Văn học Ai Cập - Lịch sử văn minh thế giới | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Nền văn học cổ đại Ai Cập chịu ảnh hưởng chủ yếu của tôn giáo. Tuy nhiên ngoài văn học mang nội dung tôn giáo hay thần thoại, còn có nhiều tác phẩm mang nội dung triết học, truyện cổ dân gian, bài thơ tình yêu và những tác phẩm mô tả hiện thực
Môn: Lịch sử văn minh thế giới (FC.007.02)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
13:17 6/8/24
Văn học Ai Cập - Văn học Ai Cập Văn học Ai Cập
- Nền văn học cổ đại Ai Cập chịu ảnh hưởng chủ yếu của tôn giáo. Tuy nhiên ngoài
văn học mang nội dung tôn giáo hay thần thoại, còn có nhiều tác phẩm mang nội dung
triết học, truyện cổ dân gian, bài thơ tình yêu và những tác phẩm mô tả hiện thực.
- Thời Cổ vương quốc (thế kỉ 30 - 22 TCN)
+ Những văn bản xưa nhất còn được lưu lại là những văn bia khắc trên bức tường của các
kim tự tháp thời Cổ vương quốc, còn được gọi là “Những văn bản Kim tự tháp”. Đây
về bản chất là những tác phẩm kinh cầu hồn, phản ánh ước muốn người chết trở thành bất
tử. Có sự liên hệ với tôn giáo của người Ai Cập - niềm tin vào sự bất tử
của linh hồn và cho rằng sau cuộc đời trần thế, con người có lìa khỏi
xác thì vẫn sống mãi và phiêu du ở cõi vô hình.
+ Nhiều văn bia của quan lại quý tộc cũng được giữ lại, đưa ra những
chuẩn mực của giới thượng lưu: “Lời khuyên dạy của Imhotep”,
“Lời khuyên dạy của Djedefhor”, “Lời khuyên dạy của
Ptahhotep”. (các tác phẩm ngày nay đã không còn/chỉ còn giữ được
một phần không đáng kể, chỉ còn lại tác phẩm “Lời khuyên dạy của
Ptahhotep” được giữ trọn vẹn trong một số bản chép lại từ nguyên tác cổ)
- Thời Trung vương quốc (thế kỉ 22 - 16 TCN)
Phát triển mạnh mẽ, có nhiều tác phẩm được lưu trữ đến nay và phong phú hơn bất kì thời
kì nào trong lịch sử cổ đại Ai Cập.
Nội dung: Đây là thời kì diễn ra nhiều cuộc chiến tranh giữa các chính quyền, trật tự
trong nước bị suy yếu nên con người tìm kiếm câu trả lời trước những băn khoăn khi thấy
những quan niệm, lí tưởng tốt đẹp đi ngược lại hiện thực đen tối. Văn học phản ánh
nhiều mặt của đời sống xã hội: tôn giáo, chính quyền, đời sống của các giai cấp, tầng lớp.
+ Tác phẩm văn học giáo huấn dưới dạng lời khuyên dạy vẫn là phổ biến nhất (“Lời
khuyên dạy của vua thành Heracleopolis”, “Lời khuyên dạy của Amenemkhat I”)
+ Cũng xuất hiện nhiều tác phẩm văn học mà nội dung là các câu chuyện mang màu sắc
tôn giáo, bộc lộ nỗi khổ cực của quần chúng lao động bị áp bức bóc lột/sự hoài nghi của
người Ai Cập với niềm tin “sống mãi” sau khi chết (“Một nông phu biết nói những
điều hay” - người nông dân bị thuộc hạ của viên quan đại thần ăn cướp, đã tố cáo lên với
viên quan bằng những câu nói hết sức cầu kì. Bài nói được ghi chép lại và gửi lên cho
Pharaoh, người rất yêu thích và thoả mãn với bài hùng biện của người nông phu. Sau đó
người nông dân được đền bù và còn được thưởng thêm, đám ăn cướp thì bị trừng phạt;
“Cuộc trò chuyện của một người tuyệt vọng với linh hồn" - hội thoại giữa một người
thất vọng về cuộc sống, muốn từ bỏ tất cả và chính linh hồn của anh ta, phản đối việc tự
vẫn và chứng minh sự cần thiết của cuộc sống. “Kẻ tuyệt vọng" cho rằng cái chết là sự
giải thoát khỏi mọi ngục tù đau khổ, còn linh hồn ngược lại, khuyên anh ta hãy about:blank 1/4 13:17 6/8/24
Văn học Ai Cập - Văn học Ai Cập
hưởng thụ những hoan lạc của cuộc đời. Linh hồn tin rằng không việc
gì phải chết và quan tâm tới việc cầu nguyện, thờ cúng, thế giới bên
kia vì mọi lăng mộ, kim tự tháp rồi sẽ đều điêu tàn, sụp đổ,... đi ngược
lại niềm tin về sự bất tử trong tư tưởng xã hội Ai Cập cổ đại ).
