-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Văn bản tổng kết Lịch sử văn minh thế giới | Đại học Sư phạm Hà Nội
Văn bản tổng kết Lịch sử văn minh thế giới về chủ đề Văn minh Ả Rập trung của Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Văn bản tổng kết Lịch sử văn minh thế giới | Đại học Sư phạm Hà Nội
Văn bản tổng kết Lịch sử văn minh thế giới về chủ đề Văn minh Ả Rập trung của Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD|36401091
VĂN BẢN TỔNG KẾT LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
CHỦ ĐỀ : VĂN MINH Ả RẬP TRUNG ĐẠI
Thực hiện bởi nhóm 3 –K71A- TLGD , gồm :
1. Vũ Thị Kiều Trang – nhóm trưởng 2. Đỗ Huyền Trang 3. Khuất Thị Thanh Thùy 4. Nguyễn Thu Uyên 5. Nguyễn Hoàng Yến 6. Vũ Thị Hải Yến 7. Phạm Thị Lan 8. Nguyễn Minh Tuấn 9. Nguyễn Hoài Thu 10. Lê Ngọc Trâm 11. Phạm Thanh Tú 12. Âu Thúy Vân A.Lý thuyết
Dấu ấn của văn minh nhân loại thường lấy con sông làm trung tâm
phát triển. Văn minh Ai Cập có sông Nile, văn minh Lưỡng Hà có sông
Euphrates và Tigris, văn minh Ấn Độ có sông Ấn và sông Hằng, văn
minh Trung Quốc có sông Hoàng Hà và sông Trường Giang. Trong khi
đó Ảrập chỉ là một bán đảo hoang mạc rộng lớn, mênh mông cát đá cháy
khô dưới nắng. Một khu vực muốn tồn tại cũng phải nỗ lực hơn người.
Chính những điều đó đã khiến nơi đây thành một vùng đất “ đặc biệt ”,
khiến nền văn minh nơi đây thành nền văn minh “ đặc biệt ”. Nếu Ai
Cập là nền văn minh đầu tiên được sử sách ghi lại, văn minh Ấn Độ
được coi là cái nôi của loài người. Thì đến Ảrập lại là một nền văn mimh
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091
“ dậy muộn ” nhưng lại phát triển ở trình độ ví như “ văn minh huy hoàng ”. I. Cơ sở hình thành
1.1: Điều kiện tự nhiên và dân cư a. Điều kiện tự nhiên
Ả Rập là bán đảo lớn nhất thế giới ở Tây Á, diện tích lớn hơn ¼
Châu Âu. Bán đảo Ả Rập phần lớn là núi và xa mạc, khí hậu khô, nguồn
nước hiếm. nhưng chia làm ba vùng địa hình rõ rệt: Trên cả bán đảo chỉ
có vùng Yemen ở phía Tây Nam có nguồi nước phong phú, đất đai có
thể trồng trọt được, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và chăn
nuôi gia súc. Vùng ven biển Hồng Hải, là khu vực thuộc đế chế La Mã
xưa kia, có nhiều thành phố buôn bán sầm uất như Méc ca, Ya sơ rip, …
Khu vực sâu trong bán đảo thỉnh thoảng có những sa ốc, là chạm dừng
chân của các đoàn buôn, còn cư dân ở đây thì chở hang hay dẫn đường
thuê, … Ở vùng biên giới Ảrập tuy khắc nghiệt nhưng không hiểm trở,
Ảrập lại nằm ở ngã ba giao lưu đông tây do đó có các điều kiện tiếp xúc
với các nền văn minh xung quanh. Ảrập tuy không nhiều khoáng sản,
nhưng bù lại, do buôn bán rộng dãi, hơn nữa trong quá trình phát triển
do bành trướng mạnh mẽ về lãnh thổ nên có điều kiện bổ sung thêm
nhiều tài nguyên thuận lợi cho phát triển kinh tế. Tóm lại, Ảrập có điều
kiện thuận lợi cho việc xây dựng một nền văn minh phong phú, lại ra đời
muộn do đó có thể kế thừa nhiều thành tựu từ các nền văn minh khác. b. Dân cư.
Dân cư ở đây là các bộ lạc có nguồn gốc người Xêmit. Những người
dân ở bán đảo Ả Rập thời cổ đợi chuyên chở hang trên những con đường
sa mạc. Cư dân chủ yếu sống bằng nghề chăn nuôi được nuôi nhiều nhẩ
là dê và lạc đà. Tới thế kỉ VII, một số thành phố như Mecca, Yatorip xuất
hiện. Cư dân Ảrập theo tập quán tín ngưỡng đa thần, đặc biệt là các
thành phố, có nhiều vị thần là do các thương nhân mang đến, do vậy
tăng lữ là sống giàu có nhất.
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091
1.2: Sự hình thành và tan rã của nhà nước Ảrập a. Sự hình thành
Nhà nước Ảrập đến thế kỉ thứ VII mới thành lập. Quá trình thành lập
nhà nước gắn liền với quá trình thành lập đạo Hồi do Mohamet (còn đọc
là Muhamet) truyền bá. Năm 610 ông bắt đầu truyền đạo Hồi ở Mecca
và bị các tang lữ, quý tộc ở Mecca truy nã. Từ năm 622 – 630 ông xây
dựng lực lượng. Đến năm 630 ông kéo 10 000 tay gươm về vây thành
Mecca lập nên nhà nước Ả Rập. Tháng 6/632 ông qua đời. Từ đó người
đứng đầu nhà nước và tôn giáo ở Ả Rập gọi là Calipha (nghĩa là người
thừa kế của tiên tri). Sau khi Mohamet chết, từ năm 632 – 611, các
Calipha đều do giới quý tộc bầu cử. Từ đò vương triều đầu tiêu ở ẢRập
– vương triều Ômayat (611-750) được thành lập. Triều đình Ômayyat
tiếp tục thi hành chính sách chinh phục bên ngoài, do đó đến giữa TK
VIII, Ả Rập trở thành một đế quốc rộng lớn, lãnh thổ bao gồm đất đai
của ba châu là Châu Á, châu Phi, châu Âu. Đông đến lưu vực song Ấn, Tây giáp Đại Tây Dương
b. Sự tan rã của nhà nước Ả Rập;
Từ giữa thế kỉ VII, đế chế Ả Rập đã bị chia rẽ thành nhiều dòng quý
tộc, sự thống nhất không còn được như trước. Đến TK X, đế quốc Ả Rập
không duy trì được sự hống nhất nữa, thế lực ngày càng suy yếu. Năm
1258, kinh đô Bátđa bị quân Mông cổ chiếm đóng.
