lOMoARcPSD| 45932808
2.2. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam
2.2.1. Thể hiện trình độ công nghệ, quản lý, hiệu quả kinh tế - xã hội và năng lực cạnh
tranh
Vai trò chủ đạo của khu vực KTNN được thể hiện trình độ công nghệ, trình độ quản
lý, hiệu quả kinh tế - xã hội và năng lực cạnh tranh.
Nhà nước đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước sử dụng
các nguồn lực của mình, cùng các công cụ, chính sách để định hướng điều tiết nền
kinh tế, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, thực hiện tiến bộ, công bằng hội bảo v
môi trường.
-Về mặt hội, do bản chất về mặt sở hữu và mục đích hoạt động, KTNN vai trò
quan trọng trong gánh vác chức năng hội. Vai trò này thể hiện chỗ, KTNN phải
đảm nhận những ngành những địa bàn khó khăn ý nghĩa chính trị - hội
nhân không muốn đầu tư, thực hiện sự bảo đảm cân bằng về đầu phát triển theo vùng,
miền, đảm nhận các ngành sản xuất hàng hóa công cộng thiết yếu, thực hiện các chính
sách an sinh xã hội, các chương trình xóa đói, giảm nghèo,…
-Nhiều doanh nghiệp nhà ớc đi đầu về đổi mới công nghệ, đóng góp quan trọng
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều DNNN sản xuất, kinh
doanh hiệu quả, nhất những DNNN hoạt động trong lĩnh vực công ích đang góp
phần thể hiện vai trò chủ đạo của nền kinh tế đất nước. Đó những “người lính đi
đầu” trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước, trong cuộc
chiến chống đói, nghèo tụt hậu; chỗ dựa để Nhà nước điều tiết nền KTTT đúng
định hướng XHCN. KTNN vẫn đóng vai trò “bà đỡ” cho các doanh nghiệp vào những
giai đoạn khó khăn, nhất là trong chuyển giao công nghệ, liên doanh góp vốn với nước
ngoài.
-Bảo đảm phát triển năng lực cạnh tranh của quốc gia. Do lịch sử phát triển, KTNN đã
đảm nhận một loạt ngành cạnh tranh. Khi khu vực nhân chưa kịp phát triển, Nhà
nước phải trực tiếp tham gia đầu tư phát triển, hỗ trợ các DN đầu đàn trong giai đoạn
đầu. Khi khu vực tư nhân lớn mạnh dần, KTNN dần dần rút hoặc chuyển đổi sở hữu
về lâu dài, KTNN có thể không cần giữ vai trò chủ đạo lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh.
2.2.2. Khắc phục, hạn chế những bất cập của cơ chế thị trường
lOMoARcPSD| 45932808
KTNN đóng vai trò hàng đầu trong việc khắc phục, hạn chế những bất cập của chế
thị trường.
Việc xác định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước không chỉ sự định hướng phát
triển nhằm đáp ứng u cầu nhiệm vụ bảo đảm thực hiện các mục tiêu của tiến trình
phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, mà còn cho thấy sự khác biệt lớn
của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Ðó là nền kinh tế thị trường định hướng hội
chủ nghĩa, có sự gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công
bằng hội, giữa phát triển kinh tế với phát triển văn a, hội, bảo đảm an sinh xã
hội, đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Kinh tế nhà
nước chính "công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước ổn định kinh tế
mô, định hướng, điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy phát triển kinh tế, hội, khắc phục c
khuyết tật của chế thị trường", bảo đảm cho nền kinh tế thị trường Việt Nam phát
triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.2.3. Độc quyền những lĩnh vực có quan hệ trực tiếp đến an ninh quốc gia
Kinh tế nhà nước trực tiếp phụ trách những lĩnh vực trọng yếu liên quan đến an ninh
chủ quyền quốc gia, quân sự quốc phòng, bảo đảm an sinh xã hội, tài nguyên quốc gia,
hay đầu những ngành, lĩnh vực, địa bàn mà doanh nghiệp nhân không thể hoặc
không muốn làm nhưng cần thiết cho tiến trình phát triển kinh tế của đất nước theo mục
tiêu đã định, vì lợi ích đông đảo tầng lớp nhân dân.
