Vai trò của đấu tranh giai cấp - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Vai trò của đấu tranh giai cấp - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

VAI TRÒ CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP TRONG SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP
- Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp quan trọng của lịch sử.
Mác và Ăngghen luôn nhấn mạnh vai trò của đấu tranh giai cấp, đặc biệt là cuộc đấu
tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Hai ông khẳng định: “Trong gần 40
năm chúng ta đưa lên hàng đầu cuộc đấu tranh giai cấp, coi đó là động lực trực tiếp của
lịch sử và đặc biệt là cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản với
tính cách là đòn bẩy mạnh mẽ của cuộc cách mạng xã hội ngày nay”.
- Động lực xét đến cùng thúc đẩy sự phát triển của xã hội là kết quả của sự tác động biện
chứng qua lại giữa lực lượng sản xuất tiến bộ và quan hệ sản xuất lỗi thời. Khi lực lượng
sản xuất có sự phát triển cả về tính chất và trình độ, mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã
lỗi thời, lạc hậu, đòi hỏi phải phá bỏ quan hệ sản xuất cũ. Trong xã hội có giai cấp, mâu
thuẫn này lại được biểu hiện về mặt xã hội bằng mâu thuẫn giữa giai cấp bị trị - người đại
biểu cho lực lượng sản xuất với giai cấp thống trị - người đại biểu cho quan hệ sản xuất
(giai cấp sở hữu tư liệu sản xuất, chi phối việc phân phối sản phẩm). Sản xuất vật chất
bao giờ cũng phát triển trong một quan hệ sản xuất nhất định. Khi quan hệ sản xuất
không còn phù hợp với lực lượng sản xuất, thì nó trở thành xiềng xích của lực lượng sản
xuất, dẫn đến những cuộc khủng hoảng phá hoại lực lượng sản xuất, làm bùng nổ các
cuộc đấu tranh giai cấp //
- Trong các xã hội có đối kháng giai cấp, những quan hệ sản xuất lỗi thời không tự động
nhường chỗ cho quan hệ sản xuất mới. Chúng không tự động mất đi mà được giai cấp
thống trị bảo vệ bằng kiến trúc thượng tầng chính trị, bằng kinh tế, pháp luật và tư tưởng,
đặc biệt là bằng bạo lực có tổ chức. Trong các giai cấp bị bóc lột, bị thống trị tất yếu có
một giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất phát triển. Lợi ích căn bản của họ đòi hỏi
phải xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới, “tạo địa bàn phát triển”
cho lực lượng sản xuất. Muốn thay đổi quan hệ sản xuất để giải phóng lực lượng sản xuất
phải gạt bỏ lực cản lớn lao ấy. Điều đó chỉ có thể thực hiện được qua đấu tranh giai cấp
và cách mạng xã hội. Đấu tranh giai cấp đạt tới đỉnh cao thường dẫn đến cách mạng xã
hội. Thông qua cách mạng xã hội mà quan hệ sản xuất cũ được xóa bỏ, quan hệ sản xuất
mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất được xác lập. Khi cơ sở kinh
tế mới đã hình thành, phát triển thì kiến trúc thượng tầng mới sớm hay muộn cũng ra đời,
phát triển theo, xã hội thực hiện bước chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội thấp lên hình
thái kinh tế - xã hội cao hơn, tiến bộ hơn. Không có những cuộc cách mạng xã hội trong
lịch sử thì không thể diễn ra quá trình thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình
thái kinh tế - xã hội mới cao hơn. Với ý nghĩ đó và C.Mác nhận định rằng: các cuộc cách
mạng xã hội là những “đầu tàu của lịch sử”, là phương thức thực hiện sự phát triển của
các hình thái kinh tế xã hội.
