Vấn đề trọng tâm ôn tập - Kinh tế chính trị | Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh

Khái niệm sản xuất hàng hóa : sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm nhằm đích trao đổi, mua bán. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Câu 1. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa ?
Khái niệm sản xuất hàng hóa : sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những
người sản xuất ra sản phẩm nhằm đích trao đổi, mua bán.
Điều kiện ra đời sản xuất hàng hóa là:
Một là, phân công lao động xã hội.
- Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các lĩnh
vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất thành những
ngành, nghề khác nhau. Khi đó, mỗi người thực hiện sản xuất một hoặc một số loại sản
phẩm nhất định, những nhu cầu của họ lại yêu cầu nhiều loại sán phẩm khác nhau. Để thỏa
mãn nhu cầu của mình, tất yếu những người sản xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau.
Hai là, sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.
- Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho giữa những người sản xuất độc
lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích. Trong điều kiện đó, người này muốn tiêu dùng sản
phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán, tức là phải trao đồi dưới hình thức
hàng hóa. C.Mác viết: “chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ
thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hóa. Sự tách biệt về mặt kinh tế
giữa những người sản xuất là điều kiện đủ để nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển.
Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thề sản xuất hiện khách quan dựa trên sự tách
biệt về sở hữu. Xã hội loài người càng phát triển, sự tách biệt về sở hữu càng sâu sắc, hàng hóa được
sản xuất ra càng phong phú.
Khi còn sự tổn tại của hai diều kiện nêu trên, con người không thể dùng ý chí chủ quan mà xóa bỏ
nền sản xuất hàng hóa được. Việc cố tình xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa, sẽ làm cho xã hội đi tới chỗ
khan hiếm và khủng hoảng. Với ý nghĩa đó, cần khẳng định, nền sản xuất hàng hóa có ưu thế tích cực
vượt trội so với nền sản xuất tự cấp, tự túc.
Câu 2 khái niệm và thuộc tính của hàng hóa ?
Khái niệm hàng hóa: hàng hóa là sản phẩm của lao động, thông qua trao đổi, mua bán có thể thỏa
mãn một số nhu cầu nhất định của con người. Hàng hóa có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc nhu
cầu sản xuất.
Các thuộc tính cơ bản của hàng hóa là gì?
1. Giá trị của hàng hóa
Khái niệm: Giá trị của hàng hoá là một thuộc tính của hàng hoá, đó chính là lao động hao phí của
người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá.
- Giá trị của hàng hoá là giá trị lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời
gian lao động xã hội cần thiết.
- Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động xã hội trung bình để sản xuất ra hàng hoá.
Thời gian lao động xã hội cần thiết có thể thay đổi.
- Có ba nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá: + Thứ nhất, đó là năng suất lao
động.
+ Thứ hai, đó là cường độ lao động.
+ Thứ ba là mức độ phức tạp của lao động.
2. Giá trị sử dụng của hàng hóa
Khái niệm:Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa thoả mãn nhu cầu nào đó của con
người(nhu cầu đó có thể là vật chất tinh thần hay là nhu cầu tiêu dùng cá nhân)
Giá trị sử dụng được thực hiện trong việc sản xuất hay tiêu dùng
3. Giá trị giao đổi của hàng hóa
Giá trị trao đổi: là một quan hệ về số lượng, là tỉ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại hàng hoá này
được trao đổi với một giá trị sử dụng khác, trên một cơ sở chung, cái chung đó là lao động (thời gian
lao động và công sức lao động) được chứa đựng trong hàng hoá, đó chính là cơ sở giá trị của hàng
hoá
*Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa:
Hai thuộc tính của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
Thống nhất : Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa. Nếu một vật có giá trị sử
dụng (tức có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, xã hội), nhưng không có giá trị (tức không
do lao động tạo ra, không có kết tinh lao động) như không khí tự nhiên thì sẽ không phải là hàng hóa.
Ngược lại, một vật có giá trị (tức có lao động kết tinh), nhưng không có giá trị sử dụng (tức không thể
thỏa mãn nhu cầu nào của con người, xã hội) cũng không trở thành hàng hóa.
