Vấn đề phòng chống khủng bố - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Vấn đề phòng chống khủng bố - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU
Đề tài: Tội phạm xuyên quốc gia, thách thức đối với thế giới hiện nay?
Vấn đề trên tác động như thế nào đến QHQT?
Kiến nghị đối với Việt Nam
Hà Trọng ThànhNgười thực hiện:
BSKT.QHQT tháng 02/2021Lớp/Khoá:
QHQTChuyên ngành:
Bùi Nam KhánhGiảng viên:
Hà Nội, tháng 7 năm 2021
1
Mở đầu
Trong những thập kỷ gần đây, tình hình tội phạm xuyên quốc gia diễn biến
phức tạp tại nhiều nước trên thế giới và khu vực gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
đối với đời sống kinh tế, hội nhiều nước; đã hình thành nhiều đường dây, tổ
chức tội phạm hoạt động tổ chức xuyên quốc gia với sự tham gia của nhiều đối
tượng, phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Theo đánh giá của
INTERPOL, trung bình mỗi năm, các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia gây thiệt
hại cho thế giới hàng trăm tỷ USD. Đặc biệt các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia
còn thông qua hối lộ, mua chuộc, đe dọa các chính trị gia, doanh nhân để xâm nhập
vào hệ thống chính trị hoặc các tập đoàn kinh tế lớn để dành vị trí trong chính
trường hoặc thương trường phục vụ mở rộng các hoạt động phạm tội của chúng.
Với tính chất nguy hiểm của mình, tội phạm xuyên quốc gia đã, đang sẽ luôn
một trong những thách thức lớn nhất đối với thế giới hiện nay. Bài tiểu luận này sẽ
phân tích, đánh giá một số tác động của thách thức này đến quan hệ quốc tế
(QHQT), dự báo và đưa ra một kiến nghị, giải pháp đối với Việt Nam.
Tội phạm xuyên quốc gia
Đầu tiên phải xác định như sau, tội phạm xuyên quốc gia là hoạt động phạm
tội có tính quốc tế, tính cấu kết chặt chẽ trong quá trình phạm tội, hành vi phạm
tội được thực hiện trên nhiều quốc gia (từ 02 quốc gia trở lên); trường hợp tội phạm
do nhân, tổ chức của quốc gia này nhưng thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh
thổ của một quốc gia khác thì được xác định “tội phạm tính chất quốc tế”
hoặc “tội phạm yếu tố nước ngoài”. Năm 2000, Liên hợp quốc đã thông qua
Công ước về chống tội phạm tổ chức xuyên quốc gia; theo Công ước đã đưa ra
định nghĩa như sau: “Nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gianhóm cócấu
gồm từ ba người trở lên, tồn tại trong một thời gian hoạt động sự phối hợp
nhằm mục đích thực hiện một hay nhiều tội phạm nghiêm trọng hoặc các hành vi
phạm tội được quy định trong Công ước này, nhằm đạt được trực tiếp hay gián tiếp
lợi ích về tài chính hay vật chất khác”.
Như vậy, tội phạm xuyên quốc gia tội phạm do chủ thể (cá nhân, tổ chức,
đường dây…) thực hiện nhằm đạt được lợi ích về tài chính hay vật chất khác, có sự
2
liên kết giữa các khâu thực hiện hành vi phạm tội tính quốc tế (bắt đầu từ
quốc gia này và kết quả của hành vi phạm tội ảnh hưởng tới quốc gia khác).
Tội phạm xuyên quốc gia có những đặc điểm sau đây:
- Hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ từ hai quốc gia trở lên.
- Hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc gia
nhưng việc chuẩn bị, lên kế hoạch, chỉ đạo hoặc điều khiển hành vi phạm tội diễn
ra ở một quốc gia khác.
- Hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ một quốc gia nhưng liên
quan đến tội phạm tham gia các hoạt động phạm tội ở lãnh thổ nhiều quốc gia khác.
- Hành vi phạm tội được thực hiện một quốc gia nhưng gây thiệt hại, ảnh
hưởng lớn đến một quốc gia khác.
Tác động của tội phạm xuyên quốc gia đối với QHQT
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm xuyên quốc gia trên thế giới
khu vực nhiều diễn biến phức tạp cũng những ảnh hưởng lớn tới
QHQT. thế giới đang tập trung đối phó với đại dịch Covid-19 nhưng tình hình
tội phạm xuyên quốc gia lại có chiều hướng tăng lên, Cộng đồng quốc tế đang phải
đối mặt với tình trạng tội phạm xuyên quốc gia ngày càng tăng, trong đó hành vi
phạm tội ở một quốc gia tác động đến một hoặc thậm chí một số quốc gia khác.
