Vai trò của thực tiễn với nhận thức - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Vai trò của thực tiễn với nhận thức - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Vai trò của thực tiễn với nhận thức
1. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
Thực tiễn là điểm xuất phát của nhận thức, nó đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và
phương hướng vận động phát triển của nhận thức. Thực tiễn cung cấp tài liệu cho
nhận thức. Con người bằng những hoạt động thực tiễn của mình sẽ tác động vào các
sự vật hiện tượng làm cho chúng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ giữa
chúng, đem lại tài liệu cho nhận thức và trên cơ sở đó hình thành nên các lý thuyết
khoa học. Mọi nhận thức xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn và nhằm vào phục
vụ thực tiễn. Kể cả ngày nay khi khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì
mối quan hệ này cũng không hề thay đổi. Do đó nếu không dựa vào thực tiễn thì nhận
thức sẽ xa rời thực tiễn. Cũng vì thế chủ thể nhận thức sẽ không có được những tri
thức đúng đắn và sâu sắc về thế giới nếu nó xa rời thực tiễn. Do đó thực tiễn là cơ sở
của nhận thức.
Ví dụ 1: Qua những lần quan sát khi nung nóng thanh sắt thì thanh sắt chuyển
màu vàng rực, từ đó đưa ra kết luận thanh sắt sẽ bị chuyển màu khi bị nung nóng.
Hoặc, sau nhiều lần đun nước sôi kiểm tra bằng nhiệt kế thì con người phát hiện ra
rằng nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C.
Ví dụ 2: Trên cơ sở thực tiễn mà con người hình thành các lý thuyết khoa học.
Điều đó được thể hiện rõ thông qua nguồn gốc ra đời của định luật vạn vật hấp dẫn.
Từ hiện tượng, quả táo rơi xuống đất và nhiều thí nghiệm mà Isaac Newton đã khám
phá ra định luật hấp dẫn.
2. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
Nhờ các hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người ngày càng hoàn
thiện, năng lực tư duy lôgic không ngừng được củng cố và phát triển, các phương tiện
nhận thức ngày càng hiện đại có tác dụng nối dài các giác quan của con người trong
việc nhận thức thế giới. Những tri thức được vận dụng vào thực tiễn đem lại động lực
kích thích quy trình nhận thức tiếp theo. Thực tiễn sản xuất vật chất và cải biến thế
giới đặt ra yêu cầu buộc con người phải nhận thức về thế giới. Thực tiễn làm cho các
giác quan, tư duy của con người phát triển và hoàn thiện, từ đó giúp con người nhận
thức ngày càng sâu sắc hơn về thế giới. Do đó thực tiễn là động lực của nhận thức.
Ví dụ 1: Do nhu cầu cần di chuyển nhanh chóng và thuận tiện hơn, người ta đã
phát minh ra nhiều loại hình phương tiện khác nhau (xe, máy bay,…) phục vụ cho
cuộc sống con người.
Ví dụ 2: Trong lao động sản xuất của người nông dân, trước đây họ phải sử
dụng sức người để lao động rất rất vả, từ đó đã chế tạo ra nhiều loại máy móc khác
nhau ( máy cày,..) nhằm giải phóng sức lao dộng, tăng cao năng suất lao động.
3. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
Mục đích của nhận thức không phải chỉ để nhận thức mà còn giúp con người
hoạt động thực tiễn nhằm cải biến thế giới. Nhấn mạnh vai trò này, Lenin cho rằng:
“Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý
luận về nhận thức”.
Nhận thức của con người ngay từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất với
tư cách là người đã được quy định bởi những nhu cầu thực tiễn. Bởi lẽ, muốn sống,
muốn tồn tại, con người phải sản xuất và cải tạo tự nhiên và xã hội. Chính nhu cầu sản
xuất vật chất và cải tạo tự nhiên, xã hội buộc con người phải nhận thức thế giới xung
quanh.