- Vai trò là động lực của đấu tranh giai cấp còn được thể hiện trong những thời kỳ tiến hóa
xã hội. Ngay trong phạm vi vận động của một hình thái kinh tế xã hội, đấu tranh giai cấp
thường xuyên tác động thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Thực tiễn cho
thấy sự phát triển của kinh tế, chính trị, văn hóa và ngay cả tư tưởng, lý luận của xã hội,
v.v. đều là sản phẩm ít nhiều mang dấu ấn của cuộc đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp
2 0
kích thích sự phát triển của lĩnh vực văn hóa tinh thần, tạo ra nhiều giá trị tinh thần khác
nhau như: văn học, nghệ thuật v.v. để phản ánh lại các cuộc đấu tranh đó; góp phần làm
hoàn thiện lĩnh vực chính trị xã hội đem lại nhiều giá trị xã hội quan trọng, như: tự do,
dân chủ, bình đẳng, nhân quyền v.v. Như vậy, đấu tranh giai cấp góp phần cải tạo xã hội,
xóa bỏ lạc hậu, tạo cơ sở cho cái mới tiên tiến phát triển.
- Trong xã hội có áp bức giai cấp, đấu tranh giai cấp chẳng những cải tạo xã hội, xóa bỏ
các lực lượng xã hội phản động mà còn có tác dụng cải tạo bản thân các giai cấp cách
mạng và quần chúng lao động, giúp cho các giai cấp không ngừng lớn mạnh làm hình
thành nên các tổ chức lãnh đạo giai cấp (công đoàn, nghiệp đoàn, chính đảng, v.v. được
hình thành, tôi luyện, trưởng thành). Thông qua thực tiễn đấu tranh giai cấp, giai cấp cách
mạng có sự trưởng thành về mọi mặt, phải tự nâng mình lên để có đủ năng lực lãnh đạo
xã hội, đáp ứng yêu cầu của lịch sử.
- Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp. Song vai trò là động lực
của các cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sự không giống nhau. Vai trò của đấu tranh giai
cấp đến mức độ nào đó phụ thuộc vào quy mô, tính chất của các nghiệp vụ kinh tế, chính
trị, xã hội mà mỗi cuộc đấu tranh giai cấp phải giải quyết. //
- Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh giai
cấp điển hình, cao nhất và cuối cùng trong lịch sử. Nó là phương tiện tất yếu để giải
phóng toàn xã hội khỏi ách áp bức, bóc lột, khỏi sử phân chia giai cấp và đấu tranh giai
cấp. Vì vậy đây là một quá trình đấu tranh rất lâu dài và vô cùng phức tạp. Cuộc đấu
tranh giai cấp phát triển tất yếu dẫn đến cách mạng vô sản. Do tính chất, quy mô rộng lớn
và triệt để của các nhiệm vụ mà nó phải giải quyết, vì vậy đấu tranh giai cấp của giai cấp
vô sản là “đòn bẩy vĩ đại nhất” trong lịch sử xã hội có giai cấp.
- Đấu tranh giai cấp là quy luật chung của mọi xã hội có giai cấp. Nhưng trong quy luật ấy
có những biểu hiện đặc thù trong từng xã hội cụ thể. Điều đó do kết cấu giai cấp của mỗi
xã hội và do địa vị lịch sử của mỗi giai cấp cách mạng trong từng phương thức sản xuất
quyết định. Công bằng mà nói, các cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử đã góp phần hình
thành các xã hội trong quá khứ.
- Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội, nhưng không phải là động lực sâu xa
và động lực duy nhất mà là một động lực trực tiếp và quan trọng. Vì vậy, trong đấu tranh
cách mạng cần phải xác định hệ thống các động lực của xã hội, có nghệ thuật sử dụng
những động lực đó để giải phóng giai cấp và giúp để xã hội phát triển.
