy xuất được theo
mã QR được tạo ban đầu.
Mã số cho phép truy xuất, in trên trứng
Quy trình vận hành chuỗi giá trị cho các bên tham gia
Ngoài ứng dụng Blockchain trong hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc, cần
phải có sự kết hợp giữa các thiết bị thu thập thông tin như website, app hay ứng
dụng để người tiêu dùng có thể truy cập, quan sát, quét mã. Từ đó, người tiêu dùng
có thể hiểu rõ quy trình sản phẩm được tạo ra và tiêu thụ đến cuối chuỗi cung ứng
là khách hàng như thế nào.
Hệ thống chuỗi cung ứng trên được xây dựng dựa vào các giai đoạn trong
các mắt xích của hệ thống chuỗi cung ứng thực phẩm và hệ thống sổ cái Blockchain
Các mắt xích trong chuỗi cung ứng nông sản trong truy xuất nguồn gốc dựa công nghệ blockchain
+ Mắt xích thứ nhất và thứ hai : Nhà sản xuất và người nuôi trồng
Trong giai đoạn này, Nhà sản xuất mua các thành phần đầu vào (giống, thuốc
men, công nghệ sử dụng…) từ các nhà cung ứng, qua quá trình sản xuất tạo ra
sản phẩm hoàn chỉnh đưa ra thị trường thông qua chuỗi cung ứng. Sản phẩm
sau quá trình sản xuất được đóng gói và dán nhãn nhận diện, như: mã vạch, mã
QR, các thiết bị nhận dạng tần số vô tuyến RFID, giao tiếp trường gần NFC…
và được nhập vào hệ thống dưới dạng sản phẩm mới với các dữ liệu đầu vào.
Từ đây, tất cả các thông tin liên quan của sản phẩm này bắt đầu được lưu trữ
thành cơ sở dữ liệu của sản phẩm.
+ Mắt xích thứ ba` : Nhà chế biến/ tiêu thụ
Sau khi nhận sản phẩm, đại lý chế biến/tiêu thụ có thể đọc và nhập dữ liệu mới
vào hồ sơ của sản phẩm thông qua các công nghệ nhận dạng (mã vạch, mã QR,
RFID, NFC...), tiếp tục thu thập và truyền tải một cách tự động và liên tục
thông tin xung quanh về thời tiết, độ ẩm, nhiệt độ... Sau khi xử lý, các thẻ/nhãn
dán mới tiếp tục được gắn vào các sản phẩm đã qua xử lý/chế biến. Các thiết bị
được kết nối này có thể giao tiếp với sổ cái trong Blockchain.
+ Ở mắt xích thứ tư và thứ năm : Nhà phân phối, bán lẻ ( Vận chuyển, đóng
gói lại, siêu thị, bán lẻ)
Trong quy trình này, sản phẩm đã chế biến sẽ được lưu trữ tại kho. Thông qua lắp
đặt các thiết bị internet vạn vật (IoT) trong kho bãi, dữ liệu của các sản phẩm tiếp
tục được tự động cập nhật. Ví dụ, với thiết bị cảm biến không dây và thiết bị giám
sát, thông tin sản phẩm sẽ được cập nhật theo thời gian thực, bao gồm số lượng,
danh mục, nhiệt độ, độ ẩm và thời gian lưu trữ. Các dữ liệu này được kiểm tra và
cập nhật trong cả cơ sở dữ liệu số hóa và trên nhãn dán/mã của sản phẩm.
Trong bước vận chuyển hàng hóa, yếu tố thời gian, nhiệt độ, sai số quyết định tới
đảm bảo vệ sinh an toàn, chất lượng của sản phẩm. Do đó, việc lắp đặt một hệ
thống cảm biến theo dõi chất lượng của nông sản trên phương tiện vận tải sẽ giúp
thu thập các dữ liệu về thời gian thực, về độ ẩm, nhiệt độ, môi trường bảo quản
sản phẩm và cập nhật vào cơ sở dữ liệu số hóa và mã/nhãn của hàng hóa.
Nhà bán lẻ sẽ có các thông tin về từng loại mặt hàng, số lượng, chất lượng, điều
kiện bảo quản, thời gian trên kệ…
+ Mắt xích cuối cùng : người tiêu dùng
Người tiêu dùng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm thông qua việc
quét mã QR. Thông tin sẽ hiển thị chi tiết từ lúc sản phẩm hoàn thành sản xuất đến
khi sản phẩm được mang đến nơi bán. Nhờ mỗi mã QR đính theo ID là duy nhất,
tính minh bạch của sản phẩm được đảm bảo tối đa.
Hệ thống sổ cái trong Blockchain :
Sổ cái trong Blockchain cho phép các nhà bán lẻ và người tiêu dùng lưu trữ thông
tin giao dịch và đồng thời tăng độ minh bạch của thông tin trong suốt quá trình vận
chuyển của sản phẩm từ địa điểm sản xuất đến nhà máy chế biến,đến nhà phân
phối, đến các siêu thị/chợ đầu mối/cửa hàng bán lẻ... và cuối cùng là người tiêu
dùng. Các thành phần tham gia vào chuỗi có thể xem lại toàn bộ dòng chảy hàng
hóa, dòng chảy thông tin và dòng tài chính thông qua hệ thống sổ cái trên. Các dữ
liệu liên quan tới quản lý chất lượng, quản lý giá cả, quản lý tài chính, quản lý bán
hàng đều được liên tục cập nhật vào trong chuỗi Blockchain.
Một số dự án nổi bật trong việc ứng dụng Blockchain truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Dự án Truy xuất nguồn gốc xoài Mỹ Xương xuất khẩu qua Mỹ; Dự án Truy xuất
nguồn gốc Dưa lưới Tam Nông Việt và Thanh long Tầm Vu; Dự án Truy xuất
nguồn gốc Sữa RISO – Nutifood và Yến Sào Phú An ( Bình Dương), Dự án Truy
xuất nguồn gốc Bưởi Da Xanh Mai Đà Nẵng,....