-
Thông tin
-
Quiz
Vấn đáp Địa chính trị thế giới | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khái niệm địa– chính trị thế giới? Trình bày đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên châu Âu? Trình bày đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên châu Á? Trình bày đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên châu Phi? Trình bày đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên của châu Mỹ? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Địa chính trị thế giới 27 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Vấn đáp Địa chính trị thế giới | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khái niệm địa– chính trị thế giới? Trình bày đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên châu Âu? Trình bày đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên châu Á? Trình bày đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên châu Phi? Trình bày đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên của châu Mỹ? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Địa chính trị thế giới 27 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
VẤN ĐÁP MÔN: ĐỊA - CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI Nhóm 1 (3đ)
1. Khái niệm địa – chính trị thế giới?
- Nhìn chung, khi nói đến địa chính trị là nói đến vai trò của địa lý đối với
chính trị của một quốc gia, đặc biệt là đối với chính sách đối ngoại
- Địa chính trị xem xét việc các yếu tố như vị trí địa lý, khí hậu, tài
nguyên thiên nhiên, dân số, hay địa hình tác động tới chính sách đối
ngoại của một quốc gia, sự kiện chính trị, diễn biến chính trị trên các
khu vực địa lý xác định, từ không gian hẹp của một vùng, địa phương,
một quốc gia, khu vực với nhóm quốc gia đến châu lục và toàn cầu.
- Ví dụ: (Đây là vd tương đối, mn chỉ cần đọc hiểu ko cần thuộc lòng nhé!)
=> Việc Việt Nam là một nước nhỏ nằm cạnh Trung Quốc lớn mạnh gấp
nhiều lần là một yếu tố quan trọng định hình quan hệ giữa hai nước
trong lịch sử. Trong khi Trung Quốc luôn tìm kiếm ảnh hưởng, sự kiểm
soát hoặc phụ thuộc từ phía Việt Nam thì ngược lại, Việt Nam luôn tìm
cách duy trì nền độc lập, tự chủ của mình đối với người khổng lồ
phương Bắc. Chính điều này đã dẫn tới những thăng trầm, thậm chí đối
đầu, trong quan hệ giữa hai quốc gia trong nhiều giai đoạn của lịch sử.
2. Trình bày đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên châu Âu? -
S: 10,5tr km2 ( được hình thành từ 1 nhóm bán đảo kết nối với nhau – 2bán đảo
lớn nhất là Châu Âu lục địa và Scandinavia ( p.Bắc)_2 bán đảo này cách nhau bởi biển Banltic )
+ Ba bán đảo nhỏ hơn là iberia, Ý và Balkan -> trải từ phía Nam lục địa đến Địa Trung Hải
+ Biển tách Châu Âu và Châu Phi -Giáp
+ Phía Đông: ngăn cách Châu Á bởi dãy Uran -> tạo ra lục địa Á-Âu
+ Phía Bắc: giáp Bắc Băng Dương
+ Phía Tây: giáp Đại Tây Dương
+ Phía Nam: Địa Trung Hải và B.Đen - Cấu trúc địa hình:
+ đa dạng, nhiều đảo và bán đảo, đường bờ biển bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều
vịnh, đảo, các quần đảo nằm rải rác ven bờ tạo hình dạng lồi lõm.
+ Đồng bằng chiếm 2/3 S ở phía Đông -> lục địa rộng trông như miệng phễu tới tận biên giới CÁ
+ Trung tâm là đồng bằng Bắc Đức + nhiều đg= nhỏ khác -> thuận lợi ptrien
nông nghiệp trồng trọt với nhiều cây lương thực như lúa mì, lúa mạch, khoai tây…
+ Kéo dài từ Tây sang Đông, từ phía Bắc về trung tâm là các dãy núi già, p.Nam
là các dãy núi trẻ với nhiều cao nguyên, thung lũng sâu, suối nc nóng phong
cảnh hung vĩ…-> tiềm năng du lịch - Khí hậu:
+ đại bộ phân CÂ có khí hậu ôn hòa, mùa đông lạnh, mùa hè mát mẻ, lượng mưa
lớn quanh năm-> thuận lợi ptrien nông nghiệp thâm cạnh đạt năng suất cao
+ Một bộ phận nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới lạnh, lg mưa giảm, mùa đông nc
đóng bằng -> gây khó khan cho quá trình sx, chăn nuôi và trông trọt
=> Kiến tạo địa hình CÂ đa dạng, phong phú là đkien để CÂ phát triển kte trên nhiều
lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, dvu, du lịch - Sông ngòi: +
dày đặc với nhiều hệ thống sông lớn, chủ yêus là sông ngắn đc nối với nhau
bởi các kênh đào -> thuận lợi cho giao thông đg thủy và có nguồn lợi hải sản,
thủy điện ptrien kte-xh, du lịch -
Bờ biển: đg bờ biển dài 43.000km cắt xẻ mạnh, tạo nhiều bán đảo, vùng vịnh
+ Biển ăn sâu vào đất liền tạo nhiều cảng biển, eo biển có giá trị kte – quân sự, chiến lược quan trọng
Với những lợi thế về biển, ở CÂ đã sớm xuất hiện các cường quốc về biển, nổi
tiếng vê nghề đánh cá và hang hải hùng mạnh: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Na Uy, Ailen… -
Tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản của CÂ rất dồi dào như dầu mỏ, than đá,
quặng sắt, uranium, quặng thép, đồng… -> cung cấp nglieu cho các ngành công
nghiệp như luyện kim, chế tạo máy, hóa chất và các ngành kte nông nghiệp
3. Trình bày đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên châu Á?
Châu Á là châu lục lớn nhất thế giới, nằm ở phía Bắc và phía Đông bán cầu, với diện
tích lục địa cùng các đảo xung quanh chiếm 37% diện tích đất nổi trên thế giới. Chấu
Á có đặc điểm địa thế khá chiến lược, do sự phức tạp trong địa hình tự nhiên và nguồn tài nguyên: - Địa hình tự nhiên:
● Hệ thống núi và cao nguyên:
+ chiếm gần ¾ diện tích
+ các dãy núi cao đồ sộ (Himalaya, Trường Sơn) tập trung ở trung tâm lục
địa theo hướng Đông - Tây và Bắc - Nam => chặn ảnh hưởng gió biển thổi vào
+ sự xen kẽ giữa sơn nguyên, núi, đồng bằng => địa hình bị chia cắt =>
khí hậu phân hóa rõ rệt: khí hậu lục địa và khí hậu gió mùa
● Hệ thống sông ngòi, đại dương:
+ tiếp giáp với các đại dương lớn:
● Bắc giáp Bắc Băng Dương - Thời tiết lạnh giá ảnh hưởng rất lớn
đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan và đời sống kinh tế
● Đông giáp Thái Bình Dương - tạo cho các biển ở đây vị trí chiến
lược quan trọng về giao thông trên biển.
● Nam giáp Ấn Độ Dương (nối liền châu Phi bằng một eo đất nhỏ là Suez)
● Tây giáp Châu Âu - chạy qua một số eo biển chiến lược như Dardanelles, Biển Đen..
+ hệ thống các con sông lớn (sông Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Koong,
sông Hằng) => tạo ra những đồng bằng rộng lớn, thuận lợi phát triển
nông nghiệp, du lịch, thủy sản, thủy điện, giao thông đường thủy.
+ Về cơ bản có 3 hệ thống sông lớn:
● Đông Bắc Á - hệ thống sông dày đặc đổ ra Bắc Băng Dương =>
đóng băng vào mùa đông, mùa xuân về tuyết tan gây ra lũ lụt
● Tây Nam Á và Trung Á - rất ít sông ngòi, nguồn nước chủ yếu
phụ thuộc vào băng tan và giảm dần ở hạ lưu
● Nam Á và Đông Nam Á - có nhiều sông ngòi, nguồn nước dồi
dào, lên xuống theo mùa, đổ ra Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương thường xảy ra lũ lụt vào mùa hè.
● Địa chất: bất ổn định, do vành đai Thái Bình dương đi qua các quốc gia làm
nhiều vụ động đất, núi lửa diễn ra (như ở NB, Indonesia) - Tài nguyên thiên nhiên:
+ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, bao gồm tài nguyên
sinh vật và tài nguyên khoáng sản
+ trữ lượng lớn chủ yếu là dầu mỏ, than đá, sắt, crôm, khí đốt, thiếc và một số kim loại màu.
+ Các khu nền cổ là nơi tập trung nhiều khoáng sản như sắt, bô xít, vàng,
thiếc và kim loại quý hiếm.