-Đối với an ninh quốc gia, KTNN thể hiện vai trò chủ đạo ở hai nội dung cơ bản sau: +
Nắm giữ những ngành đặc biệt quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia
(sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh,...). + Tham
gia nắm giữ một số vị trí thiết yếu, quan trọng để giữ vững định hướng xã hội, làm đối
trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế (bán buôn lương thực, xăng dầu; sản xuất điện;
khai thác khoáng sản quan trọng; một số sản phẩm cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin
quan trọng; bảo trì đường sắt, sân bay,...)
2.2.4. “Công cụ” thúc đẩy các thành phần kinh tế khác
KTNN “công cụ” để thúc đẩy các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân
cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
lOMoARcPSD| 45932808
Đảng ta đã khẳng định, thành phần KTNN không lãnh đạo các thành phần kinh tế khác
mà “là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế,
tạo môi trường điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển”. -Là đầu
u, ớng dẫn, dẫn dắt các hình thức shữu khác trong việc phát triển các lĩnh vực đặc
biệt, như các lĩnh vực cần nhiều vốn đầu tư, hàm lượng khoa học cao, một slĩnh
vực đặc biệt mới hình thành. Khi thực hiện vai trò này, không nghĩa sở hữu nhà
nước giữ vai trò thống trị độc quyền vĩnh viễn vai trò đầu tàu, dẫn dắt thể hiện
chỗ, khi các hình thức sở hữu khác đủ sức tham gia khả năng tham gia hiệu
quả, Nhà nước kịp thời rút vốn ra khỏi lĩnh vực đã đầu tư, để tiếp tục thực hiện vai trò
của mình trong việc đầu tư vào những lĩnh vực mới khác.
-Kinh tế nhà nước giúp tạo điều kiện cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển
(như hỗ trợ, ưu đãi về vốn, hỗ trợ về hạ tầng sở, chuyển giao ứng dụng khoa học
công nghệ,…); giảm thiểu, khắc phục được những khuyết tật của chế thị trường; bảo
vệ, hỗ trợ nhóm yếu thế, dễ gặp rủi ro,... Ðặc biệt, kinh tế nhà nước chính bphận
quan trọng để định hướng sự phát triển của các thành phần kinh tế theo mục tiêu xã hội
chủ nghĩa tiến bộ, công bằng, văn minh, không để các doanh nghiệp ngoài nhà nước tự
do theo đuổi lợi nhuận bằng mọi giá, lợi ích nhân bất chấp lợi ích quốc gia,
dân tộc, cộng đồng...

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45932808
2.2. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam
2.2.1. Thể hiện trình độ công nghệ, quản lý, hiệu quả kinh tế - xã hội và năng lực cạnh tranh
Vai trò chủ đạo của khu vực KTNN được thể hiện ở trình độ công nghệ, trình độ quản
lý, hiệu quả kinh tế - xã hội và năng lực cạnh tranh.
Nhà nước đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước sử dụng
các nguồn lực của mình, cùng các công cụ, chính sách để định hướng và điều tiết nền
kinh tế, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
-Về mặt xã hội, do bản chất về mặt sở hữu và mục đích hoạt động, KTNN có vai trò
quan trọng trong gánh vác chức năng xã hội. Vai trò này thể hiện ở chỗ, KTNN phải
đảm nhận những ngành ở những địa bàn khó khăn có ý nghĩa chính trị - xã hội mà tư
nhân không muốn đầu tư, thực hiện sự bảo đảm cân bằng về đầu tư phát triển theo vùng,
miền, đảm nhận các ngành sản xuất hàng hóa công cộng thiết yếu, thực hiện các chính
sách an sinh xã hội, các chương trình xóa đói, giảm nghèo,…
-Nhiều doanh nghiệp nhà nước đi đầu về đổi mới công nghệ, có đóng góp quan trọng
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều DNNN sản xuất, kinh
doanh có hiệu quả, nhất là những DNNN hoạt động trong lĩnh vực công ích đang góp
phần thể hiện rõ vai trò chủ đạo của nền kinh tế đất nước. Đó là những “người lính đi
đầu” trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước, trong cuộc
chiến chống đói, nghèo và tụt hậu; là chỗ dựa để Nhà nước điều tiết nền KTTT đúng
định hướng XHCN. KTNN vẫn đóng vai trò “bà đỡ” cho các doanh nghiệp vào những
giai đoạn khó khăn, nhất là trong chuyển giao công nghệ, liên doanh góp vốn với nước ngoài.
