Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức môn Triết học Mác -Lênin | Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức môn Triết học Mác -Lênin | Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Môn: Triết học Mác - Lênin(THMLN260)
Trường: Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Là cơ sở động lực của nhận thức
- Thực tiễn cung cấp những tài liệu, vật liệu cho nhận thức của con người: Bằng
và thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới khách quan (thế
giới tự nhiên, xã hội), buộc chúng phải bộc lộ những thuộc tính, những quy luật để
con người nhận thức. Vì vậy, không có thực tiễn thì không có nhận thức, không
có khoa học, không có lý luận.
Ví dụ: Thông qua hoạt động sản xuất nông nghiệp -> con người sử dụng công cụ lao
động tác động vào thế giới tự nhiên -> làm cho chúng bộc lộ ra những thuộc tính, kết cấu,
quy luật -> thông qua đó, con người nhận thức ngày càng đầy đủ hơn về giới tự nhiên,
biết được đâu là đất tốt, vùng khí hậu phù hợp với từng loại giống cây trồng vật nuôi
- Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận
thức. Vì vậy, nó luôn thúc đẩy sự ra đời của các ngành khoa học. Ví dụ:
Hình học bắt nguồn từ nhu cầu đo đạc lại đất đai hằng năm sau mỗi vụ lụt của
sông Nile. Có một điều thú vị ở đây là, hình học trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là sự đo đạc đất.
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản ở nửa đầu
thế kỉ 19 đều thất bại và bị đàn áp nặng nề (như phong trào Hiến chương ở Anh
1836-1848, phong trào công nhân dệt Liong ở Pháp 1831-1834). Vậy tại sao các
phong trào này đều thất bại? Bởi vì nó xảy ra một cách tự phát, không có đường
lối lãnh đạo đúng đắn. Trong tình cảnh đó, mới nảy sinh ra nhu cầu là cần phải có
một lý luận tiên tiến ra đời soi đường, dẫn lối cho phong trào công nhân đi đến
thắng lợi. Và từ nhu cầu thực tiễn ấy, đã dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa Mác.
- Thực tiễn có tác dụng rèn luyện giác quan của con người, làm cho chúng phát
triển tinh tế hơn, hoàn thiện hơn. Là cơ sở chế tạo ra các công cụ, phương tiện,
máy móc mới hỗ trợ con người trong quá trình nhận thức (giúp cho hoạt động thực
tiễn của con người ngày càng hiệu quả, chính xác hơn)
=> Ph. Ăngghen đã khẳng định: “chính việc người ta biến đổi tự nhiên… là cơ sở chủ yếu
nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người, và trí tuệ con người đã phát triển song song
với việc người ta đã học cải biến tự nhiên”
Ví dụ: Dựa trên nguyên lý chiếc ống ma thuật của Lippershey, vào năm 1609 nhà bác
học vĩ đại người Ý Galileo đã cho ra đời chiếc kính viễn vọng của riêng ông và nó có độ
phóng đại gấp 8 đến 20 lần. Nhờ có kính thiên văn, Galileo đã đưa ra những lý thuyết
như mặt trăng không bằng phẳng như chúng ta đã nghĩ và ông cũng chứng minh được
thuyết Nhật tâm của Nicolaus Copernicus rằng Trái Đất không phải trung tâm của vũ
trụ mà chỉ là một trong số các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời là hoàn toàn chính xác.
2. Là mục đích của nhận thức
- Nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo
thực tiễn. Nếu không vì thực tiễn, nhận thức sẽ mất phương hướng, bế tắc. Mọi tri
thức khoa học- kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa khi được áp dụng vào đời
sống thực tiễn một cách trực tiếp hay gián tiếp để phục vụ con người. Ví dụ:
Trước nhu cầu đi lại hằng ngày của con người và để đáp ứng nhu cầu sử dụng địa
hình, các nhà sản xuất đã sản xuất các phương tiện giao thông để có thể di chuyển
dễ dàng và nhanh chóng, như xe máy, ô tô, máy bay, tàu cao tốc…
Lý luận của chủ nghĩa Mác bắt nguồn từ chính thực tiễn phong trào công nhân. Và
sự ra đời của lý luận này là dẫn đường cho cách mạng công nhân tiến lên làm cuộc
cách mạng vô sản để xóa bỏ áp bức bóc lột (chủ nghĩa tư sản) xây dựng XHCN.
