Ưu nhược điểm các kiểu pháp luật trong lịch sử | Tiểu luận Pháp luật đại cương | Đại học Bách Khoa Hà Nội
Ưu nhược điểm các kiểu pháp luật trong lịch sử | Tiểu luận Pháp luật đại cương | Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!
Preview text:
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI TIỂU LUẬN MÔN HỌC
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Chủ đề
ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC KIỂU
PHÁP LUẬT TRONG LỊCH SỬ Họ và tên sinh viên: MSSV: Lớp:
I. KHÁI NIỆM KIỂU PHÁP LUẬT 1. Kiểu pháp luật
- Khái niệm: Là tổng thể các dấu hiệu cơ bản của pháp luật thể hiện bản chất
giai cấp, vai trò xã hội và những điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của pháp luật
trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.
- Cùng với sự hình thành và phát triển Nhà nước, bốn kiểu pháp luật lần lượt được tạo nên: + Pháp luật chủ nô 2 + Pháp luật phong kiến + Pháp luật tư sản
+ Pháp luật xã hội chủ nghĩa
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỖI KIỂU PHÁP LUẬT
1. Pháp luật chủ nô
1.1. Sự hình thành của pháp luật chủ nô
- Tính giai cấp: Nhà nước chủ nô vốn dĩ được hình thành dựa trên cơ sở quan
hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ, vì vậy trong xã hội này, chủ nô luôn có vai về, quyền lực
và địa vị cao hơn nô lệ. Họ coi nô lệ là “những công cụ lao động biết nói”, áp đặt và
tước đi quyền định đoạt số phận của nô lệ. Chủ nô hoàn toàn thống trị về kinh tế, chính trị, xã hội.
Có thể nói, pháp luật chủ nô mang nặng tính giai cấp.
1.2. Đặc điểm của pháp luật chủ nô
Thứ nhất, pháp luật chủ nô công khai bảo vệ, củng cố quyền tư hữu chủ nô.
Pháp luật chủ nô giúp hợp pháp hóa sự tàn bạo, áp bức, bóc lột của chủ nô đối với nô
lệ. Cụ thể, chủ nô sẽ có toàn quyền hạn đối với nô lệ, có thể buôn bán, trao đổi hoặc
diệt bỏ nô lệ. Ta có thể thấy ở xã hội châu Âu thời kì nhà nước chủ nô, nô lệ có thể bị
bán cho người khác mà không có quyền định đoạt số phận của mình. Hơn nữa, mọi
biểu hiện chống đối chủ nô hoặc làm hư hại, tổn thất đến tài sản của chủ nô đều có thể
bị trừng phạt nghiêm khắc. Những nô lệ không còn giá trị sử dụng sẽ bị bỏ mặc đến
chết. Pháp luật chủ nô lộ rõ tính giai cấp, hạn chế tính xã hội.
Thứ hai, pháp luật chủ nô bảo vệ ách thống trị về chính trị và tư tưởng giai cấp
của chủ nô. Về bản chất, nhà nước chủ nô được hình thành với mục đích bảo vệ quyền
lực của giai cấp chủ nô, vì vậy kiểu pháp luật chủ nô ra đời cũng có mục đích chính là
phục vụ giai cấp này. Những quan điểm về chính trị và tư tưởng của chủ nô sẽ được áp
đặt cho nô lệ, ví dụ như nô lệ sẽ được coi là một loại tài sản của chủ nô hoặc nô lệ có
thể trở thành công cụ trao đổi, buôn bán qua lại giữa những người thuộc giai cấp chủ
nô. Sự đàn áp, bóc lột của chủ nô được hợp pháp hóa trong thời kì này.
Thứ ba, kiểu pháp luật này quy định, củng cố tình trạng bất bình đẳng trong xã
hội, ghi nhận quyền hạn tuyệt đối của gia trưởng trong gia đình.
Tuy là thành phần lao động chiếm số lượng đông đảo trong xã hội, nô lệ không
những không có quyền con người mà còn không được xem là con người, họ chính xác
là một loại tài sản của chủ nô. Pháp luật không chỉ ghi nhận điều này, thậm chí còn bảo vệ rất chặt chẽ.
Trong gia đình, người gia trưởng sẽ có quyền hạn nhiều nhất. Tuy vợ con của
họ cũng có địa vị pháp lý nhất định nhưng chủ nô vẫn có quyền định đoạt về số phận 2 3
và mạng sống của những người khác trong gia đình.