10:33 4/8/24
Vai trò của thực tiễn với nhận thức
about:blank
1/4
Ví dụ 1: Chẳng hạn, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cần phải ngăn chặn sự lây
lan, bùng phát của dịch bệnh Covid-19 mà các bác sĩ, nghiên cứu dá không ngừng tìm
kiếm, học hỏi để tìm ra phương pháp, vacxin phù hợp để chữa trị, phòng trống dịch
bệnh.
Ví dụ 2: Để có được lương thực, thực phẩm đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu
cho việc tồn tại và phát triển của mình đòi hỏi con người phải có nhận thức trong việc
phát triển nông nghiệp như trồng trọt chăn nuôi, tìm các giống tốt, các phương pháp
nuôi trồng tốt.
Ví dụ trên cũng chứng minh rằng: Nhận thức không chỉ thoả mãn nhu cầu hiểu
biết mà còn đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực hoạt động để đưa lại hiệu quả cao
hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Thực tiễn luôn vận động, phát
triển nhờ đó, thực tiễn thúc đẩy nhận thức vận động, phát triển theo. Thực tiễn đặt ra
những vấn đề mà lý luận cần giải quyết. Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức
đúng hay sai, khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại.
Nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn, soi đường, dẫn dắt, chỉ
đạo thực tiễn chứ không phải để trang trí hay phục vụ cho những ý kiến viển vông.
Nếu không vì thực tiễn, nhận thức sẽ mất phương hướng, bế tắc. Điều đó giống như
việc khi không có mục tiêu, điểm đến rõ ràng, cụ thể chúng ta sẽ không biết đi theo
hướng nào và bằng cách nào. Mọi tri thức khoa học – kết quả của nhận thức chỉ có ý
nghĩa khi nó được áp dụng vào đời sống thực tiễn một cách trực tiếp hay gián tiếp để
phục vụ con người. Những tri thức khoa học chỉ đúng khi chúng được vận dụng vào
thực tiễn.
Ví dụ: Những thuyết, những định lý mà các nhà khoa học đưa ra nó chỉ có ý
nghĩa và tồn tại khi chứng minh được nó đúng và được áp dụng trong thực tiễn. Như
định lý Pytago được tạo ra với mục đích tính toán thực sự có ý nghĩa và tồn tại lâu dài
do tính chính xác của nó đã được thừa nhận, chứng minh và khả năng vận dụng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ví dụ trên cũng chứng minh rằng: Thực tiễn nêu ra những vấn đề cho nhận
thức hướng tới giải đáp, nhờ đó các ngành khoa học ngày càng phát triển.
4. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
Quan điểm của triết học Mác - Lênin đã từng cho rằng: "vấn đề tìm hiểu xem
tư duy con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không hoàn toàn không phải
là một vấn đề lý luận, mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người
phải chứng minh chân lý. Nhận thức khoa học có tiêu chuẩn logic riêng tuy nhiên
chúng không thể thay thế hoàn toàn cho tiêu chuẩn thực tiễn và xét đến cùng nó còn
phụ thuộc và tiêu chuẩn thực tiễn”.
Nói thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lí vì chỉ có đem những tri thức đã
thu nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra mới khẳng định được
tính đúng đắn của nó. Theo triết học Mác Lênin, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan
duy nhất để kiểm tra chân lí, bác bỏ sai lầm. Dựa vào thực tiễn, người ta có thể chứng
minh, kiểm nghiệm chân lí.
Ví dụ: có một món ăn mà bạn chưa thử bao giờ, bạn muốn biết nó có ngon hay
không cách duy nhất để xác định đó là phải nếm thử (kiểm chứng bằng thực tiễn).
Có nhiều hình thức thực tiễn khác nhau, do vậy cũng có nhiều hình thức kiểm
tra chân lí khác nhau, có thể bằng thực nghiệm khoa học, có thể áp dụng lí luận xã hội
vào quá trình cải biến xã hội,.. Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang
tính tương đối. Tuyệt đối vì nó là tiêu chuẩn khách quan duy nhất, tương đối vì bản
10:33 4/8/24
Vai trò của thực tiễn với nhận thức
about:blank
2/4
thân thực tiễn luôn biến đổi, vận động, phát triển. Sự thay đổi này dẫn đến sự tiếp tục
bổ sung, phát triển những tri thức đã có trước đó. Để từ đó nhận thức của con người
được bổ sung, điều chỉnh và phát triển toàn diện nhất. Vì vậy, nếu xem xét thực tiễn
trong không gian càng rộng, trong thời gian càng dài, trong chỉnh thể thì càng rõ đâu
là chân lý, đâu là sai lầm.
