Ứng dụng công nghệ Blockchain trong Logistics Nhóm 3 | Đại học Hoa Sen
Ứng dụng công nghệ Blockchain trong Logistics Nhóm 3 | Đại học Hoa Sen ược sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Preview text:
BỘ GIÁO D O ỤC VÀ ĐÀO TẠ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ----- -----
BÁO CÁO CUỐI KỲ
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU Ứ
NG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG LOGISTICS Môn học
: Ứng dụng Blockchain trong Kinh doanh quốc tế
Giảng viên hướng dẫn : Th.s Hà Thị Ngọc Oanh
Sinh viên thực hiện : Nhóm 3
1. Trần Nguyễn Nam Anh
2. Khưu Thị Ngọc Nguyên 22014622
3. Đoàn Trương Ngọc Nhi 22000078
4. Đỗ Hải Triều 22014465 Thành ph H ố C ồ hí Minh, ngày 19 tháng 12 năm 2022 1 LỜI CAM KẾT
“Chúng tôi đã đọc và hiểu và các hành vi vi phạm liêm chính học thuật. Chúng
tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bài làm này do chúng tôi tự thực hiện và không
vi phạm về liêm chính học thuật.”
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 12 năm 2022
(Sinh viên thực hiện ký và ghi rõ họ tên) 2 LỜI CẢM ƠN
Bài báo cáo “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG
LOGISTICS” của nhóm chúng tôi được thực hiện là nhờ sự gắn bó, đoàn kết và tinh
thần trách nhiệm của tất cả các thành viên. Các bạn đều đồng lòng, nỗ lực hết mình,
đóng góp ý kiến chân thành đưa ra những lời góp ý chân thành để cùng nhau hoàn thiện bài báo cáo này.
Trước hết, tất cả các thành viên trong nhóm chúng tôi gửi lời cảm ơn chân
thành đến Giảng viên bộ môn Ứng dụng Blockchain trong Kinh doanh quốc tế - cô Hà
Thị Ngọc Oanh. Chính những sự nhiệt huyết trong quá trình giảng dạy đã đem đến
tinh thần ham học hỏi cho chúng tôi. Đây sẽ là bước đệm để chúng tôi ứng dụng bài
học vào công việc trong tương lai.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn tác giả của các bài nghiên cứu
kinh tế đã phân tích các thông tin một cách rất chi tiết và rõ ràng. Điều này đã hỗ trợ
chúng tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thiện bài báo cáo một cách đầy đủ nhất và
tránh tình trạng thu thập thông tin sai lệch.
Tuy nhiên, do có nhiều mặt hạn chế về hiểu biết nên bài báo cáo này chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót, sai số cho nên nhóm chúng tôi hi vọng được cô
đóng góp, bổ sung để bài báo cáo được chỉnh chu và hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tất cả các thành viên nhóm chúng tôi mong cô luôn thành công và
phát triển trên con đường sự nghiệp với thật nhiều sức khỏe. 3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, Ngày … tháng… năm 2022 NGƯỜI NHẬN XÉT 4 MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT ....................................................................................................... 2
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... 3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN .......................................................................... 4
NHẬP ĐỀ ............................................................................................................... 6
PHẦN 1: LOGISTICS TRƯỚC KHI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN
................................................................................................................................ 7 1.
Lượng giấy tờ nhiều - Tốn nhiều thời gian (quy trình phức tạp) .............. 7 2.
Hàng và giấy tờ có nguy cơ bị mất -
Khó truy vết hàng hóa .................... 8
3. Quản lý kho bãi và vận chuyển ...................................................................... 9
PHẦN 2: LOGISTICS SAU KHI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN10 1.
Quản lý thông tin, dữ liệu nhằm giảm lượng giấy tờ. ............................. 10 2.
Tự động hóa quy trình bằng smart contract: ........................................... 11 3.
Quản lý, theo dõi đơn hàng ..................................................................... 13 4.
Cải thiện tính minh bạch ......................................................................... 14 5.