Đối lập : Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa khác nhau về chất (vải mặc, sắt
thép, lúa gạo...). Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất, đều là
“những cục kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi”, tức đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao
động đã được vật hóa ( vải mặc, sắt thép, lúa gạo... đều do lao động tạo ra, kết tinh lao động trong
đó).
Thứ hai, quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời nhau cả về mặt không gian và thời
gian.
Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước.
Giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng.
Người sản xuất quan tâm tới giá trị, nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc họ cũng phải chú ý
đến giá trị sử dụng, ngược lại người tiểu dùng quan tâm tới giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu
dùng của mình.
Nhưng muốn có giá trị sử dụng họ phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Nếu không thực hiện giá
trị sẽ không có giá trị sử dụng.
Câu 3: khái niệm và đặc trưng nền kinh tế thị trường?
Khái niệm: nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền
kinh tế hàng hóa phát triển cao ở đó mọi quan hệ trao đổi được thông qua thị trường,chịu tác động
điều tiết của quy luật thị trường
*Đặc trưng phổ biến của nền kinh tế thị trường
- Có sự đa dạng về chủ thể kinh tế,nhiều hình thức sở hữu.Các chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp
luật
- Thị trường đống vai trò quyết định trong phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua hoạt động của các
thị trường bộ phận
- Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường
- Với chủ thể sản xuất, động lực tham gia vào nền kinh tế thị trường là lợi ích kinh tế. Còn với chủ thể
nhà nước, khi tham gia vào kinh tế thị trường bên cạnh lợi ích kinh tế, động lực còn phải đảm bảo
được lợi ích xã hội.
- Bản chất của kinh tế thị trường là nền kinh tế mở. Theo đó, thị trường trong nước sẽ gắn liền cùng
với thị trường quốc tế.
- Các thành phần trong nền kinh tế có tính tự chủ cao, hoạt động hoàn toàn độc lập. Mỗi chủ thể
tham gia kinh tế thị trường sẽ tự quyết định hoạt động của mình.
Câu 4 Một số quy luật chủ yếu của nền kinh tế thị
trường?
*Quy luật giá trị
Khái niệm : Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, ở đâu có
sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị. Yêu cầu chung của quy
luật giá trị là việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí sức lao động xã hội cần
thiết
Tác động :
-Điều tiết và sản xuất lưu thông hàng hóa
-Kích thích cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động
-Phân hóa những người sản xuất thành những người giàu,người nghèo một cách tự nhiên
*Quy luật cung cầu
Khái niệm:là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung và cầu hàng hóa trên thị trường.Quy luật
này đòi hỏi cung và cầu phải có sự thống nhất
Tác động:
-Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả thấp hơn giá trị và ngược lại nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao
hơn giá trị;nếu cung cầu bằng nhau thì giá cả bằng giá trị
-Điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa;làm thay đổi quy mô và cơ cấu thị
trường;ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa
*Quy luật lưu thông tiền t
Khái niệm:Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật được xây dựng và thực hiện trong quá trình tiền tệ
được lưu thông trên thị trường. Phản ánh khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông của mỗi quốc gia
trong một thời gian nhất định. Ngoài ra, quy luật tiền tệ cũng phản ánh việc lưu thông hàng hóa,
hàng và tiền phải cân với nhau.
*Quy luật cạnh tranh
Khái niệm:quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh
đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa
Yêu cầu: các chủ thể sản xuất kinh doanh luôn bên cạnh sự hợp tác luôn phải chấp nhận ạnh tranhc
+)Cạnh tranh nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng một ngành sản
xuất.Đây là phương thức thực hiện lợi ích của doanh nghiệp
-Biện pháp:tăng năng suất lao động để hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hóa làm cho giá trị hàng hóa
của doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa đó
-Kết quả:hình thành giá trị thị trường của từng loại hàng hóa
+)Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh,giữa các ngành khác
nhau
-Biện pháp:doanh nghiệp tự do di chuyển nguồn lực của mình từ ngành này sang ngành khác
(+) Tác động tích cực của cạnh tranh:
-thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất
-thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường
-là cơ chế điều chỉnh trong việc phân bổ nguồn lực
-thúc đẩy thỏa mãn như cầu của xã hội
(+) Tác động tiêu cực của cạnh tranh
-cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh
-cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội
-cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại phúc lợi xã hội
Câu 5 Hàng hóa sức lao động
* : Sức lao động là toàn bộ thể lực, trí lực tồn tại trong con người, được con người vận Khái niệm
dụng trong quy trình sản xuất.