Kết luận: Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, chúng ta rút ra nguyên tắc thực
tiễn trong nhận thức và hành động. Nguyên tắc này yêu cầu xem xét sự vật luôn phải
gắn với nhu cầu thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện, phát triển nhận thức, lí luận cũng
như chủ trương, đường lối chính sách. Nguyên tắc này có ý nghĩa lớn trong việc
chống bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí. Để khắc phục và ngăn ngừa bệnh giáo
điều, chúng ta phải từng bước quán triệt tốt nguyên tắc thực tiễn, tăng cường tổng kết
thực tiễn.
Ý nghĩa phương pháp luận
Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta luôn quán triệt
quan điểm về thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu:
- Phải quán triệt quan điểm thực tiễn: Việc nhận thức xuất phát từ thực
tiễn.
Ví dụ: từ thực tiễn về sự đo đạc ruộng đất, đo lường vật thể mà con người bắt
đầu có tri thức về toán học và nếu không có những nhu cầu thực tiễn về sự cân đo
đong đếm, thực nghiệm thì sẽ không hình thành nên toán học, con người không thể tự
tạo ra các công thức, các định lực nếu những công thức, định luật ấy không được kiểm
nghiệm qua thực tiễn.
- Nghiên cứu lý luận phải đi đôi với thực tiễn; học phải đi đôi với hành.
Xa rời thực tiễn dẫn tới bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, quan liêu.
Trong quá tình nghiên cứu, bên cạnh việc dựa theo lý thuyết và lý luận, ta cần
phải kiểm nghiệm chúng thông qua nghiên cứu thực tiễn, phải gắn liền với thực hành.
Ví dụ: Nhà bác học Ga-li-lê là người rất coi trọng việc thực nghiệm, ông
thường dùng thực nghiệm để chứng minh lập luận của mình. Một lần nọ, ông nghe
người ta dạy cho học sinh rằng “Các vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ”
Ông liền phản đối. Sau đó, ông tiến hành một thí nghiệm hai hòn đá có khối lượng
khác nhau từ trên cao xuống. Ông phát hiện ra không khí có sức cản. Và cùng hai hòn
đá đó, ông thả hai hòn đá lúc nãy vào một ống dài bị rút hết không khí thì quả nhiên
tốc độ rơi của hai hòn đá bằng nhau. Nếu không tiến hành thực nghiệm trên, có lẽ rất
nhiều người sẽ hiểu lầm rằng vật nặng lúc nào cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ. Nhưng
thực ra không phải vậy, khi trong môi trường chân không, định lý này hoàn toàn sai.
Vì vậy, việc thực hành phải luôn đi đôi với việc học, không được áp dụng lý
thuyết suông, tránh chủ quan, máy móc, giáo điều, vv…
10:33 4/8/24
Vai trò của thực tiễn với nhận thức
about:blank
3/4
- Không được tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn, tuyệt đối hóa vai trò của
thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tương đối và cũng có tính tuyệt
đối. Tuyệt đối ở chỗ thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý, thực
tiễn có khả năng xác định cái đúng, bác bỏ cái sai. Nhưng bên cạnh đó, thực tiễn cũng
có tính tương đối. Nó thể hiện bằng việc ta không thể khẳng định được cái đúng, bác
bỏ cái sai một cách tức thì.Thêm vào đó, thực tiễn không đứng yên một chỗ mà biến
đổi và phát triển liên tục, nên nó không cho phép người ta hiểu biết bất kỳ một cái gì
hóa thành chân lý vĩnh viễn.
