Văn học nghệ thuật - Lịch sử văn minh thế giới | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Môlie – tên tuổi lớn nhất của dòng văn học cổ điển Pháp – 1 trong những tên tuổi nổi tiếng nhất lĩnh vực hài kịch của mọi thời đại. Viết khoảng 40 hài kịch:Đông Gioăng, Trường giả học làm sang, Người ghét đời, Lão hà tiện…
Môn: Lịch sử văn minh thế giới (FC.007.02)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
13:20 6/8/24
Văn học nghệ thuật VMCN final
Thành tựu của văn minh công nghiệp
II. Thành tựu văn học và nghệ thuật: 1. Văn học:
- Từ những năm 30 của thế kỉ XVII – XVIII, ở phương Tây thịnh hành trào lưu văn học nghệ
thuật theo khuynh hướng của chủ nghĩa cổ điển. ·
Đi tìm về những giá trị mẫu mực trong thơ ca và kịch Hy Lạp ·
Coi trọng những quy phạm về mặt hình thức: kết cấu chặt chẽ, từ ngữ trang trọng, chính xác… ·
Về nội dung, đề cao vai trò của lý trí như 1 phong cách sống, ca ngợi sự
chiến thắng của ý thức về nghĩa vụ đối với tình cảm và dục vọng cá nhân. ·
Có mặt ở nhiều nước châu Âu, xuất hiện đầu tiên và đạt tới đỉnh cao ở
Pháp (bi kịch, hài kịch phát triển nhất), các nhà soạn kịch nổi tiếng (Coocnây, Raxin,…) ·
Môlie – tên tuổi lớn nhất của dòng văn học cổ điển Pháp – 1 trong những
tên tuổi nổi tiếng nhất lĩnh vực hài kịch của mọi thời đại. Viết khoảng 40 hài kịch:
Đông Gioăng, Trường giả học làm sang, Người ghét đời, Lão hà tiện… Hài kịch
của ông đả kích các tệ nạn xã hội, nhạo báng các thói kiêu căng, đạo đức giả, tự
cao tự đại, ngu ngốc của những kẻ bon chen trong xã hội và cả những nhược điểm
tâm lý con người. Mang tinh thần đấu tranh giai cấp mạnh mẽ và giúp con người
tránh xa cái sai, cái xấu. ·
La Phôngten – tác giả nổi tiếng của Pháp. Ông làm thơ, viết văn, chuyên
về ngụ ngôn, khai thác đề tài hiện thực cuộc sống. Thơ ông mang tính hài hước
nhẹ nhàng, đả kích thói hư tật xấu của con người, những thói hợm hĩnh của giai
cấp tư sản, có tác dụng giáo dục sâu sắc. ·
Nước Anh cũng thịnh hành văn học cổ điển. Nhà thơ Giôn Mintơn, các tác
phẩm của ông mô phỏng truyền thống cổ điển Hy Lạp. Đề cao trách nhiệm cá
nhân, vì cho rằng bản chất của cái đẹp là đạo đức, đồng thời coi trọng kiến thức,
xem đó là công cụ của đức hạnh. Là người quan tâm đến các vấn đề của thần học,
nhưng ông cũng gạt bỏ những giáo điều trong Canvanh giáo. ·
Alếchxanđrơ Pôpơ. Thơ của ông được coi là đỉnh cao của văn học cổ điển
Anh thế kỉ 18. Ông theo thuyết cơ giới, cho rằng tự nhiên bị chi phối bởi luật bất
biến, con người phải theo tự nhiên nếu muốn có trật tự như thế trong công việc
của mình. Tác phẩm Luận về phê bình – tác phẩm tiêu biểu, viết trong thời kỳ cực
thịnh của văn học cổ điển Anh thời bấy giờ. about:blank 1/8 13:20 6/8/24
Văn học nghệ thuật VMCN final ·
Ở Đức, thế kỉ 18 cũng xuất hiện trào lưu văn học cổ điển. Tiêu biểu là Gớt,
Létxinh, Sinlơ. Khác với Anh, Pháp, ở Đức đề cập đến nhiều vấn đề mang ý nghĩa xh và triết lý sâu sắc.
- Thế kỷ XIV, văn học phương Tây phát triển theo nhiều khuynh hướng, trong đó có 2 trào lưu
chủ yếu: Văn học lãng mạn và Văn học hiện thực.