1.3. Hình thức của pháp luật chủ nô
Hình thức mang nặng dấu ấn của quy phạm xã hội của chế độ cộng sản nguyên
thủy. Hình thức của pháp luật chủ nô chủ yếu sử dụng tập quán pháp và tiền lệ pháp.
Những tập quán được pháp luật duy trì chủ yếu mang lại lợi ích cho giai cấp chủ nô.
Nội dung pháp luật lạc hậu, máy móc, một phần dựa theo những trường hợp tiền lệ để
giải quyết các trường hợp tương tự. Sau này, cùng với sự xuất hiện của chữ viết, văn
bản pháp luật cũng đã ra đời. 1.4. Kết luận
Tuy rằng có những nhược điểm kể trên, pháp luật chủ nô cũng có đóng góp lớn
trong tổ chức quản lý xã hội thời kì này. Ví dụ, Bộ luật 12 bảng của La Mã cổ đại là
bộ luật đầu tiên của một xã hội sản xuất hàng hóa, đem lại ý nghĩa và ảnh hưởng nhất
định tới các kiểu pháp luật sau.
2. Pháp luật phong kiến
2.1. Sự hình thành của pháp luật phong kiến
Pháp luật phong kiến được hình thành cùng với sự ra đời của nhà nước phong
kiến. Khác với pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến được xây dựng dựa trên cơ sở
chế độ tư hữu của giai cấp địa chủ phong kiến. Bản chất của kiểu pháp luật này chính
là dựa trên ý chí của giai cấp phong kiến, bảo vệ và củng cố các quyền lợi, đặc quyền của giai cấp này.
2.2. Đặc điểm của pháp luật phong kiến
Thứ nhất, bảo vệ chế độ tư hữu của giai cấp phong kiến. Bảo vệ chế độ bóc lột
địa tô, bảo vệ ách thống trị về chính trị và tư tưởng của giai cấp phong kiến. Ở đây, địa
chủ bóc lột và chèn ép nông dân, nông dân phải mướn ruộng, nộp tô và hầu hạ địa chủ.
Hơn nữa, pháp luật phong kiến còn bảo vệ chế độ đẳng cấp và đặc quyền của
giai cấp phong kiến. Có hai giai cấp cơ bản trong xã hội này, đó là địa chủ phong kiến
và nông dân. Địa chủ được chia thành nhiều đẳng cấp khác nhau dựa trên địa vị, tài
sản, đát đai... Mỗi đối tượng thuộc đẳng cấp khác nhau sẽ được đối xử khác nhau. Còn
giai cấp nông dân sẽ chịu sự trói buộc của pháp luật nhằm phục vụ quyền hạn và lợi
ích của giai cấp phong kiến. Những hành vi xâm phạm tới người có địa vị thấp kém
trong xã hội sẽ bị xử phạt rất nhẹ, trong khi hành động sai trái với vua quan, quý tộc –
những người có địa vị cao – sẽ phải chịu hình phạt nghiêm khắc.
Tóm lại, pháp luật phong kiến thể hiện sự đối xử bất bình đẳng giữa các giai
cấp khác nhau trong xã hội.
Thứ hai, hợp pháp hoá bạo lực và sự chuyên quyền tuỳ tiện của giai cấp phong
kiến. Bạo lực chính là cách để giải quyết mọi tranh chấp trong xã hội. Pháp luật cho 3 4
phép những người có địa vị cao có thể tùy tiện áp dụng các hình thức xử phạt nông
dân. Pháp luật cũng quy định những hình phạt rất tàn bạo. Ví dụ, pháp luật Việt Nam
thời phong kiến có những hình phạt như “tru di tam tộc”, uống thuốc độc, tự treo cổ,
pháp luật Trung Quốc có “tứ mã phanh thây” hoặc chém đầu rồi bêu ngoài chợ...
Thứ ba, pháp luật phong kiến chịu ảnh hưởng lớn của tôn giáo, đạo đức. Nhiều
nơi trên thế giới đặt tôn giáo lên hàng đầu. Phương Tây phổ biến đạo Thiên Chúa, đạo
Hồi còn phương Đông có Phật giáo, Đạo giáo. Trong triều đình phong kiến, vua
thường triệu hồi sư thầy thân cận vào kinh để hỏi ý kiến, bàn bạc quốc sự. Chính vì
vậy, những nhà truyền giáo thời đại này có địa vị cao và sự tôn trọng trong xã hội.
