Vai Trò Của Pháp Luật Trong Vấn Đề Phòng Chống Tham Nhũng Của Nước Ta Hiện Nay
Cơ sở lý luận. Thực Trạng về vấn đề tham nhũng của nước ta hiện nay. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả phòng chống tham những của nước ta trong bối cảnh thời đại hiện nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT -------------------- TIỂU LUẬN
Pháp Luật Đại Cương
Đề Tài: Vai Trò Của Pháp Luật Trong Vấn Đề
Phòng Chống Tham Nhũng Của Nước Ta Hiện Nay
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Phương Ly
Mã sinh viên : 2155320129 Lớp PLĐC : 9 Lớp : Quản Lý HÀ NỘI 2021 Mục Lục
Mục Lục.....................................................................................................2
Danh mục viết tắt......................................................................................3
Phần Mở Đầu............................................................................................4
Phần Nội Dung..........................................................................................6
I. Cơ sở lý luận...........................................................................................6
1. Khái niệm tham nhũng................................................................6
2. Chủ thể tham nhũng....................................................................9
3. Các hành vi tham nhũng...........................................................10
II. Thực Trạng về vấn đề tham nhũng của nước ta hiện nay....................12
1. Tình hình tham nhũng ở nước ta hiện nay................................12
2. Thực trạng công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam.....21
III. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả phòng chống tham những của
nước ta trong bối cảnh thời đại hiện nay..................................................24
Phần Kết..................................................................................................29
Tài Liệu Tham Khảo..............................................................................30 2 Danh mục viết tắt BCS đảng Ban Cán sự đảng Bộ TT&TT
Bộ Thông Tin và Truyền Thông CCD
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh PCTN Phòng, chống tham nhũng UBKT Ủy ban Kiểm tra TP Thành Phố ĐBTQ Đại biểu toàn quốc CAND Công an nhân dân KSND Kiểm sát nhân dân 3 Phần Mở Đầu
Bước sang thế kỷ 21, cả thế giới đều có những bước tiến phát triển lớn.
Vận hành theo xu hướng chung là hòa bình, đối thoại, hội nhập và cùng phát
triển. Sự ngăn cách về các yếu tố như: kinh tế, chính trị, tôn giáo… dần được xóa bỏ.
Việt Nam cũng thực hiện phát triển theo xu hướng đó. Là một nước đang
trên đà phát triển, Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và thách thực trong quá
trình hội nhập nhất là về các vấn đề: kinh tế, khoa học - kỹ thuật và công
nghệ. Bằng việc sáng tạo, phát huy cao trình độ của người dân và sử dụng
hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài, Việt Nam đang từng bước cố
gắng xây dựng một nền kinh tế vững mạnh. Kết quả là Việt Nam đã đạt được
những thành tựu quan trọng, kinh tế - xã hội không ngừng phát triển và lớn
mạnh, trật tự an ninh quốc gia được giữ vững, đời sống nhân dân không
ngừng được nhân cao. Tuy nhiên, đi cùng với những bước phát triển, chúng ta
cũng đối mặt với những thách thức lớn, tình hình tham nhũng diễn ra ngày
càng phức tạp. Những vụ tham những với quy mô lớn được phát hiện và xử lý
ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực khác nhau từ khu vực nhà nước (khu vực công)
cho đến cả khu vực tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài. Những vụ việc tham
nhũng có xu hướng ngày càng gia tăng về cả quy mô và mức độ nghiêm
trọng, đặc biệt là trong khu vực nhà nước. Điều đó thể hiện, tài sản Nhà nước
bị chiếm đoạt, thất thoát ngày càng lớn mà người phạm tối có khi lại là các
các bộ công chức, viên chứ, hay cả cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của đất nước.