+ Văn học lãng mạn: phát triển mạnh trong 3 thập niên đầu của thế kỉ 19. Đây là 1 trào
lưu văn học phức tạp và đầy mâu thuẫn. Phản ánh thực trạng xã hội và tâm tư của các tầng lớp cư
dân trong thời kỳ châu Âu nhiều biến động. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và cuộc CMCN
đã làm cho nền sản xuất máy móc ra đời và phát triển nhanh chóng, đồng thời làm cho đời sống
của nhân dân thêm cực khổ, nhân cách con người bị chà đạp bởi thế lực của đồng tiền. Trong
hoàn cảnh đó, các nhà văn theo chủ nghĩa lãng mạn đã đề xuất những lối thoát tinh thần. Ta có
thể nói rằng, cơ sở hình thành chủ nghĩa văn học lãng mạn là sự bất mãn, căm phẫn đối với thực
tại cùng với mong muốn mãnh liệt tìm cách thoát ly khỏi thực tại. Văn học lãng mạn thời kì này
cũng chia thành 2 khuynh hướng đối lập: lãng mạn tiêu cực (bảo thủ) và lãng mạn tích cực. a. Lãng mạn tiêu cực:
- Phản ánh hệ ý thức của tầng lớp quý tộc phong kiến bị tước đoạt những đặc quyền về kinh tế và
chính trị và tâm trạng của tầng lớp tiểu tư sản, tiểu nông bị phá sản trong xã hội mới. Xuất thân
trong 1 gia di lớp quý tộc, những nhà văn thuộc khuynh hướng này phủ định thực tại, mơ ước
khôi phục lại những đặc quyền đã mất và uy tín của nhà thờ. Họ coi “cái tôi” là trên hết và đi tìm
sự giải thoát ở các thuyết thần bí tôn giáo.
- Pháp – phát triển mạnh. Người đại diện cho phong trào này là Chateaubriand (Satôbriăng) – 1
nhà văn nổi tiếng với những mâu thuẫn giằng xé giữa địa vị xuất thân cao quý và vị trí của ông
trong cuộc sống thực tại, cũng như giữa lòng kiêu ngạo quý tộc với những dục vọng trần tục.
Qua những tác phẩm tiêu biểu: Atala (1801), Rơne (1802), Tinh hoa của đạo Cơ đốc (1802), ông
đã thể hiện tư tưởng riêng của ông khi tự tạo cho mình 1 thế giới bằng ý niệm, đi tìm sự hưởng thụ trong mộng tưởng. b. Lãng mạn tích cực:
- Cũng thể hiện sự bất mãn sâu sắc với xã hội tư sản, nhưng những tác giả của khuynh hướng này
không chạy trốn cuộc đời hay tìm tới quá khứ mà luôn luôn mơ ước tới 1 tương lai tốt đẹp, trong
đó con người được sống hạnh phúc và tự do.
- Pháp, lãng mạn tích cực hình thành từ những năm cuối thế kỷ 18, phát triển mạnh từ những
năm 20 của thời kỳ 19. Victo Huygô là nhà thơ, nhà văn, người đại diện cho trào lưu này. Ông đã
để lại 1 khối lượng tác phẩm đồ sộ. Qua các tác phẩm Nhà thờ Đức bà Paris, Những người khốn
khổ,… ông ca ngợi vẻ đẹp của những con người lao động bình dị, thấy được sức mạnh của họ,
nói lên niềm khát khao của con người muốn vươn tới cuộc sống tươi đẹp, lương thiện và công
bằng, thấm đượm tinh thần nhân đạo. about:blank 2/8 13:20 6/8/24
Văn học nghệ thuật VMCN final
=> Văn học lãng mạn đã tạo ra 1 bước tiến mới trong tiến trình văn học của nhân loại, có những
tiến bộ sâu sắc và vượt xa so với những trào lưu văn học trước đó. + VH hiện thực: ·
Khác với văn học lãng mạn, văn học hiện thực hình thành và phát triển
trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chiếm địa vị thống trị, những mâu thuẫn xã hội
phát triển gay gắt (mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản). Trong điều kiện đó,
trào lưu văn học hiện thực đã phê phán kịch liệt xã hội tư bản – xã hội mà thế lực
của đồng tiền đã làm tha hóa con người trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn. Đồng thời
văn học hiện thực đề cập đến thân phận của những người nghèo khổ trong xã hội,
ca ngợi sự bình dị, lòng cao thượng, tình người và lòng nhân đạo của họ.
