Vận dụng quy luật lượng chất vào kinh doanh - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Quá trình vận động và phát triển của sự vật diễn ra theo chiều hướng tích lũy về lượng đến một giới hạn nhất định, sau đó sẽ chuyển hóa về chất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Đề: ANH/CHỊ HÃY VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT
VÀO LĨNH VỰC KINH DOANH
Quá trình vận động và phát triển của sự vật diễn ra theo chiều
hướng tích lũy về lượng đến một giới hạn nhất định, sau đó sẽ
chuyển hóa về chất. Từ đó đã rút ra được những tư tưởng mang
tính định hướng, hạn chế được tư tưởng chủ quan, duy ý chí
trong việc thực hiện những bước nhảy vọt.
Cụ thể, muốn biến đổi về chất thì ta cần phải tích lũy đến lượng
nhất định gọi là điểm nút và thực hiện bước nhảy để biến đổi về
chất. Nếu ta không tích lũy đủ về lượng mà muốn biến đổi về
chất thì gọi là khuynh hướng nôn nóng tả khuynh và ngược lại,
khi ta đã tích lũy đủ lượng nhưng không thực hiện bước nhảy thì
gọi là khuynh hướng bảo thủ hữu khuynh.
Ví dụ: Một công ty cổ phần muốn chào bán chứng khoán ra
công chúng thì phải được niêm yết trên các sàn giao dịch. Để
được niêm yết trên các sàn giao dịch này thì công ty phải đáp
ứng những điều kiện chào bán chứng khoán lần đầu ra công
chứng theo quy định của Luật chứng khoán. Như vậy, lên sàn
chứng khoán là hình thức mà một công ty lần đầu phát hành
chứng khoán ra công chúng sau khi được các sở giao dịch
chứng khoán (sàn chứng khoán) cho phép và tổ chức giao dịch.
Theo đó, cần phải đáp ứng những điều kiện để chào bán cổ
phiếu lần đầu:
- Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ
30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm
đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế
tính đến năm đăng ký chào bán;
- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu
được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông
thông qua;........v.v
Từ đó ta thấy được, nếu không đáp ứng đủ điều kiện về mặt
lượng thì một công ty cổ phần sẽ không thể chào bán chứng
khoán ra công chúng.
Trong lĩnh vực kinh doanh, để bắt đầu kinh doanh một mặt
hàng/dịch vụ nào đó ta cũng phải trang bị cho mình các hành
trang như: vốn, kiến thức kinh doanh, tìm hiểu thị trường...
Bởi nếu không nắm rõ được thì sẽ dễ xảy ra những sai sót
không đáng có. Quá trình tìm hiểu thị trường và kiến thức
kinh doanh cũng như góp vốn là quá trình tích lũy về lượng.
Và khi đã tích lũy đủ đến một giới hạn nào đó ( điểm nút) thì
ta có thể bắt đầu kinh doanh. Bên cạnh đó khi kinh doanh,
để hạn chế tối đa những rủi ro, người chủ doanh nghiệp phải
biết lập ra những kế hoạch cụ thể, nghiên cứu kĩ từng bước đi
của doanh nghiệp mình một cách chi tiết như xác định những
giai đoạn phát triển của doanh nghiệp (độ), nắm bắt những
cơ hội để đổi mới phát triển doanh nghiệp ( bước nhảy). Từ
đó tránh bị cuốn theo các khuynh hướng nôn nóng tả khuynh
hay bảo thủ hữu khuynh. Qua đây ta thấy được, nếu một
doanh nghiệp muốn phát triển mà không nắm rõ được quy
luật lượng chất thì việc kinh doanh sẽ trở nên khó khăn và dễ
dẫn đến phá sản. Ngược lại, nếu người chủ doanh nghiệp
nắm rõ được quy luật lượng chất và biết vận dụng vào kinh
doanh thì sẽ đưa doanh nghiệp phát triển một cách ổn định,
bền vững.
| 1/2

Preview text:

Đề: ANH/CHỊ HÃY VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT VÀO LĨNH VỰC KINH DOANH
Quá trình vận động và phát triển của sự vật diễn ra theo chiều
hướng tích lũy về lượng đến một giới hạn nhất định, sau đó sẽ
chuyển hóa về chất. Từ đó đã rút ra được những tư tưởng mang
tính định hướng, hạn chế được tư tưởng chủ quan, duy ý chí
trong việc thực hiện những bước nhảy vọt.
Cụ thể, muốn biến đổi về chất thì ta cần phải tích lũy đến lượng
nhất định gọi là điểm nút và thực hiện bước nhảy để biến đổi về
chất. Nếu ta không tích lũy đủ về lượng mà muốn biến đổi về
chất thì gọi là khuynh hướng nôn nóng tả khuynh và ngược lại,
khi ta đã tích lũy đủ lượng nhưng không thực hiện bước nhảy thì
gọi là khuynh hướng bảo thủ hữu khuynh.
Ví dụ: Một công ty cổ phần muốn chào bán chứng khoán ra
công chúng thì phải được niêm yết trên các sàn giao dịch. Để
được niêm yết trên các sàn giao dịch này thì công ty phải đáp
ứng những điều kiện chào bán chứng khoán lần đầu ra công
chứng theo quy định của Luật chứng khoán. Như vậy, lên sàn
chứng khoán là hình thức mà một công ty lần đầu phát hành
chứng khoán ra công chúng sau khi được các sở giao dịch
chứng khoán (sàn chứng khoán) cho phép và tổ chức giao dịch.
Theo đó, cần phải đáp ứng những điều kiện để chào bán cổ phiếu lần đầu:
- Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ
30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm
đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế
tính đến năm đăng ký chào bán;
- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu
được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;........v.v
Từ đó ta thấy được, nếu không đáp ứng đủ điều kiện về mặt
lượng thì một công ty cổ phần sẽ không thể chào bán chứng khoán ra công chúng.
Trong lĩnh vực kinh doanh, để bắt đầu kinh doanh một mặt
hàng/dịch vụ nào đó ta cũng phải trang bị cho mình các hành
trang như: vốn, kiến thức kinh doanh, tìm hiểu thị trường...
Bởi nếu không nắm rõ được thì sẽ dễ xảy ra những sai sót
không đáng có. Quá trình tìm hiểu thị trường và kiến thức
kinh doanh cũng như góp vốn là quá trình tích lũy về lượng.
Và khi đã tích lũy đủ đến một giới hạn nào đó ( điểm nút) thì
ta có thể bắt đầu kinh doanh. Bên cạnh đó khi kinh doanh,
để hạn chế tối đa những rủi ro, người chủ doanh nghiệp phải
biết lập ra những kế hoạch cụ thể, nghiên cứu kĩ từng bước đi
của doanh nghiệp mình một cách chi tiết như xác định những
giai đoạn phát triển của doanh nghiệp (độ), nắm bắt những
cơ hội để đổi mới phát triển doanh nghiệp ( bước nhảy). Từ
đó tránh bị cuốn theo các khuynh hướng nôn nóng tả khuynh
hay bảo thủ hữu khuynh. Qua đây ta thấy được, nếu một
doanh nghiệp muốn phát triển mà không nắm rõ được quy
luật lượng chất thì việc kinh doanh sẽ trở nên khó khăn và dễ
dẫn đến phá sản. Ngược lại, nếu người chủ doanh nghiệp
nắm rõ được quy luật lượng chất và biết vận dụng vào kinh
doanh thì sẽ đưa doanh nghiệp phát triển một cách ổn định, bền vững.