Truy xuất nguồn gốc và xác định sản phẩm giả mạo .............................. 15
PHẦN 3: NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT ......... 16
1. Thách thức .................................................................................................... 16
2. Các giải pháp nâng cao vai trò của Blockchain đối với ngành Logistics ..... 17
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 19 5 NHẬP ĐỀ
Trong sự phát triển kinh tế thế giới, nhất là trong thời đại của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 thì vai trò của thông tin càng có vị trí quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề
bảo mật và bất cân xứng thông tin hiện nay đang là những vấn đề mà mọi người đặc
biệt quan tâm. Sự minh bạch trong thông tin tạo nên niềm tin cho các bên liên quan
khi tham gia các giao dịch, và cũng là cơ sở nền tảng thúc đẩy sự đi lên của nền kinh
tế. Blockchain nổi lên như một hiện tượng của công nghệ, với những hứa hẹn mà nó
mang lại nhu là một nơi lưu trữ dữ liệu.
Ngày nay, Blockchain đã và đang bùng nổ trên toàn cầu tại nhiều các quốc gia
khác nhau. Với những tác động tích cực của nó, blockchain có tiềm năng thúc đẩy sự
phát triển của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên công nghệ Blockchain vẫn còn khá xa lạ ở
Việt Nam và đa phần thị trường trong nước mới chỉ biết tới một vài ứng dụng của
công nghệ này như các loại tiền điện tử. Blockchain không chỉ ứng dụng trong tiền
thuật toán nói riêng. Khả năng ứng dụng của công nghệ này rất rộng mở cả ở Việt
Nam và trên thế giới, trong các lĩnh vực như công nghệ tài chính, công nghiệp sản
xuất, dịch vụ công, giáo dục hay năng lượng… đặc biệt là Logistics.
Có thể nhận thấy, nếu ứng dụng được tốt công nghệ BlockChain vào các lĩnh
vực tại Việt Nam, ta có thể tối ưu hóa cơ sở hạ tầng để giải quyết các vấn đề một cách
hiệu quả hơn, chính xác hơn và giảm thiểu tối đa rủi ro. Chính vì vậy cần có những
nghiên cứu cụ thể về công nghệ BlockChain đối với các lĩnh vực, đặc biệt là trong
Logistics và quản trị chuỗi cung ứng. Với những hứa hẹn mà blockchain mang lại, với
một tham vọng phát triển nền kinh tế, trở thành cú hích cho nhiều lĩnh vực, trong đó
có logistics. Do đó, chúng em quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công
nghệ BlockChain trong Logistics”. 6
PHẦN 1: LOGISTICS TRƯỚC KHI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN
Ý nghĩa của Logistic trong kinh doanh là khi doanh nghiệp tập trung và đầu tư
vào thiết kế, sản xuất sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt đến
mấy nhưng nếu những sản phẩm đó không đến tay khách hàng đúng nơi, đúng thời
điểm thì doanh nghiệp vẫn sẽ thất bại. Do vậy việc tối ưu và cải thiện quản lý của
ngành logistic là một trong những vấn để quan trọng, giúp thúc đẩy nền kinh tế chung
cũng như gia tăng tốc độ lưu thông của sản phẩm trên thị trường. Với sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ hiện đại như IoT, điện toán đám mây, blockchain, smart
contract thì các quy trình vận chuyển cũng như thủ tục đã được rút ngắn hơn trước đây
rất nhiều. Bài báo cáo này sẽ đưa ra các thực trạng trước khi có blockchain và hiện tại
(sau khi blockchain xuất hiện và được áp dụng).
1. Lượng giấy tờ nhiều - Tốn nhiều thời gian (quy trình phức tạp)
Hình 1. Sơ Đồ Quy Trình Nhập Khẩu 7
Từ sơ đồ trên ta có thể thấy được, số lượng giấy tờ ở các khâu trong quy trình
logistic rất nhiều, trên đây là ví dụ các khâu kể khi hàng được giao tại cảng đến khi
chủ hàng nhận được. Chúng ta thấy sẽ tối đa là 28 bước (1→28b) và tối thiểu là 10
bước (1→22a). Ở mỗi khâu sẽ có nhiều loại giấy tờ, bên cạnh đó để xử lý cũng như
thực hiện quá trình “nhận-điền-giao-nộp” cũng rất phức tạp, gây lãng phí, mất nhiều
thời gian của bên xử lý cũng như của các doanh nghiệp.