* Điều kiện sức lao động trở thành hàng hóa:
- Người lao động: Người được tự do về thân thể, làm chủ SLĐ của mình và có quyền bán SLĐ của
mình như 1 hàng hóa.
- Người lao động bị tước đoạt hết TLSX, muốn lao động để có thu nhập duy trì cuộc sống, họ phải
bán sức lao động của mình.
Hai thuộc tính:
• Giá trị hàng hóa SLĐ: Quyết định bởi số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái
snar xuất ra SLĐ được đo gián tiếp bằng giá trị những TLSH để tái sản xuất SLD.
- Giá trị TLSH cần thiết để tái sản xuất SLĐ
- Phí tổn đào tạo người lao động
=> Giá trị TLSH cần thiết để nuôi con của người lao động Giá trị hàng hóa SLĐ bao hàm 2 yếu tố tinh
thần và 2 yếu tố lịch sử: phụ thuộc vào hoàn cảnh mỗi nước, điều kiện địa lý, khí hậu, trình độ văn
minh của mỗi nước.
• Giá trị sử dụng hàng hóa SLĐ là: công dụng của nó thể hiện trong quy trình tiêu dùng SLĐ.
* Khi tiêu dùng GTSD mất được nhưng có khả năng tái tạo thông qua tiêu dùng TLSX.
* Hàng hóa SLĐ chỉ bán quyền sử dụng không mất quyền sử hữu.
* GTSD có khả năng tạo ra giá trị mới lớn giá trị bản thân nó.
Câu 6 Bản chất của giá trị thặng dư
-Khái niệm giá trị thặng dư:là bộ phận mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra là kết
quả của lao động không công của công nhân cho nhà tư bản
-Tỷ xuất giá trị thặng dư là:tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến để sản xuất ra giá
trị thặng dư đó
Công thức :m’=m/v.100
trong đó m’ là tỷ xuất giá trị thặng dư
m là giá trị thặng dư
v là tư bản khả biến
-Khối lượng giá trị thặng dư:là lượng giá trị thặng dư bằng tiền mà nhà tư bản thu được
Công thức M=m’ .V
trong đó M là khối lượng giá trị thặng dư m’ là tỷ suất giá trị thặng dư
V là tổng tư bản khả biến
Câu 7: Phân tích khái niệm, tính định hướng và đặc
trưng cơ bản của KTTT ĐHXHCN của VN?
Khái niệm: KTTT ĐHXHCN là nền kinh tế vận hành theo những quy luật của thị trường đồng thời góp
phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh, có sự điều tiết của nhà nước do ĐCS VN lãnh đạo.
Tính định hướng:
• Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN phù hợp vs xu hướng phát triển khách quan của
việt nam trong bối cảnh hiện nay
• Do tính ưu việt cảu nền kinh tê thị trường thúc đẩy phát triển
Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Đặc trưng của KTTT ĐHXHCN
Mục tiêu:
• Phát triển lực lượng sản xuất.
• Xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật cho XHCN.
Nâng cao đời sống nhân dân thực hiện.
> Đây là sự khác biệt cơ bản của nền KTTT TBCN với nền KTTT XHCN.
* Quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế
• Nội dung kinh tế:
* Sở hữu được biểu hiện là lợi ích kinh tế mà chủ sở hữu được thu hưởng.
* Sở hữu chính là cơ sở để thực hiện lợi ích kinh tế.
• Nội dung pháp lý:
- Là quy định mang tính chất pháp luật về quyền hạn nghĩa vụ của chủ sở hữu.
* Đảm bảo việc thụ hưởng được coi là chính đáng và hợp pháp...
Thống nhất biện chứng, thúc đẩy lẫn nhau.
- Sở hữu nhà nước: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể
- Sở hữu tư nhân: kinh tế tư nhân.
* Quan hệ quản lý nền kinh tế
* Nhà nước quản lý và thực hành cơ chế quản lý là nhà nước là nhà nước pháp quyền XHCN của dân,
do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của ĐCS, sự làm chủ và giám sát của nhân dân.