=> Đế quốc Ả Rập diệt vong II. Thành tựu 2.1: Tôn giáo (Đạo hồi)
Nền văn minh Ả Rập được hình thành và xây dựng trên những tiêu
chí của một tôn giáo – đạo Ixlam (đạo Hồi). Ra đời trong thời kỳ trung
đại, văn minh Ả Rập là một nền văn minh mang tính chất tổng hợp, là
chiếc cầu nối giữa văn minh Phương Đông và văn minh Phương Tây,
giữa văn minh cổ đại và văn minh trung đại, giữa văn minh trung đại và
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091
văn minh công nghiệp. Những thành tựu của văn minh Ả Rập phát triển
khá rực rỡ, góp phần làm phong phú và đa dạng thêm bức tranh đa sắc của văn minh nhân loại.
a. Nguồn gốc - sự ra đời của đạo Hồi
Đạo Hồi tiếng Ả Rập gọi là Ixlam nghĩa là phục tùng, về sau dân tộc
Hồi ở Trung Quốc theo tôn giáo này nên ta quen gọi là đạo Hồi. Đầu
CN, tín ngưỡng đa thần. Người Ảrập thờ vô số thần, từ thần tinh tú, thần
mặt trăng, thần lòng đất, cả bọn quỷ và đặc biệt là những phiến đá
thiêng. Trung tâm thờ phụng chính là thành La Mecque hay còn gọi là
Mecca. Tiếp đó, do các tổ chức xã hội và chính trị ở bán đảo Ảrập chủ
yếu là các thị tộc và bộ lạc, họ thường sống tách biệt với nhau, tự trị về
mặt kinh tế, văn hóa tôn giáo cũng như chính trị. Hơn nữa, cuộc đời họ
là những cuộc chiến tranh giưã các bộ lạc với nhau, không chỉ vậy họ
còn bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.
Yêu cầu lúc này là thống nhất các bộ lạc thành một quốc gia. Chính
Muhammad đã nhận ra điều đó, ông nhận ra rằng, chiến tranh thường
xuyên giữa các thị tộc, bộ lạc với nhau, tình trạng chia rẽ về chính trị
trên bán đảo Ảrập là điều không nên có và cần có một tôn giáo mới để
có thể thống nhất cũng như kết hợp tất cả các bộ lạc thành một quốc gia
phát triển mạnh mẽ. Theo truyền thuyết, trong những lần nằm mơ,
Muhammad được thiên sứ Gabriel-sứ giả của thánh Allah hiện về trong
giấc mơ và truyền cho ông những lời khải thị. Những năm sau đó, ông
tuyên bố mình là tiên tri được thánh Allah giao cho sứ mệnh dẫn dắt dân
tộc Ảrập. Đạo Hồi, tôn giáo của sự thuận lòng tuyệt đối, do Môhamet
sáng lập (Môhamet là người được chúa Ala giao cho sứ mệnh truyền bá
tôn giáo nên chỉ là sứ giả của Ala và là tiên tri của tín đồ. Môhamet cũng
công nhận rằng trước ông đã có nhiều vị tiên tri như Adam, Nôê, Kitô…
nhưng ông là vị tiên tri cuối cùng và vĩ đại nhất). Đạo Hồi cũng tiếp thu
nhiều quan niệm của các tôn giáo khác nhất là đạo Do Thái như truyền
thuyết về sáng tạo thế giới, thiên đường, địa ngục, cuộc phán xét cuối
cùng, thiên thần, quỷ Satăng. Đạo Hồi còn bắt chước 1 số nghi thức và
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091
tục lệ của đạo Do Thái như trước khi cầu nguyện phải rửa mặt và tay
chân, khi cầu nguyện phải hướng về thánh địa Mecca và phải phủ phục
trán chạm đất, cấm ăn thịt heo, thịt chó, thịt các loài con vật bị chết vì
bệnh, thịt đã cúng thần và cấm uống rượu. Đạo Hồi chỉ có một điều quan
trọng không giống các tôn giáo khác là tuyệt đối không thờ ảnh tượng vì
họ quan niệmrằng Ala tỏa khắp mọi nơi, không có 1 hình tượng nào có
thể thể hiện được Ala. Đạo Hồi chỉ có một điều quan trọng không giống
các tôn giáo khác là tuyệt đối không thờ ảnh tượng vì họ quan niệm rằng
Ala tỏa khắp mọi nơi, không có 1 hình tượng nào có thể thể hiện được
Ala. Đạo Hồi tiếng Ả Rập gọi là Ixlam nghĩa là phục tùng, về sau dân
tộc Hồi ở Trung Quốc theo tôn giáo này nên ta quen gọi là đạo Hồi. b. Đạo hồi thờ ai?
Vì là tôn giáo nhất thần tuyệt đối nên vị thần duy nhất mà đạo Hồi
tôn thờ là chúa Ala. Tín đồ hồi giáo tin rằng ngoài chúa Ala không có vị
thần nào khác. ( Tất cả những gì ở trên trời dưới đất đều thuộc về Ala.
Ala đã dựng nên vòm trời mà không dùng cột, chế ngự được mặt trời,
mặt trăng, tạo ra đất rồi đặt trên đó, đây là núi kia là sông. Ala cũng sinh
ra loài người và biết linh hồn mỗi người ra sao. Ala có một số thiên thần
giúp việc làm thư kí ghi chép những hành vi thiện ác của mỗi người và làm sứ giả).