- Pháp, Anh, Nga là những nước có nền văn học hiện thực phát triển mạnh mẽ trong thế kỉ XIX. ·
Bandắc là nhà văn tiêu biểu cho trào lưu này, phơi bày thực trạng bất công
qua các nhân vật của nhiều tập tiểu thuyết trong bộ Tấn trò đời – bức tranh toàn
cảnh về xã hội Pháp thế kỉ 19 qua nhãn quan riêng của ông, đề cập đến 2 chủ đề
nổi bật: đồng tiền và tham vọng cá nhân.
- Ở Anh, tiêu biểu cho trào lưu này là Dickens và Thackeray đều mơ ước chấn
chỉnh lại xã hội. Họ tán thành cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nhưng lại hoảng
sợ trước sức mạnh và tính chất quyết liệt của nó. Do đó các tác phẩm của họ
thường kết thúc bằng sự thỏa hiệp trong những vấn đề lớn về xã hội mà tác phẩm đặt ra.
- Ở Nga, văn học hiện thực ra đời từ những năm 30 của TK 19. Nổi tiếng là những
kiệt tác bằng thơ của Puskin. Điểm chung của các nhà văn hiện thực Nga là đều
hướng về nhân dân, hướng đến hiện thực, quan tâm đến vận mệnh nước Nga, đến
các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa với tinh thần nhân văn sâu sắc.
+ Tác phẩm Chiến tranh và hòa bình của Lep Tônxtôi là 1 bản hùng ca về cuộc
kháng chiến của nhân dân Nga chống sự xâm lược của Napôlêông, được liệt vào
hàng những tiểu thuyết hay nhất thế giới. 2. Âm nhạc:
- Âm nhạc thế kỉ 18-19 gồm 2 trường phái: cổ điển và lãng mạn.
+ Trường phái cổ điển: about:blank 3/8 13:20 6/8/24
Văn học nghệ thuật VMCN final
hình thành và phát triển trong khoảng 1750 – 1820. Đây cũng là thời kì lịch sử âm
nhạc có nhiều biến động quan trọng với sự ra đời của các kiểu cấu trúc âm nhạc
mới, thể loại mới, nhạc cụ mới. Gồm 2 loại: ·
Nhạc dùng đàn, thường được trình tấu bằng 1 nhạc cụ, 1 nhóm nhạc cụ hay 1 dàn nhạc ·
Thanh nhạc, được viết cho 1 ca sĩ hoặc 1 nhóm ca sĩ, hay 1 ban hợp ca
3 nhà soạn nhạc bậc thầy của trường phái cổ điển:
+ Hayđơn (Áo) – người sáng lập nhạc cổ điển – cha đẻ của nhạc giao hưởng và tứ tấu.
+ Môda (Áo) sáng tác hầu hết các thể loại: nhạc kịch, giao hưởng, thính phòng, hợp xướng, ca khúc…
+ Bêthôven sáng tác những bản giao hưởng và sônát giàu tính nghệ thuật, kịch tính và triết lý.
-> Mỗi nghệ sĩ đều có những cá tính riêng trong việc lựa chọn thể loại và ngôn
ngữ âm nhạc của mình. Tuy nhiên, đặc điểm chung trong các tác phẩm của họ là
đều mang tính hiện thực, lạc quan, tính nhân bản, dân chủ, khẳng định ý nghĩa
cuộc sống, với giai điệu vừa lịch lãm vừa ca ngợi + Lãng mạn:
Là sự kế tục, tiếp nối truyền thống sáng tạo nghệ thuật âm nhạc của trường phái âm nhạc cổ điển.
Đặc điểm nổi bật là tính trữ tình. Thế giới nội tâm của con người được giải bày
dưới nhiều góc độ, thể hiện khuynh hướng tự do cá nhân, đề cao những yếu tố
khác thường và sự thân thiết trong nội tâm tình cảm.
Các đề tài thường nói về sự cô đơn, nỗi buồn, sự thất vọng, về tình yêu, số phận và cả ước mơ.
Các nhạc sĩ lãng mạn rất coi trọng tính dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật, vì vậy
họ khai thác chất liệu dân gian, các hình thức văn nghệ dân gian (cổ tích, thần
thoại, dân ca, dân vũ…) trở thành nguồn chất liệu quan trọng để các nhạc sĩ sáng
tạo nên các tác phẩm nghệ thuật. ·
Nhạc sĩ Sube và Suman nổi tiếng với 1 loạt bài hát và tác phẩm khí nhạc ·
Richard Wagner (Uâynơ): bản kịch quy mô lớn about:blank 4/8 13:20 6/8/24
Văn học nghệ thuật VMCN final ·
Xtrox: thành công trong các loại nhạc chương trình phối hợp với thơ, với
cảnh, mô tả, bắt chước các âm thanh tự nhiên và các âm thanh chuyển động. ·
Thiên tài âm nhạc Sôpanh đã sáng tác nhiều tác phẩm thể loại âm nhạc
không tiêu đề, mang phong cách tự do phóng khoáng. ·
Nhạc sĩ người Nga Traicốpxki nổi tiếng với những bản nhạc giao hưởng thính phòng.