Trong nghị quyết Đại hội đại biểu toàn dân lần thứ IX của Đảng đã đánh
giá: tình trạng tham nhũng, những suy thoái trong tư tưởng, chính trị, văn hóa,
đạo đức và lối sống của một bộ phận không nhỉ cán bộ, đảng viên hiện nay là
rất nghiêm trọng. Nạn tham những kéo dài và diễn biến ngày càng quan trọng
trong bộ máy chính trị và nhiều tổ chức kinh tế, có nguy cơ đe dọa sự sống 4
còn của chế độ ta. Nghị quyết lần thứ X, XI của Đảng tiếp tục đánh giá tình
hình, hậu quả và tác hại to lớn của tình trạng tham nhũng hiện nay. Điều này
cũng thể hiện sự quyết tâm của Đảng, của Nhà nước trong công tác phòng, chống tham những.
Có thế nói, tham nhũng là một vấn đề toàn cầu. Hiện tượng xã hội tiêu
cực là tham nhũng xảy ra ở tất cả các quốc gia công nghiệp hóa và cần phải
có giải pháp để ngăn chặn hiệu quả. Hơn nữa, vấn đề tham nhũng xảy ra với
tình trạng cao hơn đang diễn ra phức tạp ở các nước đang phát triển với nền
kinh tế đang chuyển đổi còn tồn tại nhiều lỗ hổng. Tham nhũng sẽ ngăn cản
các nước phát triển, gây thiệt hại nghiêm trọng đến các nguồn lực công, xâm
hại đến các hoạt động của bộ máy nhà nước, cản trở khả năng đầu tư về tài
chính của cả trong nước và ngoài nước. Tình trạng tham nhũng cũng làm suy
đồi về đạo đức, làm sai lệch công lý, công bằng xã hội, làm suy giảm niềm tin
của nhân dân, cản trở nỗ lực xóa đói giảm nghèo của đất nước. Công tác
phòng chống tham nhũng (PCTN) được Đảng và Nhà nước xác định là nhiệm
vụ trọng tâm, quan trọng, thường xuyên vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức
tạp, cần kế hoạch lâu dài. 5 Phần Nội Dung I. Cơ sở lý luận 1. Khái niệm tham nhũng
Tham nhũng, tiếng anh gọi là: “Corruption” có nghĩa là hư hỏng, phá hoại hay thối nát.
Còn theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International -
TI), tham nhũng là những hành vi lợi dụng quyền hành, chức vị của bản
thân để gây khó khăn, phiền hà, và lấy của dân. Tham ô là hành vi lợi dụng
quyền hành để lấy cắp của công. Tham nhũng và tham ô là một hệ quả tất yếu
của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế - xã hội lỏng lẻo tạo ra nhiều
sơ hở cho các hành vi tiêu cực, hiện tượng tham nhũng và các tệ nạn có điều
kiện phát triển và tại đó một phần quyền lực chính trị được biến thành quyền lực kinh tế.
Hình ảnh minh họa về tham nhũng 6
Ở nước ta hiện nay, theo Khoản 2, Điều 1 Luật phòng, chống tham
nhũng định nghĩa: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền
hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.
Trên thực tế còn rất nhiều định nghĩa khác nhau về tham nhũng và hiện
đang đề tài nghiên cứu của rất nhiều người. Hiện nay, tham nhũng được coi
như là “một căn bệnh” phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Vào những năm
50 cảnh sát Cam-pu-chia đã từng úp mở khi nói rằng: Làm ruộng ăn lúa, làm
làng ăn hối lộ. Thời gian trước, Chủ tịch Đảng, người cầm quyền Um nô, Thủ
tướng Malaixia – Mahathir Mohamad đã khóc trước đại hội đảng về vấn nạn
tham nhũng đang hoành hành…
Còn ở Việt Nam, từ thời Hồng Đức và Gia Long đã ban hành các các bộ
luật về vấn đề phòng chống tham nhũng. Thời Vua Minh Mạng có “phép làm
liêm”, thời Tự Đức - Nguyễn Trường Tộ đã cho xây dựng bộ “chính sách báo liêm”.