Về nghĩa vụ của tín đồ, đạo Hồi quy định: Thừa nhận chỉ có chúa
Ala, không có chúa nào khác, còn Môhamet là sứ giả của Ala và là vị
tiên tri cuối cùng. Hàng ngày phải cầu nguyện 5 lần vào sáng, trưa,
chiều, tối và đêm. Thứ 6 hàng tuần buộc phải đến thánh thất làm lễ 1 lần.
Mỗi năm đến tháng Ramada phải trai giới 1 tháng, tháng Ramada là
tháng 9 âm lịch Hồi, nhưng vì Môhamet thay đổi lịch cũ, bỏ tháng nhuận
nên tháng Ramada lùi dần, không tương ứng với 1 thời gian cố định nào
của tháng dương lịch. Phải nộp thuế cho đạo. Số thuế ấy dung để xây
cất thánh thất, bù đắp các khoản chi tiêu của chính quyền và bố thí cho
người nghèo. Trong suốt đời người, nếu có khả năng phải đi hành hương đến Caaba một lần.
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091 c. Nội dung tôn giáo
Tôn giáo nhất thần tuyệt đối: Thánh Ala. Môhamet là sứ giả của Ala
và tiên tri của tín đồ. Giáo lý hồi giáo: Kinh Koran có nghĩa là “bài
giảng”, “bài đọc “. Trong đó ghi lại những lời nói của Moohamet, nhưng
theo tín đồ hồi giáo đó là những lời phán bảo của chúa Ala.” Kinh Koran
được chia thành 114 chương sắp xếp theo nguyên tắc dài để trên, ngắn
để dưới. Như vậy, kinh Koran đã sắp xếp ngược”. Kinh Koran đề cập
đến nhiều lĩnh vực, do đó, đối với người Ảrập, kinh Koran ngoài những
nguyên tắc tôn giáo còn là một bản tổng hợp mọi tri thức khoa học, mọi
nguyên tắc pháp luật và đạo đức. Về sau tuy đặt ra pháp luật nhưng vẫn
lấy giáo lý của kinh Koran làm nguyên tắc. Ngoài ra họ còn có các niềm
tin khác như: Tin vào Thánh Ala, tin vào sứ giả Môhamet, tin Thiên kinh, tin vào hậu thế.
Hồi giáo là tôn giáo không thờ ảnh tượng, không hàng giáo phẩm (chỉ
có các Imâm xướng lễ), đề cao nam giới do đó có những quy định thể
hiện nam tính; để râu dài, quan niệm âm nhạc và phụ nữ là cám dỗ nên
quy định phụ nữ che mặt khi ra đường và nhạc cụ đơn điệu, không vẽ
hình người nhất là phụ nữ, ngoài ra còn thừa nhận chế độ đa thê nhưng
chỉ cho lấy nhiều nhất là 4 vợ … d. Quá trình truyền bá
Thời Môhamet, đạo Hồi chỉ mới truyền bá ở bán đảo Arập. Sau đó
cùng với quá trình chinh phục của Arập, đạo Hồi đã truyền bá khắp Tây
Á, Trung Á, Bắc Phi và Tây Ban Nha. Trong quá trình ấy, đạo Hồi đã
chia thành hai giáo phái chính là phái Xumu và phái Siít (Shiite). Ngày
nay đạo Hồi được truyền bá rộng rãi trên thế giới, đã thành quốc giáo
của 24 nước như: Inđônêxia, Malaixia, Ápganixtan, Bănglađét, Pakixtan,
Iran, Irắc, các nước Arập Thổ Nhĩ Kì, Xiri, Ai Cập, Libi, Angiêri, Marốc...
2.2: Văn học – nghệ thuật 2.2.1: Văn học
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091 a. Chữ viết
- Sau Bảng chữ cái Latinh, thì bảng chữ cái của Ả Rập được sử dụng rộng rãi
thứ hai trên toàn thế giới. Bảng chữ cái được sử dụng đầu tiên trong các
văn bản ở Ả Rập, đáng chú ý là Qur an ʼ
, kinh thánh của đạo Hồi. Với sự
truyền bá đạo Hồi, nó đã được sử dụng cho nhiều ngôn ngữ của các họ
ngôn ngữ. - Cơ sở văn hóa Ả Rập có 2 loại tiếng Ả Rập: Ả Rập kinh
điển, Ả Rập địa phương, bảng chữ cái có 28 chữ, hình dạng chữ cái phụ
thuộc vào vị trí đứng.
- Văn học Ả Rập có nhứng thành tựu rất xuất sắc, được thể hiện qua 2 mặt: thơ và truyện. b. Thơ ca:
Trước khi nhà nước ra đời, ở Ả Rập có rất nhiều thơ ca truyền
miệng. Từ nửa thế kỉ VII về sau, thơ ca được chép bằng chữ viết ra đời.
Các bài thơ trong thời kì này tập trung thể hiện tinh thần lạc quan yêu
đời mà phần lớn là ca ngợi chiến công, tình yêu, rượu ngon… Thời kì
phát triển nhất của thơ ca Ả Rập là từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XI. Trong
thời kì này Ả Rập xuất hiện những nhà thơ lớn tiêu biểu như Abu lơ Ala Maari, Abu Nuvat.
Abu Nuvat vốn tên là Haxan ibon Havi được coi là nhà thơ xuất sắc
nhất lúc bấy giờ. Ông tính tình phóng túng, thích rượu, đàn bà và thơ,
nhưng lại thiếu thành kính với Hồi giáo. Abu lơ Ala Maari là một nhà
thơ mù vì hồi mới bốn tuổi ông bị bệnh đậu mùa. Vì siêng năng học tập
ông trở thành một nhà thơ nổi tiếng vào đầu thế kỉ XI. Không giống các
nhà thơ khác, thơ ông không ca ngợi phụ nữ và tình yêu, cũng không nói
đến chiến tranh mà thường bàn về những vấn đề triết lí. Do tư tưởng và
khuynh hướng sáng tác của ông như vậy nên ông được gọi là “Nhà triế
học trong nhà thơ và nhà thơ trong nhà triết học”.