2.3. Hình thức của pháp luật phong kiến
Về hình thức, là pháp luật tản mạn, không có tính thống nhất cao, tập quán
pháp và tiền lệ pháp vẫn đóng vai trò chủ yếu; văn bản pháp luật xuất hiện muộn. 2.4. Kết luận
Pháp luật phong kiến vẫn ghi nhận sự bóc lột, áp bức trong xã hội, đồng thời
cho thấy tính giai cấp vẫn quá rõ ràng. Pháp luật phong kiến còn ủng hộ bạo lực, ủng
hộ chuyên quyền và sự đối xử bất công. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng pháp luật
phong kiến cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác lập, ghi nhận và phát triển hệ
thống quan hệ xã hội mới của hình thái kinh tế - xã hội mới tiến bộ hơn so với pháp
luật chủ nô, thúc đẩy xã hội phát triển.
3. Pháp luật tư sản
3.1. Sự hình thành của pháp luật tư sản
Khoảng thế kỉ 15, chế độ phong kiến lâm vào thời kì khủng hoảng, giai cấp tư
sản ra đời. Những cuộc đấu tranh nhằm lật đổ chế độ phong kiến ngày càng quyết liệt.
Pháp luật tư sản được hình thành cùng với sự ra đời của nhà nước tư sản. Giống như
pháp luật chủ nô và pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản thể hiện ý chí và phục vụ
lợi ích của giai cấp thống trị - giai cấp tư sản, tuy nhiên cũng có nhiều thay đổi so với hai kiểu pháp luật trên.
3.2. Đặc điểm của pháp luật tư sản
Thứ nhất, pháp luật tư sản bảo vệ chế độ tư hữu tư sản. Giai cấp công nhân tuy
đã được sở hữu tài sản riêng của mình, nhưng pháp luật này vẫn chủ yếu bảo vệ lợi ích
cho giai cấp tư sản bởi vì giai cấp này chiếm chủ yếu tài sản quốc gia. Xuất hiện tình
trạng bóc lột thuế giá trị thặng dư. Tư bản kéo dài thời gian lao động của người lao
động, nâng cao khả năng bóc lột sức lao động của công nhân.
Thứ hai, lần đầu xuất hiện khái niệm “công dân”, quy định các quyền tự do dân
chủ. Quy định các quyền tự do dân chủ rộng rãi của công dân trong tất cả các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, tự do cá nhân. Nhưng trên thực tế, những quyền
này bị hạn chế. Ở đây, công nhân có quyền tự do dân chủ, được sở hữu tài sản do sức 4 5
lao động của mình tạo ra, được quyền bán sức lao động của mình. Tuy nhiên thực
chất, giai cấp công nhân được tự do về thân thể nhưng bị bóc lột nặng nề bởi tư sản: bị
tước đoạt tư liệu sản xuất, bắt buộc phải bán sức lao động cho tư sản, bị bóc lột giá trị thặng dư.
Thứ ba, pháp luật tư sản tuyên bố nguyên tắc “tự do hợp đồng”. Chế định hợp
đồng rất phát triển, lần đầu tiên xuất hiện chế định hợp đồng lao động. Chế định công
dân cùng với chế định này tạo nên bộ khung pháp lý cho xã hội dân sự, giải phóng con
người, giải phóng lao động.
Thứ tư, nguyên tắc pháp chế lần đầu tiên được thể hiện. Đó là một điều vô cùng
mới mẻ, tiến bộ, vì pháp chế là yêu cầu mọi công dân, cơ quan, tổ chức phải tuân thủ
một cách nghiêm minh, bình đẳng và thống nhất đối với pháp luật. Tuy vậy, do bản
chất giai cấp, pháp chế tư sản không bền vững, có thời kỳ bị khủng hoảng, bị phá vỡ,
nhất là thời kỳ đế quốc chủ nghĩa và chiến tranh đế quốc. Nhưng ngày nay do những
hoàn cảnh kinh tế - xã hội phát triển thuận lợi, pháp chế tư sản đang được phục hồi.
3.3. Hình thức của pháp luật tư sản
Về hình thức, những văn bản pháp luật xuất hiện chủ yếu, hoàn thiện hơn về
nội dung và tính chặt chẽ. Hiến pháp lần đầu tiên xuất hiện, là văn bản pháp luật hoàn
chỉnh đầu tiên trên thế giới, bao gồm những luật lệ khá đầy đủ về văn hoá ứng xử,
chính trị, kinh tế trong xã hội nhà nước tư sản. 3.4. Kết luận
Tuy không thoát ra khỏi những hạn chế của một kiểu pháp luật bóc lột, nhưng
pháp luật tư sản, cả về nội dung lẫn hình thức, đã đánh dấu một bước phát triển tiến bộ
vượt bậc của lịch sử nhân loại, ghi nhận kết quả một cuộc cách mạng lớn về các lĩnh
vực tư tưởng tinh thần, về giá trị dân chủ, nhân văn, nhân đạo, quyền con người, về
khả năng bảo đảm trật tự, ổn định xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển với tốc độ nhanh
hơn. Pháp luật tư sản ngày càng trở thành công cụ quản lý xã hội hiệu quả.