Đảng lãnh đạo nền KTTT ĐHXHCN thông qua cương lĩnh, đường lối phát triển KT – XH và chủ trương
trong từng thời kỳ.
* Nhà nước quản lý nền KTTT ĐHXHCN thông qua pháp luật, chiến lược, kế hoạch, quy hoạch và cơ
chế chính sách công cụ kinh tế.
* Quan hệ phân phối
Nguyên tắc: Phân phối công bằng theo các yếu tố “ dầu vào” và kết quả “đầu ra” của các chủ thể kinh
tế.
* Hình thức: Phân phối theo lao động, phân phối theo hiệu quả kinh tế và vốn đóng góp, phân phối
theo phúc lợi xã hội.
Câu 8 Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCNVN
-Khái niệm thể chế kinh tế :là hệ thống quy tắc,pháp luật,bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm
điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh
(*)Hoàn thiện thể chế đẩy mạnh nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng và hệ thống chính trị
-Xây hệ thống thể chế đồng bộ nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng,vai trò xây dựng và phát huy
tính làm chủ của nhân dân trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
-Phải phát huy được sức mạnh về trí tuệ,nguồn lực và sự đồng thuận cảu toàn dân tộc.Muốn vậy cần
phải nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng vai trò của nhà nước vai trò của nhân dân
Câu 9 vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo hài hòa
các quan hệ lợi ích
-Khái niệm lợi ích kinh tế là :lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất,lợi ích thu được khi thực hiện cấc hoạt
động kinh tế của con người
-Bản chất của lợi ích kinh tế:lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và cơ động của các quan hệ giữa các
chủ thể trong nền sản xuất xã hội
-Biểu hiện:
+ Với các chủ thể kinh tế khác nhau là những lợi ích tương đương + Lợi ích của chủ doanh nghiệp
trước tiên là lợi nhuận
+ Lợi ích của người lao động là thu nhập
-Các đặc trưng cơ bản:
• Mang tính khách quan
• Là kết quả trực tiếp của quan hệ phân phối
•Là quan hệ xã hội
• Mang tính lịch sử
(*) Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế là:
-Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
-Địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội
-Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước
-Hội nhập quốc tế
(*) Vai trò của lợi ích kinh tế đối vs các chủ thể kinh tế-xã hội:
- Là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế - chính trị
- Là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác
(*) Quan hệ lợi ích kinh tế
Khái niệm:là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người,giữa cộng đồng với
người,giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế,giữa quốc gia vs phần còn lại
của thế giới nhằm mục tiêu xác lập lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất vs kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định
(* )Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế
+) Sự thống nhất:
-Quan hệ lợi ích thống nhất với nhau vì một chủ thể có thể trở thành bộ phân cấu thành của chủ thể
khác,do đó lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng đc trực tiếp hoặc
gián tiếp thực hiện
-Sản lượng các yếu tố đầu ra và các yếu tố đầu vào đều được thực hiện thông qua thị trường → mục
tiêu của các chủ thể chỉ được thực hiện trong mối quan hệ phù hợp với mục tiêu của các chủ thể
khác vì vậy khi các chủ thể kinh tế hành động vì mục tiêu chung hoặc các mục tiêu thống nhất thì lợi
ích của các chủ thể đó thống nhất
+) Sự mâu thuẫn:
-Các quan hệ lợi ích kinh tế mâu thuẫn với nhau vì các chủ thể kinh tế có thể hành động theo những
phương thức khác nhau để thực hiện lợi ích của mình > sự khác nhau đó đến mức đối lập gọi là mâu
thuẫn
-Lợi ích của những chủ thể kinh tế có quan hệ trực tiếp trong việc phân phối kết quả hoạt động sản
xuất
-Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế là cội nguồn của các xung đột xã hội
. > Do vậy việc điều hòa mâu thuẫn các lợi ích kinh tế buộc các chủ thể phải quan tâm và trở thành
chức năng quan trọng của nhà nước nhằm ổn định tạo động lực phát triển
(*)Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường
+)Một số quan hệ kinh tế cơ bản :
Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động
Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động
Quan hệ lợi ích giữa những người lao động
• Quan hệ giữa lợi ích cá nhân,lợi ích nhóm,lợi ích xã hội
(*)Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợ ích chủ yếu
• Thực hiện lợi ích kinh theo quy tắc thị trường
• Thực hiện lợi ích kinh tế theo chính sách của nhà nước và vai trò của tổ chức xã hội
| 1/14

Preview text:

Câu 1. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa ?’