Tuy Ả Rập là nơi tinh thần Hồi giáo bao trùm tất cả nhưng các nhà
thơ, bằng khuynh hướng này hay khuynh hướng khác đã thoát khỏi sự
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091
ràng buộc tôn giáo. Trước tình hình ấy cũng chững tỏ thời bấy giờ Hồi
giáo cũng còn tương đối khoan dung chứ chưa khắt khe như sau này. c. Văn xuôi
Nổi tiếng nhất là tập Nghìn lẻ một đêm hình thành từ thế kỉ X đến thế
kỉ XII. Là một bộ sưu tập truyện dân gian thời trung cổ kể về những câu
chuyện của Scheherazade (trong tiếng Ba Tư: Šahrzād دازرهش), Những
truyện trong tác phẩm này bắt nguồn từ tập “Một nghìn câu chuyện của
Ba Tư ra đời vào thế kỉ VI. Năm 1700, một người ở Xiri đã giữ một bản
chép tay tác phẩm này cho nhà phương Đông học Pháp Ăngtoan Galăng
(Artoine Galland). Ông đã dịch tác phẩm này ra tiếng Pháp, lấy nhan đề
là Nghìn lẻ một đêm và xuất bản lần đầu tiên ở Pari năm 1704. Sau đó
tác phẩm này được dịch ra các tiếng châu Âu khác và rất được người đọc
ưa thích. Ngoài Nghìn lẻ một đêm ở Ả Rập còn có một tập truyện được
lưu hành rất rộng, đó là tập “Ngụ ngôn”. 2.2.2: Nghệ thuật
Khi nhà nước Arập mới ra đời, vốn thoát thai từ kinh tế du mục và
buôn bán, cơ sở nghệ thuật Arập rất nghèo nàn. Thêm vào đó, Môhamet
lại cấm điêu khắc và hội họa vì hai môn này có thể dẫn đến sự sùng bái
ảnh tượng. Môhamet cũng cấm dùng tơ lụa đẹp, các đồ trang sức đẹp
bằng vàng bạc, để nhân dân khỏi phải vì ham muốn các thú vui mà sinh
ra đồi bại. Tuy vậy, về sau những cấm đoán ấy được nới lỏng, đồng thời
đã học tập nghệ thuật của Ai Cập, Lưỡng Hà, Ba Tư, Bizantium, Ấn Độ
nên nghệ thuật cũng có những tiến bộ đáng kể. a. Kiến trúc
Thành tích về kiến trúc chủ yếu biểu hiện ở cung điện và thánh thất
Hồi giáo. Tương truyền rằng các cung điện của các Calipha Arập rất
tráng lệ nhưng ngày nay không còn nữa. Chịu ảnh hưởng của Hồi giáo.
Có những công trình kiến trúc tiêu biểu như: Thánh đường Scan, thánh
đường Cordoba, cung điện Mecca. Thánh thất Hồi giáo là công trình
công phu và rực rỡ nhất, được coi là biểu tượng của kiến trúc Hồi giáo.
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091 b. Điêu khắc
Do Hồi giáo cấm điêu khắc và hội họa nên địa vị của họa sĩ rất thấp
chỉ được coi ngang với thợ thủ công. c. Thư pháp
Trái ngược với điêu khắc môn thư pháp lại rất được coi trọng, do đó
những người viết chữ được đề cao và được tặng những số tiền rất lớn.
Quá trình phát triển của thư pháp Hồi giáo gắn bó chặt chẽ với Kinh
Koran. Giống như các loại hình nghệ thuật Hồi giáo khác, thư pháp cũng bao
gồm một loạt các tác phẩm được tạo ra từ nhiều loại văn bản khác
nhau. Sự thịnh hành của thư pháp trong nghệ thuật Hồi giáo không liên
quan trực tiếp từ truyền thống không thờ hình tượng, đúng hơn, nó phản
ánh vai trò trung tâm của quan điểm về sự viết lách và các văn bản trong đạo hồi. d. Âm nhạc
Biết ký âm nhạc thể hiện độ cao, độ dài của nốt nhạc. Phát minh
nhạc cụ: đàn luth, đàn lyre , sáo , trống , chum chọe… Tương truyền
rằng, cũng chính người Ả Rập là người đầu tiên sử dụng cây đũa nhạc
trưởng. Sau khi âm nhjac trở thành một tinh thần không thể thiếu được
thì Hồi giáo cũng phải dung nó trong các buổi lễ. Tuy vậy địa vị của
nhạc sĩ cũng rất thấp kém. Nhưng về sau do chịu ảnh hưởng của Hy Lạp
và Ba Tư nên dần vơi bớt thái độ khinh thường nhạc sĩ.
e. Nghệ thuật trang trí Arabesque
Kiến trúc Hồi giáo được biết đến bởi các chi tiết trang trí nội thất xa
hoa và lộng lẫy. Bên trong các công trình kiến trúc Hồi giáo được trang
trí bởi vô cùng đa dạng với những tấm gạch lát tương tự đá quý được sắp
đặt thành những tác phẩm trang trí hoa văn, kính vạn hoa, những bức thư
pháp duyên dáng, tinh xảo, có các đặc điểm như dây leo uốn lượn, hình
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091
cong, họa tiết phức tạp. Phát triển rực rỡ vào thế kỷ X, dùng để trang trí
các công trình kiến trúc.