3. Là tiêu chuẩn của chân lý
- Theo triết học Mác - Lênin, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm
tra chân lý. Dựa vào thực tiễn, người ta có thể chứng minh, kiểm nghiệm chân lý
bởi chỉ có thực tiễn mới có thể vật chất hóa được tri thức, hiện thực hóa được tư
tưởng. Qua đó mới khẳng định được chân lý hoặc phủ định một sai lầm nào đó.
Ví dụ: Chủ nghĩa Mác ra đời từ chính thực tiễn của phong trào công nhân và được phong
trào công nhân kiểm nghiệm, khẳng định chủ nghĩa Mác là một lý luận đúng đắn vì nó đã
dẫn đường cho cách mạng công nhân đi đến thắng lợi.
- Có thể kiểm tra chân lý bằng nhiều hình thức khác nhau (nhưng cơ bản nhất vẫn
thông qua 3 hoạt động đó là) hoạt động sản xuất vật chất, chính trị - xã hội và thực nghiệm khoa học.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối.
Tính tuyệt đối: thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm tra chân lý
(chỉ có thể lấy thực tiễn để kiểm tra chân lý, không thể lấy tư tưởng hay sự đồng
tình của số đông để khẳng định đâu là đúng hay sai được)
Tính tương đối: thực tiễn có quá trình vận động, biến đổi, phát triển. Ví dụ như
hoạt động sản xuất vật chất thay đổi qua từng giai đoạn, thời kỳ, thời đại (thời kỳ
đồ đá, đồ đồng, đồ sắt,hiện nay là quá trình điều khiển, tự động hóa)
=> Vì vậy, phải xem xét thực tiễn trong không gian rộng, thời gian dài thì chúng ta mới
có cái nhìn hoàn thiện và từ đó mới có thể khẳng định đó là chân lý hay sai lầm.
4. Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong nhận thức và hoạt động chúng ta cần phải quán triệt quan điểm thực
tiễn. Quan điểm thực tiễn yêu cầu:
nhận thức phải gắn liền với nhu cầu thực tiễn
lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của kết quả nhận thức
tăng cường tổng kết thực tiễn để rút ra những kết luận góp phần bổ sung, hoàn
thiện, phát triển, nhận thức, lý luận
Liên hệ: vận dụng trong giáo dục -> học đi đôi với hành; Đảng luôn tổng kết thực tiễn
(trong nước và trên thế giới) để bổ sung, hoàn thiện đường lối, chiến lược (lý luận) để
chúng ta nhận thức về tình hình thế giới, khu vực và về công cuộc đổi mới được chính xác
hơn. Từ đó có thể đề ra được đường lối, chủ trương bám sát với thực tiễn để chỉ đạo cho
hoạt động thực tiễn được hiệu quả hơn.
- Quá trình nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn và áp dụng lý luận phải
tính toán đầy đủ những yêu cầu, nhu cầu đặc điểm của thực tiễn, từ trong thực
tiễn rút ra được những bài học kinh nghiệm để bổ sung lý luận, nâng tầm lý
luận. Ngược lại, lý luận phải hướng về thực tiễn, phải giải quyết được những
nhiệm vụ nảy sinh từ trong thực tiễn.
Ví dụ: Từ thực tiễn xây dựng CNXH vào những năm 80 của TK XX gặp nhiều khó khăn,
bản thân các nước XHCN trong đó có VN đều rơi vào tình trạng trì trệ và sau đó dẫn đến
tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, xã hội. Trước tình hình thực tiễn đó, đòi
hỏi Đảng ta phải tổng kết kinh nghiệm, chỉ ra được những nguyên nhân khiến kinh tế rơi
vào khủng hoảng và trên cơ sở bài học kinh nghiệm đó, Đảng ta mới thực hiện đường lối
đổi mới toàn diện đất nước.