Khái niệm sản xuất hàng hóa : sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những
người sản xuất ra sản phẩm nhằm đích trao đổi, mua bán.
Điều kiện ra đời sản xuất hàng hóa là:
Một là, phân công lao động xã hội. -
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các lĩnh
vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất thành những
ngành, nghề khác nhau. Khi đó, mỗi người thực hiện sản xuất một hoặc một số loại sản
phẩm nhất định, những nhu cầu của họ lại yêu cầu nhiều loại sán phẩm khác nhau. Để thỏa
mãn nhu cầu của mình, tất yếu những người sản xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau.
Hai là, sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất. -
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho giữa những người sản xuất độc
lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích. Trong điều kiện đó, người này muốn tiêu dùng sản
phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán, tức là phải trao đồi dưới hình thức
hàng hóa. C.Mác viết: “chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ
thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hóa. Sự tách biệt về mặt kinh tế
giữa những người sản xuất là điều kiện đủ để nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển.
Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thề sản xuất hiện khách quan dựa trên sự tách
biệt về sở hữu. Xã hội loài người càng phát triển, sự tách biệt về sở hữu càng sâu sắc, hàng hóa được
sản xuất ra càng phong phú.
Khi còn sự tổn tại của hai diều kiện nêu trên, con người không thể dùng ý chí chủ quan mà xóa bỏ
nền sản xuất hàng hóa được. Việc cố tình xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa, sẽ làm cho xã hội đi tới chỗ
khan hiếm và khủng hoảng. Với ý nghĩa đó, cần khẳng định, nền sản xuất hàng hóa có ưu thế tích cực
vượt trội so với nền sản xuất tự cấp, tự túc.
Câu 2 khái niệm và thuộc tính của hàng hóa ?
Khái niệm hàng hóa: hàng hóa là sản phẩm của lao động, thông qua trao đổi, mua bán có thể thỏa
mãn một số nhu cầu nhất định của con người. Hàng hóa có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất.
Các thuộc tính cơ bản của hàng hóa là gì? 1. Giá trị của hàng hóa
Khái niệm: Giá trị của hàng hoá là một thuộc tính của hàng hoá, đó chính là lao động hao phí của
người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá.
- Giá trị của hàng hoá là giá trị lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời
gian lao động xã hội cần thiết.
- Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động xã hội trung bình để sản xuất ra hàng hoá.
Thời gian lao động xã hội cần thiết có thể thay đổi.
- Có ba nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá: + Thứ nhất, đó là năng suất lao động.
+ Thứ hai, đó là cường độ lao động.
+ Thứ ba là mức độ phức tạp của lao động.
2. Giá trị sử dụng của hàng hóa
Khái niệm:Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa thoả mãn nhu cầu nào đó của con
người(nhu cầu đó có thể là vật chất tinh thần hay là nhu cầu tiêu dùng cá nhân)
Giá trị sử dụng được thực hiện trong việc sản xuất hay tiêu dùng
3. Giá trị giao đổi của hàng hóa
Giá trị trao đổi: là một quan hệ về số lượng, là tỉ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại hàng hoá này
được trao đổi với một giá trị sử dụng khác, trên một cơ sở chung, cái chung đó là lao động (thời gian
lao động và công sức lao động) được chứa đựng trong hàng hoá, đó chính là cơ sở giá trị của hàng hoá
*Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa:
Hai thuộc tính của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
Thống nhất : Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa. Nếu một vật có giá trị sử
dụng (tức có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, xã hội), nhưng không có giá trị (tức không
do lao động tạo ra, không có kết tinh lao động) như không khí tự nhiên thì sẽ không phải là hàng hóa.
Ngược lại, một vật có giá trị (tức có lao động kết tinh), nhưng không có giá trị sử dụng (tức không thể
thỏa mãn nhu cầu nào của con người, xã hội) cũng không trở thành hàng hóa.