Đến Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm: “chống bệnh quan liêu tham
ô, lãng phí” Người đã chỉ ra: “Tham ô, lãng phí và quan liêu dù cố ý hay
không cũng là bọn đồng minh của thực dân phong kiến” “ Những kẻ tham ô,
lãng phí và quan liêu thì phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải
của Chínhphủ và nhân dân” “Trộm cắp tiền bạc của nhân dân, làm tổn hại
kinh tế của Chính phủ cũng là mật thám, phản quốc, nếu không phải là tệ hại
hơn”’. Ngay từ khi mới giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký
Sắc lệnh số: 223 ngày 27/11/1946 về việc “Xử phạt đối với tội đưa hối lộ cho
công chức, tội công chức nhận hối lộ, biển thủ công quĩ hoặc của công dân”.
Đây được coi là đạo luật về phòng chống tham nhũng đầu tiên của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà. Đạo luật ra đời chỉ trước Ngày toàn quốc kháng
chiến chưa đầy một tháng. Điều đó đã nói lên sự cấp bách của vấn nạn chống
tham nhũng mà Bác Hồ gọi là “giặc nội xâm” trước nguy cơ giặc ngoại xâm 7
đang rập rình ngay trước cửa. Bài học mà Bác Hồ chỉ ra cho toàn Đảng, toàn
chính quyền và toàn dân rất cụ thể, rất rõ ràng và vô cùng quan trọng:
“Vì những người và những cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới
không sát công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần
gũi quần chúng… chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ
không kiểm tra đến nơi đến chốn… thành thử có mắt mà không thấu suốt, có
tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không
nắm vững, kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ mà tham ô,
lãng phí. Thế là bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô,
lãng phí.” Những cảnh báo cách đây hơn nửa thế kỷ của Bác Hồ mà cứ như
Bác đang nóichuyện ngày hôm nay! Cứ như Bác đang nhìn thấu những
chuyện đau lòngxảy ra ngày hôm nay bởi “quốc nạn” tham nhũng, lãng phí,
và bắt đầu từ gốc của nó là bệnh quan liêu, giấy tờ, xa rời dân của các cấp chính quyền, của
những người vẫn là “đầy tớ của nhân dân”.
Tham nhũng đã trở thành quốc nạn, là 1 trong 4 nguy cơ đe dọa đến
sự tồn tại và sụp đổ của một chế độ. Có thể nói, tham nhũng như là căn bệnh
hiểm nghèo, bệnh truyền nhiễm gắn liền với mọi nhà nước, bởi có lẽ chừng
nào nhà nước còn tồn tạo, còn có quyền lực thì sẽ tồn tại vấn nạn tham nhũng.
Vì có quyền lực thì rất dễ xuất hiện những người sử dụng sai mục đích của
quyền lực, dùng quyền lực nhằm chuộc lợi cho bản thân. Cuộc đấu tranh để
loại bỏ những người sử dụng sai quyền lực ra khỏi bộ máy nhà nước các cấp
là cuộc đấu tranh lâu dài, liên tục và bền bỉ nó đòi hỏi tính kiên định, kiên
nhẫn của mọi nhà nước, chống mạnh thì thịnh, chống yếu thì suy.
Hay nói vắn tắt, thì tham nhũng là việc sử dụng các quyền lực, uy tín và
địa vị xã hội để chiếm đoạt các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội hoặc
của người khác. Như vậy, đối tượng của tham nhũng rất rộng, không chỉ là 8
những giá trị vật chất như người ta thường nghĩ, quan niệm, mà còn là những giá trị tinh thần.