Tội phạm xuyên quốc gia đương thời lợi dụng toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại
và bùng nổ công nghệ mới để gây ra các tội ác đa dạng và di chuyển tiền, hàng hóa,
dịch vụ và con người ngay lập tức cho các mục đích gây bạo lực vì nhiều mục đích
khác nhau, trong đó bao gồm mục đích chính trị. thể rút ra yếu tố lớn tác02
động và ảnh hưởng tiêu cực đến QHQT do ảnh hưởng của tội phạm xuyên quốc gia
trong giai đoạn hiện nay như sau:
Thứ nhất, tội phạm xuyên quốc gia gây ảnh hưởng đến việc duy trì xu thế
hoà bình, ổn định phát triển. Các nhóm khủng bố đã đang gây mất an ninh,
an toàn tại các khu vực trên thế giới, đặc biệt mất ổn định của quốc gia. IS vẫn
đang là mối đe dọa hiện hữu đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á
ASEAN đã những lo ngại về việc tổ chức khủng bố này lợi dụng không gian
mạng để truyền những tưởng cực đoan vào các thanh thiếu niên trong khu
3
vực. Tội phạm xuyên quốc gia đã khiến cho nhiều quốc gia rơi vào tình trạng bất
ổn, trải qua các cuộc chiến kéo dài nhiều năm, gây thiệt hại không nhỏ về người
của. Thậm chí, những nhóm khủng bố cũng đang gây rối loạn hệ thống QHQT
khi tự đứng ra thành lập một nhà nước riêng đòi hỏi quyền lợi (IS), hay đòi hỏi
tham gia đàm phán để có thể điều hành một đất nước (Taliban ở Afghanistan).
Các loại hình tội phạm sẽ gây tác động, hình thành nguy xung đột và
chiến tranh. Ví dụ: cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông do Mỹ khởi nguồn đã
đi vào hồi kết, nhưng tình hình tại Afghanistan liên quan đến tổ chức Taliban vẫn
rất phức tạp. Ngoài ra, tác động của an ninh thông tin với các biểu hiện “chiến
tranh thông tin”, “chiến tranh mạng” cũng tạo ra nguy mất ổn định đất nước.
Đặc biệt hiện nay, an ninh thông tin thể gây rối loạn hệ thống mạng của đất
nước, dẫn đến sự sụp đổ toàn bộ hệ thống điều khiển quốc gia; tạo ra các luồng
thông tin xuyên tạc, bóp méo sự thật, gây chia rẽ nội bộ lãnh đạo, làm mất lòng tin
của nhân dân, dẫn đến sai lệch định hướng của các quốc gia.
Thứ hai, tội phạm xuyên quốc gia lợi dụng khiến xu thế toàn cầu hoá,
hội nhập quốc tế b suy yếu. thể nói, tội phạm xuyên quốc gia một trong
những mặt trái của xu thế toàn cầu hoá khi việc di chuyển giữa các quốc gia trở nên
dễ dàng hơn, làm cho tội phạm thể dễ dàng thâm nhập vào một quốc gia khó
thể kiểm soát được dòng người. Cácnhân tổ chức tội phạm quốc tế sẽ lợi
dụng xu thế hội nhập, hợp tác đa phương của các quốc gia để tiến hành các hoạt
động tội phạm ngay trên lãnh thổ quốc gia đó hoặc lợi dụng lãnh thổ quốc gia đó
làm địa bàn trung gian. Tội phạm trong nước cũng tăng cường móc nối với tội
phạm ở nước ngoài để tiến hành các hoạt động phạm tội.
Theo Yury Fedotov, cựu Giám đốc điều hành UNODC, toàn cầu hóa đã trở
thành con dao hai lưỡi, cho phép các mạng lưới khủng bố lỏng lẻo các nhóm tội
phạm có tổ chức dễ dàng liên kết với nhau, để tập hợp các nguồn lực và chuyên môn
của họ để tăng đáng kể khả năng gây hại của họ (LHQ, 2011). Tội phạm xuyên
quốc gia, nhất là liên quan đến buôn lậu, buôn ma tuý, tội phạm kinh tế, tham nhũng
có tổ chức… được thực hiện bên ngoài lãnh th các quốc gia, gây ảnh ởng không
nhỏ tới sự phát triển kinh tế của quốc gia đó, rộng lớn hơn một khu vực. Tội
phạm xuyên quốc gia diễn biến phức tạp một trong những nhân tố gây mất ổn
4
định, có thể làm tổn hại tới quan hệ với các nước. Tội phạm xuất hiện ở một quốc gia
này và gây ảnh hưởng tới an ninh của một quốc gia khác có thể nảy sinh sự nghi ngờ
giữa các quốc gia lẫn nhau, ảnh hưởng đến hợp tác quốc tế. dụ, vụ việc Edward
Snowden đã tung ra các tài liệu mật của các quan tình báo Mỹ, bị chính ph M
truy nhưng lại sống lưu vong Nga. Trong khi đó, Mỹ-Nga lại không xây dựng
luật dẫn độ, khiến quan hệ hai nước tiếp tục rơi vào tình trạng căng thẳng.
