Vai trò nhận thức - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Vì sao trong nhận thức và thực tiễn cần phát huy tính năng dộng, sángtạo của ý thức?Trả lời: Trong nhận thức và thực tiễn cần phát huy tính năng động, sáng tạo của ýthức vì. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN Bài tập:
Câu 1: Vì sao trong nhận thức và thực tiễn cần phát huy tính năng dộng, sáng tạo của ý thức?
Trả lời: Trong nhận thức và thực tiễn cần phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức vì:
Đầu tiên ta thấy sự năng động sáng tạo của ý thức được thể hiện trong quá trình xử
lí, chế biến, lưu trữ thông tin về các đối tượng vật chất được phản ánh. Do đó tùy
vào từng mỗi cá nhân tiếp nhận những thông tin từ các đối tượng vật chất và xử lý
chúng như thế nào để có thể đưa ra những kết luận về vật chất được tiếp nhận, từ
đó có sự tư duy khác biệt và sáng tạo ở mỗi cá nhân phụ thuộc vào nội dung sự vật
được ý thức phản ánh.
Tiếp đến, ý thức có thể tạo ra những tri thức mới. Từ việc tiếp nhận thông tin từ
các đối tượng vật chất mà con người nhận thức thế giới để từ đó tạo ra tri thức và
phản ánh thế giới một cách khách quan. Từ những tri thức có sẵn đó mà con người
tư duy trừu tượng và tạo ra những tri thức mới.
Cuối cùng, ý thức có thể tạo ra những giả thuyết, góp phần định hướng hoạt động
thực tiễn. Tính năng động, sáng tạo của ý thức thể hiện trong quá trình con người
tiếp nhận thông tin từ sự vật hiện tượng của đối tượng vật chất và đặt ra giả thiết để
lý giải những sự vật hiện tượng đó, để rồi góp phần tạo ra tri thức mới cung cấp
thêm những quan điểm khác nhau của con người vào thế giới quan
Câu 2: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Đưa ra ví dụ. Trả lời:
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
- Vật chất quyết định ý thức: Vật chất là cái có trước, nó tác động vào bộ não
của con người để từ đó xuất hiện ý thức, nếu không có sự vận động không
ngừng nghỉ của vật chất trong không gian và thời gian thì cũng đồng nghĩa
với ý thức không thể tồn tại.
- Tính độc lập tương đối và sự tác động trở lại của vật ý thức vào ý vật chất:
Một khi đã xuất hiện thì ý thức cũng có quy luật vận động và phát triển riêng
của nó mà không hoàn toàn phụ thuộc vào vật chất nữa mà thay đổi chậm so
với sự biến đổi của vật chất. Ý thức có thể chỉ đạo hoạt động của con người
có hiệu quả nếu nó phản ánh đúng bản chất của vật chất và ngược lại, nó sẽ
kìm hãm hoạt động của con người trong quá trình nhận thức và thực tiễn nếu
phản ánh sai bản chất của vật chất. Ví dụ:
- Vật chất quyết định ý thức: Học sinh A thi đại học được điểm cao và có thể
vào được ngôi trường thuộc top nhưng vì điều kiện gia đình không tốt mà
bạn quyết định theo học ở một trường đại học có mức học phí rẻ để phù hợp
với gia cảnh lúc đó hơn. Chính vật chất là điều kiện gia đình đã tác động đến
ý thức “mình không thể học được ở một trường có mức học phí quá cao so
với gia cảnh ” của học sinh A.
- Ý thức tác động lại vật chất: Khi một cá nhân muốn trở nên đẹp hơn thì họ
đã tự ý thức mình muốn hoàn thiện bản thân một cách tốt nhất, để từ đó nỗ
lực cố gắng ăn uống lành lạnh, theo chế độ dinh dưỡng hợp lý để cải thiện
vóc dáng và da. Sau thời gian cố gắng thì họ đạt đúng mục tiêu mình đề ra.
Điều đó cho thấy ý thức tác động trở lại vào vât chất.
Ý nghĩa phương pháp luận: Trong thực tiễn và nhận thức của con người
phải tôn trọng sự khách quan của các quy luật tự nhiên, căn bản là tôn
trọng các quy luật. Song song với điều đó là khuyến khích phát huy tính
năng động, sáng tạo của ý thức trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.