Có thể nói rằng mức độ nguy hiểm của vấn nạn tham nhũng về mặt
tinh thần ghê gớm hơn rất nhiều lần so với tham nhũng vật chất. Vì trong lĩnh
vực tinh thần, nạn tham nhũng diễn ra tinh vi hơn, tàn phá xã hội khốc liệt và
để lại những tổn thất nặng nề hơn. 2. Chủ thể tham nhũng
Những đối tượng được coi là người có chức vụ, thẩm quyền hay quyền
hạn được quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật phòng, chống tham nhũng gồm:
“Cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân
quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn
vị thuộc Công an nhân dân; Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của
Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà
nước tại doanh nghiệp; Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có
quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó”.
Như vậy, có bốn nhóm đối tượng được coi là người có chức vụ, quyền hạn:
Nhóm thứ nhất nêu tại điểm A khoản 3 Điều 1 là cán bộ, công chức, viên
chức được quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2010
và Điều 2 Luật Viên chức năm 2010.
Nhóm thứ hai gồm những người có chức vụ, quyền hạn nêu tại điểm
B khoản 3 Điều 1 là nhóm đối tượng có địa vị pháp lý tương đối đặc thù,
thuộc các lực lượng vũ trang nhân dân và được quy định cụ thể tại Luật
Quốc phòng và Luật Công an nhân dân.
Nhóm thứ ba nêu tại điểm C khoản 3 Điều 1 có thể được chia thành
hai loại: thứ nhất, những cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của 9
Nhà nước (Doanh nghiệp một trăm phần trăm vốn nhà nước); thứ hai, cán
bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác.
Nhóm thứ tư là những người nêu tại điểm D khoản 3 Điều 1 bên cạnh đối
tượng là cán bộ, công chức nhà nước, những người tuy không phải là cán
bộ, công chức nhưng được giao nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong
khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó cũng được coi là người có chức vụ,
quyền hạn và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng. 3. Các hành vi tham nhũng
Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định 12 hành vi tham nhũng bao gồm: Tham ô tài sản. Nhận hối lộ.
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.
Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền
hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi. Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. 10
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm
pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra,
thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Các hành vi tham nhũng được quy định cụ thể trong Luật phòng, chống tham
nhũng và cũng được quy định thành các tội phạm hình sự ở các
điều 278, 279, 280, 281, 282, 283 và 284 của bộ Luật hình sự năm 1999.
Như vậy, so với những hành vi tham nhũng tại Pháp lệnh Chống tham nhũng
năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2000) thì Luật Phòng, chống tham nhũng có
bổ sung 5 hành vi tham nhũng mới. Đây là những hành vi xuất hiện ngày càng
phổ biến trong thời gian gần đây. Việc quy định thêm 5 loại hành vi mới này
là cần thiết và là cơ sở pháp lý để đấu tranh với những biểu hiện ngày càng
phức tạp của tham nhũng. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi tham nhũng đều
bị xử lý về hình sự mà chỉ những hành vi hội đủ các dấu hiệu cấu thành tội
phạm quy định trong Bộ luật Hình sự thì mới được xác định là tội phạm và bị
truy cứu trách nhiệm hình sự (khoản 1 đến khoản 7). Riêng các hành vi từ
khoản 8 đến khoản 12 được thể hiện như sau:
Việc “đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ,
quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa
phương vì vụ lợi”. Đây là một biểu hiện mới của tệ nạn tham nhũng. Khác với
trước kia, đây là hành vi tham nhũng không trực tiếp mà “vòng vèo”. Do vẫn
còn tồn tại cơ chế “xin - cho” trong nhiều lĩnh vực nên có nhiều cá nhân đại
diện cho cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương đã tìm cách hối lộ cho
người có chức vụ, quyền hạn phụ trách việc phê duyệt chương trình, dự án,
cấp kinh phí, ngân sách để được lợi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương
mình vàn thông qua đó để đạt được các lợi ích cá nhân. Hành vi “lợi dụng
chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi”. Đây là
hành vi lợi dụng việc được giao quyền quản lý tài sản của Nhà nước để phục
vụ lợi ích cá nhân hoặc một nhóm người nào đó thay vì phục vụ cho lợi ích 11