Tội phạm xuyên quốc gia đang hoạt động ngày một tinh vi, diễn biến phức
tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ tới an ninh, kinh tế-xã hội của các quốc gia, khu vực
và có những tác động khó lường, sâu sắc tới hệ thống QHQT. Vì vậy, tình trạng này
đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các quốc gia, cần đẩy mạnh hợp tác
quốc tế chống lại mọi hình thức của tội phạm xuyên quốc gia.
Dự báo và một số kiến nghị
Với những đặc điểm, tính chất nguy hiểm diễn biến phức tạp, tội phạm
xuyên quốc gia diễn ra nhiều nơi đã, đang sẽ gây ra những bất ổn về an ninh
trật tự của nhiều nước trên thế giới khu vực. Tình hình tội phạm xâm phạm trật
tự hội dự đoán sẽ diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm chiều hướng gia
tăng như: tội phạm mua bán người đặc biệt mua bán phụ nữ, trẻ em, tội phạm sử
dụng công nghệ cao, tội phạm lừa đảo qua mạng Internet do các đối tượng là người
nước ngoài câu kết với các đối tượng trong nước. Một số hoạt động tội phạm khác
của các đường dây, tổ chức phạm tội xuyên quốc gia khác xâm phạm trật tự hội
có thể kể đến như: bảo kê, bắt cóc tống tiền, tổ chức đánh bạc, cá độ bóng đá xuyên
quốc gia.
Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, sự chuyển đổi lớn về thị trường
được mở rộng, trong khi việc chưa khắc phục kịp thời những kẽ hở trong chế,
chính sách quản kinh tế sẽ tạo điều kiện để tội phạm xuyên quốc gia lợi dụng
hoạt động trên các lĩnh vực như: buôn bán hàng cấm xuyên quốc gia (ma túy, văn
hóa phẩm độc hại, chất phóng xạ, các loại động vật quý hiếm rác thải môi
trường…); lừa đảo trong hoạt động xuất nhập khẩu, lừa đảo trong lĩnh vực đầu tư,
xuất khẩu lao động, giáo dục; tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; tội phạm
trốn thuế, tội phạm trên lĩnh vực tài chính, chứng khoán, rửa tiền...
5
Tại Việt Nam, với chủ trương lấy công tác phòng ngừa chính, đồng thời
chủ động đấu tranh, ngăn chặn từ xa mọi hoạt động của các băng nhóm tội phạm
xuyên quốc gia phù hợp với chính sách pháp luật Việt Nam các điều ước
quốc tế, trong nội dung tiểu luận, học viên một số kiến nghị, đề xuất nhằm tăng
cường công tác hợp tác quốc tế về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia như sau:
Một là, tiếp tục hoàn thiện sở pháp về hợp tác quốc tế trong phòng
chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam. Theo đó, các Bộ, Ngành
chức năng như Bộ Công an, Bộ pháp, Bộ Ngoại giao… cần phối hợp soát,
sửa đổi, bsung các hiệp định đã kết trước đây còn hiệu lực nhưng không phù
hợp với thực tế; đồng thời ký kết các hiệp định tương trợpháp hình sự giữa Việt
Nam với các nước có nhiều hoạt động hợp tác song phương phòng chống tội phạm.
Hai là, tăng cường hợp tác quốc tế song phương giữa các lực lượng thi hành
pháp luật nói chung lực lượng cảnh sát nói riêng trong phòng chống tội phạm
xuyên quốc gia. Các lực lượng Công an, Kiểm sát, Tòa án cần phải phối hợp xây
dựng các kế hoạch tổng thể trong việc tăng cường hợp tác song phương với các
nước láng giềng, các nước quan hệ truyền thống các nước nhiều yêu cầu
hợp tác phòng, chống tội phạm pháp hình sự như: Trung Quốc, Lào,
Campuchia, các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á.
