Vận dụng Triết học - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay ở Việt Nam rất đáng báo động. Cụthể:- Ô nhiễm môi trường nước tại các đô thị và thành phố lớn- Ô nhiễm môi trường nước tại nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
VẬN DỤNG NGUYÊN LÍ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN:
Học và luyện tập để nhằm mục đích có thêm các hiểu biết, để thông qua đó sẽ có các kỹ
năng, để chúng ta sẽ có thể gặt hái được tri thức cho bản thân. Học hay còn gọi là học tập,
học hành, học hỏi cũng được hiểu chính là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau
dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích và học tập cũng
có thể liên quan đến việc tổng hợp các thông tin khác nhau. Học và rèn luyện là nhằm để
có thể trang bị các kỹ năng và tri thức: kết quả học tập, siêng năng học tập. Làm theo
gương tốt: học tập lẫn nhau, học tập kinh nghiệm. Hay theo các nhà tâm lý thì ta hiểu học
tập là một sự thay đổi tương đối lâu dài về hành vi, là kết quả của các trãi nghiệm. Học
tập còn là để có thể hiểu sâu, hiểu rộng hơn vấn đề, lĩnh vực mà ta muốn biết từ đó sẽ
giúp ta trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, làm tăng sự sáng tạo và trí tuệ, để thông qua đó
chúng ta áp dụng được vào đời sống và xã hội.
VẬN DỤNG NGUYÊN NHÂN KẾT QUẢ:
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay ở Việt Nam rất đáng báo động. Cụ thể:
- Ô nhiễm môi trường nước tại các đô thị và thành phố lớn
- Ô nhiễm môi trường nước tại nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp Nguyên nhân thứ yếu:
Ô nhiễm do tác động của tự nhiên
- Sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sông làm dòng nuớc cuốn theo các chất cơ học như
bùn, đất, cát, chất mùn…hòa vào nguồn nước gây ô nhiễm.
- Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất bẩn, cáu cặn
trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn
theo các loại hóa chất trước đây đã được cất giữ Nguyên nhân chủ yếu:
Ô nhiễm do tác động của con người
- Hoạt động sản xuất công nghiệp: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hiện nay
ở Việt Nam có rất nhiều các nhà máy, khu công nghiệp,...được xây dựng và đi vào
hoạt động. Tuy nhiên, chỉ có khoảng gần 40% trong số đó có xây dựng hệ thống xử
lý chất thải theo tiêu chuẩn. Lượng chất thải từ các nhà máy, khu công nghiệp còn
lại chưa qua xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, đất và cả không khí.
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp: Để đảm bảo cho năng suất vụ mùa, người nông
dân ở nước ta thường sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Lượng
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật này chỉ được cây trồng hấp thụ một phần nhỏ, số
còn lại sẽ ngấm vào đất, nước làm các môi trường này bị ô nhiễm. Đặc biệt, sau khi
làm ô nhiễm nước bề mặt, chúng còn thấm sâu xuống lòng đất làm ô nhiễm mạch nước ngầm.
- Hoạt động khai thác khoáng sản: Sự phá vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi
tiến hành đào bới và khoan nổ sẽ thúc đẩy các quá trình hoà tan, rửa lũa các thành
phần chứa trong quặng và đất đá. Chất thải rắn bị đổ vào nguồn nước, bụi thải
không được xử lý tham gia vào thành phần nước mưa và nước chảy tràn cung cấp
cho nguồn nước tự nhiên sẽ gây ô nhiễm nặng nề.
Chất thải sinh hoạt của con người: Hàng ngày, các hoạt động sinh hoạt của con
người thường tạo ra rất nhiều rác thải, chẳng hạn như: thức ăn thừa, bao bì ni lông,
các loại chai lọ,....Sau đó, do không được phân loại và vứt đúng nơi quy định, rác
thải xuất hiện tràn lan ở khắp nơi, làm ô nhiễm môi trường nước và cả đất. Các chất
thải như: phân, nước tiểu, nước bẩn từ hoạt động giết mổ, chế biến thực phẩm,...
của con người cũng là nguyên nhân làm nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm Kết quả
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng: con người khi chúng ta ăn uống, tắm
rửa hoặc giặt giũ sinh hoạt gần những
nơi có nguồn nước bị ô nhiễm, gây ra các bệnh như: viêm gan A, bệnh thương hàn, kiết lỵ, tiêu chảy,…
- Đe dọa các hệ sinh thái
Ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật dưới nước:
Ảnh hưởng tới sinh vật trên cạn: Các nguồn nước bị ô nhiễm sẽ phát triển các loại
tảo độc, hóa chất độc hại trôi nổi trên biển, trong nước và trong lưới thức ăn sẽ
khiến động vật ăn phải mắc bệnh và tử vong
Ảnh hưởng đến các môi trường khác
Môi trường đất: Nước bị ô nhiễm mang các chất ô nhiễm thấm vào đất gây ô nhiễm
nghiêm trọng cho đất và ảnh hưởng đến các sinh vật sống trong đất.
Môi trường không khí: Các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải thông
qua vòng tuần hoàn nước, theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn trong không khí tăng lên.
