Vận dụng các chuẩn mực “cần, kiệm, liêm, chính” và “tình yêu thương con người” trong Tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên Việt Nam | Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Thương mại
Vận dụng các chuẩn mực “cần, kiệm, liêm, chính” và “tình yêu thương con người” trong Tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên Việt Nam | Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Thương mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (HCM01)
Trường: Đại học Thương Mại
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN ----- ----
BÀI THẢO LUẬN
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài 2:
Vận dụng các chuẩn mực “cần, kiệm, liêm, chính” và “tình yêu thương con
người” trong Tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh
viên Việt Nam.
Giáo viên hướng dẫn :
TS. Bùi Hồng Vạn
Nhóm thực hiện : 04 Lớp HP :
Hà Nội, tháng 04 năm 2022 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 3
Phần 1: Chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính” và “Tình yêu thương con người”
trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 3
1.1. Chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính” 3
1.2. Chuẩn mực “tình yêu thương con người” 5
Phần 2: Xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên Việt Nam theo các chuẩn mực
“cần, kiệm, liêm, chính” và “tình yêu thương con người” của Hồ Chí Minh 6
2.1. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức 6
2.1.1. Nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức 6
2.1.2. Xây đi đôi với chống 8
2.1.3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời 8
2.2. Thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên Việt Nam hiện nay 9
2.2.1. Thành tựu 9
2.2.2. Hạn chế 11
2.2.3. Nguyên nhân 12
a, Nguyên nhân thành tựu 12
b, Nguyên nhân hạn chế 12
2.3. Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng đạo đức sinh viên Việt Nam 13
2.3.1. Bản thân mỗi sinh viên Việt Nam 13
a, Thực hiện đúng lời dạy: "Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư" nêu cao
phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới 13
b, Yêu thương mọi người, phải đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn
nhau cùng tiến bộ 14
2.3.2. Môi trường giáo dục sinh viên Việt Nam 14
a, Về phía gia đình 14
b, Về phía trường học 15
c, Về phía xã hội 15 KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng bàn nhiều về vấn đề đạo đức và
giáo dục, thực hành đạo đức. Hồ Chí Minh cho rằng: “Cũng như sông thì có nguồn mới
có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người
cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh
đạo được nhân dân”1. Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong đời sống, từ rất sớm, Hồ Chí
Minh đã nêu rõ đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, Người coi đạo đức
quan trọng với con người như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông, suối. Người cũng
chỉ rõ: “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được
nhiệm vụ cách mạng vẻ vang ... Mọi việc thành hay bại, chủ chốt do cán bộ có thấm
nhuần đạo đức cách mạng, hay là không”2.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên.
Người nhấn mạnh: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà
thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”3. Đánh giá rất cao vai trò
của thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh khẳng định: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi
đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”4. Đầy nhiệt huyết, có sức sống tràn trề và
năng lực sáng tạo..., đó là thế mạnh, là vốn quý của tuổi trẻ. Người cũng khẳng định,
thanh niên đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, là
lực lượng nòng cốt để xây dựng xã hội mới. Người hết sức quan tâm đến việc giáo dục
toàn diện cho các em học sinh, sinh viên cả “Đức, Trí, Thể, Mỹ”. Người thường khuyên:
“Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là
cái gốc, rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng”5.
Trong đó, đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là trước hết; tài là cực kỳ quan trọng,
không có tài thì không xây dựng phát triển đất nước được. Vì vậy, sinh viên Việt Nam
cần có cả đức và tài, nếu thiếu tài thì làm việc gì cũng khó, nhưng thiếu đạo đức thì vô
dụng, thậm chí có hại.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định, như một lô-gíc tất yếu, việc xây dựng
đạo đức, lối sống cho sinh viên Việt Nam là nhiệm vụ rất quan trọng và rất cần thiết trong xã hội hiện nay.
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự Thật, H. 2011, t.5, tr.292-293
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự Thật, H. 2011,t.9, tr. 354
3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự Thật, H. 2002, t.5, tr 185
4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự Thật, H. 2011, t.4, tr.194
5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự Thật, H. 2000, t.11, tr 329 NỘI DUNG
Phần 1: Chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính” và “Tình yêu thương con người”
trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
1.1. Chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính”
“Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là nền tảng của đời sống mới, là phẩm
chất trung tâm của đạo đức cách mạng trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, là mối quan
hệ “với tự mình”. Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là bốn
đức tính của con người, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương.
Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người, là đại
cương đạo đức Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, bọn phong kiến ngày xưa nêu ra
cần, kiệm, liêm, chính nhưng không bao giờ thực hiện mà lại bắt nhân dân tuân theo để
phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực
hiện làm gương cho nhân dân là để đem lại hạnh phúc cho dân. Với ý nghĩa như vậy cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư cũng là một biểu hiện cụ thể, một nội dung của phẩm
chất “trung với nước, hiếu với dân”.
Cũng như khái niệm “trung, hiếu”, “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” cũng
là những khái niệm cũ trong truyền thống dân tộc, được Hồ Chí Minh lọc bỏ những nội
dung không phù hợp và đưa vào những nội dung mới đáp ứng yêu cầu của cách mạng.
Phẩm chất này gắn với hoạt động thực tiễn, được thể hiện cụ thể, hàng ngày của mỗi con
người, là cái nhìn thấy được của đạo đức, không thể che giấu, gắn chặt giữa nói và làm,
suy nghĩ và hành động....
Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, tự lực cánh sinh, có kế hoạch, sáng tạo và
có năng suất cao, lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng.