Ba là, triển khai các lực lượng thi hành pháp luật, lực lượng cảnh sátnước
ngoài nhằm tăng cường công tác nắm tình hình tội phạm xuyên quốc gia trực
tiếp hợp tác với các đối tác nước ngoài trong thực hiện các yêu cầu bảo vệ công dân
Việt Nam nước ngoài, phối hợp thực hiện các hoạt động về tương trợ pháp
hình sự và dẫn độ.
Bốn là, hợp tác với các tổ chức quốc tế có chức năng phòng, chống tội phạm
xuyên quốc gia như INTERPOL, ASEANPOL, quan phòng chống tội phạm
kiểm soát ma túy Liên hợp quốc, các quan thi hành pháp luật của các nước phát
triển có quan hệ hợp tác tốt với Việt Nam nhằm kêu gọi sự giúp đỡ và hỗ trợ đào tạo
chuyên sâu những kỹ năng điều tra, khám phá các vụ án đặc biệt nghiêm trọng xuyên
quốc gia, tranh thủ sự giúp đỡ về trang thiết bị, kinh nghiệm và đào tạo đội ngũ điều
tra viên trực tiếp thụ điều tra các vụ án xuyên quốc gia đạt hiệu quả cao nhất.
6
Năm là, các lực lượng thi hành pháp luật, lực lượng chức năng thuộc lực
lượng cảnh sát phòng chống tội phạm xuyên quốc gia cần tổng kết thực tiễn, kết
quả hợp tác quốc tế trong hoạt động tương trợ pháp hình s dẫn độ nhằm
đánh giá thực trạng hiệu quả của công tác này t đó đề ra những giải pháp cụ thể
phù hợp với điều kiện thực tế của các lực lượng chức năng, bảo đảm tăng cường
hợp tác quốc tế thực sự hiệu quả
Kết luận
Tội phạm xuyên quốc gia loại tội phạm tính chất nguy hiểm bậc nhất
trong các loại tội phạm xuất hiện trên thế giới, tác động gây thiệt hại ảnh hưởng
đến hầu hết các mối quan hệ trong hệ thống QHQT. thể nói tội phạm xuyên
quốc gia một trong những vấn đề toàn cầu đang đặt ra thách thức lớn nhất cho
thế giới ngày nay, không chỉ bởi tính chất nguy hiểm, gây thiệt hại của các hành vi
phạm tội còn bởi sự tinh vi, chặt chẽ trong đường dây hoạt động, hành động
khó dự đoán hoặc có thể lợi dụng các vấn đề toàn cầu khác như dịch bệnh, an ninh
mạng, vũ khí hạt nhân, dibất hợp pháp, xung đột tôn giáo, dân tộc… để tổ chức
thực hiện các hành vi phạm tội. Do vậy, tội phạm xuyên quốc gia thực sự một
thách thức lớn, cần thiết phải sự hợp tác của cộng đồng quốc tế, khu vực tất
cả các quốc gia để cùng chung tay giải quyết./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm tổ chức xuyên quốc
gia, thông qua ngày 15/11/2000.
2. PGS TS Nguyễn Thị Nhuận. “Tội phạm tổ chức xuyên quốc gia
Công ước Palermo năm 2000”. .Báo Nghiên cứu lập pháp, 12/2018
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208308
3. Tú. “Ngăn chặn tội phạm xuyên quốc gia”. Báo Nhân dân, 5/2017.
https://nhandan.vn/thoi-su-phap-luat/ngan-chan-toi-pham-xuyen-quoc-
gia-291873/
7
4. PGS TS Ngô Huy Cương. “Tội phạm tổ chức xuyên quốc gia, thị
trường tội phạm trách nhiệm hình s của pháp nhân: ba vấn đề lớn
phải quan tâm khi xây dựng Bộ luật hình sự”. Báo Người bảo vệ quyền
lợi,8/2017.http://nguoibaovequyenloi.com/User/ThongTin_ChiTiet.aspx?
MaTT=8820176821219873&MaMT=23
5. Thanh Bình. “Vì cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định, thịnh vượng”.
Báo xây dựng Đảng, 01/2021.
http://www.xaydungdang.org.vn/Home/nhan_quyen/2021/14534/Vi-
cong-dong-ASEAN-hoa-binh-on-dinh-thinh-vuong.aspx
6. Walter Kemp, “Tội phạm tổ chức đã toàn cầu hóa trở thành mối đe
dọa đối với an ninh nhân loại”. Trang UnisVienna (United Nations
Information Service), 6/2010.
https://www.unodc.org/documents/southeastasiaandpacific/vietnam/Glob
alization_of_Crime_PR_Viet.pdf
8
| 1/8

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU
Đề tài: Tội phạm xuyên quốc gia, thách thức đối với thế giới hiện nay?