Đàn dương cầm đóng vai trò quan trọng trong các sáng tác và trình diễn do khả
năng vừa diễn tả giai điệu vừa hòa âm của nó. 3. Hội họa:
* Phong trào nghệ thuật Rococo
- Đầu thế kỷ 18, phong trào nghệ thuật Rococo xuất hiện ở Pháp, sau đó lan tỏa ra phần lớn các
nước châu Âu. Phong cách này được thể hiện bởi những màu sắc tinh tế, với các màu hồng, xanh
lá cây, vàng chủ đạo. Nhiều chủ đề bình dân, giản dị của cuộc sống thường ngày được đưa vào hội họa.
- Người tiên phong cho hội họa Rococo là họa sĩ người Pháp Ăngtoan Oáttô. Được biết đến với
những bức tranh mô tả nhóm người mặc đồ đẹp, tụ tập trò chuyện tình tứ hoặc khiêu vũ đùa vui
trong 1 khu vườn thơ mộng kiểu công viên, tiêu biểu là bức “Lên chơi đảo Cytherea”.
- Hội họa Rococo cũng phát triển mạnh ở Italia. Tiêu biểu là các họa sĩ trong trường phái
Vơniđơ. Họa sĩ bậc thầy ở Ý là Tiepolo. Ông nổi tiếng với những tác phẩm bích họa lớn, hoành
tráng và tranh khắc. Tác phẩm bức tranh lớn trên trần của điện Ređônicô ở Vơniđơ.
- Trào lưu Rococo kéo dài khoảng hơn nửa thế kỷ. Chấm dứt hoàn toàn từ sau cuộc Cách mạng Pháp (1789- 1894)
Một số nhà phê bình gọi nghệ thuật Rococo ‘hợp thời’, có nghĩa như một thứ mốt thời thượng
nổi lên rồi biến mất. Họ lên án phong cách nghệ thuật này vì cho rằng nó nông cạn và nhạt
nhẽo. Một số khác còn xem nó như một nghệ thuật phóng túng và đã có nhiều phản ứng dữ dội
chống lại nhận xét này. Với các lời chỉ trích mạnh mẽ từ nhiều nhà trí thức như Voltaire, khoảng
năm 1760, phong trào này bắt đầu suy giảm ở Pháp rồi dần dần trên khắp châu Âu
* Phong trào nghệ thuật Tân cổ điển
- Cuối thế kỉ 18, trào lưu nghệ thuật
được hình thành như 1 sự phản ứng lại với tính Tân cổ điển
cách phù phiếm của Rococo. Chủ trương về những giá trị cũ, lấy vẻ đẹp lí tưởng của nghệ thuật
cổ đại Hy Lạp – La Mã và sự trong sáng, giản dị, cao thượng làm tiêu chuẩn. about:blank 5/8 13:20 6/8/24
Văn học nghệ thuật VMCN final
- Đề tài chủ yếu được khai thác từ lịch sử, tôn giáo và thần thoại, bố cục chặt chẽ và kịch tích, đồ
sộ, tập trung vào sự kiện được trình bày, màu sắc thực.
- Đại diện tiêu biểu là họa sĩ Pháp, Đavít nổi tiếng với các bức “Lời thề Hôratiut”và “Cái chết
của Marát”- được coi là các tác phẩm mẫu mực của phong cách hội họa Tân cổ điển. Họa sĩ
Anhgrơ thường vẽ các chủ đề về phương Đông, về vẻ đẹp nhục thể của phụ nữ và các chân dung
với sắc thái tao nhã, khối hình tinh tế, 1 sự cường điệu hóa cao và 1 sự thuần thục tuyệt vời.