2. Hàng và giấy tờ có nguy cơ bị mất - Khó truy vết hàng hóa
Bên cạnh đó còn có sai sót, nhầm lẫn giấy tờ hay thất lạc giấy tờ gây ra khoảng
thời gian chậm trễ từ cả 2 phía. Làm thiếu các giấy tờ quan trọng trong khi vận
chuyển. Dẫn đến kết quả xấu cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khó liên
kết với nhau do lượng dữ liệu và giấy tờ quá lớn khi mỗi lô hàng sẽ có các bộ chứng từ, giấy tờ khác nhau.
Số lượng giấy tờ quá nhiều trong cả quy trình của ngành Logistic cũng làm cho
các doanh nghiệp hay cơ quan quản lý rất khó khăn trong khâu quản lý vì trước khi có
công nghệ blockchain thì các cơ quan doanh nghiệp chỉ có thể quản lý bằng cách sử
dụng nhân sự con người. Do đó cũng không tối ưu quá trình, chi phí, một cách triệt để
vì chưa có hệ thống quản lý. Thiếu kho cơ sở dữ liệu và có quyền truy cập để tham
khảo, cập nhật thông tin hàng hóa một cách nhanh nhất .
Trong quá trình vận chuyển có thể hàng hóa bị đánh cắp, đánh tráo, hay thất
lạc. Các bên liên quan cũng gặp khó khăn trong quá trình truy vết theo dấu hàng hóa
bằng các phương pháp thông thường như quan sát camera, điều tra bằng chứng, lời
khai hay thậm chí là phải xem xét lại cả quá trình vận chuyển của lô hàng.
Kết quả dẫn đến thiếu thông tin để xử lý vấn đề như thay đổi tuyến đường hàng
hóa, khó khăn trong truy vết, q ả
u n lý, giám sát. Gây ra lãng phí không đáng có. 8
3. Quản lý kho bãi và vận chuyển
Hình 2. Sơ đồ quản lý hàng hóa tồn kho bằng cách truyền thống
Ví dụ: Đối với các nhà kho truyền thống trước khi được áp dụng công nghệ IoT
và ứng dụng blockhain vào quản lý thì:
Hàng hóa được quản lý theo các kệ hàng, và sổ sách/phần mềm excel của
người thủ kho. Được vận hành một cách thủ công giữa việc nhập hàng và xuất hàng.
Doanh nghiệp phải thuê nhiều nhân sự nhằm đảm bảo quá trình quản lý, giám
sát trong kho truyền thống, làm cho chi phí nhân sự tăng cao nhiều lần.
Việc tìm kiếm và nhầm lẫn giữa các kệ hàng hay xác định vị trí hàng hóa gặp
nhiều khó khăn. Việc kiểm tra hàng tồn kho, hay các sản phẩm nhỏ, lẻ đối với các kho
hàng dịch vụ bằng cách kiểm,đếm hay xác định lô hàng nào còn hạn sử dụng hay hư
hỏng cũng được thực hiện thông qua các nhân viên kho bãi.
Không theo sát được không gian, môi trường, nhiệt độ, độ ẩm của kho bãi đối
với các hàng hóa dễ hư hỏng như thực phẩm, đồ đông lạnh, hóa chất,… để có thể điều
chỉnh một cách nhanh nhất. 9
PHẦN 2: LOGISTICS SAU KHI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN
1. Quản lý thông tin, dữ liệu nhằm giảm lượng giấy tờ.
Hiện nay, việc xuất nhập khẩu đem lại nguồn thu rất lớn cho các nước, được
xem là cánh tay đắc lực trong việc tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên trong đó vẫn còn rất
nhiều công đoạn và mỗi công đoạn đều cần có sự chuyển giao và phát sinh hàng loạt
các loại giấy tờ cần được xác nhận (tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn,
giấy phép nhập khẩu, …). Việc sử dụng các giấy tờ/chứng từ truyền thống đem lại rất nhiều các khó khăn:
Tốn kém về thời gian và tiền bạc: vì quy trình vận chuyển đuờng dài bao gồm
rất nhiều thủ tục giấy tờ liên kết với nhau. Nếu như có một lô hàng phải đi qua nhiều
lục địa, nhiều nước thì số lượng giấy tờ khi phải thông quan hoặc nhập cảnh sẽ rất
nhiều đồng thời cũng tiêu thêm rất nhiều chi phí cộng với thời gian đợi chờ hoàn tất thủ tục giấy tờ.