Vấn đề trên tác động như thế nào đến QHQT?
Kiến nghị đối với Việt Nam
Người thực hiện: Hà Trọng Thành
Lớp/Khoá: BSKT.QHQT tháng 02/2021 Chuyên ngành: QHQT
Giảng viên: Bùi Nam Khánh
Hà Nội, tháng 7 năm 2021 1 Mở đầu
Trong những thập kỷ gần đây, tình hình tội phạm xuyên quốc gia diễn biến
phức tạp tại nhiều nước trên thế giới và khu vực gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
đối với đời sống kinh tế, xã hội ở nhiều nước; đã hình thành nhiều đường dây, tổ
chức tội phạm hoạt động có tổ chức xuyên quốc gia với sự tham gia của nhiều đối
tượng, phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Theo đánh giá của
INTERPOL, trung bình mỗi năm, các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia gây thiệt
hại cho thế giới hàng trăm tỷ USD. Đặc biệt các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia
còn thông qua hối lộ, mua chuộc, đe dọa các chính trị gia, doanh nhân để xâm nhập
vào hệ thống chính trị hoặc các tập đoàn kinh tế lớn để dành vị trí trong chính
trường hoặc thương trường phục vụ mở rộng các hoạt động phạm tội của chúng.
Với tính chất nguy hiểm của mình, tội phạm xuyên quốc gia đã, đang và sẽ luôn là
một trong những thách thức lớn nhất đối với thế giới hiện nay. Bài tiểu luận này sẽ
phân tích, đánh giá một số tác động của thách thức này đến quan hệ quốc tế
(QHQT), dự báo và đưa ra một kiến nghị, giải pháp đối với Việt Nam.
Tội phạm xuyên quốc gia
Đầu tiên phải xác định như sau, tội phạm xuyên quốc gia là hoạt động phạm
tội có tính quốc tế, có tính cấu kết chặt chẽ trong quá trình phạm tội, hành vi phạm
tội được thực hiện trên nhiều quốc gia (từ 02 quốc gia trở lên); trường hợp tội phạm
do cá nhân, tổ chức của quốc gia này nhưng thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh
thổ của một quốc gia khác thì được xác định là “tội phạm có tính chất quốc tế”
hoặc “tội phạm có yếu tố nước ngoài”. Năm 2000, Liên hợp quốc đã thông qua
Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; theo Công ước đã đưa ra
định nghĩa như sau: “Nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia là nhóm có cơ cấu
gồm từ ba người trở lên, tồn tại trong một thời gian và hoạt động có sự phối hợp
nhằm mục đích thực hiện một hay nhiều tội phạm nghiêm trọng hoặc các hành vi
phạm tội được quy định trong Công ước này, nhằm đạt được trực tiếp hay gián tiếp
lợi ích về tài chính hay vật chất khác”.
Như vậy, tội phạm xuyên quốc gia là tội phạm do chủ thể (cá nhân, tổ chức,
đường dây…) thực hiện nhằm đạt được lợi ích về tài chính hay vật chất khác, có sự 2
liên kết giữa các khâu thực hiện hành vi phạm tội và có tính quốc tế (bắt đầu từ
quốc gia này và kết quả của hành vi phạm tội ảnh hưởng tới quốc gia khác).
Tội phạm xuyên quốc gia có những đặc điểm sau đây:
- Hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ từ hai quốc gia trở lên.
- Hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc gia
nhưng việc chuẩn bị, lên kế hoạch, chỉ đạo hoặc điều khiển hành vi phạm tội diễn ra ở một quốc gia khác.
- Hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ một quốc gia nhưng có liên
quan đến tội phạm tham gia các hoạt động phạm tội ở lãnh thổ nhiều quốc gia khác.
- Hành vi phạm tội được thực hiện ở một quốc gia nhưng gây thiệt hại, ảnh
hưởng lớn đến một quốc gia khác.
Tác động của tội phạm xuyên quốc gia đối với QHQT
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm xuyên quốc gia trên thế giới
và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp và cũng có những ảnh hưởng lớn tới
QHQT. Dù thế giới đang tập trung đối phó với đại dịch Covid-19 nhưng tình hình
tội phạm xuyên quốc gia lại có chiều hướng tăng lên, Cộng đồng quốc tế đang phải
đối mặt với tình trạng tội phạm xuyên quốc gia ngày càng tăng, trong đó hành vi
phạm tội ở một quốc gia có tác động đến một hoặc thậm chí một số quốc gia khác.