Bên cạnh những nghệ thuật trang trí, kiến trúc, âm nhạc, điêu khắc
tinh xảo tỉ mỉ…còn có rất nhiều các phong cách nghệ thuật khác như
mái vòm đồ sộ, thiết kế muquarnas hay hình cung đầy mê hoặc cũng đã
góp phần khẳng định giá trị lâu đời của Ả Rập. 2.3: Khoa học tự nhiên
Theo quan niệm của người Ảrập hay người hồi giáo thì khám phá
khoa học là đang đi trên con đường của Thánh A la, do đó khoa học rất
được đề cao. Chúng ta có thể thấy rằng sau khi đế chế La Mã sụp đổ, đời
sống tinh thần gần như kiệt quệ hoàn toàn ở phương Tây. Trong nhiều
thế kỷ, tư duy không được phép vượt qua những bức tường các tu viện,
nơi khoa học hầu như hoàn toàn vắng bóng. Khi những nền văn minh
xung quanh rơi vào thế mông muội thì ở Ảrập các viện hàn lâm khoa
học lại mọc lên như nấm. Ở đó họ cho người dịch sang tiếng Ảrập
những tác phẩm Hy Lạp, Ấn Độ, Ai Cập, … … Từ đó một đời sống tri
thức cực kỳphong phú bắt đầu diễn ra từ thế kỉ thứ VIII, người ta thường
phân biệt hai giai đoạn: thời gian đầu là dành cho những công trinh dịch
thuật và sự tiếp thu những tinh hoa từ nền văn minh cổ đại. Giai đoạn
sau là cả một thời đại sáng tạo, những thành tựu rực rỡ của nền khoa học
Hồi giáo ra đời. Cụ thể qua các lĩnh vực sau: a. Toán học
Trước hết toán học Ảrập Kế thừa những thành tựu lớn của toán học
Hy lạp và toán học Ấn Độ, các nhà toán học Ảrập đã thu thập và đẩy xa
hơn nhiều khám phá. Người Ảrập đã tiếp tục cải tiến, hoàn thiện và
truyền bá hệ thống chữ số. Và trên cơ sở những cái đã có, họ tiếp tục
phát triển các môn đại số học, lượng giác học, hình học. Một số nhà
khoa học nổi tiêu biểu như nhà đại số học nổi tiếng nhất là Moohamet
Ibơn Muxa tức An Khoadirơmi. Tác phẩm đại số học của ông là quyển
sách đầu tiên của ông về môn khoa học này, ông còn sử dụng chữ số Ấn
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091
Độ và viết một cuốn sách với nhan đề “Ankhoaridơmin viết về con số
Ấn Độ”. Chính ông là người đã tạo ra con số “0” trong hệ số đếm. Ông
cũng cho xuất bản vào khoảng năm 830 một chuyên luận về ‘ các
phương trình nhiều ẩn số’, mở ra một chuyên ngành mới’ đại số’.
R.Rashed từng nhận xét:” đó là một sự kiện mấu chốt (…). Tầm quan
trọng của tác phẩm được cộng đồng toán đương thời cũng như nhiều thế
kỉ sau công nhận. Cuốn sách của Al Khoaridomi không ngừng tạo hứng
khởi và là chủ đề bình luận của các nhà toán học không chỉ bằng tiếng
Ảrập hay tiếng Ba Tư, mà cả tiếng La-Tinh hoặc trong các tiếng Tây Âu
cho tới thế kỉ XVIII. Cụm từ đại số học trong tiếng Anh là Algebra bắt
nguồn từ chữ Alfabr (có nghĩa là phục hồi nguyên trạng) trong tiếng
Ảrập. Nhà toán học Abu Apđala al-battani thì lại có nhiều đóng góp về
môn lượng giác học. Khái niệm sin, cosin, tang, cotang mà ngày nay
chúng ta sử dụng là do ông đặt ra. b. Sinh học
Trên lĩnh vực này người Ảrập cũng đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, làm nền tảng cho sự phát triển của ngành sinh học sau này. Như:
Từ thế kỉ IX đưa ra thuyết tiến hóa: khoáng vật => thực vật => động vật
=> con người. Quan tâm nhiều nhất đến thực vật học: ghép cây, tạo ra
giống mới. Nhà thực vật học tiêu biểu nhất thế kỉ XIII là Ibn Al-Baytar.
Ông đã tổng hợp các kiến thức của người Arap về thực vật học thành
một cuốn sách và được coi là cơ sở của môn thực vật học. Một nhà thực
vật học khác là Avan trong cuốn “ Sách của nông dân ’’ đã hướng dẫn
trồng hơn 585 loại cây và 50 giống cây ăn quả. c. Thiên văn học
Do đời sống du mục nên người Ảrập có điều kiện quan sát bầu trời,
hơn nữa do yêu cầu của việc hành lễ đạo hồi: xác định tháng Ramadan,
những giờ khởi hành lễ cầu kinh, định hướng nhìn về La Mecque.
Không chỉ vậy còn do kế thừa và phát triển những thành tựu của nền văn
minh trước đó nên đã đạt được nhiều thành tựu như: hồ sơ về 5010 ngôi
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091
sao, 47 chòm sao, giả thuyết về trái đất tròn với chu vi 35 vạn km, mặt
trời không phải trung tâm của vũ trụ,… Cuối thế kỉ XI chế tạo được
thiên cầu bằng đồng thau đường kính 55mm. Nhiều công trình được xây
dựngnhư Viện hàn lâm khoa học và Đài quan trắc thiên văn ở Baghdad.
Nhà bác học Thabit Ibn Kura (806 - 901) dịch tác phẩm đồ sộ của
Ptolemy và đổi tên nó thành "Almagest" có vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy nghiên cứu thiên văn học của người Ả Rập. Chính những nhà
thiên văn học lỗi lạc đó đã tạo tiền đề cho cuộc cách mạng Copernic. d. Địa lí
Có kiến thức địa lí đáng kinh ngạc: tính được chu vi trái đất, trái đất
có 7 miền khí hậu. Các nhà địa lí nổi tiếng: Abu Abdallah Jayhani,
Avicenna, Al Masudi. Là nền tảng địa lí học cho cả Châu Âu suốt
thời trung cổ và cả thế giới trong một thời gian dài.
Tuy ra đời muộn lại trong điều kiện tự nhiên ít thuận lợi, thế nhưng văn
minh Ảrập không chỉ mang trong mình nhiệm vụ kế thừa và phát huy
những tinh hoa của thành tựu cổ đại, để xây dựng cho mình một nền văn
minh rực rỡ giữa xa mạc. Người Ảrập còn mang sứ mệnh là cầu nối giữa
văn minh phương Đông và văn minh phương Tây.