Có nguy cơ bị ăn cắp dữ liệu, hack, giả mạo, đánh tráo hoặc gian lận: vì các
giấy tờ đơn thuần được bảo mật rất kém nên nếu bị xâm phạm thì hacker có thể truy
cập vào tất cả dữ liệu được lưu trữ.
Gây rào cản thương mại: Một số công ty phải dựa vào dữ liệu nhập liệu thủ
công để theo dõi xuất xứ và tình trạng lô hàng nên việc này sẽ trở nên khó khăn hơn
khi di muốn tiến sâu hơn và thương mại toàn cầu.
Vì vậy, công nghệ Blockchain đã được ứng dụng và chuỗi logistics để hạn chế
lại các tác nhân xấu, các tác nhân làm trì hoãn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Khi ứng dụng công nghệ blockchain thì tất cả các bên liên quan sẽ được thông
tin về lịch trình vận chuyển, quá trình vận chuyển, biết được hàng hóa đang được vận
chuyển đến đâu từ các khối blockchain đã được mã hóa tạo nên một nguồn dữ liệu
đáng tin cậy mà không cần phải thông qua bên thứ ba hoặc giấy tờ rườm rà nào và chỉ 10
duy nhất những bên liên quan, có mối quan hệ chính tới chuỗi logistics mới có thể
thấy được trạng thái của các chứng từ hải quan, vận đơn và các dữ liệu khác.
Với những ưu thế vượt trội như vậy, blockchain đã giúp đảm bảo sự an toàn
cho dữ liệu và tránh việc giả mạo giấy tờ, thất lạc, tối ưu hóa chi phí và thời gian hơn,
rút ngắn thêm được một số quy trình và góp phần giảm thiểu tác động lên môi trường.
Hình: Trước và sau khi ứng dụng số hóa thủ tục xuất nhập khẩu
2. Tự động hóa quy trình bằng smart contract:
Hóa đơn và thanh toán liên quan đến các chức năng logistics thường liên quan
đến các quy trình thủ công và trên giấy vì các công ty liên quan thường giữ các hồ sơ
riêng biệt. Kết hợp hóa đơn với các khoản thanh toán đến hạn hoặc ghi có, ghi nợ
trong sổ cái kế toán là một công việc tốn rất nhiều thời gian của các công ty.
Tuy nhiên, hiện nay, các công nghệ Blockchain cung cấp một nền tảng để sử
dụng hợp đồng thông minh (smart contract) một cách dễ dàng bằng cách cho phép tích
hợp tốt hơn các luồng chuỗi cung ứng bao gồm các luồng thông tin, vật lý và tài chính trên quy mô toàn cầu.
Blockchain có thể lưu trữ và chia sẻ các bản ghi số hóa, đồng thời tạo ra các
hợp đồng thông minh để tự động xử lý hóa đơn và thanh toán để rút ngắn thời gian xử 11
lý, giảm khả năng xảy ra lỗi của con người và đảm bảo tính chính xác. Blockchain còn
giúp tiết kiệm chi phí bằng các quy trình gọn nhẹ, tự động và không có lỗi liên quan
đến thủ tục giấy tờ và xử lý hành chính cho các lô hàng, tăng khả năng hiển thị và dự
báo chính xác hơn các hoạt động logistics, đẩy nhanh luân chuyển hàng hoá, giải
quyết vấn đề hàng giả.
Các quy trình như thanh toán, chuyển quyền sở hữu, quyết toán thuế quan hoặc
kiểm tra hàng hóa cũng có thể được tự động hóa bằng cách sử dụng hợp đồng thông
minh. Nó có thể tự động hóa tình huống lặp đi lặp lại (nếu có) trong các quy trình hoạt
động và thương mại. Hợp đồng thông minh còn có thể thực hiện hoạt động tiếp theo
được xác định trong hợp đồng, ví dụ thực hiện thanh toán tự động khi hàng đến đã được xác minh.