- Hay Ingres với các chủ đề về phương Đông, về vẻ đẹp nhục thể của phụ nữ và chân dung với 1
sắc thái tao nhã, khối hình tinh tế, một sự cường điệu hóa cao và 1 sự thuần phục tuyệt vời, điển
hình là các tác phẩm “Nàng chính phi”, “Người đàn bà tắm”, “Jupiter và Thestis”…
Trước phản đối của mọi người về hội họa của ông có còn tuân thủ những khuôn thước của nghệ
thuật cổ điển (“Nhiếp ảnh thì thật đẹp, nhưng không bàn đến ở đây”) ông đã phản ứng dữ dội
và phẫn nộ phát biểu cả với Delacroix rằng: “Với hội họa thì những đầu máy xe lửa cũng không
nhìn thấy gì hết”. Ingres là họa sĩ hiện đại hơn hết, và như Rimbaud (Arthur Rimbaud, 1854 –
1891, Nhà thơ Pháp): “hoàn toàn hiện đại”. Đó là một “sự khuấy động”, có thể sử dụng từ ngữ
này của Baudelaire (Charles Baudelaire, 1821 – 1867, nhà thơ Pháp) trong nhận định về cái
đẹp của thế kỷ XIX: “Một bậc thầy của những đường cong gợi cảm, thanh thoát, người đã cởi bỏ
chiếc áo ngực của phụ nữ!”
Nguồn: http://mythuat.edu.vn/
* Thế kỷ 19, nghệ thuật hội họa phát triển mạnh với 2 khuynh hướng chủ yếu là lãng mạn và hiện thực.
- Khuynh hướng lãng mạn: hình thành là sự phản ứng lại chủ nghĩa cổ điển. Các tác giả rời bỏ
tinh thần của Hy Lạp – La Mã, rời bỏ những chuẩn mực gò ép, kinh viện, k phù hợp với sự phát
triển đa dạng của cuộc sống, lấy nguồn cảm hứng từ các cuốn tiểu thuyết đương thời, những
trường đoạn mang nhiều kịch tích để làm đề tài sáng tác với màu sắc tươi sáng hơn, những hình
họa linh hoạt hơn, thể hiện sự táo báo và trí tưởng tượng pp. Thường đi tìm những khung trời xa
lạ, những kỵ sĩ Ả rập, những cuộc đi săn và những màu sắc nổi bật.
+ Danh họa Pháp Đơ Lacroa là đại diện lớn nhất của hội họa lãng mạn. Nổi tiếng với các
bức: “Cuộc tàn sát ở Sxiô”, “Con thuyền Đantê”, “Tự do dẫn dắt nhân dân”,…
- Khuynh hướng hiện thực: ra đời ở Pháp khoảng giữa thế kỷ 19. Đây là trào lưu nghệ thuật lấy
xã hội và những vấn đề có thực của con người làm đối tượng sáng tác. Cung cấp cho công chúng
nghệ thuật những bức tranh sống động và chân thực về cuộc sống và môi trường xã hội.
+ Người khởi xướng là Corot ở Pháp. Ông đi theo phương pháp vẽ phác họa tại chỗ, đạt
được sự xác thực cao trong phương pháp thể hiện ánh sáng ở các bức phong cảnh.
Họa sĩ hiện thực vĩ đại nhất của Pháp là Courbest với tuyệt tác: “Xưởng vẽ của họa sĩ”, “Công
nhân đập đá”… - đều lấy cảm hứng từ đề tài bình dị của hiện thực cuộc sống, nhưng được phản
ánh bằng trình độ nghệ thuật cao. Ông là người đi đầu để lập nên nền tảng của hội họa hiện đại sau này. about:blank 6/8 13:20 6/8/24
Văn học nghệ thuật VMCN final 4. Kiến trúc:
- Kiến trúc thế kỉ 18-19 bị coi là hỗn loạn vì thời kì này tồn tại nhiều hình thức kiến trúc và nhiều
quan điểm nghệ thuật khác nhau.
- Đầu tiên là hình thức kiến trúc Baroque ra đời cuối thế kỷ 16, tồn tại đến nửa đầu thế kỷ 18.
Tuy xuất phát từ kiến trúc Phục hưng nhưng kiến trúc Baroque sử dụng phương tiện mỹ thuật
trang trí hoàn toàn khác. Nó ít chú ý tới sự cân đối, hợp lí mà chú ý đến những cảm giác mạnh,
sự thay đổi, tìm tòi những hiệu quả thẩm mỹ kịch tích, bất ngờ. Được áp dụng chủ yếu là 2 loại
kiến trúc: nhà thờ và quảng trường. Tiêu biểu: nhà thờ xanh Anđơrây 1658, quảng trường xanh Pie 1657…
- Từ thế kỉ 17-18, ở Pháp thịnh hành trào lưu kiến trúc cổ điển. Dựa vào việc vận dụng và bổ
sung những nguyên tắc sáng tác của thời cổ đại và thời Phục hưng. Được áp dụng để xây dựng
các nhà công cộng, cung điện, hoa viên…
(Quần thể kiến trúc Vécxai- quần thể này bao gồm cung điện, quảng trường, công viên, các con
đường, bể phun nước... – tất cả đều thống nhất hài hòa, tạo nên cơ cấu hoàn chỉnh)
- CMCN ở châu Âu và Mỹ thế kỉ 18-19 đã dẫn tới sự hình thành xu hướng kiến trúc kỹ thuật
mới, sử dụng các vật liệu xây dựng gang, sắt, thép.