Ví dụ: Các nền văn hóa tiền hiện đại đưa ra các quan điểm về Trái Đất, người
xưa cho rằng Trái Đất hình phẳng dẹt như một chiếc đĩa, được bao bọc uống cong
giống như cái bát của bầu trời. Đến thế kỷ thứ 4 TCN, nhà học giả Hy Lạp Aristole
sau khi quan sát bóng của quả cam theo nhiều hướng đã tổng kết rằng trái đất có hình
tròn. Nhưng vào những khoảng thời gian tiếp theo, nhiều quan điểm về hình dạng của
Trái Đất lại được đưa ra. Viện Hàn lâm khoa học Paris sau khi tiến hành đo các đường
kinh tuyến, lại cho rằng Trái Đất tuôn dài ở hai cực, nghĩa là giống với hình quả dưa.
Sau đó, Newton và C. Huyghens cho rằng Trái Đất hơi dẹt ở hai đầu và có hình dạng
giống trái táo. Và hình dáng thực sự của Trái Đất chỉ được xác định thực sự khi các vệ
tinh được ra đời, ta kết luận rằng Trái Đất thuôn dài ở cực Bắc và dẹt ở cực Nam. Trái
Đất không phải hình tròn, cũng không phải hình elip, hình cầu hay giống một quả táo,
quả dưa nào cả. Do tính chất lồi lõm của nó trên bề mặt nên người ta thống nhất hình
dạng của nó bằng một thuật ngữ “Geoid” hay còn gọi là “địa cầu”.
Những kết luận về hình thù Trái Đất được đưa ra trong suốt tiến trình phát
triển về mặt khoa học của con người, nếu xét ở thời điểm đó được xem như tuyệt đối.
Nhưng khi mọi thứ phát triển, những chân lý đó không còn nữa mà thay vào đó là
những chân lý khác, được kiểm nghiệm một cách rõ ràng hơn. Đó chính là sự tương
đối của thực tiễn. Và có lẽ sau này,người ta sẽ đưa ra những dẫn chứng để chứng minh
về một hình dạng khác của Trái Đất, điều đó không thể biết trước được.
Vì vậy, ta không nên tuyệt đối hóa thực tiễn, nó sẽ dẫn ta rơi vào chủ nghĩa
thực dụng.
10:33 4/8/24
Vai trò của thực tiễn với nhận thức
about:blank
4/4
| 1/4

Preview text:

10:33 4/8/24
Vai trò của thực tiễn với nhận thức
Vai trò của thực tiễn với nhận thức
1. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
Thực tiễn là điểm xuất phát của nhận thức, nó đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và
phương hướng vận động phát triển của nhận thức. Thực tiễn cung cấp tài liệu cho
nhận thức. Con người bằng những hoạt động thực tiễn của mình sẽ tác động vào các
sự vật hiện tượng làm cho chúng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ giữa
chúng, đem lại tài liệu cho nhận thức và trên cơ sở đó hình thành nên các lý thuyết
khoa học. Mọi nhận thức xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn và nhằm vào phục
vụ thực tiễn. Kể cả ngày nay khi khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì
mối quan hệ này cũng không hề thay đổi. Do đó nếu không dựa vào thực tiễn thì nhận
thức sẽ xa rời thực tiễn. Cũng vì thế chủ thể nhận thức sẽ không có được những tri
thức đúng đắn và sâu sắc về thế giới nếu nó xa rời thực tiễn. Do đó thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
Ví dụ 1: Qua những lần quan sát khi nung nóng thanh sắt thì thanh sắt chuyển
màu vàng rực, từ đó đưa ra kết luận thanh sắt sẽ bị chuyển màu khi bị nung nóng.
Hoặc, sau nhiều lần đun nước sôi kiểm tra bằng nhiệt kế thì con người phát hiện ra
rằng nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C.
Ví dụ 2: Trên cơ sở thực tiễn mà con người hình thành các lý thuyết khoa học.
Điều đó được thể hiện rõ thông qua nguồn gốc ra đời của định luật vạn vật hấp dẫn.
Từ hiện tượng, quả táo rơi xuống đất và nhiều thí nghiệm mà Isaac Newton đã khám
phá ra định luật hấp dẫn.
2. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
Nhờ các hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người ngày càng hoàn
thiện, năng lực tư duy lôgic không ngừng được củng cố và phát triển, các phương tiện
nhận thức ngày càng hiện đại có tác dụng nối dài các giác quan của con người trong
việc nhận thức thế giới. Những tri thức được vận dụng vào thực tiễn đem lại động lực
kích thích quy trình nhận thức tiếp theo. Thực tiễn sản xuất vật chất và cải biến thế
giới đặt ra yêu cầu buộc con người phải nhận thức về thế giới. Thực tiễn làm cho các
giác quan, tư duy của con người phát triển và hoàn thiện, từ đó giúp con người nhận
thức ngày càng sâu sắc hơn về thế giới. Do đó thực tiễn là động lực của nhận thức.
Ví dụ 1: Do nhu cầu cần di chuyển nhanh chóng và thuận tiện hơn, người ta đã
phát minh ra nhiều loại hình phương tiện khác nhau (xe, máy bay,…) phục vụ cho cuộc sống con người.
Ví dụ 2: Trong lao động sản xuất của người nông dân, trước đây họ phải sử
dụng sức người để lao động rất rất vả, từ đó đã chế tạo ra nhiều loại máy móc khác
nhau ( máy cày,..) nhằm giải phóng sức lao dộng, tăng cao năng suất lao động.
3. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
Mục đích của nhận thức không phải chỉ để nhận thức mà còn giúp con người
hoạt động thực tiễn nhằm cải biến thế giới. Nhấn mạnh vai trò này, Lenin cho rằng:
“Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”.
Nhận thức của con người ngay từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất với
tư cách là người đã được quy định bởi những nhu cầu thực tiễn. Bởi lẽ, muốn sống,
muốn tồn tại, con người phải sản xuất và cải tạo tự nhiên và xã hội. Chính nhu cầu sản
xuất vật chất và cải tạo tự nhiên, xã hội buộc con người phải nhận thức thế giới xung quanh. about:blank 1/4 10:33 4/8/24
Vai trò của thực tiễn với nhận thức
Ví dụ 1: Chẳng hạn, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cần phải ngăn chặn sự lây
lan, bùng phát của dịch bệnh Covid-19 mà các bác sĩ, nghiên cứu dá không ngừng tìm
kiếm, học hỏi để tìm ra phương pháp, vacxin phù hợp để chữa trị, phòng trống dịch bệnh.
Ví dụ 2: Để có được lương thực, thực phẩm đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu
cho việc tồn tại và phát triển của mình đòi hỏi con người phải có nhận thức trong việc
phát triển nông nghiệp như trồng trọt chăn nuôi, tìm các giống tốt, các phương pháp nuôi trồng tốt.
Ví dụ trên cũng chứng minh rằng: Nhận thức không chỉ thoả mãn nhu cầu hiểu
biết mà còn đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực hoạt động để đưa lại hiệu quả cao
hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Thực tiễn luôn vận động, phát
triển nhờ đó, thực tiễn thúc đẩy nhận thức vận động, phát triển theo. Thực tiễn đặt ra
những vấn đề mà lý luận cần giải quyết. Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức
đúng hay sai, khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại.
Nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn, soi đường, dẫn dắt, chỉ
đạo thực tiễn chứ không phải để trang trí hay phục vụ cho những ý kiến viển vông.
Nếu không vì thực tiễn, nhận thức sẽ mất phương hướng, bế tắc. Điều đó giống như
việc khi không có mục tiêu, điểm đến rõ ràng, cụ thể chúng ta sẽ không biết đi theo
hướng nào và bằng cách nào. Mọi tri thức khoa học – kết quả của nhận thức chỉ có ý
nghĩa khi nó được áp dụng vào đời sống thực tiễn một cách trực tiếp hay gián tiếp để
phục vụ con người. Những tri thức khoa học chỉ đúng khi chúng được vận dụng vào thực tiễn.