Kiệm là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền của của nhân dân, của nước, của bản
thân, tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to, không phô trương, hình thức, xa xỉ, hoang phí....
Liêm là luôn luôn tôn trọng của công, của dân, liêm khiết trong mọi hoàn cảnh
“không tham địa vị, không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình”.
Chính nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn, đối với mình đối với người và đối
với việc. “Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”.
Về chí công vô tư, theo Hồ Chí Minh “khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến
mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
Đây là đức tính tốt có thể gồm 5 điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Bồi dưỡng phẩm chất
đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là để người cách mạng vững vàng qua mọi
thử thách: “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”6.
Hồ Chí Minh cho rằng, các đức tính cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ
với nhau, ai cũng phải thực hiện, song cán bộ, đảng viên phải là người thực hành trước để
6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia - Sự Thật, H. 1996, t.6, tr. 184
làm kiểu mẫu cho dân. Người thường nhắc nhở cán bộ, công chức, những người trong
các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hạn. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính
thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân. Hồ Chí Minh quan niệm: “Một dân tộc
biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân
tộc văn minh tiến bộ”7 . Cần, kiệm, liêm, chính còn là nền tảng của đời sống mới, của các
phong trào thi đua yêu nước. Để trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt, phải hội đủ
các yếu tố cần, kiệm, liêm, chính. Hồ Chí Minh coi cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cơ bản của con người:
Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa, thì không thành trời
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người”8
1.2. Chuẩn mực “tình yêu thương con người”
Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo
cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thập niên, cùng với việc thể
nghiệm chính bản thân mình qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh xác định tình thương
yêu con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Theo Hồ Chí Minh,
người cách mạng là người giàu tình cảm, có tình cảm cách mạng mới đi làm cách mạng.
Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con người mà Hồ Chí Minh sẵn sàng chấp nhận mọi
gian khổ, hy sinh để đem lại độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho con người.
“Đầu tiên là công việc đối với con người”, trong bản bổ sung cho Di chúc, Hồ Chí
Minh đã viết như vậy và toàn bộ sự nghiệp của Người cũng đã chứng minh cho tư tưởng
nhân văn cao cả này. Tình thương người, yêu đồng loại, yêu đồng bào, yêu đất nước mình
là tư tưởng lớn, là mục tiêu phấn đấu của Hồ Chí Minh, đã được thể hiện ở sự ham muốn
tột bậc của Người là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn
tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” 9. Đây là yếu tố cốt
lõi đầu tiên tạo nên nền tảng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Đó cũng là lý tưởng chính
trị, lý tưởng đạo đức và là lý tưởng nhân văn của Người.
Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, không phân biệt miền
xuôi hay miền ngược, già hay trẻ, trai hay gái... hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có
chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người, nhưng trước hết là dành cho những người cùng
khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột. Không có tình yêu thương đó, không có
thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Tình yêu
thương đó gắn liền với thái độ tôn trọng con người, biết cách ngăn đỡ con người, rộng
lượng và khoan dung với người, đồng thời nghiêm khắc với mình.
7 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia - Sự Thật, H, 2011, t.6, tr. 127-128
8 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia - Sự Thật, H. 2011, t.6, tr. 117
9 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia - Sự Thật, H. 2011, t.4, tr. 187
Vì yêu thương vô hạn đối với con người, Hồ Chí Minh coi đấu tranh giải phóng
dân tộc, giành độc lập tự do là con đường để giải phóng con người, coi con người được
giải phóng và được sống trong độc lập, tự do là nguyện vọng sâu xa và hạnh phúc lớn lao của chính con người.
Yêu thương con người gắn liền với niềm tin tuyệt đối vào khả năng tự giải phóng
của con người, vào năng lực và khát vọng vươn lên tự hoàn thiện mình theo lý tưởng chân, thiện, mỹ.
Bằng hành động và ứng xử của mình, Hồ Chí Minh truyền lại cho chúng ta một
đạo lý làm người là phải biết yêu thương và sống với nhau có tình có nghĩa. Theo Hồ Chí
Minh, “Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc
bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin
được”10 . Trong Di chúc, Người viết: “Đầu tiên là công việc đối với con người,… Phải có
tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”11.
Phần 2: Xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên Việt Nam theo các chuẩn mực
“cần, kiệm, liêm, chính” và “tình yêu thương con người” của Hồ Chí Minh
2.1. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức
2.1.1. Nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
Nói đi đôi với làm là nguyên tắc đầu tiên trong ba nguyên tắc đạo đức cách mạng
theo quan niệm của Hồ Chí Minh: Nói thì phải làm, xây đi cùng với chống và tu dưỡng
đạo đức suốt đời. Theo Người, về bản chất, “nói đi đôi với làm” không chỉ là nguyên tắc
đạo đức, lẽ sống, phương châm hoạt động mà còn là biểu hiện sinh động cụ thể của việc
quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành
động, giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người. Hồ Chí Minh yêu cầu
cán bộ, đảng viên “cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm.
Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh... phải thật thà nhúng tay vào việc”12.
Nói đi đôi với làm còn là biểu hiện của sự gương mẫu, trung thực, trong sáng của
cán bộ, đảng viên, công chức nêu gương trước nhân dân. Theo Người, nói đi đôi với làm,
nói phải đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, không được xuyên tạc, nói
sai, không được "nói một đằng, làm một nẻo". Nói được, làm được sẽ mang lại hiệu quả
công việc, được nhiều người hưởng ứng, ủng hộ, làm theo. Không được nói nhiều làm ít hoặc nói mà không làm.