Đối lập : Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa khác nhau về chất (vải mặc, sắt
thép, lúa gạo...). Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất, đều là
“những cục kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi”, tức đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao
động đã được vật hóa ( vải mặc, sắt thép, lúa gạo... đều do lao động tạo ra, kết tinh lao động trong đó).
Thứ hai, quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời nhau cả về mặt không gian và thời gian.
Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước.
Giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng.
Người sản xuất quan tâm tới giá trị, nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc họ cũng phải chú ý
đến giá trị sử dụng, ngược lại người tiểu dùng quan tâm tới giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình.
Nhưng muốn có giá trị sử dụng họ phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Nếu không thực hiện giá
trị sẽ không có giá trị sử dụng.
Câu 3: khái niệm và đặc trưng nền kinh tế thị trường?
Khái niệm: nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền
kinh tế hàng hóa phát triển cao ở đó mọi quan hệ trao đổi được thông qua thị trường,chịu tác động
điều tiết của quy luật thị trường
*Đặc trưng phổ biến của nền kinh tế thị trường
- Có sự đa dạng về chủ thể kinh tế,nhiều hình thức sở hữu.Các chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật
- Thị trường đống vai trò quyết định trong phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua hoạt động của các thị trường bộ phận
- Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường
- Với chủ thể sản xuất, động lực tham gia vào nền kinh tế thị trường là lợi ích kinh tế. Còn với chủ thể
nhà nước, khi tham gia vào kinh tế thị trường bên cạnh lợi ích kinh tế, động lực còn phải đảm bảo được lợi ích xã hội.
- Bản chất của kinh tế thị trường là nền kinh tế mở. Theo đó, thị trường trong nước sẽ gắn liền cùng
với thị trường quốc tế.
- Các thành phần trong nền kinh tế có tính tự chủ cao, hoạt động hoàn toàn độc lập. Mỗi chủ thể
tham gia kinh tế thị trường sẽ tự quyết định hoạt động của mình.
Câu 4 Một số quy luật chủ yếu của nền kinh tế thị trường? *Quy luật giá trị
Khái niệm : Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, ở đâu có
sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị. Yêu cầu chung của quy
luật giá trị là việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí sức lao động xã hội cần thiết Tác động :
-Điều tiết và sản xuất lưu thông hàng hóa
-Kích thích cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động
-Phân hóa những người sản xuất thành những người giàu,người nghèo một cách tự nhiên *Quy luật cung cầu
Khái niệm:là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung và cầu hàng hóa trên thị trường.Quy luật
này đòi hỏi cung và cầu phải có sự thống nhất Tác động:
-Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả thấp hơn giá trị và ngược lại nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao
hơn giá trị;nếu cung cầu bằng nhau thì giá cả bằng giá trị
-Điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa;làm thay đổi quy mô và cơ cấu thị
trường;ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa
*Quy luật lưu thông tiền tệ
Khái niệm:Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật được xây dựng và thực hiện trong quá trình tiền tệ
được lưu thông trên thị trường. Phản ánh khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông của mỗi quốc gia
trong một thời gian nhất định. Ngoài ra, quy luật tiền tệ cũng phản ánh việc lưu thông hàng hóa,
hàng và tiền phải cân với nhau. *Quy luật cạnh tranh
Khái niệm:quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh
đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa
Yêu cầu: các chủ thể sản xuất kinh doanh luôn bên cạnh sự hợp tác luôn phải chấp nhận cạnh tranh
+)Cạnh tranh nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng một ngành sản
xuất.Đây là phương thức thực hiện lợi ích của doanh nghiệp
-Biện pháp:tăng năng suất lao động để hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hóa làm cho giá trị hàng hóa
của doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa đó
-Kết quả:hình thành giá trị thị trường của từng loại hàng hóa
+)Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh,giữa các ngành khác nhau
-Biện pháp:doanh nghiệp tự do di chuyển nguồn lực của mình từ ngành này sang ngành khác
(+) Tác động tích cực của cạnh tranh:
-thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất
-thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường
-là cơ chế điều chỉnh trong việc phân bổ nguồn lực
-thúc đẩy thỏa mãn như cầu của xã hội
(+) Tác động tiêu cực của cạnh tranh
-cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh
-cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội
-cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại phúc lợi xã hội
Câu 5 Hàng hóa sức lao động
* Khái niệm: Sức lao động là toàn bộ thể lực, trí lực tồn tại trong con người, được con người vận
dụng trong quy trình sản xuất.