Tóm lại, nền văn minh Arập rất rực rỡ và toàn diện trên tất cả các
lĩnh vực từ văn học-nghệ thuật, tôn giáo cho đến KHTN. Nhân dân Arập
đã đóng góp vào kho tàng nhân loại nhiều sáng tạo có giá trị, mà đặc biệt
nhất chính là đạo Hồi- tôn giáo lớn thứ hai thế giới. Đồng thời, từ việc
dịch các tác phẩm cổ đại của văn minh Hy Lạp, họ có vai tròrất lớn
trong việc bảo tồn các đi sản văn hóa của Hy Lạp. Ngoài ra, chính người
Arập cũng là kẻ trung gian truyền bá các phát minh quan trọng của
phương Đông sang phương Tây.
Đó là tất cả những thành tựu của “nền văn minh rực rỡ giữa xa
mạc”. Đó cũng là cái kết có hậu cho” Một dân tộc vừa là tu sĩ, thi sĩ, vừa
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091
là một nhà thông thái đã xây dựng văn minh huy hoàng, với sức ảnh
hưởng lan rộng khắp Ắ- Âu- Phi” ( hành trình đến từ trái tim ).
Câu hỏi cũng như vấn đề chúng em đặt ra là: CHÚNG TA CÓ SUY
NGHĨ VÀ RÚT RA BÀI HỌC GÌ TỪ ‘ NỀN VĂN MINH RỰC RỠ
GIỮA XA MẠC’ VÀ CON NGƯỜI Ở ĐÓ.
*Đáp án : Chúng ta có thể thấy qua nỗ lực, bàn tay và bộ óc của con
người thì không gì là không thể. Mặc dù cội nguồn nền văn minh của Ả
Rập không bắt nguồn từ những con sông lớn như của Ai Cập hay Lưỡng
Hà mà bắt đầu từ những hoang mạc, lại còn là một nền văn minh muộn
nhưng họ biết tận dụng những gì họ đang có, tận dụng những gì họ được
thừa hưởng mà từ đó xây dựng nên được một nền văn minh rực rỡ giữa
xa mạc sánh ngang với các nền văn minh tiêu biểu khác. Ví dụ như việc
họ biết tận dụng vị trí ngã ba đông tây để phát triển thương mại, giao lưu
buôn bán, cùng việc kế thừa học tập tiếp thu các nền văn minh xung
quanh. Môhamet lại cấm điêu khắc và hội họa vì hai môn này có thể dẫn
đến sự sùng bái ảnh t ợ
ƣ ng. Môhamet cũng cấm dùng tơ lụa đẹp, các đồ
trang sức đẹp bằng vàng bạc, để nhân dân khỏi phải vì ham muốn các
thú vui mà sinh ra đồi bại. Tuy vậy, về sau những cấm đoán ấy đ ợ ƣ c nới
lỏng, đồng thời đã học tập nghệ thuật của Ai Cập, Lưỡng Hà, Ba Tư,
Bizantium, Ấn Độ nên nghệ thuật cũng có những tiến bộ đáng kể. Ngoài
ra cũng nhờ một số chính sách chinh phục bên ngoài mà giúp cho Ả Rập
lại càng có nhiều cơ hội phát triển hơn, trở thành một đế quốc rộng lớn.
Bài học mà ta có thể học hỏi được như là biết tận dụng tốt những gì
mình đang có và được kế thừa. Ngoài ra phải biết tiếp thu học hỏi những
thứ xung quanh, biến cái học được thành kinh nghiệm cùng hành trang
để phát triển, bổ sung những điều con thiếu xót hay chưa đúng.
A. Câu hỏi thắc mắc
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091
Câu 1: Ảnh hưởng của y học Ả Rập có ảnh hưởng gì đến y học của các
khu vực khác hay không? Nếu có ảnh hưởng thì ảnh hưởng như thế nào?
Trả lời: Có thể thấy nền y học của Ả Rập được phát triển một cách
khá sâu sắc và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đây không
chỉ là kết quả có ý nghĩa với Ả Rập mà nó còn mang ý nghĩa toàn thế
giới. Những thành tựu y học ấy được coi như là một trong những dấu
mốc phát triển quan trọng trong nền văn minh con người để rồi trong
khoảng thời gian đó, sau nay và cả bây giờ nó được ứng dụng và phát
triển mạnh mẽ. Từ nội khoa, nhãn khoa cho đến các vấn đề nhân đạo
trong y học đều được loài người nói chung trên khắp mọi nơi truyền
bá và ứng dụng cho mình. Như vậy có thể kết luận nền y học Ả Rập
không chỉ có ảnh hưởng tích cực đến các khu vực xung quanh mà
còn mang tính chất ảnh hưởng trên toàn thế giới.
Câu 2: Giải thích ngắn gọn nhận định “Văn minh Ả Rập là cầu nối văn
minh phương Đông-phương Tây”
Trả lời: Xét từ vị trí địa lí của Ả Rập là nằm ở ngã ba giao lưu đông
tây từ đây có thể thấy Ả Rập có các điều kiện tiếp xúc với các nền
văn minh xung quanh. Chính vì vậy dưới yếu tố con người, người
dân nơi đây đã tận dụng cơ hội học hỏi nền văn minh khác đó để phát
triển cho mình cũng như đất nước, và từ con đường thương mại
thuận lợi các nền văn minh ấy lại được người Ả Rập truyền bá sang
các khu vực khác. Ở họ vừa là nơi giao thoa của nền văn minh Đông
Tây cũng vừa là nơi truyền bá. Ví dụ như từ việc dịch các tác phẩm
cổ đại của văn minh Hy Lạp, họ có vai trò rất lớn trong việc bảo tồn
các đi sản văn hóa của Hy Lạp. Hay ngoài ra, chính người A Rập
cũng là kẻ trung gian truyền bá các phát minh quan trọng của phương
Đông sang phương Tây. Kết luận ta thấy được “Văn minh Ả Rập là
cầu nối văn minh phương Đông-phương Tây”.