Hợp đồng thông minh có một số tính năng hữu ích cho việc ứng dụng vào
logistics. Đầu tiên, các giao dịch có thể được thực hiện tự động nếu đáp ứng các điều
kiện được chỉ định trước. Thứ hai, các giao dịch được gửi từ các đại lý trái phép hoặc
trong một điểm sai của quy trình sẽ tự động bị từ chối.
Một hợp đồng thông minh không chỉ có thể giải quyết sự thiếu tin tưởng giữa
người với người, mà còn làm giảm lỗi của con người. Theo đó, các nhà nghiên cứu
thấy được lợi thế của một thị trường tích hợp, so với việc giao dịch với nhiều bên khác
nhau với các nền tảng khác nhau và cấu trúc kinh doanh khác nhau.
Các hợp đồng truyền thống thường yêu cầu một bên thứ ba, trung tâm thứ ba
đáng tin cậy. Bên thứ ba này thường tính phí giao dịch cao hơn, tuy nhiên khi xảy ra
sự việc bất trắc của bên này có thể dẫn đến các vấn đề bảo mật và ảnh hưởng dẫn đến
hủy giao dịch của cả đôi bên. Hơn nữa, quyết định của một bên thứ ba không phải lúc
nào cũng khách quan và hợp lí đối với tất cả các bên liên quan. Do vậy, hợp đồng
thông minh loại bỏ sự phụ thuộc vào các nhà chức trách và các bên trung gian khác (ví
dụ: công ty giao nhận vận tải, môi giới hải quan, công ty bảo hiểm, …) bằng cách
không trung gian hóa các bên trung gian thông qua một mạng phân quyền kết nối tất
cả các bên và cho phép giao dịch trực tiếp. Điều này làm giảm chi phí cho các chủ
hàng, người nhận hàng, hãng vận tải, … 12
Ví dụ, một công ty B kinh doanh về hãng tàu và công ty này áp dụng công
nghê blockchain để xây dựng một nền tảng có thông tin về chuyến tàu, tình trạng đặt
chỗ, tình trạng hàng hóa... số hoá luồng công việc và theo dõi các lô hàng từ điểm đầu
đến điểm giao hàng cuối cùng và tất cả thông tin này đều được công khai với cả khách
hàng và công ty vận tải.
Khi một lệnh đặt tàu được thực hiện, blockchain sẽ sinh ra một hợp đồng thông
minh, cho phép hai bên chưa gặp gỡ có thể giao dịch với nhau trên Internet mà không
cần qua trung gian. Hợp đồng này có thể tự động thực thi các quy tắc và quy trình đã
được các bên thống nhất. Sau khi ký kết, hợp đồng sẽ được tự động hoá, tương đương
như một hợp đồng pháp lý và ghi lại dưới ngôn ngữ của máy tính. Khi hàng đến tay
người nhận thì tiền sẽ tự động được chuyển đi
Hiện nay đã có rất nhiều công ty áp dụng loại hình này như Shipchan (thanh
toán tự động qua Ship token), Louis Dreyfus Company, Walmart, Maersk Line, Zim, …
3. Quản lý, theo dõi đơn hàng
Trong các mắt xích tạo nên một quy trình logistics hiệu quả, kho đóng vai trò
trung gian để chuyển giao, chuyển tiếp hàng, sàng lọc, phân phối hàng,… và hàng tồn
kho cũng chính là tài sản của doanh nghiệp, nó chiếm tới hơn 50% số tài sản của
doanh nghiệp. Thế nên việc quản lý tốt lượng hàng tồn đồng nghĩa với việc quản lý tốt
lượng tài sản, nguồn tiền của doanh nghiệp, những hoạt động trong kho cũng vậy, việc
vận chuyển lưu trữ hàng hóa đang dần được phát triển nhằm tăng tính hiệu quả. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây do lượng nhu cầu mua sắm tăng mạnh, đặc biệt là
trong khoảng thời gian bùng phát dịch Covid 19, dẫn đến lưu lượng hàng hóa di
chuyển trong kho mỗi ngày không ngừng tăng lên, đã có một số doanh nghiệp bị quá
tải về kho, xe,… do bị quá tải thông tin hàng hóa, dẫn đến một số bộ phận làm việc
không tiếp nhận được thông tin như hàng đến lúc nào, đi lúc nào, trong kiện hàng có
gì, hàng này đang nằm ở đâu và nhiều vấn đề khác. 13