Tội phạm xuyên quốc gia đương thời lợi dụng toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại
và bùng nổ công nghệ mới để gây ra các tội ác đa dạng và di chuyển tiền, hàng hóa,
dịch vụ và con người ngay lập tức cho các mục đích gây bạo lực vì nhiều mục đích
khác nhau, trong đó bao gồm mục đích chính trị. Có thể rút ra 02 yếu tố lớn tác
động và ảnh hưởng tiêu cực đến QHQT do ảnh hưởng của tội phạm xuyên quốc gia
trong giai đoạn hiện nay như sau:
Thứ nhất, tội phạm xuyên quốc gia gây ảnh hưởng đến việc duy trì xu thế
hoà bình, ổn định và phát triển. Các nhóm khủng bố đã và đang gây mất an ninh,
an toàn tại các khu vực trên thế giới, đặc biệt là mất ổn định của quốc gia. IS vẫn
đang là mối đe dọa hiện hữu đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á và
ASEAN đã có những lo ngại về việc tổ chức khủng bố này lợi dụng không gian
mạng để truyền bá những tư tưởng cực đoan vào các thanh thiếu niên trong khu 3
vực. Tội phạm xuyên quốc gia đã khiến cho nhiều quốc gia rơi vào tình trạng bất
ổn, trải qua các cuộc chiến kéo dài nhiều năm, gây thiệt hại không nhỏ về người và
của. Thậm chí, có những nhóm khủng bố cũng đang gây rối loạn hệ thống QHQT
khi tự đứng ra thành lập một nhà nước riêng và đòi hỏi quyền lợi (IS), hay đòi hỏi
tham gia đàm phán để có thể điều hành một đất nước (Taliban ở Afghanistan).
Các loại hình tội phạm sẽ gây tác động, hình thành nguy cơ xung đột và
chiến tranh. Ví dụ: cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông do Mỹ khởi nguồn đã
đi vào hồi kết, nhưng tình hình tại Afghanistan liên quan đến tổ chức Taliban vẫn
rất phức tạp. Ngoài ra, tác động của an ninh thông tin với các biểu hiện là “chiến
tranh thông tin”, “chiến tranh mạng” cũng tạo ra nguy cơ mất ổn định đất nước.
Đặc biệt hiện nay, an ninh thông tin có thể gây rối loạn hệ thống mạng của đất
nước, dẫn đến sự sụp đổ toàn bộ hệ thống điều khiển quốc gia; tạo ra các luồng
thông tin xuyên tạc, bóp méo sự thật, gây chia rẽ nội bộ lãnh đạo, làm mất lòng tin
của nhân dân, dẫn đến sai lệch định hướng của các quốc gia.
Thứ hai, tội phạm xuyên quốc gia lợi dụng và khiến xu thế toàn cầu hoá,
hội nhập quốc tế bị suy yếu. Có thể nói, tội phạm xuyên quốc gia là một trong
những mặt trái của xu thế toàn cầu hoá khi việc di chuyển giữa các quốc gia trở nên
dễ dàng hơn, làm cho tội phạm có thể dễ dàng thâm nhập vào một quốc gia và khó
có thể kiểm soát được dòng người. Các cá nhân và tổ chức tội phạm quốc tế sẽ lợi
dụng xu thế hội nhập, hợp tác đa phương của các quốc gia để tiến hành các hoạt
động tội phạm ngay trên lãnh thổ quốc gia đó hoặc lợi dụng lãnh thổ quốc gia đó
làm địa bàn trung gian. Tội phạm trong nước cũng tăng cường móc nối với tội
phạm ở nước ngoài để tiến hành các hoạt động phạm tội.
Theo Yury Fedotov, cựu Giám đốc điều hành UNODC, toàn cầu hóa đã trở
thành con dao hai lưỡi, cho phép các mạng lưới khủng bố lỏng lẻo và các nhóm tội
phạm có tổ chức dễ dàng liên kết với nhau, để tập hợp các nguồn lực và chuyên môn
của họ và để tăng đáng kể khả năng gây hại của họ (LHQ, 2011). Tội phạm xuyên
quốc gia, nhất là liên quan đến buôn lậu, buôn ma tuý, tội phạm kinh tế, tham nhũng
có tổ chức… được thực hiện bên ngoài lãnh thổ các quốc gia, gây ảnh hưởng không
nhỏ tới sự phát triển kinh tế của quốc gia đó, và rộng lớn hơn là một khu vực. Tội
phạm xuyên quốc gia diễn biến phức tạp và là một trong những nhân tố gây mất ổn 4
định, có thể làm tổn hại tới quan hệ với các nước. Tội phạm xuất hiện ở một quốc gia
này và gây ảnh hưởng tới an ninh của một quốc gia khác có thể nảy sinh sự nghi ngờ
giữa các quốc gia lẫn nhau, ảnh hưởng đến hợp tác quốc tế. Ví dụ, vụ việc Edward
Snowden đã tung ra các tài liệu mật của các cơ quan tình báo Mỹ, bị chính phủ Mỹ
truy nã nhưng lại sống lưu vong ở Nga. Trong khi đó, Mỹ-Nga lại không xây dựng
luật dẫn độ, khiến quan hệ hai nước tiếp tục rơi vào tình trạng căng thẳng.