- Thực tế lịch sử cho thấy, cuộc đấu tranh của giai cấp nô lệ chống lại giai cấp chủ nô đã
dẫn tới sự sụp đổ của chế độ chiếm hữu nô lệ; cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản liên
minh với các giai cấp khác để dẫn tới cách mạng tư sản, chấm dứt thời trung cổ kéo dài
hàng 1000 năm., Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân
và các lực lượng tiến bộ chống lại giai cấp tư sản là “đòn bẩy vĩ đại của cuộc cách mạng
xã hội hiện đại”. Thành quả chủ yếu và cuộc đấu tranh đó đã đạt được là sự ra đời của xã
hội cộng sản chủ nghĩa - xã hội tiến đến xóa bỏ hoàn toàn áp bức, bóc lột trong lịch sử.
2 0
- Trong thời đại ngày nay, những nguyên nhân của việc phân chia xã hội thành giai cấp và
đấu tranh giai cấp vẫn còn tồn tại. Mặc dù chủ nghĩa xã hội hiện nay tạm thời lâm vào
thoái trào, nhưng các màu thuận lớn của thời đại vẫn rất gay gắt; trong đó màu thuận cơ
bản, có tính chất xuyên suốt là mô thuận giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản; mâu
thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Vì vậy, đấu tranh giai cấp vẫn là quy luật
tất yếu của thời đại hiện nay. Do sự biến đổi hết sức nhanh chóng và phức tạp của tình
hình thế giới nên cuộc đấu tranh giai cấp trong thời đại ngày nay có những đặc điểm mới
so với giai đoạn trước đây.
- Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trên thế giới hiện nay gắn bó chặt chẽ với các cuộc
đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; trong đó, đấu tranh giai cấp của
giai cấp vô sản vẫn là động lực trực tiếp và quan trọng nhất của thời đại hiện nay. Sự vận
động tổng hợp của các màu thuận khách quan và cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, cùng
nhân dân lao động trên toàn thế giới sẽ quyết định số phận của chủ nghĩa tư bản. Mặc dù
cuộc đấu tranh đó diễn ra hết sức gay go, quyết liệt, lâu dài, nhưng cuối cùng loài người
nhất định sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
2 0
| 1/3

Preview text:

VAI TRÒ CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP TRONG SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP -
Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp quan trọng của lịch sử.
Mác và Ăngghen luôn nhấn mạnh vai trò của đấu tranh giai cấp, đặc biệt là cuộc đấu
tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Hai ông khẳng định: “Trong gần 40
năm chúng ta đưa lên hàng đầu cuộc đấu tranh giai cấp, coi đó là động lực trực tiếp của
lịch sử và đặc biệt là cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản với
tính cách là đòn bẩy mạnh mẽ của cuộc cách mạng xã hội ngày nay”. -
Động lực xét đến cùng thúc đẩy sự phát triển của xã hội là kết quả của sự tác động biện
chứng qua lại giữa lực lượng sản xuất tiến bộ và quan hệ sản xuất lỗi thời. Khi lực lượng
sản xuất có sự phát triển cả về tính chất và trình độ, mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã
lỗi thời, lạc hậu, đòi hỏi phải phá bỏ quan hệ sản xuất cũ. Trong xã hội có giai cấp, mâu
thuẫn này lại được biểu hiện về mặt xã hội bằng mâu thuẫn giữa giai cấp bị trị - người đại
biểu cho lực lượng sản xuất với giai cấp thống trị - người đại biểu cho quan hệ sản xuất
(giai cấp sở hữu tư liệu sản xuất, chi phối việc phân phối sản phẩm). Sản xuất vật chất
bao giờ cũng phát triển trong một quan hệ sản xuất nhất định. K hi quan hệ sản xuất
không còn phù hợp với lực lượng sản xuất, thì nó trở thành xiềng xích của lực lượng sản