4. Trình bày đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên châu Phi?
- Đặc điểm chung: là châu lục lớn thứ 3 TG, diện tích 30,4 triệu km2 (gấp 3 lần
châu Âu, bằng ¾ châu Á, gần bằng châu Mỹ) - Châu Phi giáp với: + Bắc: Địa Trung Hải + Đông: biển Đỏ
+ 1 bên giáp châu Á, bên còn lại giáp Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương - Khí hậu:
+ khí hậu xích đạo, nhiệt đới và lục địa khắc nghiệt (do đường xích đạo
gần như chạy qua giữa châu lục, biển không xâm nhập sâu trong lục địa)
+ từ vùng chí tuyến, khí hậu ôn hòa, trừ các vùng sa mạc (Sahara), châu
Phi có nhiều cánh đồng rộng lớn, thuận lợi cho phát triển nông sản (cà phê, ca cao, chuối,...)
+ Thiên nhiên thuận lợi cho nhiều loại gia súc lớn sinh sống, lưu giữ được
nhiều khu rừng nhiệt đới và các loại động thực vật quý hiếm - Địa hình:
+ núi, cao nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích
châu Phi. các dãy núi cao ở rìa lục địa chắn hơi nước thâm nhập lục địa
=> giảm lượng mưa, tạo sự khô hạn ở châu Phi
+ Sahara ở phía Bắc, chiếm phần lớn diện tích khu vực Bắc Phi
+ sông: có nhiều sông lớn (sông Nile 6800km dài nhất TG)
+ có nhiều hồ lớn được hình thành do sự phun trào núi lửa
=> hệ thống sông ngòi mang lại nhiều giá trị về nông nghiệp, thủy điện,
điều hòa khí hậu và phát triển du lịch - Tài nguyên: + đa dạng và giàu có
+ tài nguyên chiến lược (kim cương, vàng, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên,
khoáng chất) trữ lượng lớn, dễ khai thác, tiềm năng lớn
+ rừng: đa dạng về sinh học, nhiều khu rừng nhiệt đới ở lưu vực sông, ven
biển, nhiều loài động vật quý hiếm
+ hiện nay đối mặt với tình trạng thu hẹp, là châu lục có diện tích rừng bao
phủ thấp nhất do sự khai thác bừa bãi và sự khắc nghiệt của thiên nhiên
5. Trình bày đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên của châu Mỹ?
Đặc điểm chung (phát hiện năm 1492)
- Nằm ở bán cầu Tây, trải dài từ vòng cực Bắc đến xích đạo (châu lục duy nhất
kéo dài từ Bắc cực đến Nam cực), là cầu nối giữa lục địa Á - Âu và Châu Đại
Dương -> điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu quốc tế
- S = 42.255 km², lớn thứ 2 (sau Châu Á) -> đa dạng về địa hình, khí hậu, sinh
vật, tài nguyên thiên nhiên -> phát triển kinh tế xã hội theo nhiều hướng khác nhau
- Vị trí quan trọng, tiếp giáp 3 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương,
Bắc Băng Dương -> thuận lợi giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng,
tiếp thu được những thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới, có ưu thế về hải
quân, có thể phản ứng nhanh với các vấn đề quốc tế
- Kênh đào Panama (Trung Mỹ) nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương,
quan trọng với vận tại giữa 2 đại dương; Mũi Sừng (cực Nam Nam Mỹ) rút
ngắn hải trình từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương Khí hậu Khí hậu phức tạp
- Bắc Mỹ có khí hậu hàn đới giá lạnh
- Mỹ và phần lớn khu vực Nam Mỹ có khí hậu ôn đới (4 mùa rõ rệt)
- Trung Mỹ và 1 phần Nam Mỹ có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm
-> Lợi thế riêng để phát triển trồng trọt, chăn nuôi Địa hình
- Địa hình cao về phía Tây, các dãy núi chủ yếu nằm phía Tây châu lục
- Nhiều núi chạy dọc bờ biển -> những vùng khí hậu khác nhau
- Núi đan xen với sông -> không gian du lịch hấp dẫn -> du lịch phát triển
- Giữa các dãy núi và sông lớn là các đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu -> diện
tích canh tác lớn -> phát triển kinh tế trang trại, sản xuất nông sản (vựa lúa mì lớn)
- Sông ngòi dày đặc, có giá trị kinh tế lớn Tài nguyên
- Khoáng sản phong phú, trữ lượng cao
- Khoáng sản quan trọng nhất ở Bắc Mỹ là than đá, Nam Mỹ là khí đốt tự nhiên
(ngoài ra có nhiều quặng kim loại)
- Giàu hydrocacbon còn đang ở dạng tiềm năng
=> trong bối cảnh khan hiếm năng lượng hóa thạch, châu Mỹ là địa điểm tiềm năng
- tài nguyên đất, động thực vật, rừng giàu có => thuận lợi để khai thác công nghiệp, du lịch
6. Trình bày đặc điểm điểm địa chính trị của biển và đại dương? Đặc điểm chung
- S biển: 361M km² (chiếm 70.8% S thế giới), gấp gần 2.5 lần so với S lục địa
- Phân bố biển và đất liền không đều:
+ Bắc bán cầu (bán cầu lục địa): đại dương 60.7%; lục địa 39.3%
+ Nam bán cầu (bán cầu đại dương): biển 80.9%, lục địa 19.1%
- 5 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Nam Đại Dương
+ Thái Bình Dương: đại dương lớn nhất, chiếm 50% đại dương thế giới, sâu nhất thế giới
+ Đại Tây Dương: chiếm 25% đại dương thế giới, là đại dương trẻ nhất trong các đại dương
+ Bắc Băng Dương: giáp với Đại Tây Dương, Thái Bình Dương. Chiếm 4% đại dương thế giới
+ Ấn Độ Dương: giáp với Thái Bình Dương, chiếm 21% S đại dương thế giới
- Các phần riêng biệt của đại dương ăn sâu vào đất liền ít hay nhiều gọi là các biển.
Căn cứ vào các dấu hiệu hình thái, thuỷ văn, các biển được chia thành các biển ven lục
địa, trong lục địa và giữa các lục địa, biển giữa các đảo…
+ Biển ven lục địa: thường nằm ở phần kéo dài dưới nước của lục địa, thường
không ăn sâu vào lục địa, phân cách với các đại dương bởi các bán đảo lớn/một
dãy các đảo. Nơi cư trú của nhiều loài hải sản -> nguồn lợi lớn cho các nước có đặc quyền kinh tế
+ Biển giữa các lục địa: thường ăn sâu vào đất liền, thông với đại dương bằng các
eo biển hẹp, không để cho sự trao đổi nước với đại dương được dễ dàng, những
biển này bị chia cắt nhiều. Độ sâu thường rất lớn, thuận tiện xây dựng các cảng
nước sâu và lưu thông các tàu trọng tải lớn, xây dựng căn cứ nổi… -> thuận lợi
phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng
+ Biển trong lục địa: có đường bờ thuộc cùng 1 lục địa, là biển nông nằm gọn
trong những vùng thềm lục địa, điều kiện tự nhiên gắn chặt với tự nhiên của đất
liền bao quanh. Các biển giữa các đảo được bao quanh bởi chuỗi đảo/vòng
cung đảo tương đối kín
- Bên cạnh căn cứ vào các điểm khác nhau về điều kiện địa lý, người ta còn chia ra
các biển nằm ở phần ngoài khơi đại dương không có ranh giới rõ rệt. Có những biển bị
hoàn toàn tách rời với đại dương gọi là biển kín, hay còn gọi là hồ (nước có độ mặn
cao) -> tác dụng cao trong việc điều hoà khí hậu cho một vùng lục địa rộng lớn
Vị trí chiến lược
Biển là môi trường sống còn của loài người và sự sống Trái Đất, cung cấp nhiều
tài nguyên, là môi trường sống, phát triển lâu bền của xã hội loài người.
- Đại dương và biển thực hiện chức năng tương tác giữa 4 quyển (sinh quyển, khí
quyển, thạch quyển, thuỷ quyển). Chức năng tương tác đại dương - khí quyển tạo chu
trình nước toàn cầu. Đại dương và biển là cỗ máy điều hoà nhiệt độ khổng lồ, hấp thụ
lượng nhiệt lớn trong mùa nóng, cung cấp năng lượng cho khí quyển mùa lạnh. Là nơi
dự trữ cuối cùng về tài nguyên thiên nhiên, là môi trường sống thụ động về mặt sinh
thái, phụ thuộc vào động lực học của nước. Giữa lòng đại dương có các sống núi với
nguồn quặng đa kim khổng lồ. Sự lưu thông của các dòng hải lưu nóng lạnh trong
lòng Thái Bình Dương và Đại Tây Dương góp phần tạo nền chế độ gió mậu dịch điều
hoà khí hậu, thuận tiện giao lưu hàng hải
- Vai trò quan trọng phát triển chính trị và kinh tế thế giới. Là một khâu của cơ
cấu địa lý - chính trị - kinh tế thế giới, là con đường giao lưu thông suốt kinh tế chính
trị: giao thông đường thuỷ, cung cấp thuỷ hải sản, du lịch, các loại khoáng sản…
Nguồn tài nguyên giàu có với trữ lượng lớn: dầu mỏ, khí đốt, vàng, uranium… Trữ
lượng băng cháy rất lớn (nhiên liệu thay thế dầu mỏ, than đá trong tương lai)
- Là đường thông thương với vai trò lớn khi quá trình sản xuất, lưu thông hàng
hóa, nguyên liệu gia tăng. Sự phát triển sản xuất, trình độ phát triển công nghiệp cao
-> thị trường càng rộng -> nhu cầu mở rộng quan hệ giữa các khu vực càng tăng ->
đại dương trở thành con đường thông thương không thể thiếu trong phát triển chính
trị, kinh tế thế giới. Tận dụng sức gió vận chuyển hàng hóa giữa các châu lục có nhiều
lợi thế về giá thành, khả năng chuyên chở, khối lượng vận chuyển. Vận chuyển đường
biển có tính chất liên tục, không bị chia cắt theo địa giới quốc gia.