Tội phạm xuyên quốc gia đang hoạt động ngày một tinh vi, diễn biến phức
tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ tới an ninh, kinh tế-xã hội của các quốc gia, khu vực
và có những tác động khó lường, sâu sắc tới hệ thống QHQT. Vì vậy, tình trạng này
đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các quốc gia, cần đẩy mạnh hợp tác
quốc tế chống lại mọi hình thức của tội phạm xuyên quốc gia.
Dự báo và một số kiến nghị
Với những đặc điểm, tính chất nguy hiểm và diễn biến phức tạp, tội phạm
xuyên quốc gia diễn ra ở nhiều nơi đã, đang và sẽ gây ra những bất ổn về an ninh
trật tự của nhiều nước trên thế giới và khu vực. Tình hình tội phạm xâm phạm trật
tự xã hội dự đoán sẽ diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm có chiều hướng gia
tăng như: tội phạm mua bán người đặc biệt là mua bán phụ nữ, trẻ em, tội phạm sử
dụng công nghệ cao, tội phạm lừa đảo qua mạng Internet do các đối tượng là người
nước ngoài câu kết với các đối tượng trong nước. Một số hoạt động tội phạm khác
của các đường dây, tổ chức phạm tội xuyên quốc gia khác xâm phạm trật tự xã hội
có thể kể đến như: bảo kê, bắt cóc tống tiền, tổ chức đánh bạc, cá độ bóng đá xuyên quốc gia.
Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, sự chuyển đổi lớn về thị trường
được mở rộng, trong khi việc chưa khắc phục kịp thời những kẽ hở trong cơ chế,
chính sách quản lý kinh tế sẽ tạo điều kiện để tội phạm xuyên quốc gia lợi dụng
hoạt động trên các lĩnh vực như: buôn bán hàng cấm xuyên quốc gia (ma túy, văn
hóa phẩm độc hại, chất phóng xạ, các loại động vật quý hiếm và rác thải môi
trường…); lừa đảo trong hoạt động xuất nhập khẩu, lừa đảo trong lĩnh vực đầu tư,
xuất khẩu lao động, giáo dục; tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; tội phạm
trốn thuế, tội phạm trên lĩnh vực tài chính, chứng khoán, rửa tiền... 5
Tại Việt Nam, với chủ trương lấy công tác phòng ngừa là chính, đồng thời
chủ động đấu tranh, ngăn chặn từ xa mọi hoạt động của các băng nhóm tội phạm
xuyên quốc gia phù hợp với chính sách và pháp luật Việt Nam và các điều ước
quốc tế, trong nội dung tiểu luận, học viên có một số kiến nghị, đề xuất nhằm tăng
cường công tác hợp tác quốc tế về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia như sau:
Một là, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về hợp tác quốc tế trong phòng
chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam. Theo đó, các Bộ, Ngành
chức năng như Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao… cần phối hợp rà soát,
sửa đổi, bổ sung các hiệp định đã ký kết trước đây còn hiệu lực nhưng không phù
hợp với thực tế; đồng thời ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp hình sự giữa Việt
Nam với các nước có nhiều hoạt động hợp tác song phương phòng chống tội phạm.
Hai là, tăng cường hợp tác quốc tế song phương giữa các lực lượng thi hành
pháp luật nói chung và lực lượng cảnh sát nói riêng trong phòng chống tội phạm
xuyên quốc gia. Các lực lượng Công an, Kiểm sát, Tòa án cần phải phối hợp xây
dựng các kế hoạch tổng thể trong việc tăng cường hợp tác song phương với các
nước láng giềng, các nước có quan hệ truyền thống và các nước có nhiều yêu cầu
hợp tác phòng, chống tội phạm và tư pháp hình sự như: Trung Quốc, Lào,
Campuchia, các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á.