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091
Câu 3: Ở các nền văn hóa khác, việc miêu tả nhà tiên tri vẫn là một ảnh
thánh Allah, nhà tiên tri tỏa sáng ở khắp mọi nơi thì liệu còn lí do nào
khác mà mọi người tìm hiểu được không?
Trả lời : Theo nhóm mình tìm hiểu thì nhà nghiên cứu Christiane
Gruber cho rằng Mohamad không muốn nhân dân thần hóa việc
tiên tri trở thành một tiêu chuẩn hoàn hảo để vươn tới. Nhưng nhà
tiên tri vẫn tỏa sáng ở khắp mọi nơi bởi việc đó tồn tại ở các tôn
giáo khác cùng thời trên lãnh thổ Ảrập. Họ vẫn tôn trọng hình ảnh
đấng tối cao vì muốn thể hiện niềm tin vào giá trị của cuộc sống
mang lại sự thịnh vượng, bình yên và hạnh phúc cho tất cả mọi
người. Trong quá trình phát triển văn hóa của các nước luôn diễn
ra sự giao lưu tiếp biến văn hóa.
Câu 4: :” Trí tuệ khiến cát đá hóa thiên đường” điều đó có đúng với trí tuệ Ả Rập
Trả lời : “ Trí tuệ khiến cát hóa thiên đường “- thật sự đúng với nền
trí tuệ Ả Rập bởi lẽ :
Như chúng ta đã biết ,Ảrập chỉ là một bán đảo hoang mạc rộng
lớn, mênh mông cát đá cháy khô dưới nắng. Một khu vực muốn
tồn tại cũng phải nỗ lực hơn người. Với điều kiện khắc nghiệt và
khó khăn như vậy thì sự phát triển là điều vô cùng khó khăn . Thế
nhưng không cam chịu trước nghịch cảnh con người nơi đây đã nỗ
lực xây dựng một nền văn minh vô cùng rực rỡ . Rất rõ ràng là để
làm được những điều đó thì điều kiện tiên quyết cần có chính là “ Trí tuệ “
Trí tuệ ở đây giống như một cánh cửa đưa nền văn minh Ả rập
tưởng chừng như yếu thế vì sinh sau đẻ muộn trở nên rực rỡ và độc
đáo . Trí tuệ góp phần thay đổi bộ mặt XH , KH , YT, VH…..làm
cho nơi đây trở thành nền văn minh huy hoàng bậc nhất .Thiên
đường Ả Rập trong mắt chúng ta không còn là bán đảo hoang
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091
mạc , cát bay , đá cháy nắng mà là một kho tàng trí tuệ , góp phần
rất lớn vào kho tàng tri thức của nhân loại .
Câu 5: Tại sao Mohammed lại quan trọng với tín đồ hồi giáo đến vậy? T rả lời :
Bản tính giản dị, rất ghét lối sống xa hoa, phù phiếm, có khuynh hướng sống khổ hạnh
Là sứ giả của Thiên Chúa được Thiên thần Gaprien truyền tin nên
viết lại những gì Chúa truyền thành sách Koran => thiên sứ cuối
cùng được Allah mặc khải => tạo ra Hồi giáo
Ông luôn quy hướng tín đồ về Chúa nhưng chính ông lại có 1 sức hút
lạ kì đối với các tín đồ
Người Ả rập rất coi trọng kí ức của mình họ luôn nhớ về quá khứ và
coi trọng Mohamat, họ xem những lời nói của ông là lời của thánh
thần. Các tín đồ nghe lời ông như lời Chúa. Trong kinh Koran nói: Ai
vâng lời tiên tri là vâng lời Chúa
Ông có tài thuyết phục => thống nhất các bộ tộc thành một mà trước đây từng thù địch nhau
Ông không chỉ là người giảng đạo mà còn là 1 vị tướng quân => bảo
vệ tôn giáo của mình với sự ổn định cả về vật chất lẫn tinh thần
Người Hồi giáo luôn quan niệm rằng: “ Khi đã tự nguyện theo
Mohamet thì phải tuân phục theo cả những nghi lễ mà ông ban bố”
=> Mohamet quan trọng đối với đạo hồi vì ông không chỉ là người sáng
tạo ra tôn giáo này mà còn là người chỉ dạy, bảo vệ tôn giáo của mình.
Bên cạnh đó, người dân coi trọng ông còn do những quan điểm cá nhân của họ.
Câu 6: Ảnh hưởng của đạo hồi ở Việt Nam? Trả lời:
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091
- Hồi giáo tuy lag một tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, nhưng tại
Việt Nam, người theo đạo hồi chỉ chiếm khoảng 0,1% trong tổng dân số.
- Hồi giáo được truyền vào vương quốc Chăm pa (sau này là VN)
vào cuối thế kỉ X đầu thế kỉ XI.
- Hồi giáo ở VN là hồi giáo Chăm Islam, thuộc dòng suni, tập trung
chủ yếu ở miền trung vào Nam.
=> những người theo đạo Hồi ở VN là rất ít chủ yếu là người Chăm
pa, nên hồi giáo chỉ ảnh hưởng đến phong tục, tín ngưỡng, làm phong
phú them đời sống tinh thần của người Chăm pa mà thôi.
Câu 7: Theo các bạn qua các thành tựu về toán có tác động ý nghĩa
như thế nào đối với thế giới. Trả lời :
Trước hết toán học Ảrập đã tiếp thu những tinh hoa, thành tựu toán học
từ các nền văn minh cổ đại. trên cơ sở đó, họ tiếp tục hoàn thiện và phát
triển, tạo ra nhiều cái mới, như hoàn thiện hệ số đếm, phát triển môn đại số,…
- Những thành tựu đó đã được truyền bá rộng rãi từ châu Á đến châu Âu.