xuất, dẫn đến những cuộc khủng hoảng phá hoại lực lượng sản xuất, làm bùng nổ các
cuộc đấu tranh giai cấp / / -
Trong các xã hội có đối kháng giai cấp, những quan hệ sản xuất lỗi thời không tự động
nhường chỗ cho quan hệ sản xuất mới. Chúng không tự động mất đi mà được giai cấp
thống trị bảo vệ bằng kiến trúc thượng tầng chính trị, bằng kinh tế, pháp luật và tư tưởng,
đặc biệt là bằng bạo lực có tổ chức. Trong các giai cấp bị bóc lột, bị thống trị tất yếu có
một giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất phát triển. Lợi ích căn bản của họ đòi hỏi
phải xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới, “tạo địa bàn phát triển”
cho lực lượng sản xuất. Mu
ốn thay đổi quan hệ sản xuất để giải phóng lực lượng sản xuất
phải gạt bỏ lực cản lớn lao ấy. Điều đó chỉ có thể thực hiện được qua đấu tranh giai cấp
và cách mạng xã hội. Đấu tranh giai cấp đạt tới đỉnh cao thường dẫn đến cách mạng xã
hội. Thông qua cách mạng xã hội mà quan hệ sản xuất cũ được xóa bỏ, quan hệ sản xuất
mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất được xác lập. Khi cơ sở kinh
tế mới đã hình thành, phát triển thì kiến trúc thượng tầng mới sớm hay muộn cũng ra đời,
phát triển theo, xã hội thực hiện bước chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội thấp lên hình
thái kinh tế - xã hội cao hơn, tiến bộ hơn. Không có những cuộc cách mạng xã hội trong
lịch sử thì không thể diễn ra quá trình thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình
thái kinh tế - xã hội mới cao hơn. Với ý nghĩ đó và C.Mác nhận định rằng: các cuộc cách
mạng xã hội là những “đầu tàu của lịch sử”, là phương thức thực hiện sự phát triển của
các hình thái kinh tế xã hội. -
Vai trò là động lực của đấu tranh giai cấp còn được thể hiện trong những thời kỳ tiến hóa
xã hội. Ngay trong phạm vi vận động của một hình thái kinh tế xã hội, đấu tranh giai cấp
thường xuyên tác động thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Thực tiễn cho
thấy sự phát triển của kinh tế, chính trị, văn hóa và ngay cả tư tưởng, lý luận của xã hội,
v.v. đều là sản phẩm ít nhiều mang dấu ấn của cuộc đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp 2 0
kích thích sự phát triển của lĩnh vực văn hóa tinh thần, tạo ra nhiều giá trị tinh thần khác
nhau như: văn học, nghệ thuật v.v. để phản ánh lại các cuộc đấu tranh đó; góp phần làm
hoàn thiện lĩnh vực chính trị xã hội đem lại nhiều giá trị xã hội quan trọng, như: tự do,
dân chủ, bình đẳng, nhân quyền v.v. Như vậy, đấu tranh giai cấp góp phần cải tạo xã hội,
xóa bỏ lạc hậu, tạo cơ sở cho cái mới tiên tiến phát triển. -
Trong xã hội có áp bức giai cấp, đấu tranh giai cấp chẳng những cải tạo xã hội, xóa bỏ
các lực lượng xã hội phản động mà còn có tác dụng cải tạo bản thân các giai cấp cách
mạng và quần chúng lao động, giúp cho các giai cấp không ngừng lớn mạnh làm hình
thành nên các tổ chức lãnh đạo giai cấp (công đoàn, nghiệp đoàn, chính đảng, v.v. được
hình thành, tôi luyện, trưởng thành). Thông qua thực tiễn đấu tranh giai cấp, giai cấp cách
mạng có sự trưởng thành về mọi mặt, phải tự nâng mình lên để có đủ năng lực lãnh đạo
xã hội, đáp ứng yêu cầu của lịch sử. -
Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp. Song vai trò là động lực
của các cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sự không giống nhau. Vai trò của đấu tranh giai