Sự hình thành con đường thông thương trên biển có quan hệ chặt chẽ đến cục
diện kinh tế và địa lý thế giới. Trung tâm chính trị, kinh tế thế giới dịch chuyển về Bắc
bán cầu, vì vậy trọng điểm đường thông thương trên biển tập trung ở đây. Vùng biển
ngoại vi lục địa Á - Âu đang hình thành đường thông thương vòng quanh xuyên Thái
Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Sự phát triển của kinh tế, xu thế toàn
cầu hóa đã tác động đến việc hình thành đường thông thương trên biển.
Ngày nay môi trường biển bị chính con người đe doạ -> đảm bảo an ninh,
chống ô nhiễm biển trở thành mối lo hàng đầu. Tranh chấp tài nguyên biển giữa các
quốc gia -> luật biển quốc tế được thông qua, các quốc gia tuyên bố chủ quyền trên
biển. Vai trò địa chính trị - kinh tế và chiến lược của biển ngày càng tăng -> xem xét,
điều chỉnh chính sách của các quốc gia trong quá trình khai thác, sử dụng biển
7. Trình bày đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên châu Đại Dương? -
Tổng diện tích trên 8,5 triệu km2 gồm các đảo và chuỗi đảo hình vòng cung ở
Nam Thái Bình Dương ( Nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương -> các đảo và lục
địa hình thành do núi lửa ngầm dưới đáy đại dương và rạn san hô ) -
Châu đại dương gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ: Xamoa, Vanuatu,
Tuvalu, polinesia thuộc pháp; Tônga; phigi; Papua Niu Ghine; paula; Ôxtrâylia;
Nidilân; Niucaleđônia; Nauru; quần đảo Mác San…
(Trong số đó có 3 nước đáng kể trên trường quốc tế: Papua niu ghile; Ôxtrâylia
và Niudilân ( Papua là quốc gia duy nhất có biên giới đất liền với Indonexia) -
Châu đại dương có vị trí quan trọng đặc biệt là cầu nối giữa Thái bình dương và Ấn độ dương - Khí hậu:
+ phần lớn khí hậu ở các đảo Châu đại dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa;
lượng mưa nhiều phụ thuộc vào hướng gió, hướng núi (Hệ thống rừng nhiệt
đới, rừng dừa, rừng xích đạo ptrien quanh năm, động thực vật phong phú)
+ Quần đảo Ôxtrâylia và Niudilân có khí hậu ôn đới
+ Ngoài ra, châu Đại Dương cũng nằm trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, tạo
điều kiện cho sự phong phú về động thực vật và động vật biển. Vị trí địa lý của
châu Đại Dương cũng tạo ra một hệ thống khí hậu đa dạng, từ khí hậu nhiệt đới
ẩm ở phía bắc đến khí hậu cực đới lạnh ở phía nam.
- Châu Đại Dương có 3 đường chí tuyến nam chạy qua, phía đông có dòng biển lạnh Tây Ôxtrâylia
+ P.Tây có nhiều dãy núi cao chắn gió từ biển thổi vào +
Địa hình chủ yếu là núi và đồng bằng ven biển nên giàu có về thủy sản
-> thuận lợi ptrien kte biển
=> Với vị trí địa lý đặc biệt và sự đa dạng về hệ sinh thái, châu Đại Dương đóng vai
trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái toàn cầu và là một nguồn tài
nguyên quan trọng cho con người và hệ sinh thái trên Trái Đất.
8. Phân tích vai trò vị trí địa chính trị khu vực Đông Nam Á?
- Đông Nam Á nằm trên con đường giao thông hàng hải rất quan trọng, cầu nối n
Độ Dương – Thái Bình Dương, quan Thái Bình Dương sang châu Mỹ, qua n Độ
Dương sang châu Phi, xuống phía Nam là châu Đại Dương, phía trên là châu u. Là
con đường nối liền các châu lục với vị trí chiến lược quân sự quan trọng có thể khống
chế các con đường quân sự trên biển ở châu Á và cả thế giới với các eo biển, hải cảng
quan trọng như Malắcca, Singapore…Với vị trí “ngã ba đường” trong trục đường biển
nhộn nhịp nhất thế giới, nằm giữa các cường quốc, những trung tâm thương mại lớn
như Trung Quốc, n Độ, Nhật Bản, tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế khu vực.
- Thế kỷ XXI được coi là thế kỷ phát triển của các đại dương, là một khu vực phát
triển năng động bên cạnh các cường quốc Trung Quốc, Nhật Bản, n Độ, Hàn Quốc,
Đông Nam Á giữ vai trò là vùng đệm và con đường giao lưu huyết mạch của thương
mại, năng lượng quan trọng của thế giới. Khu vực này có. Khu vực này trở thành mắt
then chốt của cầu nối giữa hai châu lục u – Á, giữa Tây Nam Á, Trung Cận Đông,
Bắc Phi với Đông Bắc Á và Bắc Mỹ.
Đông Nam Á được xem là cửa ngõ để các cường quốc châu Á vươn mình ra thế
giới. Đối với các cường quốc bên ngoài, Đông Nam Á là vùng đệm quan trọng để thiết
lập ảnh hưởng và triển khai các chiến lược lớn tại khu vực. Dưới góc độ kinh tế, đây
là một thị trường tiềm năng với tốc độ phát triển nhanh, ổn định; tài nguyên thiên
nhiên phong phú; dân số đông và trẻ.
- Đông Nam Á có trữ lượng dầu mỏ lớn tập trung nhiều ở vùng biển Đông, những
năm đầu thế ký XXI, khu vực này trở nên quan trọng đặc biệt hơn bởi sự trỗi dậy của
Trung Quốc, đây được xem là cửa biển để Trung Quốc vươn mình phát triển và đặc
biệt khi nguồn cung dầu trở nên khó khăn. Mỹ cũng sẽ tìm cách tăng cường ảnh
hưởng ở khu vực “sân sau” nhằm hạn chế sự phát triển của Trung Quốc về phía Nam.
Đây là khu vực chiến lược có quan hệ về lợi ích với tất cả các cường quốc thế giới,
đồng thời là khu vực có kết cấu địa – chính trị khá lỏng lẻo, do đó trở thành địa bàn
giành giật ảnh hưởng của nhiều nước lớn hiện nay.
Với xu hướng quyền lực chuyển dịch từ Tây sang Đông, Đông Nam Á tiếp tục là
tâm điểm thu hút sự quan tâm của nhiều cường quốc trên thế giới; trở thành nơi giao
thoa xung đột, cạnh tranh chiến lược của các nước lớn tại khu vực, trong đó đáng chú
ý nhất là cạnh tranh Mỹ - Trung. Trung Quốc xem Đông Nam Á là điểm khởi đầu để
triển khai “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI) trong khi “Chiến lược Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương” (IPS) của Mỹ lại lấy Đông Nam Á làm tâm điểm kết nối hai đại dương.
- ASEAN có vị trí quan trọng trong tính toán chiến lược của các nước lớn tại châu
Á - Thái Bình Dương. Trong cục diện vừa hợp tác vừa đấu tranh, các cường quốc đều
tìm mọi cách để tranh thủ tác động, lôi kéo, thiết lập ảnh hưởng với ASEAN nhằm
phục vụ lợi ích của mình, nhiều lần đẩy ASEAN vào thế “tiến thoái lưỡng nan”.
9. Phân tích vai trò vị trí địa chính trị khu vực Trung Đông?
Vị trí địa lý: “ một vịnh, hai đại dương, ba châu lục, năm biển” + Một vịnh: Vịnh Ba Tư
+ Hai đại dương: Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương
+ Ba châu lục: Trung Đông nằm ở chỗ gắn liền 3 châu lục.
● Giáp Châu Á: phía Đông Bắc
● Giáp Châu Âu: phía Tây Bắc
● Giáp Châu Phi: phía Tây Nam
+ Năm biển: biển Caspian, biển Đen, biển Địa Trung Hải, biển Đỏ, biển Ả Rập.
