-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Vai trò và sức mạnh Đạo đức - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Khánh Hòa
Vai trò và sức mạnh Đạo đức - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (ADSA) 38 tài liệu
Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Vai trò và sức mạnh Đạo đức - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Khánh Hòa
Vai trò và sức mạnh Đạo đức - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (ADSA) 38 tài liệu
Trường: Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Vai trò đạo đức HCM Đạo đức là gốc
, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng
Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, lãnh tụ cách mạng thế giới bàn nhiều
về vấn đề đạo đức, giáo dục và thực hành đạo đức. Khi đánh giá vai trò của đạo đức
trong đời sống, Hồ Chí Minh nếu rõ đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con
người. Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định đạo đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là
tiêu chuẩn hàng đầu của người cách mạng.
Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của
cây, ngọn nguồn của sông suối. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước,
không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách
mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”
Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng (1958), Người cho rằng: “làm cách mạng để
cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một
nhiệm vụ rất nặng nề. Sức có mạnh mới gánh được nặng, và đi được xa. Người cách
mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”
Người chỉ rõ, cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin, dân phục thì cần nhớ rằng:
“Trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ
yêu mến. Quần chúng chỉ yêu mến những người có tư cách đạo đức”
Đạo đức trở thành nhân tố quyết định sự thành
bại của mọi công việc , phẩm chất mỗi
con người. Trong bài Người cán bộ cách mạng (1955), Hồ Chí Minh yêu cầu: “Người
cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng vì có đạo đức cách mạng mới làm được
những việc cao cả, vẻ vang. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là chỗ dựa giúp
con người vững vàng vượt qua mọi thử thách. “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó
khăn, gian khổ, gian khổ cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước
Điều HCM trăn trở
Đó là sự sai lầm về đường lối và sự suy thoái về đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng
viên. Đảng cầm quyền lãnh đạo toàn xã hội, lãnh đạo Nhà nước, nếu cán bộ, đảng viên
của Đảng không tu dưỡng đạo đức cách mạng thì mặt trái của quyền lực có thể làm tha
hoá con người. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”.
Trong Di chúc, Người căn dặn: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo
đức cách mạng, thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta
thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”
Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế
làm thước đo. Chính vì vậy, quan điểm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có
nghĩa là tuyệt đối hoá đạo đức mà coi nhẹ mặt tài năng. Đức là gốc, nhưng đức và tài
phải kết hợp, phẩm chất và năng lực phải đi đôi, không thể có mặt này mà thiếu mặt
kia. Người đã lấy ví dụ về ông Bụt ngồi trong chùa không làm hại ai nhưng chẳng đem
lại lợi ích gì và anh làm tài chính kinh doanh giỏi, nhưng tham ô, ăn cắp của công có
hại cho dân, cho nước. Người thực sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng
cao trình độ, nâng cao năng lực, tài năng để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nếu đạo đức là tiêu chuẩn cho mục đích hành động thì tài là phương tiện thực hiện
mục đích đó. Vì vậy, con người phải có cả tài và đức, nếu thiếu tài thì làm việc gì cũng
khó, nhưng thiếu đức thì vô dụng, thậm chí có hại. Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh, đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực phải thống nhất làm một.
Trong đó, đạo đức là cái gốc, nền tảng của người cách mạng.
Vai trò đạo đức HCM
Vai trò của đạo đức còn thể hiện thước đo của lòng cao thượng của con người. Trong
bài Đạo đức cách mạng (1955) Hồ Chí Minh viết: “Tuy năng lực và công việc của
mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo
đức đều là người cao thượng”
Thực hành tốt đạo đức cá nhân không chỉ có giá trị tôn vinh nâng
cao giá trị của mình mà còn tạo ra sức mạnh nội sinh giúp ta vượt qua mọi thử thách.
Hồ Chí Minh hết sức quan tâm giáo dục toàn diện cho các em học sinh, sinh viên cả:
“Đức, Trí, Thể, Mỹ”. Trong đó, đức là gốc, là trước hết. Tài rất quan trọng, không có tài
thì không xây dựng, phát triển được đât nước. Đức bao gồm nếp ăn ở, sinh hoạt hàng
ngày, trước hết là với gia đình, anh em, bạn bè, rộng ra là với quốc gia, dân tộc; học để
làm việc, làm người, làm cán bộ.