Đối với mỗi người để thực hiện được việc thống nhất giữa lời nói với việc làm
phải có nhận thức đúng và quyết tâm vượt qua chính mình. Có nhận thức đúng nhưng
không có sự cố gắng, bền bỉ và quyết tâm vượt qua được sự cám dỗ của lợi ích cá nhân sẽ
dẫn đến nói không đi đôi với làm.
10 Hồ Chí Minh, Tuyển tập, NXB. Chính trị quốc gia - Sự Thật, H. 1980, t.2, tr.486-487
11 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia - Sự Thật. H. 1996, t.12, tr 503
12 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia - Sự Thật, H.2011, t.6, tr 234
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của dân tộc ta, danh nhân văn hóa thế giới
đã để lại cho dân tộc ta, cho Đảng ta nhiều bài học vô cùng quý giá để hoạt động cách
mạng Việt Nam. Một trong những bài học đó là học nêu gương tốt, việc tốt và học tập
những tấm gương người tốt trong quần chúng nhân dân.
Suốt đời, Hồ Chí Minh là một tấm gương về phong cách nêu gương về đạo đức,
một hình ảnh mẫu mực về “người lãnh đạo và người đầy tớ thật trung thành của nhân
dân”. Tấm gương đạo đức của Người chẳng những có sức lôi cuốn, cảm hóa mãnh liệt
đối với toàn thể dân tộc Việt Nam mà còn có ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới. Tấm
gương sáng ngời về phong cách nêu gương, nói đi đôi với làm, thể hiện từ việc Người
kêu gọi toàn dân tiết k iê ṃ và bản thân Người nghiêm túc thực hiện trong ăn, mặc, sinh
hoạt và làm việc hằng ngày. Khi nước nhà vừa giành được độc lập năm 1945, đứng trước
nạn đói đang hoành hành, Người kêu gọi toàn dân diệt “giặc đói” bằng hành động cụ thể,
mười ngày nhịn ăn một bữa để lấy số gạo tiết kiệm đó cứu những người bị đói và chính
Người đã làm gương, nghiêm túc thực hiện một cách triệt để mặc dù phải làm việc nhiều,
sức khỏe giảm sút vì vừa trải qua một trận ốm nặng… Bộ đội, cán bộ ăn cơm độn ngô,
khoai sắn, Người cũng yêu cầu nấu cơm độn 50% đúng như mọi người. Đồ dùng sinh
hoạt cá nhân của Người rất giản dị và rất tiết kiệm. Bác Hồ thường căn dặn mọi người
phải thực hành tiết kiệm, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời giờ, tiền bạc; phải tiết
kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không xa xỉ, hoang phí, không bừa bãi, phô trương hình thức.
Bác đã sống cả cuộc đời thanh bạch từ ăn, ở đến phương tiện sử dụng phục vụ công việc hằng ngày…
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc xây dựng làng, xã, huyện, tỉnh
kiểu mẫu; những “người tốt, việc tốt”. Từ những nhân tố mới làm gương mẫu nhân rộng
ra, dấy lên phong trào thi đua học tập và làm theo, tạo nên khí thế cách mạng hào hùng
trong sản xuất, công tác... rộng khắp trong cả nước. Để giáo dục bằng nêu gương đạt kết
quả cao, Người chủ trương: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn
nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách
mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”13. Ngay từ những ngày đầu hoạt động
cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm rèn luyện cho cán bộ, đảng viên không
những về mặt phẩm chất, đạo đức mà còn rèn luyện về phong cách làm việc. Trong tác
phẩm “Đường Kách mệnh” và “Sửa đổi lối làm việc”, Người đã yêu cầu cán bộ, đảng
viên phải là người có phẩm chất đạo đức cách mạng, vừa phải có năng lực mới đáp ứng
được yêu cầu, nhiệm vụ; trong đó phong cách làm việc nêu gương là một nhân tố quan
trọng cấu thành nên phẩm chất và năng lực của cán bộ, đảng viên.
Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng phong cách nêu gương Hồ Chí Minh mãi mãi là
nguồn sáng bất tận soi rọi vào mỗi tâm hồn con người Việt Nam, hướng cho mọi người
đến với chân, thiện, mỹ của cuộc sống. Học tập và làm theo phong cách nêu gương, nói
đi đôi với làm của Người có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng ở
nước ta hiện nay, giúp cán bộ, đảng viên phải luôn luôn tự tu dưỡng, rèn luyện để trở
thành những người có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống giản dị, trong sáng, luôn gắn
bó mật thiết với nhân dân, luôn lấy lợi ích của nhân dân làm mục đích hoạt động của
mình. Học tập và làm theo phong cách nêu gương, thống nhất giữa nói và làm của Người
để không ngừng củng cố lòng tin của nhân dân với cán bộ, đảng viên, cũng như củng cố
13 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia - Sự Thật, H.2002,t.12, tr.558
mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài đối với sự nghiệp
cách mạng ở nước ta hiện nay.
2.1.2. Xây đi đôi với chống
Nguyên tắc thứ hai để rèn luyện đạo đức cách mạng là xây đi đôi với chống. Bởi
vì trong cuộc sống hàng ngày, những hiện tượng tốt - xấu, đúng - sai, cái đạo đức và cái
vô đạo đức vẫn còn đan xen nhau, đối chọi nhau, thông qua hành vi của mỗi một con
người khác nhau. Thậm chí, những đan xen và đối chọi ấy còn diễn ra ngay trong bản
thân mỗi một con người. Do đó việc xây và chống trong lĩnh vực đạo đức hoàn toàn là điều không đơn giản.
Xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây.
Trong khi xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mới phải đồng thời chống lại
cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức. Ở đây điều quan trọng là phải phát hiện sớm, hướng cho
mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch và lành mạnh về đạo đức.Xây dựng đạo
đức mới, đạo đức cách mạng trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những
phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới. Việc giáo dục đạo đức phải được tiến hành
phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, phù hợp với từng lứa tuổi,ngành nghề, giai cấp,
tầng lớp và trong từng môi trường khác nhau, phải khơi dậy được ý thức đạo đức lành
mạnh ở mỗi người. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: "Mỗi con người đều có thiện và ác ở
trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân
và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng"14.
Bản thân sự tự giác cũng là một phẩm chất đạo đức cao quý đối với mỗi người và
mỗi tổ chức, trước hết là Đảng. Xây phải đi đôi với chống, với việc loại bỏ cái sai, cái
xấu, cái vô đạo đức trong đời sống hàng ngày.Hồ Chí Minh cho rằng trên con đường đi
tới tiến bộ và cách mạng, đạo đức chỉ có thể được xây dựng thành công trên cơ sở kiên trì
mục tiêu chống chủ nghĩa đế quốc, chống những thói quen và tập quán lạc hậu và loại trừ
chủ nghĩa cá nhân. Đây thực sự là "một cuộc chiến đấu khổng lồ" giữa tiến bộ và lạc hậu,
giữa cách mạng và phản cách mạng. Để giành được thắng lợi trong cuộc chiến đấu
này,điều quan trọng là phải phát hiện sớm, phải tuyên truyền, vận động hình thành phong
trào quần chúng rộng rãi đấu tranh cho sự lành mạnh, trong sạch về đạo đức. Để xây và
chống có hiệu quả phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi; Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã phát động rất nhiều phong trào như vậy. Đó là phong trào thi đua thực hành tiết kiệm,
chống tham ô, lãng phí, quan liêu (năm 1952); đó là phong trào: 3 xây, 3 chống” năm
1963)... Có phong trào, có cuộc vận động cho toàn Đảng, toàn dân; nhưng lại có phong
trào, có cuộc vận động riêng cho từng ngành, từng giới. Thông qua đó mà lôi cuốn mọi
người vào cuộc đấu tranh nhằm xây gì, chống gì rất cụ thể, rõ ràng để mọi người phấn
đấu, tự bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng.
2.1.3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Nguyên tắc thứ ba là: Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời. Bởi mỗi người phải thường
xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày, đó là công việc kiên trì,
bền bỉ suốt đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nêu lại tấm gương của người xưa: Mỗi
14 Hồ Chí Minh:Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia - Sự Thật, t.15, H. 2011, tr.672
buổi tối đều tự kiểm điểm để bỏ đỗ đen, đỗ trắng vào hai cái lọ, để cứ nhìn vào đó có thể
biết mình tốt xấu ra sao? Trong thực tiễn, có người trong lúc đấu tranh thì hăng hái, trung
thành, không sợ nguy hiểm, không sợ gian khổ, hy sinh, nhưng đến khi có ít quyền hạn
thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu, biến thành người có tội
với cách mạng. Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới đưa ra một kết luận khái quát: “Một
dân tộc, một Đảng và mỗi một con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn,
không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng
dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân. Cho nên trong khi ta kiên trì và
đẩy mạnh cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước, làm cho văn minh chiến thắng bạo tàn thì
đồng thời phải loại trừ những cái xấu xa do chế độ cũ để lại trong xã hội và trong mỗi con
người”15. Theo Người: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu
tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng
sáng, vàng càng luyện càng trong”16.
Nếu không thường xuyên rèn luyện thì lúc khó khăn có thể vượt qua, có công với
cách mạng, nhưng đến khi an nhàn lại xa vào chủ nghĩa cá nhân trở thành con người ngăn
cản cách mạng, cho dân, cho nước. Cũng chính vì lẽ đó mà tu dưỡng đạo đức phải gắn
với thực tiễn bền bỉ trong mọi lúc mọi nơi, mọi hoàn cảnh, có như vậy mới phân biệt
được đạo đức mới khác với đạo đức cũ.
Đây là những nhân tố cơ bản để hình thành đạo đức cách mạng của người Việt
Nam trong thời đại mới, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
2.2. Thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên Việt Nam hiện nay
Đi vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế,
một nền đạo đức mới đã và đang hình thành cùng với công cuộc đổi mới của Đảng. Đó là
nền đạo đức vừa phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc: yêu nước, thương
người, sống nghĩa tình trọn vẹn, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư vừa đáp ứng
những thay đổi của dân tộc và thời đại mới. Phần lớn sinh viên Việt Nam vẫn giữ được
lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh: khiêm tốn, cần cù và sáng tạo: sống có bản
lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đối mặt với những khó khăn
thách thức, dám chịu trách nhiệm. Trong khi đó, vẫn tồn tại một bộ phận sinh viên đi
ngược lại với những đức tính trên.