→ Ý nghĩa địa - chính trị: Trung Đông nối liền Phương Tây và Phương Đông, ngã ba
nối Á, Âu, Phi. Với vị trí trung tâm đó, mọi biến động chính trị ở Trung Đông sẽ có
ảnh hưởng đến toàn thế giới. Lực lượng nào nắm được Trung Đông sẽ có khả năng chi
phối cả 3 châu lục. Từ Trung Đông có thể uy hiếp Bắc Phi, Balkan, Nam Á. Đây cũng
là vị trí thuận lợi cho việc triển khai lực lượng quân sự tại Nam châu Âu, bờ biển Đông Phi và châu Á.
+ Khí hậu: Trung Đông là một trong những nơi khô hạn nhất trên thế giới và dễ
bị tổn thương bởi sự thay đổi thời tiết & biến đổi khí hậu.
+ Sông ngòi: Hiện nay, gần 60% nguồn nước ở khu vực Trung Đông thuộc về các
vùng biên giới, khiến các nước rất khó quản lý nguồn nước của mình
→ Căng thẳng về việc chia sẻ nguồn nước liên vùng ngày một bị khoét sâu và cả
những bất ổn an ninh tiềm ẩn.
+ Tài nguyên: Mặc dù Trung Đông chỉ chiếm 4% GDP toàn cầu nhưng khu vực
này lại có tầm quan trọng to lớn trong nền kinh tế thế giới nhờ nguồn tài
nguyên dồi dào là dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, nhôm, thép
● Trữ lượng dầu mỏ: chiếm 65,2% toàn thế giới
● Sản lượng khai thác khí đốt và dự trữ khí đốt lớn.
→ Sự giàu có về nguồn tài nguyên, lại nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, Trung Đông
trở thành mục tiêu của các cường quốc nhằm đảm bảo nguồn năng lượng thiết yếu -
dầu mỏ, thúc đẩy kinh tế, phát huy ảnh hưởng trên thế giới.
→ Địa vị trọng yếu của Trung Đông có ý nghĩa về phương diện chính trị, kinh tế và quân sự thế giới
10. Phân tích vai trò vị trí địa chính trị khu vực biển Đông?
Biển Đông là tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền Thái Bình Dương với Ấn
Độ Dương; Châu Âu - Châu Á, Trung Đông với Châu Á. Đây là tuyến đường nhộn
nhịp thứ hai của Thế giới, kinh tế thương mại đều phụ thuộc vào con tuyến đường này.
Hơn 90% thương mại thế giới được vận chuyển bằng đường biển thì phải có đến 45%
trong số đó đi qua biển Đông, số lượng dầu lửa và khí hóa hỏng vận chuyển qua biển
Đông lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama.
- Diện tích: Biển Đông là một biển lớn nửa kín, đứng thứ ba trong các biển của
thế giới, với diện tích hơn 3447 nghìn km2.
+ Chiều dài của Biển Đông là khoảng 1900 hải lý (từ vĩ độ 3oN đến vĩ độ 26oB)
+ Chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 600 hải lí (từ kinh độ 100oĐ đến kinh độ 121oĐ). + Độ sâu trung bình 1464m - Ranh giới:
+ Phía Bắc nằm giữa bờ biển Phúc Kiến (Trung Quốc) và điểm cực Bắc đảo Đài Loan,
+ Phía Tây: Bờ Biển Đông chạy men theo lục địa châu Á xuống bờ biển
Việt Nam, tiếp xúc với bờ biển Campuchia, Thái Lan, sang bờ đông bán đảo Mã lai,
+ Phía Nam: qua eo biển Singapore, sang bờ phía bắc đảo Sumatra, tới
đường ranh giới phía nam ở khoảng vĩ tuyến 3oN, giữa các đảo Banca và Belitung (Indonesia)
+ Phía Đông: kéo sang đảo Kalimantan, rồi vòng lên bờ biển phía tây của
quần đảo Philippin và trở về đường ranh giới phía Bắc.
+ Như vậy, có 9 quốc gia nằm ven bờ Biển Đông: Việt Nam, Trung Quốc,
Philippin, Malaysia, Brunei, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Campuchia.
→ Các quốc gia sống phụ thuộc vào kinh tế biển Đông
- Eo biển: Biển Đông chiếm 5 trong số 16 eo biển có ý nghĩa chiến lược trên thế
giới và có 5/10 đường giao thông chủ yếu trên biển của thế giới. Eo Malacca
tạo hành lang hàng hải giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nối 3 nước
đông dân Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc
- Sông ngòi: nhiều con sông lớn chảy vào Biển Đông như sông Châu Giang,
Mân Giang, sông Cửu Long, sông Hồng, sông Mekong, sông Rajang, sông Pahang và sông Pasig. - Tài nguyên:
+ Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất
thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là bồn trũng
Brunay - Xaba, Malay, Nam Côn Sơn, Mekong, sông Hồng, cửa khẩu Châu Giang.
+ 1 trong 4 khu vực có nhiều băng cháy - nguồn nguyên liệu có thể thay
thế dầu mỏ và than đá trong thế kỷ XXI.
→ Tiềm năng về dầu khí và các nguồn tài nguyên, nhiên liệu chưa được khai
thác là nhân tố quan trọng làm cho địa - chính trị biển Đông gia tăng những vấn
đề phức tạp do các yêu sách chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa và các vùng biển quanh hai quần đảo
+ Biển Đông là 1 trong 10 vùng biển đa dạng sinh học với hơn 11000 loài
sinh vật cư trú, 1 trong 20 ngư trường có sản lượng đánh bắt cao của thế
giới. Các nước trong khu vực biển Đông đánh bắt và nuôi trồng hải sản
đứng hàng đầu thế giới như: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indo, Philip.
→ Kết luận: Biển Đông với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm ở vị trí trung tâm,
giữ vai trò chiến lược kiểm soát các tuyến hàng hải trên biển, dùng cho các mục đích
quân sự, đặt các trạm rada, thủy âm học, các trạm thông tin, trạm dừng chân tiếp nhiên
liệu cho các tàu thuyền. Có thể nói, kiểm soát được biển Đông nói chung và Hoàng
Sa, Trường Sa nói riêng sẽ kiểm soát được nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.
- Một số chính sách của các nước lớn:
+ Trung Quốc điều chỉnh chiến lược khai thác biển, phấn đấu trở thành “
cường quốc biển” trong thế kỷ XXI, tranh chấp biển Đông với các quốc gia khu vực biển Đông.
+ Mỹ: coi biển Đông là một hành lang chiến lược quan trọng ở khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương.
+ Nhật Bản: dựa vào Mỹ để bảo vệ con đường vận tải chiến lược trên biển
+ tăng cường hợp tác kinh tế và trao đổi thương mại khu vực biển Đông
+ Nga: xác định đây là khu vực ngày càng có vị trí quan trọng và triển vọng lớn
+ Các nước ASEAN: đảm bảo an ninh biển Đông nhằm duy trì hòa bình là
điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội. Nhóm 2: (3,5đ)
11. Phân tích các đặc điểm địa kinh tế khu vực Tây Âu từ sau năm 1945 đến nay?
- Khái niệm: Địa kinh tế là một cách tiếp cận của khoa học chính trị nghiên cứu
về mối quan hệ tương tác giữa quyền lực của quốc gia trong quan hệ quốc tế
với các điều kiện địa lý và kinh tế.
- Tây Âu bao gồm các nước: Anh (note-ko cần học, đọc hỉu thui: về địa lý thì
nằm ở Tây Bắc Âu, nhưng có liên hệ mật thiết với EU và các nước Tây Âu nên
đc tính thuộc Tây Âu), Liechtenstein, Pháp, Đức, Áo, Luxembourg, Hà Lan,
Thụy Sĩ, Monaco, Bỉ - các cường quốc công nghiệp có trình độ phát triển bậc
nhất châu Âu, Đặc điểm chung là có hệ thống chính trị dân chủ tự do, chủ
nghĩa tư bản và có liên kết chặt chẽ với Hoa Kỳ.
Đặc điểm địa - kinh tế ở tây Âu thời kỳ sau CTTG II
- Để khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, các nước Tây Âu như Anh,
Pháp, Tây Đức đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “kế hoạch phục hưng
Châu Âu” hay còn gọi là “Kế hoạch Marshall (Mác-san)” (từ năm 1948 - 1951)
với tổng số tiền được viện trợ ~ 17 tỉ USD.
- Các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện do Mĩ đặt ra như:
+ Không được tiến hành quốc hữu hoá các xí nghiệp;
+ Hạ thuế quan đối với hàng hoá Mĩ nhập vào;
+ Phải gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ
=> Kinh tế được phục hồi nhanh chóng nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.
- Nhiều nước Tây Âu quay trở lại xâm lược các thuộc địa cũ (Hà Lan =>
In-đô-nê-xia, Pháp => Việt Nam…).