(các cầu bắc qua sông Uyrơ, sông Mênai ở Anh; tháp Eiffel ở Pháp; các nhà ga xe lửa ở Anh, Pháp…)
- CMCN cũng làm hình thành các khu công nghiệp – trở thành 1 trong những loại công trình xây
dựng quan trọng nhất, đồng thời trở thành yếu tố cơ bản của việc xây dựng thành phố. Từ thế kỷ
19, thành phố phát triển rất nhanh cả về số lượng và quy mô.
- Những công trình kiến trúc hành chính ra đời, vừa là cơ sở vật chất, vừa tượng trưng cho quyền
lực của giai cấp tư sản.
(Nhà quốc hội Mỹ 1793, nhà quốc hội Anh 1840 – 1865… công trình kỉ niệm, tòa án, cơ quan
cảnh sát, nhà ở, bảo tàng, thư viện và trường học…)
- Đầu thế kỉ XIX, xu hướng kiến trúc phục cổ hướng về những kiến trúc của Hy Lạp, hay theo
phong cách phụ cổ Gothic, phát triển mạnh ở Anh và Pháp. Điểm khác biệt Baroque Rococo Quy mô
Tạo phong trào kiến trúc lớn
Chỉ là một phần nhỏ trong nhiều phong trào lúc đó. Kiến trúc mái
Sử dụng mái vòm cao hình
Có nhiều hình thức mái hơn, được trang trí đơn
quả lê, mang ý nghĩa về sự
giản. Không đặt nặng vấn đề trang trọng hay hoàn
giàu có và thịnh vượng. hảo. about:blank 7/8 13:20 6/8/24
Văn học nghệ thuật VMCN final Một số chi tiết
Các chi tiết thể hiện xoay
Chủ yếu khắc học cuộc sống của tầng lớp quý tộc-vua khác
quanh chủ đề về tôn giáo. chúa.
Đường nét khỏe khoắn, cảm
Đường nét hướng tới sự thanh lịch và duyên dáng. giác nặng và cong.
Nguồn: https://kientrucancuong.vn/ III. Kết luận:
Nhìn lại những thành tựu văn học nghệ thuật trong thời kỳ này, nhất là vào thế kỉ XIV, sự
phát triển nổi bật nhất là các tác phẩm văn học, phản ánh khá rõ nét những khía cạnh của cuộc
sống trong thời kì biến động xã hội dưới tác động của cách mạng tư sản và quá trình công nghiệp
hóa. Nhờ những tiến bộ lớn lao về kĩ thuật mà các công trình khoa học, các tác phẩm văn học
được xuất bản rộng rãi, được người đọc đón nhận.
Thành tựu của cách mạng công nghiệp tạo nên cơ sở vật chất và kĩ thuật, bảo đảm ưu thế
của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến. Tuy nhiên, trong sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản, dần dần bộc lộ những mặt hạn chế trong quan hệ xã hội, nhiều thành tựu kĩ thuật được sử
dụng làm phương tiện chiến tranh phá hoại những công trình do nền văn minh nhân loại tạo nên.
Nhưng dù sao, sự ra đời và xác lập của chủ nghĩa tư bản là bước tiến vô cùng lớn lao đưa lịch sử
bước vào 1 thời kì mới của tiến trình văn minh nhân loại. * TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Lịch sử văn minh thế giới, Vũ Dương Ninh (Tái bản 2020), NXB Giáo dục Việt Nam
- Lịch sử văn minh thế giới, Nguyễn Văn Ánh (Tái bản 2020), NXB Giáo dục Việt Nam
- Tiểu luận cuối kỳ lịch sử văn minh Thành tựu trong cách mạng công nghiệp, Nguyễn Hương
Liên và Lương Phương Linh, 2021, Học viện Ngoại giao Việt Nam. - http://mythuat.edu.vn/ - https://kientrucancuong.vn/ about:blank 8/8