-Bảo đảm phát triển năng lực cạnh tranh của quốc gia. Do lịch sử phát triển, KTNN đã
đảm nhận một loạt ngành cạnh tranh. Khi khu vực tư nhân chưa kịp phát triển, Nhà
nước phải trực tiếp tham gia và đầu tư phát triển, hỗ trợ các DN đầu đàn trong giai đoạn
đầu. Khi khu vực tư nhân lớn mạnh dần, KTNN dần dần rút hoặc chuyển đổi sở hữu và
về lâu dài, KTNN có thể không cần giữ vai trò chủ đạo ở lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh.
2.2.2. Khắc phục, hạn chế những bất cập của cơ chế thị trường lOMoAR cPSD| 45932808
KTNN đóng vai trò hàng đầu trong việc khắc phục, hạn chế những bất cập của cơ chế thị trường.
Việc xác định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước không chỉ là sự định hướng phát
triển nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm thực hiện các mục tiêu của tiến trình
phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, mà còn cho thấy sự khác biệt lớn
của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Ðó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, có sự gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội, giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã
hội, đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Kinh tế nhà
nước chính là "công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước ổn định kinh tế vĩ
mô, định hướng, điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, khắc phục các
khuyết tật của cơ chế thị trường", bảo đảm cho nền kinh tế thị trường Việt Nam phát
triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.2.3. Độc quyền những lĩnh vực có quan hệ trực tiếp đến an ninh quốc gia
Kinh tế nhà nước trực tiếp phụ trách những lĩnh vực trọng yếu liên quan đến an ninh
chủ quyền quốc gia, quân sự quốc phòng, bảo đảm an sinh xã hội, tài nguyên quốc gia,
hay đầu tư ở những ngành, lĩnh vực, địa bàn mà doanh nghiệp tư nhân không thể hoặc
không muốn làm nhưng cần thiết cho tiến trình phát triển kinh tế của đất nước theo mục
tiêu đã định, vì lợi ích đông đảo tầng lớp nhân dân.
-Đối với an ninh quốc gia, KTNN thể hiện vai trò chủ đạo ở hai nội dung cơ bản sau: +
Nắm giữ những ngành đặc biệt quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia
(sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh,...). + Tham
gia nắm giữ một số vị trí thiết yếu, quan trọng để giữ vững định hướng xã hội, làm đối
trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế (bán buôn lương thực, xăng dầu; sản xuất điện;
khai thác khoáng sản quan trọng; một số sản phẩm cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin
quan trọng; bảo trì đường sắt, sân bay,...)
2.2.4. “Công cụ” thúc đẩy các thành phần kinh tế khác
KTNN là “công cụ” để thúc đẩy các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân
cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. lOMoAR cPSD| 45932808
Đảng ta đã khẳng định, thành phần KTNN không lãnh đạo các thành phần kinh tế khác
mà “là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế,
tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển”. -Là đầu
tàu, hướng dẫn, dẫn dắt các hình thức sở hữu khác trong việc phát triển các lĩnh vực đặc
biệt, như các lĩnh vực cần nhiều vốn đầu tư, có hàm lượng khoa học cao, một số lĩnh
vực đặc biệt mới hình thành. Khi thực hiện vai trò này, không có nghĩa là sở hữu nhà
nước giữ vai trò thống trị độc quyền vĩnh viễn mà vai trò đầu tàu, dẫn dắt thể hiện ở
chỗ, khi các hình thức sở hữu khác đủ sức tham gia và có khả năng tham gia có hiệu
quả, Nhà nước kịp thời rút vốn ra khỏi lĩnh vực đã đầu tư, để tiếp tục thực hiện vai trò
của mình trong việc đầu tư vào những lĩnh vực mới khác.
-Kinh tế nhà nước giúp tạo điều kiện cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển
(như hỗ trợ, ưu đãi về vốn, hỗ trợ về hạ tầng cơ sở, chuyển giao ứng dụng khoa học
công nghệ,…); giảm thiểu, khắc phục được những khuyết tật của cơ chế thị trường; bảo
vệ, hỗ trợ nhóm yếu thế, dễ gặp rủi ro,... Ðặc biệt, kinh tế nhà nước chính là bộ phận
quan trọng để định hướng sự phát triển của các thành phần kinh tế theo mục tiêu xã hội
chủ nghĩa tiến bộ, công bằng, văn minh, không để các doanh nghiệp ngoài nhà nước tự
do theo đuổi lợi nhuận bằng mọi giá, vì lợi ích tư nhân mà bất chấp lợi ích quốc gia, dân tộc, cộng đồng...