+ Tác phẩm tiêu biểu nhất – viên trân châu của văn học Ai Cập thời Trung vương quốc:
“Truyện Sinuhe” (kể về số phận kì diệu của Sinuhe - một triều thần đã tha hương, lưu
lạc khỏi Ai Cập sau cái chết của pharaoh Amenemkhat I, khi những cuộc chiến tranh
giành ngôi báu có thể xảy ra. Nhiều năm sau đó, Sinuhe quay về, gặp lại Senusert I, con
trai Amenemkhat I, vị vua khi xưa ông đã từng rời bỏ. Nhưng vị vua không thù ghét mà
còn rất thượng mến, cho Sinuhe được ban mọi thứ mà một vị quan triều thần được
hưởng cả khi sống và chết).
+ Ngoài ra còn phổ biến loại thi ca phản ánh đời sống nhân dân lao động với lối văn
chương trong sáng, dễ hiểu: “Hát đập lúa”, “Bài hát của mục đồng", “Bài hát của anh gánh thuê"
- Từ thời Tân vương quốc về sau (thế kỉ 16 - thế kỉ 8 TCN)
Phát triển nhiều thể loại, phổ biến nhất là thơ và truyện kể.
+ Truyện cổ tích mang nội dung phi thần thoại: “Hai anh em” (Cuộc phiêu lưu không
tưởng của người em, sau khi bị chị dâu vu khống với anh trai rằng người em định làm
nhục mụ, trong khi chính mụ quyến rũ em chồng không thành công. Người anh trai sau
đó đã giúp chàng trở về Ai Cập, hai người thay nhau làm pharaoh, còn người vợ không
chung thuỷ đã bị giết chết); “Chân lí và Giả dối” (cuộc xung đột giữa Chân và Giả, kết
quả là Giả đã chọc mù mắt người anh và bắt Chân trở thành người gác cổng cho mình,
thậm chí còn định để cho sư tử xé xác nhưng không thành. Tuy nhiên sau đó, người con
trai của Chân, với sự trợ giúp của thần linh, đã trả thù cho cha mình. Chân lí cuối
cùng đã chiến thắng Giả dối.
+ Thơ: “Thơ ca tụng thần Aton” là tác phẩm nổi tiếng nhất, ca ngợi vị thần mặt trời
Aton với những lời thành kính “Người đã xua đuổi bóng tối, chiếu toả hào quang”,
“Người là chủ nhân của mọi người và đã cực nhọc vì họ”.
+ Thơ càng ngày càng thịnh hành, lần đầu tiên xuất hiện 1 thể loại mới – thơ tình yêu.
“Tôi thấy nàng đến gần/Đôi cánh tay rộng mở/Trái tim tôi háo hức rộn ràng/Như trước
mắt là niềm vui vĩnh cửu/Hãy đến bên anh, hỡi nữ hoàng/Hãy lại gần đây, đừng chậm bước!”
=> Với lịch sử mấy nghìn năm, văn học Ai cập cổ đại là một trong những nền văn học
đầu tiên trên thế giới. Đa dạng về thể loại và phong phú về nội dung. Ảnh hưởng
không nhỏ tới sự hình thành và phát triển của một số nền văn học cổ đại La Mã, Hi Lạp, Do Thái và cả Ả Rập. Văn học Lưỡng Hà about:blank 2/4 13:17 6/8/24
Văn học Ai Cập - Văn học Ai Cập
Gồm 2 bộ phận chủ yếu: văn học dân gian (chủ yếu là văn học truyền miệng, không
được biết đến nhiều) và sử thi
- Văn học Sume-Akkad (cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN)
+ Có hàng trăm tác phẩm được lưu giữ đến ngày nay, gồm truyện ngụ ngôn, truyền
thuyết, sử thi, bài ca tụng thần linh,… Nhưng chiếm đa số là thần thoại và truyền thuyết tôn giáo.
+ Thần thoại và truyền thuyết đề cập việc các vị thần tổ chức cuộc sống trần gian, phản
ánh những quan niệm về cuộc đấu tranh của con người với tự nhiên (Truyền thuyết thần
Ninurta đấu tranh với quỷ giữ nước và những trận lụt, phản ánh công cuộc chinh phục 2
con sông Tigoro và Ophorat của nhân dân.)
+ Tác phẩm tiêu biểu nhất của Lưỡng Hà là sử thi “Gilgamesh” (kể về người anh hùng
đã lập được nhiều chiến công, thậm chí đối đầu cả với thần linh, cả gan tỏ rõ sự nghi ngờ
tính bất biến trong quyết định của thần linh về thời hạn sống của con người, nhưng vẫn
chẳng thể thoát khỏi vòng tay của cái chết), được người Sume sáng tác, sau được người
Akkad và Babylon bổ sung hoàn chỉnh.
- Văn học Babylon (từ đầu thiên niên kỉ II):
Ngoài những tác phẩm từ thời kì trước đã trở nên rất phổ thông và gần gũi, thời Babylon
cũng xuất hiện nhiều tác phẩm văn học dưới nhiều loại hình: thần thoại, thơ ca, biên niên sử,..