- Tham gia vào khối quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO do Mĩ lập ra => đối đầu
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
- Tây Âu được các nước đồng minh giúp khôi phục và phát triển kinh tế trở nên
lớn mạnh => xu hướng liên kết khu vực ngày càng nổi bật và phát triển:
+ Tháng 4/1951, “Cộng đồng than – thép châu Âu” được thành lập gồm
sáu nước Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg.
+ Tháng 3/1957, 6 nước trên cùng nhau thành lập “Cộng đông năng
lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC)
nhằm hình thành “một thị trường chung”: để xóa bỏ hàng rào thuế quan,
tự do lưu thông về công nhân và tư bản thống nhất về nông nghiệp và giao thông…
+ Tháng 7/1967, Cộng đồng châu Âu (EC) ra đời trên cơ sở sát nhập ba cộng đồng trên.
Những biến động địa - kinh tế ở Tây Âu thời kỳ sau chiến tranh lạnh
- Chiến tranh lạnh kết thúc, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp
đổ đã làm thay đổi căn bản cục diện châu Âu.
- Sự phát triển kinh tế ở Tây Âu có sức hút rất lớn đối với các nước Đông Âu =>
tham gia hội nhập vào kinh tế Tây Âu.
- Quá trình nhất thể hoá Châu Âu: sự liên kết, hợp tác đi đến nhất thể hóa kinh
tế, thương mại của các nước, được thể hiện cơ bản qua các Hiệp ước:
+ Hiệp ước Maastricht (1991): đánh dấu 1 bước ngoặt quan trọng trên bước
đường nhất thể hoá Châu Âu, thành lập liên minh kinh tế với 1 đơn vị tiền tệ chung.
=> Liên minh châu Âu được thành lập chính thức. Từ năm 1993, sau khi Hiệp ước
Maastricht có hiệu lực, tổ chức này chính thức thay đổi tên từ Cộng đồng Châu Âu
(EC) thành Liên minh châu Âu (EU).
+ Hiệp ước Schengen: quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành
viên, đối với công dân nước ngoài, chỉ cần có visa Schengen được cấp tại bất
kỳ quốc gia thành viên nào đều được đi lại tự do trong khu vực này.
+ Hiệp ước Amsterdam (1997) sửa đổi và bổ sung 1 số điểm của Hiệp ước
Maastricht - tạo cơ sở pháp lý cho sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu.
Năm 1999, đồng Euro bắt đầu được sử dụng trên thị trường tài chính, ngày 1-1-2002,
đồng Euro dưới dạng tiền giấy và tiền xu chính thức được lưu hành ở 12 quốc gia,
+ Hiệp ước Nice ký kết tháng 12/2000 tập trung vào các vấn đề cải cách thể chế
để tiếp nhận các thành viên mới
+ Hiệp ước Lisbon (2009) đưa lại cho EU 3 sự thay đổi lớn: tăng cường sự kiểm
soát dân chủ của Nghị viện Châu Âu; làm cho quá trình ra quyết định của các
quốc gia thành viên dễ dàng hơn; Các công cụ, chính sách đối ngoại của EU
được quy tụ dưới sự lãnh đạo của một cơ quan => chương trình viện trợ phát
triển và các hiệp định thương mại sẽ do Uỷ ban Châu Âu quản lý.
=> EU nổi lên như một trung tâm kinh tế có sức cạnh tranh rất cao, có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu
Xu hướng vận động địa - kinh tế ở các nước Tây Âu thế kỷ XXI
- Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khiến kinh tế thế giới & các
nước châu Âu và EU lâm vào khủng hoảng nợ công trầm trọng.
+ Khủng hoảng nợ công ở EU xuất phát từ Hy Lạp khi vào cuối năm
2009 => lan nhanh ra toàn châu lục.
- Quá trình mở rộng EU đã dẫn đến nguy cơ khủng hoảng kinh tế và những vấn
đề xã hội do quá trình chuyển đổi mô hình chính trị, kinh tế và sự thích ứng của
các thành viên mới, nhập cư ồ ạt vào EU. => Anh là quốc gia đầu tiên rời EU
trong lịch sử 60 năm của khối này. Hiện nay, EU gồm có 27 thành viên.
- EU là một trong những nền kinh tế bị ảnh hưởng nhiều nhất trong cuộc xung
đột Nga - Ukraine, do vị trí địa lý gần khu vực xung đột và phụ thuộc nặng nề
vào nhập khẩu khí đốt từ Nga. => hầu hết các quốc gia thành viên rơi vào suy
thoái (khủng hoảng năng lượng => lạm phát ở mức cao kỉ lục)
- 2023 EU và các nước thành viên đã có những biện pháp nhằm thúc đẩy nền
kinh tế, chống lạm phát, tăng chi tiêu và thúc đẩy việc làm...,
=> Trong tương lai, việc mở rộng và phát triển của EU có tác động rất lớn đến kinh tế,
thương mại hay tài chính quốc tế.
12. Phân tích đặc điểm địa chính trị khu vực Bắc Mỹ từ năm 1991 đến nay?
- Đặc điểm địa lý, kinh tế và vị trí chiến lược
+ Khu vực Bắc Mỹ là lục địa lớn thứ 3 TG có diện tích gần 21,5 triệu km2, bao
gồm lãnh thổ của các nước Canada, Mỹ và Mexico; được bao quanh bởi Bắc
Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương. => Vừa có sự độc lập, vừa dễ
giao lưu mọi mặt với châu Âu và châu Á; đồng thời tạo thuận lợi cho phát triển
lực lượng hải quân, có thể phản ứng nhanh với các vấn đề quốc tế.
+ Có nhiều kiểu khí hậu, đồng bằng rộng lớn, hệ thống sông hồ lớn => Phát triển
nông nghiệp sản xuất theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ sinh học => Bắc
Mỹ không chỉ bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành khu vực xuất
khẩu lương thực hàng đầu thế giới.
+ TNTN: Có những khoáng sản: vàng, đồng, urani, chì, than đá, dầu mỏ, dầu
khí… => các khoáng sản có lợi trong phát triển công nghiệp & nông nghiệp
+ Bắc Mỹ có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, mô hình sản xuất hiện đại trên
quy mô lớn, năng suất lao động cao=> phát triển ngành dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp
- Đặc điểm lịch sử, VH - XH:
+ Văn hóa Bắc Mỹ là kết quả của quá trình tiếp biến và hội nhập văn hóa
độc đáo giữa 3 dòng văn hóa lớn: văn hóa bản địa, văn hóa châu Âu và văn hóa châu Phi.
+ Mỹ và Canada là thuộc địa cũ của Anh, Pháp => Người Bắc Mĩ là dân
Anh, Pháp (hệ ngôn ngữ Ăng lô xắc xông) di cư sang nên gọi là châu Mĩ Ăng lô xắc xông.
=> Bắc Mỹ nhanh chóng xác lập vị trí là trung tâm tư bản chủ nghĩa của thế giới,
trong đó Mỹ là quốc gia có vai trò quan trọng chi phối tiến trình vận động địa chính trị của Bắc Mỹ.
Quá trình vận động địa chính trị từ năm 1991 đến nay
- Sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô làm cho Mỹ
trở thành siêu cường mạnh nhất thế giới trong vòng hơn một thập niên.
- Chiến tranh và vận động quân sự:
+ Sau sự sụp đổ Bức tường Berlin (1989), Chiến tranh Lạnh kết thúc.
+ Mỹ tiến hành nhiều cuộc chiến tranh, bao gồm chiến tranh Iraq lần thứ
nhất năm 1991 và cuộc chiến ở Kosovo năm 1999.
+ Sự kiện ngày 11/9/2001 dẫn đến hai cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq
=> Các cuộc chiến tranh giúp công nghiệp quân sự Mỹ phát triển và tạo thuận lợi
kinh tế. (Mỹ vẫn giữ vị trí số 1 trên thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới)
- Chiến lược kinh tế và đối ngoại
+ Mỹ điều chỉnh chiến lược kinh tế đối ngoại để tận dụng lợi thế toàn cầu
hóa và cách mạng tin học.
+ Mỹ triển khai mô hình an ninh "đại bàng" ở Bắc Mỹ, Đại Tây Dương
(qua NATO) và châu Á - Thái Bình Dương.
+ Mỹ thúc đẩy việc chuyển GATT thành WTO để thúc đẩy tự do hóa
thương mại và đầu tư vào đầu năm 1995 => Đây là một thành công
trong kinh tế của Mỹ, thế chế hóa quá trình cạnh tranh kinh tế toàn cầu
bằng việc xác lập những quy tắc và luật chơi chung có lợi cho Mỹ.
+ Mỹ thúc đẩy việc thành lập các khu vực thương mại tự do như NAFTA
và mở rộng an ninh và thương mại ở châu Âu và châu Á.
+ Mỹ đảm nhận vai trò lãnh đạo trong quá trình thương mại toàn cầu và thiết lập WTO.