2.2.1. Thành tựu
Trước hết những biểu hiện tích cực trong đạo đức và lối sống của sinh viên Việt
Nam theo các chuẩn mực “cần, kiệm, liêm, chính” trong Tư tưởng Hồ Chí Minh:
Sinh viên Việt Nam được thừa hưởng truyền thống tốt đẹp của dân tộc : “Cần”: tức
là siêng năng cần cù, chịu thương chịu khó và truyền thống hiếu học. Đức tính ấy bắt
nguồn từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ngày càng được giữ vững và phát huy bởi sinh
viên Việt Nam hiện nay. Trong mọi thời đại, sinh viên Việt Nam luôn khao khát tìm tòi,
khám phá chân trời tri thức. Xưa có Cao Bá Quát không có tiền mua sách vở, dầu đèn,
15 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia - Sự Thật, H. 2011, t.11, tr. 611
16 Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ 2, NXB Chính trị Quốc gia - Sự Thật, t.9, tr.293
ông lấy que củi làm bút, lấy lá làm vở, lấy đom đóm làm đèn. Ngày nay, sinh viên không
chờ đợi, thụ động dựa vào giảng viên, họ tự mình đọc sách, chủ động nghiên cứu trên
internet để lấy thông tin. Không chỉ riêng việc học tập, mà mọi vấn đề khác trong cuộc
sống đều được sinh viên chủ động giải quyết. Ham học, ham hiểu biết chính là động lực
cho việc lĩnh hội tri thức của sinh viên. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Đâu cần
thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”17. Khắc ghi lời dạy của Người, sinh viên Việt
Nam luôn năng động và sáng tạo, không ngại khổ, không ngại khó khăn, thử thách.
Chính sinh viên là những người tiên phong trong mọi công cuộc cải cách, đổi mới về
kinh tế, giáo dục…Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị; và họ tận
dụng mọi cơ hội để biến các ý tưởng ấy thành hiện thực. Không chỉ chờ đợi cơ hội đến,
họ còn tự mình tạo ra cơ hội. Với thế mạnh là được đào tạo vừa toàn diện vừa chuyên
sâu, sinh viên có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Các ý
tưởng độc đáo không chỉ nằm trong suy nghĩ mà luôn được thử nghiệm trong thực tế.
Chúng có thể thành công hoặc thất bại, song sinh viên không hề chùn bước. Một điều
quan trọng đáng nói ở đây, đó là nếu gặp rủi ro thất bại thì họ sẵn sàng chấp nhận như
một chuyện đương nhiên tất yếu sẽ xảy ra, tức là có thất bại thì thất bại ấy cũng nằm
trong kế hoạch. Họ dám nhìn thẳng vào thất bại và vượt qua nó.
Cùng với “Cần” thì “Kiệm” cũng là một trong những nét phẩm chất tốt đẹp của
dân tộc. “Kiệm” là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí. Khổng Tử nói:“ Người sản
xuất nhiều, người tiêu xài ít. Làm ra mau, dùng đi chậm thì của cải luôn đầy đủ”. Nhiều
sinh viên Việt Nam biết sống tiết kiệm để chi trả cho cuộc sống, học tập, … “Kiệm”
không chỉ là tiết kiệm về của cải vật chất mà còn tiết kiệm về thời gian và công sức. Của
cải nếu hết còn có thể làm thêm nhưng thời giờ đã qua thì không bao giờ kéo trở lại được.
Đức tính “ Kiệm” được thể hiện trong cách làm việc nhóm của sinh viên. Khi làm việc có
tổ chức, mỗi người làm một phần thì chỉ cần một thời gian ngắn, công việc sẽ được hoàn
thành mà tốn ít thời gian, ít sức lực mà hiệu quả công việc rất cao. “ Kiệm” còn được sinh
viên Việt Nam áp dụng trong việc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn:
những phong trào quyên góp sách vở, bút thước, quần áo, thức ăn thường xuyên được
sinh viên phát động trong nhà trường.
Về việc thực hiện “Liêm”: Liêm là trong sạch, không tham lam. Ngay từ bậc tiểu
học, học sinh đã được giáo dục về đức tính liêm khiết qua những câu chuyện đời thường
như "Nhặt được của rơi" với bài học giản dị mà ai cũng thuộc “Nhặt được của rơi phải trả
lại người đánh mất". Nhờ việc được giáo dục, truyền dạy những điều hay, lẽ phải từ gia
đình và nhà trường nên phần lớn sinh viên đều mang trong mình đức tính này.
“Chính” tức là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn. Thế hệ sinh viên Việt Nam hiện
nay vẫn giữ được đức tính thật thà, chính trực, luôn có thái độ cầu tiến trong học tập.
Sinh viên Việt Nam luôn tự đánh giá bản thân là non trẻ, còn thiếu kinh nghiệm và sự
từng trải. Chính vì thế, khi quyết định một điều gì, sinh viên không bao giờ quên tham
khảo ý kiến của những người xung quanh, đặc biệt là bậc cha chú của mình. Và khi đã
nhận được sự ủng hộ của lớp người đi trước, họ tự tin thực hiện ý định của mình, sinh
viên luôn khiêm tốn học hỏi, phát triển cái hay, sửa chữa cái dở, tự phê bình, nhận khuyết
điểm và sửa chữa sai lầm, dám nhìn thẳng vào những điểm yếu để sửa chữa sai lầm.
17 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia - Sự Thật, H. 2011, t.13, tr 470-471
Ngoài những biểu hiện tích cực trong đạo đức và lối sống theo các chuẩn mực
“cần, kiệm, liêm, chính” sinh viên Việt Nam còn có “tình yêu thương con người”. Biểu
hiện của lòng yêu thương con người của sinh viên xuất phát từ những điều nhỏ nhặt, bình
dị xung quanh cuộc sống chúng ta yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với
những người xung quanh để nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người như
việc chăm sóc gia đình, giúp đỡ bạn bè. Nhiều sinh viên tình nguyện đi chống dịch trong
hoàn cảnh dịch bệnh phức tạp. Họ chủ động tham gia tích cực các hoạt động tình nguyện
nhân đạo của xã hội như: giáo dục, từ thiện...