* Điều kiện sức lao động trở thành hàng hóa:
- Người lao động: Người được tự do về thân thể, làm chủ SLĐ của mình và có quyền bán SLĐ của mình như 1 hàng hóa.
- Người lao động bị tước đoạt hết TLSX, muốn lao động để có thu nhập duy trì cuộc sống, họ phải
bán sức lao động của mình. Hai thuộc tính:
• Giá trị hàng hóa SLĐ: Quyết định bởi số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái
snar xuất ra SLĐ được đo gián tiếp bằng giá trị những TLSH để tái sản xuất SLD.
- Giá trị TLSH cần thiết để tái sản xuất SLĐ
- Phí tổn đào tạo người lao động
=> Giá trị TLSH cần thiết để nuôi con của người lao động Giá trị hàng hóa SLĐ bao hàm 2 yếu tố tinh
thần và 2 yếu tố lịch sử: phụ thuộc vào hoàn cảnh mỗi nước, điều kiện địa lý, khí hậu, trình độ văn minh của mỗi nước.
• Giá trị sử dụng hàng hóa SLĐ là: công dụng của nó thể hiện trong quy trình tiêu dùng SLĐ.
* Khi tiêu dùng GTSD mất được nhưng có khả năng tái tạo thông qua tiêu dùng TLSX.
* Hàng hóa SLĐ chỉ bán quyền sử dụng không mất quyền sử hữu.
* GTSD có khả năng tạo ra giá trị mới lớn giá trị bản thân nó.
Câu 6 Bản chất của giá trị thặng dư
-Khái niệm giá trị thặng dư:là bộ phận mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra là kết
quả của lao động không công của công nhân cho nhà tư bản
-Tỷ xuất giá trị thặng dư là:tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến để sản xuất ra giá trị thặng dư đó Công thức :m’=m/v.100
trong đó m’ là tỷ xuất giá trị thặng dư m là giá trị thặng dư v là tư bản khả biến
-Khối lượng giá trị thặng dư:là lượng giá trị thặng dư bằng tiền mà nhà tư bản thu được Công thức M=m’ .V
trong đó M là khối lượng giá trị thặng dư m’ là tỷ suất giá trị thặng dư
V là tổng tư bản khả biến
Câu 7: Phân tích khái niệm, tính định hướng và đặc
trưng cơ bản của KTTT ĐHXHCN của VN?
Khái niệm: KTTT ĐHXHCN là nền kinh tế vận hành theo những quy luật của thị trường đồng thời góp
phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh, có sự điều tiết của nhà nước do ĐCS VN lãnh đạo. Tính định hướng:
• Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN phù hợp vs xu hướng phát triển khách quan của
việt nam trong bối cảnh hiện nay
• Do tính ưu việt cảu nền kinh tê thị trường thúc đẩy phát triển
Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Đặc trưng của KTTT ĐHXHCN Mục tiêu:
• Phát triển lực lượng sản xuất.
• Xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật cho XHCN.
Nâng cao đời sống nhân dân thực hiện.
> Đây là sự khác biệt cơ bản của nền KTTT TBCN với nền KTTT XHCN.
* Quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế • Nội dung kinh tế:
* Sở hữu được biểu hiện là lợi ích kinh tế mà chủ sở hữu được thu hưởng.
* Sở hữu chính là cơ sở để thực hiện lợi ích kinh tế. • Nội dung pháp lý:
- Là quy định mang tính chất pháp luật về quyền hạn nghĩa vụ của chủ sở hữu.
* Đảm bảo việc thụ hưởng được coi là chính đáng và hợp pháp...
Thống nhất biện chứng, thúc đẩy lẫn nhau.
- Sở hữu nhà nước: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể
- Sở hữu tư nhân: kinh tế tư nhân.
* Quan hệ quản lý nền kinh tế
* Nhà nước quản lý và thực hành cơ chế quản lý là nhà nước là nhà nước pháp quyền XHCN của dân,
do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của ĐCS, sự làm chủ và giám sát của nhân dân.
Đảng lãnh đạo nền KTTT ĐHXHCN thông qua cương lĩnh, đường lối phát triển KT – XH và chủ trương trong từng thời kỳ.