Là gánh nặng cho nền kinh tế, xã hội
Ô nhiễm môi trường nước gây thiệt hại cho nền kinh tế vì nó đòi hỏi tốn kém chi
phí để xử lí, khắc phục sự cố và ngăn ngừa ô nhiễm
VẬN DỤNG LƯỢNG – CHẤT:
Quá trình học tập của mỗi học sinh là một quá trình dài, khó khăn và cần sự cố gắng mỗi
học sinh. Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể
hiện ở chỗ: mỗi học sinh tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng việc nghe các thầy cô
giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,… thành quả của quá trình
tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra, những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt
nghiệp. Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết, học sinh sẽ được chuyển sang một cấp
học mới cao hơn. Như vậy, quá trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài kiểm tra,
các kì thi là điểm nút và việc học sinh được sang một cấp học cao hơn là bước nhảy.
Trong suốt 12 năm học, học sinh phải thực hiện nhiều bước nhảy khác nhau. Trước hết là
bước nhảy để chuyển từ một học sinh trung học lên học sinh phổ thông và kỳ thi lên cấp
3 là điểm nút, đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu mới trong việc tích lũy lượng mới (tri
thức mới) để thực hiện một bước nhảy vô cùng quan trọng trong cuộc đời: vượt qua kì thi
đại học để trở thành một sinh viên. Sau khi thực hiện dược bước nhảy trên, chất mới
trong mỗi người được hình thành và tác động trở lại lượng. Sự tác động đó thể hiện trong
lối suy nghĩ cũng như cách hành động của mỗi sinh viên, đó là sự chín chắn, trưởng thành
hơn so với một học sinh trung học hay một học sinh phổ thông. Và tại đây, một quá trình
tích lũy về lượng (tích lũy kiến thức) mới lại bắt đầu, quá trình này khác hẳn so với quá
trình tích lũy lượng ở bậc trung học hay phổ thông. Bởi đó không đơn thuần là việc lên
giảng đường để tiếp thu bài giảng của thầy cô mả phần lớn là sự tự nghiên cứu, tìm tòi,
tích lũy kiến thức, bên cạnh những kiến thức trong sách vở là những kiến thức xã hội từ
các công việc làm thêm hoặc từ các hoạt động trong những câu lạc bộ. Sau khi đã tích lũy
được một lượng đầy đủ, các sinh viên sẽ thực hiện một bước nhảy mới, bước nhảy quan
trọng nhất trong cuộc đời, đó là vượt qua kì thi tốt nghiệp để nhận được tấm bằng cử
nhân và tìm được một công việc. Cứ như vậy, quá trình nhận thức (tích lũy về lượng) liên
tục diễn ra, tạo nên sự vận động không ngừng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi
con người, giúp con người ngày càng đạt đến trình độ cao hơn, tạo động lực cho xã hội phát triển.
VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN:
Trong quá trình học tập, những kiến thức được học trên giảng đường đôi khi chưa được
áp dụng vào thực tế hoặc nó chưa đủ để sinh viên có thể làm việc ngoài thực tế . Đó chính
là mâu thuẫn giữa kiến thức được học và kiến thức thực tế trong cuộc sống => SV cần có
thái độ học tập tự giác, chủ động và linh hoạt tìm hiểu những kiến thức bên ngoài sách
vở. Tham gia những hoạt động ngoại khóa, đi làm thêm hay đi thực tập để tích lũy kinh
nghiệm và kiến thức thực tế trong xã hội. Việc học phải đi đôi với hành
VẬN DỤNG QUY LUẬT LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
Ðổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động sáng
tạo của nhân dân, phù hợp thực tiễn, luôn luôn nhạy bén với cái mới
Sự nghiệp đổi mới do Ðảng ta khởi xướng và lãnh đạo về bản chất mang tính nhân dân
sâu sắc, thể hiện ở chỗ nó bắt nguồn từ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân và do nhân dân
thực hiện. Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực
tiễn là một nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Ðảng.
Dựa vào nhân dân, qua thực tiễn phong phú của nhân dân, tiến hành tổng kết, từng bước
khái quát thành lý luận, xây dựng và hoàn thiện đường lối đổi mới - đó là bước đi hợp
quy luật. Ðến lượt mình, đường lối đổi mới đã đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng,
nguyện vọng bức xúc của nhân dân, hợp quy luật, thuận lòng dân nên đã được nhân dân
nhanh chóng hưởng ứng, tham gia tích cực, nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Ðường lối đó đã giải phóng được lực lượng sản xuất - nhân tố quyết định cho sự phát
triển xã hội, khơi dậy được tài dân và sức dân để đóng góp xây dựng Tổ quốc. Do đó,
trong quá trình đổi mới, ý kiến, sáng kiến, cách làm sáng tạo của nhân dân các địa
phương và cơ sở là cực kỳ quan trọng. Nếu chúng ta sâu sát với nhân dân, biết lắng nghe
ý kiến nhân dân, chắt lọc, tổng kết, khái quát kinh nghiệm của nhân dân, thì sẽ có quyết
sách đúng, chủ trương phù hợp, nhất là vào những thời điểm khó khăn hay có tính bước