2.2.2. Hạn chế
Bên cạnh mặt tích cực, những tác động xấu của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa đã xâm nhập vào đời sống văn hóa, tư tưởng của sinh viên. Một bộ phận
sinh viên hiện nay có biểu hiện của sự suy thoái,xa rời những chuẩn mực đạo đức “ Cần,
kiệm, liêm chính” và “ yêu thương con người”:
Đối với “Cần”, một số sinh viên còn lười biếng trong học tập dẫn đến kết quả
“nước đến chân mới nhảy” hay học đối phó khi thi cử nên không có kiến thức áp dụng
vào thực tế sau này. Như vậy không những kết quả học tập thấp mà họ còn đang lãng phí
thời gian, công sức và tiền bạc đã bỏ ra. Hơn nữa, biểu hiện của tính “Cần” không phải
việc sinh viên chăm chỉ, kiên trì trong vài ngày vài giờ, “một ngày vãi chài, hai ngày phơi
lưới” mà “Cần” phải đi đôi với “Chuyên” tức là kiên trì, bền bỉ. Nếu “Cần” mà không
“Chuyên” thì việc gì cũng là vô ích.
Với “Kiệm”, sinh viên có lối sống hưởng thụ và tiêu xài hoang phí tiền bạc có thể
dẫn đến những hệ lụy như: ma túy, rượu bia, tệ nạn xã hội,... Việc sử dụng đồng tiền sai
cách cũng là một kiểu sống không “Kiệm” như: mua điểm, thuê người thi hộ,.. Việc
không thực hành “kiệm” vào đời sống làm sinh viên có thái độ không đúng đắn đối với
lao động, sống dựa dẫm và không coi trọng đồng tiền.
Một bộ phận sinh viên ngày nay cũng làm trái với chữ “Liêm” khi ghen ghét sự tài
giỏi của người khác mà dìm họ xuống để giữ danh tiếng của bản thân. Việc sợ khó nhọc,
nguy hiểm mà không dám làm cũng là tham lam, là tham vật úy đạo. Khổng Tử nói:
“Người mà không Liêm, không bằng súc vật”. Bất “Liêm” có thể dẫn đến sự suy đồi đạo
đức ở sinh viên như: không làm mà hưởng, trộm cắp, tham ô. Một số sinh viên sùng bái
đồng tiền, làm tất cả để đạt được mục đích của mình bất chấp thủ đoạn; coi những vấn đề
tiêu cực nảy sinh trong cuộc sống là tất yếu không những không thể thiếu mà còn rất
quan trọng và hữu ích trong việc đạt mục đích cá nhân.
Bất “Chính” là không đúng đắn, là tà. Những hành vi tiêu cực, sai trái trong học
đường như gian lận trong thi cử, đút lót để mua điểm, chạy điểm, cờ bạc, rượu chè đều là
những việc bất “Chính”.
Về “Tình yêu thương con người”: Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, sinh
viên Việt Nam có lối sống không lành mạnh, có quan niệm sai về tình bạn, tình yêu. Một
số sinh viên có thói nịnh hót người trên, khinh thường người dưới là đi trái với đạo đức
xã hội. Họ không cảm thông, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ người khi gặp khó khăn, hoạn
nạn, chỉ biết tính toán hơn thiệt của bản thân.
2.2.3. Nguyên nhân
a, Nguyên nhân thành tựu
Nguyên nhân khách quan: Giá trị tinh thần truyền thống mà nhân dân ta đã dày
công vun đắp suốt hàng ngàn năm qua được lồng ghép vào trong sinh hoạt. Tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức hình thành trong trường kỳ lịch sử
dân tộc Việt Nam; kế thừa những giá trị tư tưởng đạo đức phương Đông và phương Tây,
đặc biệt là những tư tưởng đạo đức của Mác, Ăng-ghen, Lê nin, cũng như những tấm
gương đạo đức trong sáng mà các ông để lại. Hồ Chí Minh cũng đồng thời bổ sung thêm
những khái niệm, phạm trù đạo đức mới của thời đại, như đạo đức cách mạng, nếp sống
mới, lối sống mới,… Thông qua tư tưởng Hồ Chí Minh, những giá trị đạo đức mới hòa
nhập với những giá trị đạo đức truyền thống và nâng những giá trị đạo đức truyền thống
lên tầm cao mới mà người Việt Nam vẫn cần thấy gần gũi, thân quen. Những giá trị đó lại
tiếp tục được giảng dạy, đào tạo, giáo dục đạo đức, lối sống khẳng định và củng cố khi
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thực hiện, phát huy truyền dạy cho thế hệ tương lai của Đất Nước.
Nguyên nhân chủ quan: Đa số SV vẫn giữ được nét đẹp truyền thống là sống có
hoài bão, có ý thức trách nhiệm công dân, sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh, khiêm
tốn, luôn cần cù và sáng tạo trong học tập, có trí tuệ tài năng, dám nghĩ, dám làm, có lối
sống nhân văn, lành mạnh, hiểu biết, thanh lịch. Sống có bản lĩnh, có chỉ lập thân lập
nghiệp, năng động, nhạy bên, dám đối mặt với những khó khăn, thách thức, dám chịu
trách nhiệm, không ỷ lại, chây lười,... Họ đều là những con người Việt Nam đã thấm
nhuần đạo đức, tư tưởng, lối sống, phong cách Hồ Chí Minh từ khi mới lọt lòng. Tiếp thu
nhanh những kiến thức với phong cách lối sống của người dân Việt Nam. Họ tự ý thức
rèn luyện cho mình tư cách trong sáng của người đoàn viên,...