Ví dụ: Những thuyết, những định lý mà các nhà khoa học đưa ra nó chỉ có ý
nghĩa và tồn tại khi chứng minh được nó đúng và được áp dụng trong thực tiễn. Như
định lý Pytago được tạo ra với mục đích tính toán thực sự có ý nghĩa và tồn tại lâu dài
do tính chính xác của nó đã được thừa nhận, chứng minh và khả năng vận dụng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ví dụ trên cũng chứng minh rằng: Thực tiễn nêu ra những vấn đề cho nhận
thức hướng tới giải đáp, nhờ đó các ngành khoa học ngày càng phát triển.
4. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
Quan điểm của triết học Mác - Lênin đã từng cho rằng: "vấn đề tìm hiểu xem
tư duy con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không hoàn toàn không phải
là một vấn đề lý luận, mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người
phải chứng minh chân lý. Nhận thức khoa học có tiêu chuẩn logic riêng tuy nhiên
chúng không thể thay thế hoàn toàn cho tiêu chuẩn thực tiễn và xét đến cùng nó còn
phụ thuộc và tiêu chuẩn thực tiễn”.
Nói thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lí vì chỉ có đem những tri thức đã
thu nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra mới khẳng định được
tính đúng đắn của nó. Theo triết học Mác Lênin, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan
duy nhất để kiểm tra chân lí, bác bỏ sai lầm. Dựa vào thực tiễn, người ta có thể chứng
minh, kiểm nghiệm chân lí.
Ví dụ: có một món ăn mà bạn chưa thử bao giờ, bạn muốn biết nó có ngon hay
không cách duy nhất để xác định đó là phải nếm thử (kiểm chứng bằng thực tiễn).
Có nhiều hình thức thực tiễn khác nhau, do vậy cũng có nhiều hình thức kiểm
tra chân lí khác nhau, có thể bằng thực nghiệm khoa học, có thể áp dụng lí luận xã hội
vào quá trình cải biến xã hội,.. Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang
tính tương đối. Tuyệt đối vì nó là tiêu chuẩn khách quan duy nhất, tương đối vì bản about:blank 2/4 10:33 4/8/24
Vai trò của thực tiễn với nhận thức
thân thực tiễn luôn biến đổi, vận động, phát triển. Sự thay đổi này dẫn đến sự tiếp tục
bổ sung, phát triển những tri thức đã có trước đó. Để từ đó nhận thức của con người
được bổ sung, điều chỉnh và phát triển toàn diện nhất. Vì vậy, nếu xem xét thực tiễn
trong không gian càng rộng, trong thời gian càng dài, trong chỉnh thể thì càng rõ đâu
là chân lý, đâu là sai lầm.
Kết luận: Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, chúng ta rút ra nguyên tắc thực
tiễn trong nhận thức và hành động. Nguyên tắc này yêu cầu xem xét sự vật luôn phải
gắn với nhu cầu thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện, phát triển nhận thức, lí luận cũng
như chủ trương, đường lối chính sách. Nguyên tắc này có ý nghĩa lớn trong việc
chống bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí. Để khắc phục và ngăn ngừa bệnh giáo
điều, chúng ta phải từng bước quán triệt tốt nguyên tắc thực tiễn, tăng cường tổng kết thực tiễn.
Ý nghĩa phương pháp luận
Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta luôn quán triệt
quan điểm về thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu:
- Phải quán triệt quan điểm thực tiễn: Việc nhận thức xuất phát từ thực tiễn.
Ví dụ: từ thực tiễn về sự đo đạc ruộng đất, đo lường vật thể mà con người bắt
đầu có tri thức về toán học và nếu không có những nhu cầu thực tiễn về sự cân đo
đong đếm, thực nghiệm thì sẽ không hình thành nên toán học, con người không thể tự
tạo ra các công thức, các định lực nếu những công thức, định luật ấy không được kiểm nghiệm qua thực tiễn.
- Nghiên cứu lý luận phải đi đôi với thực tiễn; học phải đi đôi với hành.
Xa rời thực tiễn dẫn tới bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, quan liêu.
Trong quá tình nghiên cứu, bên cạnh việc dựa theo lý thuyết và lý luận, ta cần
phải kiểm nghiệm chúng thông qua nghiên cứu thực tiễn, phải gắn liền với thực hành.