So với pháp luật chủ nô và pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản đã có thể hạn
chế sự lạm dụng quyền lực của bộ máy nhà nước, xóa bỏ sự man rợ, tàn bạo trong xã
hội phong kiến trước đó, tạo ra những nguyên tắc có tính nhân đạo, tính xã hội hơn,
quy định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
4. Pháp luật xã hội chủ nghĩa
4.1. Sự hình thành của pháp luật xã hội chủ nghĩa
Đây là kiểu pháp luật xuất hiện cuối cùng trong lịch sử cùng với sự ra đời của
hệ thống xã hội chủ nghĩa. Pháp luật xã hội chủ nghĩa lần đầu có mặt tại Nga sau Cách
mạng tháng Mười năm 1917, sau đó xuất hiện ở một số quốc gia ví dụ Trung Quốc, Việt Nam, Cuba.
4.2. Đặc điểm của pháp luật xã hội chủ nghĩa 5 6
Thứ nhất, pháp luật xã hội chủ nghĩa mang tính nhân dân sâu sắc. Chế độ tư
hữu đang dần được xóa bỏ, cùng với đó quyền công dân, quyền bình đẳng giữa các
tầng lớp trong xã hội càng được củng cố. Không còn thể hiện ý chí của giai cấp thống
trị, pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của giai cấp công
nhân, bộ phận người lao động. Đặc biệt, Đảng ra đời như một cơ quan bảo vệ lợi ích
cho nhân dân, phục vụ nhân dân. Có thể nói, tới giai đoạn này, tính giai cấp càng giảm
đi và tính xã hội càng tăng lên.
Thứ hai, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển nền kinh tế hàng hoá thành
nhiều phần. Từng bước thay thế nền kinh tế bao cấp, hiện vật trước kia, luật pháp
được điều chỉnh, bổ sung và có tính chặt chẽ hơn để quản lý và phục vụ các hoạt động
kinh tế trong xã hội. Cụ thể, xác định các hình thức sở hữu, địa vị pháp lý của doanh
nghiệp, quyền tự do kinh doanh, giảm dần sự can thiệp của Nhà nước vào các mối
quan hệ kinh tế, thương mại.
Thứ ba, tính cưỡng chế mang nội dung mới. Khác với cưỡng chế trong kiểu
pháp luật bóc lột, pháp luật xã hội chủ nghĩa có nội dung phù hợp với ý chí của nhân
nên được nhân dân tự giác chấp hành pháp luật. Tính cưỡng chế chỉ áp dụng với
những đối tượng vi phạm pháp luật, nhưng không thuần bạo lực mà kết hợp giáo dục,
cải tạo để giúp đối tượng trở nên tốt hơn.
Thứ tư, pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ mật thiết với các quy phạm xã
hội khác. Pháp luật chỉ có thể thực hiện được vai trò là công cụ điều chỉnh hàng đầu
với sự hỗ trợ của các quy phạm xã hội như các chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán và truyền thống.
Ví dụ, pháp luật Việt Nam có tính dân tộc sâu sắc. Quy chuẩn đạo đức, truyền
thống, văn hoá của người Việt Nam chính là cơ sở để hình thành và sửa đổi pháp luật.
Pháp luật Việt Nam bảo vệ những phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, đồng thời cũng có những quy định nhằm ngăn cản, hạn chế và loại trừ dần những
tập tục lạc hậu, phản tiến bộ như tệ đa thê, tảo hôn,…
4.3. Hình thức của pháp luật xã hội chủ nghĩa
Pháp luật phân chia thành các ngành luật, văn bản quy phạm pháp luật là nguồn chủ đạo. 4.4. Kết luận
Pháp luật xã hội chủ nghĩa là kiểu pháp luật tiến bộ nhất, thể hiện ý chí của
nhân dân, từ đó củng cố sự bình đẳng trong xã hội. Pháp luật ngày càng được hoàn
thiện hơn, dần trở thành công cụ quản lí xã hội hiệu quả nhất và có phạm vi lớn từ kinh tế đến xã hội. 6