b, Nguyên nhân hạn chế
Nguyên nhân khách quan : Hạn chế của sinh viên Việt Nam về đạo đức là do
những nguyên nhân khách quan thuộc mặt trái của nền kinh tế thị trường; là sự bùng nổ
thiếu kiểm soát thông tin trên mạng internet và giao lưu quốc tế đã tạo điều kiện cho
những mặt tiêu cực của văn hóa và lối sống bên ngoài du nhập vào nước ta; là trong xã
hội ta hiện nay vẫn còn những tàn dư của đạo đức phong kiến, thực dân và âm mưu “diễn
biến hòa bình” của kẻ thù. Nguyên nhân chủ quan:
- Một số sinh viên viên nói nhiều, làm ít, ngại khó, sợ va chạm, thiếu gương mẫu, tự thỏa mãn với bản thân;
- Biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên tuy được tiến hành thường xuyên
nhưng phương pháp giáo dục còn đơn điệu, còn thiếu biện pháp cụ thể gợi mở cho sinh
viên tự kiểm điểm, tự rèn luyện.
- Riêng về công tác giáo dục chính trị, đạo đức thì có những nguyên nhân chủ quan, trước
hết là có biểu hiện buông lỏng việc giáo dục đạo đức, lối sống cách mạng theo tư tưởng
Hồ Chí Minh do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của đạo đức cách mạng. Thêm vào đó
là những hiện tượng xử lý không nghiêm minh đối với những người xa rời đạo đức cách mạng...
2.3. Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng đạo đức sinh viên Việt Nam
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và tấm gương đạo đức trong sáng của Người có
một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, là nhân tố có ý nghĩa to lớn
trong công cuộc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay.
Trong đó, đặc biệt chú ý là những quan điểm của Người về đạo đức thanh niên và
giáo dục đạo đức cho thanh niên, Người luôn coi đây là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược
đối với tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Điều này được Người căn dặn rất
rõ trong Di chúc: “... Thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong,
không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng
cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa
“chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.”18
Chính vì vậy, xây dựng đạo đức, lối sống cho thanh niên Việt Nam là điều rất quan
trọng và cần thiết bởi đạo đức là cái gốc, là vấn đề có ý nghĩa quyết định của việc xây
dựng con người mới. Đạo đức là ra sức thực hiện “ cần, kiệm, liêm, chính” và có “tình
yêu thương con người”.
2.3.1. Bản thân mỗi sinh viên Việt Nam
a, Thực hiện đúng lời dạy: "Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư" nêu cao phẩm
giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới
Mỗi sinh viên cần hiểu rõ mối quan hệ gắn kết giữa “cần”, “kiệm”, “liêm”,
“chính”. “Cần” mà không “kiệm” thì như cái thùng không đáy, làm bao nhiêu hết cần
đấy; không “kiệm” ắt sẽ không “liêm”, vì cần tiền để xa xỉ nên mới sinh tham lam, bòn
rút của tập thể; không “liêm” tức là sẽ làm những việc tà, bất “chính”.
Phấn đấu nỗ lực học tập và rèn luyện với tinh thần lao động sáng tạo, thu lượm
kiến thức đạt chất lượng, hiệu quả cao; biết quý trọng công sức lao động và tài sản của
tập thể, của nhân dân; không xa hoa, lãng phí, không phô trương, hình thức; biết sử dụng
tài sản của tập thể, của chính mình một cách có hiệu quả.
Mỗi sinh viên Việt Nam phải góp phần xây dựng một nền giáo dục trong sạch cho
nước nhà. Không chỉ “liêm” cho bản thân mà còn phải “liêm” cho người khác. Đi “chùa
thầy”, “chùa cô” là đã làm cho thầy cô không “liêm” mà bản thân mình là đã làm những
việc không “chính”. Mỗi sinh viên cần phải kiên quyết đấu tranh chống lại tình trạng đó.
Phải “cần” để có kết quả tốt chứ không được làm việc “tà” để có những điểm số không phải của mình.
Thực hiện chí công, vô tư là kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực
dụng. Phải thẳng thắn, trung thực, bảo vệ chân lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng,
bảo vệ người tốt; chân thành, khiêm tốn; không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không
bao che, giấu giếm khuyết điểm.
Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư phải kiên quyết chống bệnh lười
biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với làm, nói nhiều, làm ít, miệng nói
18 Hồ Chí minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật, H. 2000, t.11, tr. 503-504
lời cao đạo nhưng tư tưởng, tình cảm và việc làm thì mang nặng đầu óc cá nhân, tư lợi,
việc gì có lợi cho mình thì "hăng hái", tranh thủ kiếm lợi, việc gì không "kiếm chác"
được cho riêng mình thì thờ ơ, lãnh đạm. Phải có thái độ rõ rệt lên án và kiên quyết đấu
tranh chống tham nhũng, tiêu cực, loại trừ mọi biểu hiện vô liêm, bất chính ra khỏi đời sống xã hội.
b, Yêu thương mọi người, phải đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau
cùng tiến bộ
Dân tộc ta có truyền thống “lá lành đùm là rách”, đó là truyền thống đạo đức của
cả dân tộc, mỗi sinh viên Việt Nam cần phải phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Yêu
thương mọi người là phải chia sẻ, giúp đỡ bạn bè mình cùng tiến bộ. Một người giỏi giúp
một người yếu được hai người giỏi, hai người giỏi giúp hai người nữa được bốn người
giỏi, bốn người giỏi sẽ được tám người giỏi. Cứ như vậy cả lớp sẽ giỏi, lớp nào cũng vậy
thì cả trường sẽ giỏi, trường nào cũng vậy thì mọi sinh viên đều giỏi. Sinh viên, thanh
niên là những người chủ tương lai của đất nước, nhất định đất nước ta sẽ “giỏi”, sẽ giàu, sẽ mạnh.