cấp đến mức độ nào đó phụ thuộc vào quy mô, tính chất của các nghiệp vụ kinh tế, chính
trị, xã hội mà mỗi cuộc đấu tranh giai cấp phải giải quyết. // -
Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh giai
cấp điển hình, cao nhất và cuối cùng trong lịch sử. Nó là phương tiện tất yếu để giải
phóng toàn xã hội khỏi ách áp bức, bóc lột, khỏi sử phân chia giai cấp và đấu tranh giai
cấp. Vì vậy đây là một quá trình đấu tranh rất lâu dài và vô cùng phức tạp. Cuộc đấu
tranh giai cấp phát triển tất yếu dẫn đến cách mạng vô sản. Do tính chất, quy mô rộng lớn
và triệt để của các nhiệm vụ mà nó phải giải quyết, vì vậy đấu tranh giai cấp của giai cấp
vô sản là “đòn bẩy vĩ đại nhất” trong lịch sử xã hội có giai cấp. -
Đấu tranh giai cấp là quy luật chung của mọi xã hội có giai cấp. Nhưng trong quy luật ấy
có những biểu hiện đặc thù trong từng xã hội cụ thể. Điều đó do kết cấu giai cấp của mỗi
xã hội và do địa vị lịch sử của mỗi giai cấp cách mạng trong từng phương thức sản xuất
quyết định. Công bằng mà nói, các cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử đã góp phần hình
thành các xã hội trong quá khứ. -
Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội, nhưng không phải là động lực sâu xa
và động lực duy nhất mà là một động lực trực tiếp và quan trọng. Vì vậy, trong đấu tranh
cách mạng cần phải xác định hệ thống các động lực của xã hội, có nghệ thuật sử dụng
những động lực đó để giải phóng giai cấp và giúp để xã hội phát triển. -
Thực tế lịch sử cho thấy, cuộc đấu tranh của giai cấp nô lệ chống lại giai cấp chủ nô đã
dẫn tới sự sụp đổ của chế độ chiếm hữu nô lệ; cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản liên
minh với các giai cấp khác để dẫn tới cách mạng tư sản, chấm dứt thời trung cổ kéo dài
hàng 1000 năm., Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân
và các lực lượng tiến bộ chống lại giai cấp tư sản là “đòn bẩy vĩ đại của cuộc cách mạng
xã hội hiện đại”. Thành quả chủ yếu và cuộc đấu tranh đó đã đạt được là sự ra đời của xã
hội cộng sản chủ nghĩa - xã hội tiến đến xóa bỏ hoàn toàn áp bức, bóc lột trong lịch sử. 2 0 -
Trong thời đại ngày nay, những nguyên nhân của việc phân chia xã hội thành giai cấp và
đấu tranh giai cấp vẫn còn tồn tại. Mặc dù chủ nghĩa xã hội hiện nay tạm thời lâm vào
thoái trào, nhưng các màu thuận lớn của thời đại vẫn rất gay gắt; trong đó màu thuận cơ
bản, có tính chất xuyên suốt là mô thuận giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản; mâu
thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Vì vậy, đấu tranh giai cấp vẫn là quy luật
tất yếu của thời đại hiện nay. Do sự biến đổi hết sức nhanh chóng và phức tạp của tình
hình thế giới nên cuộc đấu tranh giai cấp trong thời đại ngày nay có những đặc điểm mới
so với giai đoạn trước đây. -
Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trên thế giới hiện nay gắn bó chặt chẽ với các cuộc
đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; trong đó, đấu tranh giai cấp của
giai cấp vô sản vẫn là động lực trực tiếp và quan trọng nhất của thời đại hiện nay. Sự vận
động tổng hợp của các màu thuận khách quan và cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, cùng
nhân dân lao động trên toàn thế giới sẽ quyết định số phận của chủ nghĩa tư bản. Mặc dù
cuộc đấu tranh đó diễn ra hết sức gay go, quyết liệt, lâu dài, nhưng cuối cùng loài người
nhất định sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. 2 0