- Sự thay đổi trong thế giới đa phương
+ Mỹ không còn đứng ở vị trí số 1 trong mọi lĩnh vực, nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng.
+ Bắc Mỹ đẩy mạnh quá trình liên kết khu vực, đồng thời liên kết toàn
châu lục và liên châu lục. => Điển hình là Hiệp định thương mại tự do
Bắc Mỹ (NAFTA) được ký 12/8/1992 giữa Canada, Mỹ, Mêhicô nhằm
liên kết các nền kinh tế thành viên trở thành một thị trường nhằm tăng
cường khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới về kinh tế với các
khối EU, AFTA. Tuy nhiên, sau một thời gian dài tồn tại, NAFTA đã
bộc lộ những rạn nứt nghiêm trọng do tác động của kinh tế thế giới, bất
đồng về thương mại, làn sóng người nhập cư và hợp tác quân sự.
- Chuyển dịch kinh tế
+ Mỹ dẫn đầu trong chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức và hiện đang là
trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
+ Mỹ tăng cường các hoạt động kiểm soát và khống chế nguồn nguyên
liệu, đặc biệt là dầu mỏ thông qua chính sách đối với các khu vực Trung
Đông, Trung Á, Đông Nam Á, Bắc Phi, Tây Phi, đây đều là các khu vực
có vị trí địa-chính trị quan trọng, vừa là đầu mối giao thông, vừa là khu
vực giàu có về dầu mỏ
- Khủng hoảng kinh tế và tương lai:
+ Khủng hoảng nợ công ở khu vực châu Âu và thế giới tác động đến kinh tế Mỹ.
+ Trung Quốc trỗi dậy và đe dọa sự thống trị kinh tế của Mỹ.
+ Tuy vậy, Mỹ vẫn giữ vai trò quan trọng nhưng phải thích nghi để duy trì lãnh đạo thế giới
13. Phân tích đặc điểm lịch sử chính trị châu Phi? - Đặc điểm chung:
+ Châu Phi là châu lục già cỗi và là một trong những cái nôi hình thành
nền văn hóa lâu đời trên thế giới (nền văn hóa Ai Cập cổ đại)
- Đặc điểm từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
+ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi phát triển mạnh mẽ,
các nước châu Phi lần lượt giành được độc lập.
+ vốn là những nước thuộc địa, ra đời trên cơ sở phân chia biên giới do
các nước đế quốc quyết định => mâu thuẫn giữa các dân tộc, đảng phải
chính trị, nội chiến thường xuyên xảy ra.
+ Bên cạnh đó, cuộc chiến chống lại đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu, phân
biệt chủng tộc cũng là cuộc chiến kiên trì, lâu dài và bền bỉ ở châu Phi.
- Hiện châu Phi có 59 quốc gia, vùng lãnh thổ, chia thành năm khu vực:
Bắc Phi + gồm Angieri, Ai Cập, Libya, Maroc, Mauritanie, Sudan, Tunisia, Tây Sahara.
+ Từ thế kỷ III-II TCN, văn minh Ai Cập, sông Nile phát triển rực rỡ. Thế kỷ VII, Arập
xâm lược Bắc Phi, thực hiện đồng hóa. Thế kỷ XVII, Bắc Phi bị đế quốc Ottoman xâm
lược. Đầu thế kỷ XIX, nhân dân Ai Cập đấu tranh giành độc lập, thoát khỏi ách thống
trị của đế quốc Ottoman.
+ chịu ảnh hưởng của văn hóa Arập và văn minh phương Tây nên các quốc gia sớm
được hình thành và tương đối phát triển, tôn giáo chủ yếu là đạo Hồi, đạo Thiên Chúa và đạo Do Thái.
+ Bắc Phi có Kênh đào Suez với vị trí chiến lược quan trọng, kiểm soát tuyến đường
ngắn nhất nối các châu lục => vị trí đắc địa trong thông thương trên biển và đi vào các
vùng giàu tài nguyên thiên nhiên của thế giới. Đông
+ gồm các nước Burunđi, Gibuti, Êritoria, Êtiôpia, Kênia, Ruanđa, Xâysen, Xômali, Phi Tandania, Uganđa.
+ Các quốc gia ở đây đã có thời kỳ tổ chức nhà nước trung ương tập quyền với tinh
thần dân tộc điển hình > sau đó quá trình thực dân hóa ở Đông Phi diễn ra quyết liệt,
các quốc gia đều lần lượt trở thành thuộc địa của phương Tây.
+ nguồn tài nguyên dầu khí tiềm năng kéo theo sự khai thác của các công ty nước
ngoài, song song với đó là kéo theo những nguy cơ ô nhiễm môi trường, cộng với việc
đây là khu vực thường xuyên diễn ra xung đột, nội chiến và bất ổn về chính trị.
Tây Phi + gồm 16 quốc gia, vùng lãnh thổ, bao gồm Bênanh, Buốckina Phaxô, Cáp Ve, Cốt
Đivoa, Gămbia, Gana, Ghinê, Ghinê Xích đạo, Libêria, Mali, Nigiê, Nigiêria, Xênêgan,
Xiêra Lêôn, Tôgô và các đảo Saint Helena thuộc Anh.
+ Thế kỷ XV, các nước Tây Phi vẫn là các vương quốc buôn bán nô lệ > sau đó đến
năm 1974 tất cả các quốc gia giành lại được độc lập chủ quyền
+ Tây Phi cũng là khu vực phải đối diện với nạn nghèo đói bệnh tật, kinh tế - khoa học
kĩ thuật chậm phát triển, xung đột sắc tộc và nội chiến tràn lan Trung
+ gồm các nước: Camerun, Ănggôla, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Công gô, Cộng Phi
hòa Dân chủ Công gô, Ga bông, Ghinê Xích đạo, Xào Tômê và Principe, Sát.
+ Trung Phi có tài nguyên thiên nhiên phong phú và vị trí quan trọng về kinh tế, chính
trị, quân sự, nhưng tiếc là đời sống nhân dân khổ cực do đây là khu vực bị thực dân
Anh, Bồ Đào Nha, Bỉ xâm lược, thống trị hết sức hà khắc và tàn bạo. Nơi đây từng diễn
ra các cuộc vây bắt người da đen làm nô lệ hết sức dã man và đến giữa thế kỷ XIX mới
chấm dứt việc buôn bán nô lệ ở khu vực này. Nam
+ gồm các nước: Ănggôla, Bốtxoana, Cômo, Lêxôthô, Adagascar, Malauy, Môrixo, Phi
Modămbích, Namibia, Nam Phi Xoadilen, Dămbia, Dimbabuê.
+ là nơi vị trí chiến lược quan trọng, là điểm nút giao thông đường biển quan trọng qua
mũi Hảo Vọng; là khu vực giàu có về tài nguyên, như vàng kim cương, bạch kim,
uranium với trữ lượng lớn nhất thế giới.
+ Thế kỷ XVII, Hà Lan đặt chân đến Nam Phi, khai hoang đào vàng và tìm kim cương,
hình thành tại đây bộ tộc Boer. Sau đó, Anh đến xâm lược Nam Phi dẫn đến chiến tranh
Boer. Sau đó Anh chiến thắng, thành lập Liên bang Nam Phi tự trị và thực thi chính
sách phân biệt chủng tộc hết sức dã man, hà khắc
14. Phân tích đặc điểm lịch sử chính trị của Việt Nam? Đặc điểm lịch sử -
Lịch sử lâu đời của dân tộc VN gắn liền với dựng nước và giữ nước, vì vật mà
ý thức về độc lập tự do dân tộc và tinh thần yêu nước luôn được thể hiện mạnh mẽ dù
là trước hay sau thời kì Bắc thuộc. Thể hiện từ các thời kì các vị tướng nổi tiếng như
Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt đến thời đại Hồ Chí Minh
=> Tinh thần ấy như sợi chỉ đỏ xuyên suốt văn hóa tư tưởng của mỗi người dân VN,
bắt nguồn từ tình yêu gia đình, quê hương, đất nước và yêu thương nhân loại, cuộc sống hòa bình -
Là cội nguồn cho sức mạnh đoàn kết dân tộc, vừa chứa đựng những nét đặc sắc
riêng, vừa tiêu biểu cho tình yêu hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc ta và dân tộc khác trên thế giới
Đặc điểm chính trị:
- Trong suốt chiều dài lịch sử, Nhà nước VN luôn là trung tâm đoàn kết dân tộc
chứ bản chất không phải là công cụ giai cấp => thể hiện rằng không có sự phân
chia giai cấp giữa các dân tộc VN - VN gồm:
+ 63 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương ( HN,HP,ĐN,HCM,Cần Thơ ) + thủ đô Hà Nội
+ chính thể NNXHCN dưới sự lãnh đạo duy nhất là của ĐCSVN, tôn chỉ
“Đảng lãnh đạo, NN quản lý và nhân dân làm chủ, thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội VN”
15. Phân tích vai trò của các nước lớn đối với quá trình vận động địa chính
trị châu Á từ năm 1991 đến nay?