+ Chú ý nhiều hơn đến sự phong phú, mô tả sinh động, nhiều màu sắc những tình tiết cụ
thể riêng biệt. Các nhân vật mang tính cách cá nhân hơn.
+ Tác phẩm điển hình, lớn thứ hai sau sử thi “Gilgamesh” “Trường ca sáng thế” – nói
về sự sáng tạo vũ trụ. Đây là tác phẩm văn học tiêu biểu cho kiểu truyện phục vụ lễ tế,
một phần của nghi lễ đón năm mới.
+ Đi kèm với những tác phẩm về công cuộc sáng thế và tạo dựng loài người, còn có
những truyền thuyết nói về sự hoạn nạn, chết chóc, những trận đại hồng thuỷ, tận thế,... do thần linh trừng phạt.
=> Văn học Lưỡng Hà có ảnh hưởng lớn đối với khu vực Tây Á. Những truyện khai thiên
lập điạ, sáng tạo ra loài người, nạn hồng thuỷ trong kinh thánh đều bắt nguồn từ đây.
Những đặc điểm tiêu biểu:
1. Lịch sử lâu đời, xuất hiện sớm và phát triển trong một khoảng thời gian rất dài
Các quốc gia cổ đại phương Đông không chỉ hình thành các nền văn minh cổ đại đầu tiên
trên thế giới mà còn tạo ra những nền văn học cổ nhất của nhân loại. Những tập thơ cổ
xưa trên thế giới là “Tử thư Ai Cập”, “Rig Veda” của Ấn Độ, “Kinh thi” của Trung Quốc.
Sử thi ra đời sớm nhất trên thế giới là “Gilgamesh” của Lưỡng Hà, vào khoảng 1800 năm
TCN, so sánh với thời gian ra đời của sử thi Iliad và Odyssey vào thế kỉ thứ 9 - thứ 8 about:blank 3/4 13:17 6/8/24
Văn học Ai Cập - Văn học Ai Cập
TCN. Tuy văn học cổ Ai Cập, Lưỡng Hà có sự mai một nhưng văn học Ấn Độ, Trung
Quốc phát triển rực rỡ đến tận về sau này. 2. Tính đa dạng
Các nước phương Đông thường phát triển trên vùng lãnh thổ rộng lớn, địa hình phức tạp,
quốc gia đông đúc và nhiều dân tộc hỗn cư, ngôn ngữ phức tạp nên văn học thường kết
hợp đa chủng tộc, đa văn hóa. Như văn học Trung Quốc đã có sự phân biệt giữa miền
Bắc, lưu vực sông Hoàng Hà với tác phẩm tiêu biểu là “Kinh thi”, còn ở miền Nam, lưu
vực sông Dương Tử là “Sở từ”.
3. Tính dân tộc rõ nét
Với nền kinh tế nông nghiệp lâu đời, giao thông không thuận tiện, sự giao lưu không nở
rộ, thông suốt, sự kết nối văn hóa giữa các nền văn minh thuở ban đầu cũng không mật
thiết. Vì vậy, văn học cổ đại phương Đông vẫn mang cá tính riêng của mỗi dân tộc, phát
triển trong quốc gia, lãnh thổ, sau lớn mạnh mới xuất hiện sự giao lưu ảnh hưởng lẫn nhau.
4. Ảnh hưởng sâu sắc về tôn giáo
Nền văn học Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ đều không thể tách rời khỏi tôn giáo. Có những
tác phẩm là kinh điển của tôn giáo như “Rig Veda”, “Ramayana”, “Mahabharata” của Ấn
Độ; có những tác phẩm tuy không phải kinh điển của tôn giáo nhưng chứa sắc thái tôn
giáo rõ nét như “Tử thi Ai Cập”, “Sử thi Gilgamesh” của Lưỡng Hà. Khó có thể tìm thấy
tác phẩm nào của phương Đông cổ đại hoàn toàn không chịu ảnh hưởng chút nào từ tôn
giáo hoặc những tín ngưỡng truyền thống.
Vai trò của những thành tựu văn học phương Đông
“Văn học là sự phản ánh hiện thực”. Từ các tư liệu văn học còn được lưu giữ cho tới tận
ngày hôm nay, chúng ta có thể phần nào hình dung được cuộc sống của con người tại
những nền văn minh cổ xưa nhất trên thế giới. Những tác phẩm văn học đầu tiên có lịch
sử lâu đời nhất có thể kể đến như các thần thoại, truyền thuyết dân gian được lưu truyền
trong đời sống hàng ngày trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người
dân thời bấy giờ, sử dụng trong các dịp lễ hội, trong lao động sản xuất. Nó phản ánh
những quan niệm của con người về tự nhiên, xã hội, tình cảm, đồng thời phản ánh cả
quan niệm và những cách lý giải về vũ trụ, cội nguồn của sự sống.
Những nền văn học cổ xưa nhất tại phương Đông, chủ yếu là Ấn Độ và Trung Quốc cũng
đã ảnh hưởng đến văn học Đông Nam Á nói chung, châu Á nói riêng về sau này. about:blank 4/4