* Nhà nước quản lý nền KTTT ĐHXHCN thông qua pháp luật, chiến lược, kế hoạch, quy hoạch và cơ
chế chính sách công cụ kinh tế. * Quan hệ phân phối
Nguyên tắc: Phân phối công bằng theo các yếu tố “ dầu vào” và kết quả “đầu ra” của các chủ thể kinh tế.
* Hình thức: Phân phối theo lao động, phân phối theo hiệu quả kinh tế và vốn đóng góp, phân phối theo phúc lợi xã hội.
Câu 8 Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCNVN
-Khái niệm thể chế kinh tế :là hệ thống quy tắc,pháp luật,bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm
điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh
(*)Hoàn thiện thể chế đẩy mạnh nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng và hệ thống chính trị
-Xây hệ thống thể chế đồng bộ nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng,vai trò xây dựng và phát huy
tính làm chủ của nhân dân trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
-Phải phát huy được sức mạnh về trí tuệ,nguồn lực và sự đồng thuận cảu toàn dân tộc.Muốn vậy cần
phải nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng vai trò của nhà nước vai trò của nhân dân
Câu 9 vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích
-Khái niệm lợi ích kinh tế là :lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất,lợi ích thu được khi thực hiện cấc hoạt
động kinh tế của con người
-Bản chất của lợi ích kinh tế:lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và cơ động của các quan hệ giữa các
chủ thể trong nền sản xuất xã hội -Biểu hiện:
+ Với các chủ thể kinh tế khác nhau là những lợi ích tương đương + Lợi ích của chủ doanh nghiệp
trước tiên là lợi nhuận
+ Lợi ích của người lao động là thu nhập -Các đặc trưng cơ bản: • Mang tính khách quan
• Là kết quả trực tiếp của quan hệ phân phối •Là quan hệ xã hội • Mang tính lịch sử
(*) Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế là:
-Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
-Địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội
-Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước -Hội nhập quốc tế
(*) Vai trò của lợi ích kinh tế đối vs các chủ thể kinh tế-xã hội:
- Là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế - chính trị
- Là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác
(*) Quan hệ lợi ích kinh tế
Khái niệm:là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người,giữa cộng đồng với
người,giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế,giữa quốc gia vs phần còn lại
của thế giới nhằm mục tiêu xác lập lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất vs kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định
(* )Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế +) Sự thống nhất:
-Quan hệ lợi ích thống nhất với nhau vì một chủ thể có thể trở thành bộ phân cấu thành của chủ thể
khác,do đó lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng đc trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện
-Sản lượng các yếu tố đầu ra và các yếu tố đầu vào đều được thực hiện thông qua thị trường → mục
tiêu của các chủ thể chỉ được thực hiện trong mối quan hệ phù hợp với mục tiêu của các chủ thể
khác vì vậy khi các chủ thể kinh tế hành động vì mục tiêu chung hoặc các mục tiêu thống nhất thì lợi
ích của các chủ thể đó thống nhất +) Sự mâu thuẫn:
-Các quan hệ lợi ích kinh tế mâu thuẫn với nhau vì các chủ thể kinh tế có thể hành động theo những
phương thức khác nhau để thực hiện lợi ích của mình > sự khác nhau đó đến mức đối lập gọi là mâu thuẫn
-Lợi ích của những chủ thể kinh tế có quan hệ trực tiếp trong việc phân phối kết quả hoạt động sản xuất
-Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế là cội nguồn của các xung đột xã hội
. > Do vậy việc điều hòa mâu thuẫn các lợi ích kinh tế buộc các chủ thể phải quan tâm và trở thành
chức năng quan trọng của nhà nước nhằm ổn định tạo động lực phát triển
(*)Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường
+)Một số quan hệ kinh tế cơ bản :
Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động
Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động
Quan hệ lợi ích giữa những người lao động
• Quan hệ giữa lợi ích cá nhân,lợi ích nhóm,lợi ích xã hội
(*)Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợ ích chủ yếu
• Thực hiện lợi ích kinh theo quy tắc thị trường
• Thực hiện lợi ích kinh tế theo chính sách của nhà nước và vai trò của tổ chức xã hội