Ba là, triển khai các lực lượng thi hành pháp luật, lực lượng cảnh sát ở nước
ngoài nhằm tăng cường công tác nắm tình hình tội phạm xuyên quốc gia và trực
tiếp hợp tác với các đối tác nước ngoài trong thực hiện các yêu cầu bảo vệ công dân
Việt Nam ở nước ngoài, phối hợp thực hiện các hoạt động về tương trợ tư pháp hình sự và dẫn độ.
Bốn là, hợp tác với các tổ chức quốc tế có chức năng phòng, chống tội phạm
xuyên quốc gia như INTERPOL, ASEANPOL, Cơ quan phòng chống tội phạm và
kiểm soát ma túy Liên hợp quốc, các cơ quan thi hành pháp luật của các nước phát
triển có quan hệ hợp tác tốt với Việt Nam nhằm kêu gọi sự giúp đỡ và hỗ trợ đào tạo
chuyên sâu những kỹ năng điều tra, khám phá các vụ án đặc biệt nghiêm trọng xuyên
quốc gia, tranh thủ sự giúp đỡ về trang thiết bị, kinh nghiệm và đào tạo đội ngũ điều
tra viên trực tiếp thụ lý điều tra các vụ án xuyên quốc gia đạt hiệu quả cao nhất. 6
Năm là, các lực lượng thi hành pháp luật, lực lượng chức năng thuộc lực
lượng cảnh sát phòng chống tội phạm xuyên quốc gia cần tổng kết thực tiễn, kết
quả hợp tác quốc tế trong hoạt động tương trợ tư pháp hình sự và dẫn độ nhằm
đánh giá thực trạng hiệu quả của công tác này từ đó đề ra những giải pháp cụ thể
phù hợp với điều kiện thực tế của các lực lượng chức năng, bảo đảm tăng cường
hợp tác quốc tế thực sự hiệu quả Kết luận
Tội phạm xuyên quốc gia là loại tội phạm có tính chất nguy hiểm bậc nhất
trong các loại tội phạm xuất hiện trên thế giới, tác động gây thiệt hại và ảnh hưởng
đến hầu hết các mối quan hệ trong hệ thống QHQT. Có thể nói tội phạm xuyên
quốc gia là một trong những vấn đề toàn cầu đang đặt ra thách thức lớn nhất cho
thế giới ngày nay, không chỉ bởi tính chất nguy hiểm, gây thiệt hại của các hành vi
phạm tội mà còn bởi sự tinh vi, chặt chẽ trong đường dây hoạt động, hành động
khó dự đoán hoặc có thể lợi dụng các vấn đề toàn cầu khác như dịch bệnh, an ninh
mạng, vũ khí hạt nhân, di cư bất hợp pháp, xung đột tôn giáo, dân tộc… để tổ chức
thực hiện các hành vi phạm tội. Do vậy, tội phạm xuyên quốc gia thực sự là một
thách thức lớn, cần thiết phải có sự hợp tác của cộng đồng quốc tế, khu vực và tất
cả các quốc gia để cùng chung tay giải quyết./. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc
gia, thông qua ngày 15/11/2000.
2. PGS TS Nguyễn Thị Nhuận. “Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và
Công ước Palermo năm 2000”. Báo Nghiên cứu lập pháp, 12/2018.
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208308
3. Lê Tú. “Ngăn chặn tội phạm xuyên quốc gia”. Báo Nhân dân, 5/2017.
https://nhandan.vn/thoi-su-phap-luat/ngan-chan-toi-pham-xuyen-quoc- gia-291873/ 7
4. PGS TS Ngô Huy Cương. “Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, thị
trường tội phạm và trách nhiệm hình sự của pháp nhân: ba vấn đề lớn
phải quan tâm khi xây dựng Bộ luật hình sự”. Báo Người bảo vệ quyền
lợi,8/2017.http://nguoibaovequyenloi.com/User/ThongTin_ChiTiet.aspx?
MaTT=8820176821219873&MaMT=23
5. Thanh Bình. “Vì cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định, thịnh vượng”. Báo xây dựng Đảng, 01/2021.
http://www.xaydungdang.org.vn/Home/nhan_quyen/2021/14534/Vi-
cong-dong-ASEAN-hoa-binh-on-dinh-thinh-vuong.aspx
6. Walter Kemp, “Tội phạm có tổ chức đã toàn cầu hóa và trở thành mối đe
dọa đối với an ninh nhân loại”. Trang UnisVienna (United Nations Information Service), 6/2010.
https://www.unodc.org/documents/southeastasiaandpacific/vietnam/Glob alization_of_Crime_PR_Viet.pdf 8