Yêu thương nhưng phải tránh bao che, giấu diếm, cổ súy sai phạm cho nhau. Phải
thẳng thắn góp ý, khéo léo phê bình để cùng nhau rút kinh nghiệm, giúp nhau tiến bộ hơn.
Yêu thương là phải thông cảm và biết bỏ qua lỗi lầm cho nhau, cho người phạm
lỗi có cơ hội được sửa sai và làm lại.
2.3.2. Môi trường giáo dục sinh viên Việt Nam
a, Về phía gia đình
Gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo đức con
người. Gia đình khơi dậy ý thức về cái tốt và cái xấu, về cái đáng làm và không nên làm.
Bồi dưỡng các thành viên trong gia đình hiểu được đạo lý, trung hiếu, tiết nghĩa,
hòa thuận, thương yêu nhau. Mỗi thành viên biết hướng thiện, cảm thông và sống vị tha,
cư xử đúng mực, có lối sống lành mạnh; giáo dục nề nếp gia phong, có ý thức giữ gìn và
phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của gia đình, con cháu hiếu thảo, kính
trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ; ông bà sống gương mẫu, chăm lo, dạy
bảo con, cháu trở thành người có ích cho xã hội.
Giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đặc biệt là tới thế hệ con cháu những
điều hay, lẽ phải, luân thường, đạo lý trong quan hệ gia đình, hàng xóm, láng giềng như:
trong cuộc sống hàng ngày, ai nấy đều hiếu đễ với cha mẹ, chú bác, anh chị, tình nhà gắn
bó; đối với xóm làng phải hòa thuận, cư xử đúng mực, đoàn kết, tương thân, tương ái,
giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những lúc gia đình gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, cần gìn giữ được thuần phong, mỹ tục của gia đình, của cộng đồng,
xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hội nhập quốc tế, nhằm xây dựng gia đình no ấm,
tiến bộ, hạnh phúc và văn minh.
b, Về phía trường học
Môi trường giáo dục nhà trường không chỉ là nơi trang bị kiến thức mà còn phải
quan tâm đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho các bạn trẻ. Đưa các chương trình
đạo đức vào môn học và các kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.
Bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh. Đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn bồi dưỡng bởi đó là sự đúc kết từ
thực tiễn và lý luận phù hợp với con người Việt Nam.
Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên. Đồng
thời mỗi cá nhân không ngừng tu dưỡng đạo đức, giữ gìn hình ảnh cao đẹp về người thầy,
là những tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên noi theo.
Khơi gợi và nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Cần khơi gợi và
nêu cao tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước đó sẽ là động lực giúp học sinh, sinh
viên không ngừng học tập và tu dưỡng.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện tốt Cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Đảng ta phát động nhằm kích thích vai trò
xung kích của thanh niên, quyết tâm đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ
nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên” như mong mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
c, Về phía xã hội
Đấu tranh chống lại những hành vi tha hóa đạo đức và có các biện pháp trừng phạt
thích đáng cho những cá nhân phát tán văn hóa đồi trụy, những tư tưởng lệch lạc.
Tuyên truyền cho học sinh, sinh viên nhận thức về đạo đức, về lý tưởng sống và
biết được những hành vi xấu để phòng tránh.
Trong Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2020 ban hành kèm
theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, khẳng định mục tiêu tổng quát: "Tăng cường
giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, trở thành
nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao và phát huy tốt vai trò xung kích, sáng tạo của
thanh niên trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Chiến
lược đưa ra 6 mục tiêu cụ thể hóa mục tiêu tổng quát, trong đó mục tiêu đầu tiên, liên
quan đến vấn đề giáo dục tư tưởng, chính trị và đạo đức: "Nâng cao nhận thức chính trị,
tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm
chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên". KẾT LUẬN
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, xây dựng công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước,
đạo đức, lối sống của sinh viên Việt Nam đòi hỏi phải được tăng cường rèn luyện, tu
dưỡng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian
khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước. Bác dặn: “Có đạo đức thì khi gặp thuận
lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, khiêm tốn”, “lo trước thiên hạ,
vui sau thiên hạ”, “lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt, chứ không tính toán, kèn cựa để
hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, hủ hoá”. Người còn nói:
“Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ
hằng ngày mà phát triển và củng cố”.
Thấm nhuần lời dạy của Bác, mỗi sinh viên Việt Nam phải luôn tự tu dưỡng đạo
đức cách mạng. Quá trình đó phải thường xuyên, liên tục, “như đánh răng, rửa mặt hằng
ngày”, phải bền bỉ suốt đời như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” .
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, NXB Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà nội, 2021
2. Hồ Chí Minh: Tuyển tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 1980, tập 2
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 2011, tập 3
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 2011, tập 4
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 2011, tập 5
6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 2011, tập 6
7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 2011, tập 9
8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 2011, tập 11
9. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 2002, tập 12
10. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 2011, tập 13
11. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 2011, tập 15
12. Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Hà Nội, 1980, tr.83-85.
13. “Tư tưởng về con người và chiến lược “trồng người””, Nguyễn Thái Sơn, 2005,
Diễn đàn đại học Hà Nội.
14. Quyết định số 2474/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược
phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020