Mốc thời gian 1991: Chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô sụp đổ, các nước CH Trung Á
tách ra thành các quốc gia độc lập, từ CNXH -> CNTB 1. Trung Quốc
- Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ nổi lên như một siêu cường trong khi Liên Xô tan rã
-> Trung Quốc vươn lên chiếm lĩnh khoảng trống quyền lực ở Châu Á, trở thành
cường quốc trong khu vực
- Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, là “công xưởng thế giới” -> TQ cần lượng lớn nguyên
liệu thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá -> nước nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ 2 (sau
Mỹ). Để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ổn định, TQ thể hiện tham vọng giành giật
quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên, các tuyến giao thương huyết mạch của thế giới
(vd: chủ quyền đường lưỡi bò không có cơ sở được đưa ra nhằm kiểm soát tuyến
đường biển nhộn nhịp thứ 2 thế giới, khai thác nguồn dầu mỏ khí đốt ở biển Đông)
- TQ tăng cường sức mạnh quân sự, tiến tới vai trò, vị thế cường quốc hàng đầu thế giới
- Chiến lược của TQ ở Châu Á được ví như “chuỗi ngọc trai”
+ Trung Á: các nước sân sau của Nga nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Nga và
Mỹ, tăng cường ảnh hưởng ở khu vực; đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu.
Khi TQ nắm được Ca zắc xtan (Tây giáp biển, Bắc giáp Nga, Đông Nam giáp
TQ, Nam giáp Uzbekistan) sẽ dễ dàng kiểm soát được cả Trung Á. Tài nguyên
thiên nhiên phong phú, trữ lượng dầu mỏ lớn, trữ lượng wolfram nhiều nhất thế
giới -> căn cứ năng lượng nước ngoài tiềm tàng của TQ. Đường ống dẫn dầu
trên bộ nối TQ với Ca zắc xtan đã vận hành
+ Nam Á: Pakistan (đồng minh của TQ). Pakistan giáp với TQ, liền biên giới
với Iran (nhiều năng lượng dầu mỏ). Pakistan có vị trí chiến lược quan trọng, là
hành lang năng lượng, kinh tế và quân sự TQ trong tương lai. Pakistan là quân
bài để TQ cân bằng với Ấn Độ trong bối cảnh Ấn Độ không nhượng bộ lãnh
thổ phía Nam Tây Tạng hay câu kết với Mỹ Nhật. TQ và Pakistan có thể loại
Ấn Độ khỏi tuyến đường bộ xuyên Á và hệ thống đường ống dẫn dầu. Tuyến
đường này gần căn cứ năng lượng Trung Đông, có thể thực hiện hoàn toàn trên
đất liền, tránh các tuyến đường biển. Lấy Pakistan làm điểm nâng đỡ chiến
lược, tuyến đường chiến lược qua Trung Đông, Tây Á, thậm chí hướng từ Châu
Phi đi tới Ấn Độ Dương có thể thấy được rõ ràng
+ Trung Đông: Iran (Tây Nam châu Á), là điểm nâng đỡ chiến lược vô cùng
quan trọng đảm bảo TQ có thể “kinh doanh” Trung Đông. Iran là “cây cầu nối
liền Âu - Á”, là “hành lang không trung Đông - Tây”. Lãnh thổ có tài nguyên
phong phú (dầu mỏ, khí thiên nhiên, khoáng sản…). Iran có ảnh hưởng quan
trọng trong tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ. Trong những năm gần đây,
Iran lợi dụng triệt để nguồn dầu khí phong phú để xử lý các mối quan hệ với
các nước Châu Âu. Đây còn là nước CH Hồi giáo chính thống hợp nhất -> ảnh
hưởng lớn mọi mặt tại Trung Đông và Tây Á
+ Đông Nam Á: Myanmar cửa biển TQ tiến ra Ấn Độ Dương, cân bằng với
Ấn Độ. So với Pakistan, thông qua Myanmar gần, tiện hơn. Tuy nhiên những
biến động chính trị trong nước 2 năm gần đây khiến cánh cửa Myanmar không còn như TQ mong đợi
+ Đông Bắc Á: Đài Loan: tấm bình phong trên biển, bảo đảm an ninh, phát
triển kinh tế TQ. Đài Loan kiểm soát các điểm trọng yếu trên tuyến đường biển
Nam - Bắc TQ mà còn là điểm yết hầu chiến lược vùng không trung Thái Bình
Dương. Bắc Triều Tiên với 3 mặt giáp biển, còn lại giáp Trung quốc và Nga.
Bán đảo Triều Tiên giáp cả biển và đất liền với TQ, bức bình phong thiên nhiên phía Đông Bắc TQ
TQ thực hiện chiến lược chuỗi ngọc trai -> gia tăng sức mạnh năng lượng,
kinh tế, quân sự (kiểm soát Nam Á, Ấn Độ Dương, Đông Nam Á)
-> Ấn Độ lo ngại do 2 nước cạnh tranh/Nga lo ngại trước các xu hướng dân mất cân bằng Nga và TQ ở Siberia.
-> TQ thực hiện âm mưu chia rẽ ĐNA (động đến Lào, Cam, Thái, My) phá vỡ các
nguyên tắc đồng thuận, phát ngôn của ASEAN, mặc khác luôn đẩy các nước trong
tranh chấp biển Đông vào “khung giải quyết” là “thương lượng song phương” thay
cho một vấn đề quốc tế
-> Tham vọng của TQ khiến liên kết địa chính trị khu vực gia tăng 2. Nhật
- Muốn có ảnh hưởng chính trị mạnh ở Châu Á (đặc biệt là Đông Á, Đông Nam Á),
phấn đấu trở thành “quốc gia bình thường” trong cộng đồng quốc tế
- Liên minh Mỹ Nhật Hàn cản trở TQ, đồng thời hạn chế tham vọng Nhật Bản trong
việc trở thành cường quốc chính trị và quân sự độc lập
- TQ được lợi từ liên minh Mỹ - Nhật vì giúp duy trì Hiến pháp hoà bình của Nhật,
ngăn quân đội Nhật phát triển, nếu Nhật có vị thế độc lập hơn trên con đường “tái gia
nhập” Đông Á -> thay đổi, phá vỡ thế cân bằng quyền lực trong khu vực
- Tăng cường quan hệ với ĐNA, hợp tác chặt chẽ trong vấn đề biển Đông và VN, Inđo…
- ĐNA giữ vai trò chiến lược quan trọng đối với kinh tế Nhật
- Eo biển Ma lắc ca là “động mạch năng lượng và thương mại” của Nhật
- Mong muốn liên kết chặt chẽ với Ấn Độ về mặt chiến lược và kinh tế làm đối trọng
với TQ -> quan hệ chiến lược mặc dù 2 nước không tương đồng về kinh tế, những có
nhiều điểm chung về chính trị
=> Châu Á là khu vực phát triển năng động nhất thế giới, tập trung nhiều cường quốc.
Trọng tâm địa chính trị - kinh tế toàn cầu chuyển dịch sang Châu Á - Thái Bình
Dương. Địa chính trị Châu Á chứa yếu tố cân bằng và hoà hợp. Các nước vừa hợp tác,
liên minh vừa kiềm chế lẫn nhau. Ở giai đoạn chuyển dịch lớn về quyền lực chính trị
và kinh tế mạnh mẽ -> gia tăng thách thức an ninh Châu Á
16. Chỉ ra 5 sự kiện (chuỗi sự kiện, vấn đề) anh chị cho là quan trọng nhất tác
động đến quá trình vận động địa chính trị Đông Nam Á từ năm 1945-1991?
1. Chiến thắng Đông Dương
Năm 1945, chiến thắng của Việt Nam, Lào và Campuchia (còn gọi là Đông Dương)
có ý nghĩa lớn lao trong lịch sử khu vực Đông Nam Á. Chiến thắng này đã mở ra cơ
hội cho các quốc gia này giành lại độc lập và tự chủ sau nhiều thập kỷ chịu sự áp đặt
của thực dân Pháp và các nước đế quốc khác.
Ý nghĩa của chiến thắng này bao gồm:
- Đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ thực dân Pháp tại Đông Dương, Lào và
Campuchia, mở ra cơ hội cho các quốc gia này giành lại độc lập và tự chủ.
- Góp phần xác lập chủ quyền và tạo ra sự đoàn kết dân tộc mạnh mẽ, đồng thời
tăng cường lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh cho quyền tự do, công bằng và dân chủ.
- Tạo ra sự động viên và tiếp sức cho cuộc đấu tranh giành độc lập của các quốc
gia trong khu vực và trên thế giới.
- Góp phần thay đổi cục diện chính trị khu vực Đông Nam Á và thế giới, tạo ra
những tác động lớn đến quan hệ quốc tế và chính trị thế giới.