Ví dụ: Nhà bác học Ga-li-lê là người rất coi trọng việc thực nghiệm, ông
thường dùng thực nghiệm để chứng minh lập luận của mình. Một lần nọ, ông nghe
người ta dạy cho học sinh rằng “Các vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ”
Ông liền phản đối. Sau đó, ông tiến hành một thí nghiệm hai hòn đá có khối lượng
khác nhau từ trên cao xuống. Ông phát hiện ra không khí có sức cản. Và cùng hai hòn
đá đó, ông thả hai hòn đá lúc nãy vào một ống dài bị rút hết không khí thì quả nhiên
tốc độ rơi của hai hòn đá bằng nhau. Nếu không tiến hành thực nghiệm trên, có lẽ rất
nhiều người sẽ hiểu lầm rằng vật nặng lúc nào cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ. Nhưng
thực ra không phải vậy, khi trong môi trường chân không, định lý này hoàn toàn sai.
Vì vậy, việc thực hành phải luôn đi đôi với việc học, không được áp dụng lý
thuyết suông, tránh chủ quan, máy móc, giáo điều, vv… about:blank 3/4 10:33 4/8/24
Vai trò của thực tiễn với nhận thức
- Không được tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn, tuyệt đối hóa vai trò của
thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tương đối và cũng có tính tuyệt
đối. Tuyệt đối ở chỗ thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý, thực
tiễn có khả năng xác định cái đúng, bác bỏ cái sai. Nhưng bên cạnh đó, thực tiễn cũng
có tính tương đối. Nó thể hiện bằng việc ta không thể khẳng định được cái đúng, bác
bỏ cái sai một cách tức thì.Thêm vào đó, thực tiễn không đứng yên một chỗ mà biến
đổi và phát triển liên tục, nên nó không cho phép người ta hiểu biết bất kỳ một cái gì
hóa thành chân lý vĩnh viễn.
Ví dụ: Các nền văn hóa tiền hiện đại đưa ra các quan điểm về Trái Đất, người
xưa cho rằng Trái Đất hình phẳng dẹt như một chiếc đĩa, được bao bọc uống cong
giống như cái bát của bầu trời. Đến thế kỷ thứ 4 TCN, nhà học giả Hy Lạp Aristole
sau khi quan sát bóng của quả cam theo nhiều hướng đã tổng kết rằng trái đất có hình
tròn. Nhưng vào những khoảng thời gian tiếp theo, nhiều quan điểm về hình dạng của
Trái Đất lại được đưa ra. Viện Hàn lâm khoa học Paris sau khi tiến hành đo các đường
kinh tuyến, lại cho rằng Trái Đất tuôn dài ở hai cực, nghĩa là giống với hình quả dưa.
Sau đó, Newton và C. Huyghens cho rằng Trái Đất hơi dẹt ở hai đầu và có hình dạng
giống trái táo. Và hình dáng thực sự của Trái Đất chỉ được xác định thực sự khi các vệ
tinh được ra đời, ta kết luận rằng Trái Đất thuôn dài ở cực Bắc và dẹt ở cực Nam. Trái
Đất không phải hình tròn, cũng không phải hình elip, hình cầu hay giống một quả táo,
quả dưa nào cả. Do tính chất lồi lõm của nó trên bề mặt nên người ta thống nhất hình
dạng của nó bằng một thuật ngữ “Geoid” hay còn gọi là “địa cầu”.
Những kết luận về hình thù Trái Đất được đưa ra trong suốt tiến trình phát
triển về mặt khoa học của con người, nếu xét ở thời điểm đó được xem như tuyệt đối.
Nhưng khi mọi thứ phát triển, những chân lý đó không còn nữa mà thay vào đó là
những chân lý khác, được kiểm nghiệm một cách rõ ràng hơn. Đó chính là sự tương
đối của thực tiễn. Và có lẽ sau này,người ta sẽ đưa ra những dẫn chứng để chứng minh
về một hình dạng khác của Trái Đất, điều đó không thể biết trước được.
Vì vậy, ta không nên tuyệt đối hóa thực tiễn, nó sẽ dẫn ta rơi vào chủ nghĩa thực dụng. about:blank 4/4