-
Thông tin
-
Quiz
Ưu điểm, khuyết của nền kinh tế thị trường - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Ưu điểm, khuyết của nền kinh tế thị trường - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị Mác - Lênin (JL2002) 51 tài liệu
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Ưu điểm, khuyết của nền kinh tế thị trường - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Ưu điểm, khuyết của nền kinh tế thị trường - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (JL2002) 51 tài liệu
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
Ưu thế của nền kinh tế thị trường:
Một là: Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực cho sự sáng tạo các chủ thể kinh tế
Nền kinh tế thị trường kích thích sự sáng tạo trong hoạt động của chủ thể
kinh tế, các chủ thể luôn có có cơ hội để tìm ra động lực cho sự phát triển
của mình từ đó thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất,
làm cho nền kinh tế hoạt động năng động, hiệu quả.
Ví dụ: Ở thị trường Việt Nam là sự cạnh tranh của các hãng điện thoại
thông minh như: Iphone, Samsung,.. Các hãng phải liên tục đổi mới công
nghệ, tính năng hiện đại để có thể chiếm lĩnh được thị trường. Hãng nào
không chịu đổi mới sẽ bị tụt hậu lại phía sau và bị thị trường đào thải như: Nokia.
Hai là; Nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi
chủ thể, các vùng, miền cũng như lợi ích quốc gia.
Nền kinh tế thị trường sẽ phân bổ nguồn lực một cách tối ưu, hiệu quả nhất
để trở thành lợi ích đóng góp cho xã hội.
Ví dụ: Hải Dương, Bắc Giang là các địa phương có lợi thế về trồng vải
thiều do điều kiện thuận lợi về tự nhiên và thổ nhưỡng nơi đây. Vì vậy, các
trang trại trồng vải thiều ở đây sẽ tiềm năng hơn các địa phương khác,
đáp ứng được thị trường trong nước, xuất khẩu.
Ba là: Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức để thõa mãn tối
đa nhu cầu của con người từ đó thúc đẩy sự văn minh, tiến bộ của xã hội.
Dưới tác động của quy luật cung-cầu, quy luật cạnh tranh mà nhu cầu của
người tiêu dùng được đáp ứng kịp thời và đầy đủ qua đó giúp xã hội ngày
càng hiện đại hơn, văn minh hơn.
Ví dụ: Ở thời bao cấp thù chỉ có các bệnh viện của Nhà nước nên thủ tục
khám chữa bệnh mất rất nhiều thời gian. Để đáp ứng được nhu cầu của
mọi người thì ngày nay xuất hiện các bệnh viện tư nhân. Dưới sự canh
tranh đó thì các bệnh viện công phải tư nhân hóa từng phần (có khu khám
dịch vụ), thay đỏi cách phục vụ bệnh nhân..
Khuyết tật của nền kinh tế thị trường:
Bên cạnh những ưu thế kinh tế thị trường cũng có những khuyết tật mà đa
số trong đó tự nó không thể khắc phục được.
Một là: Trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng
Cơ chế thị trường không phải lúc nào cũng cân dối do đó luôn tiềm ẩn
những biến cố như: chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai,… đều là nguyên nhân
dẫn đến khủng hoảng thị trường. Khó khăn ở đây là các quốc gia rất khó
dự báo thời điểm chính xác xảy ra khủng hoảng.
Ví dụ: Chúng ta không thể dự đoán chính xác thời điểm dịch bệnh covid
hay chiến tranh sẽ bùng nổ lúc nào.
Hai là: Nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phục được xu hướng cạn
kiệt tài nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
Chủ thể trong nền kinh tế thị trường vì chạy theo lợi nhuận cá nhân mà bất
chấp khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên gây suy thoái môi trường, tham
ô, lao vào các tệ nạn xã hội gây suy thoái đạo đức, lối sống.
Ví dụ: Các vụ khai thác than ở Quảng Ninh, công ty Vedan xả một lượng
lớn nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải năm 2008.
Ba là: Nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phục được hienj tương
phân hóa sâu sắc trong xã hội.
Hiểu đơn giản là trong nền kinh tế thị trường thì các chủ thể kinh tế tự do
canh tranh với nhau, kết quả của sự cạnh tranh gay gắt đó là sẽ hình thành
bộ phần người giàu (người sở hữu tư liệu sản xuất) và người nghèo (người
không có tư liệu sản xuất). Hiện tượng phân hóa xã hội về thu nhập, cơ hội
là tất yếu. Tuy nhiên sự phân hóa này tạo ra sự chênh lệch giàu nghèo ngày
càng tăng có thể dẫn đến căng thẳng về mặt xã hội, xuất hiện đấu tranh giai cấp.
Tóm lại, do khuyết tật kinh tế thị trường nên thực tế không có nền kinh tế
thị trường thuần túy mà phải có sự can thiệp của nhà nước khi đó được gọi
là nền kinh tế hỗn hợp.