Tóm lại, chiến thắng của Việt Nam, Lào và Campuchia năm 1945 đã có ảnh hưởng
sâu rộng đến lịch sử và tương lai của khu vực Đông Nam Á, góp phần định hình lại
cục diện chính trị và quan hệ quốc tế, đồng thời tạo ra cơ hội mới cho sự phát triển và
tiến bộ của các quốc gia trong khu vực.
2. 1954_chiến thắng Điện Biên Phủ
- Sự kiện đánh dấu chống chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và thực dân mới quay trở
lại xâm lược Đông Dương thắng lợi -> từ chống CNTD kiểu cũ thắng lợi tiếp
tục đánh dấu sự sụp đổ của CNTD kiểu cũ, tiếp tục dòng chảy
+ Khi CNTDKC sụp đổ ( CNTDKC tái xâm lược chính là cuộc cạnh tranh
của các nước lớn cần phải thế chân ng Pháp -> cạnh tranh giữa các nước
đế quốc tư bản ( thế chân ng Pháp );
+ 1954 cách mạng thắng lợi nhận được sự ủng hộ của các nc XHCN ( đặc
biệt là Liên Xô, TQ…) => ảnh hưởng đối đầu p.Tây ( nếu P thua thì làn
sóng cộng sản sẽ lan rộng qua TQ, VN - mà VN là trung tâm của ĐNA
-> no sẽ mở rộng ra ĐNA => P.Tây lại sợ từ ĐNA lây sang NÁ => Nên
các nước lớn, Mỹ mới cần thế chân Pháp, can thiệp vào Đông Dương 3. ASEAN thành lập
- 5 quốc gia: Thái - Indonexia - Philipin - Malaisia - Xingapo thành lập ASEAN
-> Mở ra quá trình liên kết khu vực, dấu hiệu các quốc gia ĐNA bắt đầu xích lại gần nhau
- Phát pháo hiệu đầu tiên cho thấy tư duy chính trị của các nước này rất năng
động, nhận thức về tầm quan trọng của đoàn kết -> cơ sở để ASEAN sau này
phát triển từ 1 hội ( ban đầu qhe chưa chặt chẽ) -> tk20 thành 1 tổ chức ->
12/2015 trở thành cộng đồng ASEAN => mở ra 1 thời kì hợp tác các qg khu vực -
4. Chiến thắng 1975 của VN
- Vì đây là cả 1 quá trình làm cho các nc Đông Dương cũng như ĐNA từ khu
vực có ctranh trở thành 1 kvuc hòa bình
- Khi ctranh kết thúc, SEATO cũng mất vai trò ( 1977 thì giải tán ) -> mở ra 1 cơ
hội hòa bình , hợp tác mạnh mẽ ở khu vực này
+ 1973, ông Maihamet - thủ tướng Malaysia nói: Biến Đông Dương từ
chiến trường thành thương trường của các nước ĐNA => mở ra 1 hi
vọng, 1 thời kỳ hòa bình cùng hợp tác phát triển
- Làm thất bại âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc tiến công vào chủ
nghĩa xã hội và cách mạng thế giới; đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược quy
mô lớn nhất, dài ngày nhất của chủ nghĩa đế quốc kể từ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai, làm phá sản các chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới của đế
quốc Mỹ và tác động đến nội tình nước Mỹ.
- Thắng lợi đó đã làm suy yếu trận địa của chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ một phòng
tuyến quan trọng của chúng ở khu vực Đông Nam Á, mở ra sự sụp đổ của chủ
nghĩa thực dân mới, cổ vũ phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình thế giới
5. Vấn đề Campuchia 1977 - 81
- Tạo cho ĐNA vừa mới hòa bình lại tiếp tục xung đột, chiến tranh
+ Sau khi chiến thắng Pháp 1945 ( P kí hiệp định Giơnevo công nhận độc
lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Campuchia ) Chính phủ Xihanuc
thực hiện đường lối hòa bình, trung lập (Không tham gia bất cứ khối liên
minh quân sự hoặc chính trị nào tiếp nhận viện trợ từ mọi phía không có điều kiện ràng buộc)
+ 1970,Chính phủ Xihanuc bị các thế lực tay sai của Mĩ lật đổ ->
Campuchia cùng Việt Nam Lào tiến hành kháng chiến chống Mỹ cứu
nước -> 1975 Phnompenh đc giải phóng
+ 1975 Tập đoàn Khơ-me đỏ do Pôn-Pốt cầm đầu đã phản bội cách mạng,
thi hành chính sách diệt chủng và gây chiến tranh biên giới Tây Nam Việt Nam.
+ Nội chiến giữa đảng Nhân dân Cách mạng với các phe đối lập chủ yếu là lực lượng Khmer Đỏ
=> Việt Nam đã quân tình nguyện can thiệp vào Campuchia để chấm dứt chính quyền
Khmer Đỏ và lấy lại quyền tự quyết cho Campuchia.
=> chỉ khi vấn đề Campuchia được giải quyết thì ĐNA mới thực sự có hòa bình, hợp tác và phát triển
17. Vấn đề Campuchia (1978-1989) tác động như thế nào đến quá trình vận
động địa chính trị Đông Nam Á?
- Vấn đề Campuchia là cụm từ thường được nhắc tới trong lịch sử quan hệ quốc tế
cuối thế kỷ XX. Thuật ngữ này được dùng để mô tả một chuỗi các sự kiện xảy ra ở
Campuchia sau khi lực lượng Khmer Đỏ đưa quân xâm nhập sâu vào lãnh thổ Việt
Nam và buộc quân đội Việt Nam phải tiến hành tự vệ phản công vào năm 1978. Hành
động Việt Nam đưa quân đội vào Campuchia vấp phải phản ứng quyết liệt của quốc
tế, bị lên án là “xâm lược”, “vi phạm lãnh thổ” một quốc gia có chủ quyền và đe dọa
hòa bình, an ninh thế giới. Sự hình thành của vấn đề này bắt nguồn từ tình hình chính
trị trên bán đảo Đông Dương cũng như chính sách đối ngoại của các nước lớn trong
những năm 70 của thế kỷ XX. - Tác động:
- Sự lo ngại “làn sóng cộng sản” từ Việt Nam theo “thuyết domino” đã thúc đẩy giới
cầm quyền các nước Đông Nam Á này “hòa vào dàn đồng ca đòi Việt Nam phải rút
quân khỏi Campuchia và cô lập Việt Nam”.
- Tại các cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhóm nước này đưa ra quan
điểm muốn tất cả lực lượng quân sự nước ngoài rút quân khỏi Campuchia và kêu gọi
thành lập chính phủ mới thông qua bầu cử dân chủ. Các nước ASEAN cũng lo ngại
chiến tranh có thể lan rộng sang Thái Lan và gây ảnh hưởng lớn, nên quan hệ với Việt
Nam lại tiếp tục căng thẳng, đối đầu kéo dài hơn một thập niên về vấn đề Campuchia.
- Cục diện khu vực đã lộ dần những mối mâu thuẫn trong quan hệ chính trị chồng
chéo và đan xen nhau, có thể tạm tách bạch như sau:
+ Về phía Campuchia, đó là mâu thuẫn giữa lực lượng cách mạng giải phóng
Phnom Penh, (thành lập Chính phủ Cộng hòa Nhân dânCampuchia) với lực
lượng Khmer Đỏ (bị đánh đuổi đạt sang biên giới phía tây giáp Thái Lan).
+ Trong phạm vi Đông Nam Á, đó là mâu thuẫn giữa Việt Nam ủng hộ và giúp
đỡ Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia trong công cuộc giải phóng và
hồi sinh đất nước với các nước ASEAN chống lại Việt Nam, mang nặng nỗi sợ
hãi về sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản.
+ Trong phạm vi khu vực là mâu thuẫn giữa Việt Nam vừa thắng Mỹ đang bắt
tay vào công cuộc xây dựng đất nước với Trung Quốc muốn thông qua Khmer
Đỏ vườn xuống vùng Đông Nam Á hòng lấp khoảng trống quyền lực" sau khi Mỹ rút.
+ Và trên phạm vi rộng lớn hơn là mâu thuẫn giữa Trung Quốc với Liên Xô,
trong đó Mỹ đóng vai “nước dài" với cả hai bên nhưng trên thực tế có lợi cho Trung Quốc.
- “Vấn đề Campuchia” đã làm cho quan hệ chính trị căng thẳng kéo theo quan hệ kinh
tế thương mại ngày càng bị hạn chế.
- Từ giữa thập niên 80, xu hướng hòa dịu giữa các nước lớn ngày càng lộ rõ, song Trật
tự hai cực chỉ thực sự kết thúc vào cuối năm 1991 khi nhà nước Liên bang Xô viết giải
thể, chính thể xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông u tan rã. Các nước trong khu vực
nhận thức rõ ràng tình trạng căng thẳng không đem lại lợi ích cho một nước nào trong