- Nền toán học Ảrập đã làm nền tảng, là cơ sở nghiên cứu cho sự
phát triển của ngành toán học đương thời và những thành tựu đó
đến ngày nay chúng ta vẫn còn sử dụng và có mặt trông nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Câu 8: Có ý kiến cho rằng hồi giáo là xương sống của nền văn minh Ả
Rập, theo các bạn thì nhận định này là đúng hay sai? Vì sao? Với sự
hình thành và phát triển mạnh mẽ của hồi giáo đã có những ảnh hưởng
như thế nào đến cả tiến trình phát triển của nền văn minh Ả Rập? Trả lời:
Trước hết, quan niệm về xương sống có nghĩa là bộ khung chống đỡ, cái
làm nền móng có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự hình thành và
phát triển cái khác. Như chúng ta biết thì để hình thành nên một nền văn
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091
minh thì không chỉ có tôn giáo mà còn phải kết hợp nhiều yếu tố khác
như thành tựu về văn học nghệ thuật, khoa học tự nhiên. Đồng ý rằng
hồi giáo có ảnh hưởng lớn như thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển
của nhiều thành tựu khác dựa trên niềm tin của người dân với tín điều
của đạo hồi.( tin rằng khám phá khoa học là đang đi trên đường của
thánh Allah, văn học thì ảnh hưởng sâu sắc bởi hồi giáo). Nhưng để có
thể nói đạo hồi là xương sống của nền văn minh ả rập là chưa đủ căn cứ
bởi ngoài sự ảnh hưởng của đạo hồi thì còn do các yếu tố chủ quan như
tư duy, sự nỗ lực vươn lên của người ả rập. một yếu tố khách quan nữa
là do sự tiếp thu tinh hoa của nền văn minh cổ đại để trên cơ sở đó xây
dựng nền văn minh của riêng mình.
Câu 9: Trong thời buổi hiện nay một số lượng lớn các cuộc tấn công
khủng bố do những người tự xưng là tín đồ Hồi giáo gây ra đang tăng
lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Những vụ tấn công này dẫn
tới một số ý kiến cho rằng bản thân hồi giáo mang tính bạo lực. Có phải
người hồi giáo nào cũng hiếu chiến và tàn bạo ? Trả lời:
Hồi giáo không ủng hộ bạo lực
Người Arap theo đạo Hồi chỉ coi cuốn thiên kinh Koran là cuốn sách
thiêng liêng vì đó là lời phán của Chúa Allah. Trong kinh Koran liệt kê
10 điều răn: Tôn thờ 1 Chúa Allah, kính trọng cha mẹ, tôn trọng quyền
của người khác, bố thí cho người nghèo, không được giết người trừ
trường hợp đặc biệt đó là giết kẻ thù cưỡng ép bỏ đạo và kẻ sát nhân
nhưng sau đó phải biết tha thứ...
=> Bản chất Hồi giáo sinh ra không ủng hộ bạo lực, chiến tranh,...mà
luôn hướng về con người, dạy con người không chỉ biết tôn sùng thần
linh mà còn phải biết yêu thương nhau...
Không phải người Hồi giáo nào cũng hiếu chiến và bạo lực
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091
- Hồi giáo có số tín đồ nhiều thứ 2 thế giới sau Kito giáo vào khoảng 1,5
tỷ người nên nếu ai cũng hiếu chiến và bạo lực thì sẽ gây ra vô số chiến tranh và khủng bố,...
- Trong số tín đồ Hồi giáo thì chắc chắn sẽ có một số hiếu chiến và bạo
lực và nhiều người mang danh nghĩa Hồi giáo để gây ra khủng bố nhưng
đây chỉ là những thành phần mượn tôn giáo để gây ra những bức xúc, tranh cãi,...
Câu 10 : Nền văn minh Ả Rập xuất hiện khá muộn nhưng lại phát triển
rất mạnh mẽ lí do quan trọng nào quyết định định sự phát triển ấy Trả lời :
*về tự nhiên: Ả rập là một bán đảo hoang mạc rộng lớn, nắng nóng và
khô hạn quanh năm. Một khu vực khắc nghiệt đến mức nếu muốn tồn tại
được phải cố gắng, nỗ lực hơn người.
- Bù lại, thì thiên nhiên cũng ban cho Ả rập và các vùng xung quanh nó
nguồn tài nguyên quý hiếm và dồi dào, đó chính là dầu khí, hay còn gọi
là “ Vàng đen”. Riêng vùng này đã chiếm đến khoảng 60% trữ lượng
dầu mỏ của thế giới. Người dân ở đây cũng đã tận dùng tài nguyên vào
để phát triển kinh tế cuả mình.
* Về xã hội: Do sự xuất hiện của tư tưởng Hồi giáo, hợp nhất nhau lại
dưới hệ tư tưởng Hồi giáo, các bộ lạc du mục ở Ả rập đã tạo ra những
thay đổi vượt ngoài sứ tưởng tượng. Một tôn giáo có ảnh hưởng trên
toàn cầu. Hiện nay, sô dân theo đạo Hồi trên thế giới đã cán mốc hơn 1
tỷ người. Và người Ả rập chủ yếu cũng theo đạo Hồi.
- Là một nước thành lập muộn, lúc đầu Ả rập tương đối lạc hậu về các
lĩnh vực KHTN. Nhưng nhờ học tập được các thành tựu của nên văn
minh xung quanh như Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp nên khoa học của Ả
rập phát triển nhanh chóng.
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com) lOMoARcPSD|36401091
- Trên cơ sở tiếp thu các thành tựu từ bên ngoài, do đó mà các học giả Ả
rập cũng đã có nhiều cống hiến mới, nhất là về các mặt toán học, thiên
văn học, địa lý học, y học, hóa học…
-Ngoài ra thì Ả rập cũng rất chú trọng đến phát triển giáo dục nước nhà.
Theo truyền thuyết, Mohamet rất khuyến khích việc mở rộng kiến thức.
Ông nói: “Kẻ nào từ biệt gia đình để đi tìm hiểu thêm và mở mang kiến
thức thì kẻ đó đang đi trên con đường của Chúa”. Kết thúc.
Downloaded by H?ng Di?u (hangngahuong55@gmail.com)