Văn học đương đại | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh

Văn học đương đại | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem

Văn học Trung Quốc đương đại
1. Tổng quát:
Văn học Trung Quốc đương đại được hình thành và phát triển trong thời kì lấy dấu
mốc từ thời điểm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập ( từ năm 1949 cho
đến nay).
Văn học đương đại Trung Quốc bao gồm nhiều thể loại khác nhau, gồm các thể
loại như: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ và văn xuôi.
Trong văn học đương đại Trung Quốc, các tác giả thường tập trung vào các chủ đề
về đời sống hội, gia đình, tình yêu, sự thay đổi của hội các vấn đề đương đại
khác. Nhiều tác giả đương đại Trung Quốc cũng đưa ra quan điểm của mình về tình hình
chính trị, văn hóa và xã hội của Trung Quốc hiện đại.
Văn học đương đại Trung Quốc phản ánh sự thay đổi nhanh chóng của hội
Trung Quốc trong những năm qua, bao gồm cả sự phát triển kinh tế và thay đổi văn hóa.
Nhiều tác phẩm của văn học đương đại Trung Quốc cũng đưa ra các khía cạnh mới về
lịch sử văn hóa Trung Quốc, góp phần đưa Trung Quốc trở thành một phần của thế
giới đương đại.
2. Các giai đoạn phát triển:
Từ hiện trạng phát triển của văn học đương đại Trung Quốc, các học giả nước này
đã chia văn học đương đại thành 4 giai đoạn phát triển:
Mười bảy năm đầu ( 1949 1965) giai đoạn văn học sau khi thành lập nước
Trung Quốc mới. Giai đoạn này kế thừa truyền thống văn học mới từ sau phong trào
“Ngũ Tứ”, khời xướng phương pháp sáng tác theo khuynh hướng hiện thực hội chủ
nghĩa. Đặc trưng cơ bản là: văn học đã bước vào giai đoạn lịch sử mới, nhiều nhà văn hết
lời khen ngợi xã hội mới, miêu tả thời đại mới khi nhân dân làm chủ, phản ánh cuộc sống
cách mạng xã hội long trời lở đất, thể hiện tinh thần của thời đại chủ nghĩa xã hội.
Văn học thời kỳ “Cách mạng văn hóa” (1966 1976) văn học của một thời kỳ
lịch sử đặc biệt, những đợt chấn động mạnh những trận tàn phá lớn của hội đã
giáng xuống nền văn học những tai ách khủng khiếp chưa từng thấy. Trong thời “Cách
mạng văn hóa”, tuy cũng vài hoạt động sáng tác văn học, nhưng các tác phẩm đã bị
quan điểm và mục tiêu chính trị thao túng trực tiếp, việc tiếp nhận tác phẩm cũng bị ghép
cho những ý nghĩa chính quan trị đặc thù, văn học ở thời kỳ này đã bị uôn cong triệt để.
Văn học thời kỳ mới (1977 - 1995): sau khi kết thúc “Cách mạng văn hóa” và tiến
hành cải cách mở cửa, đến năm 1992 khi Trung Quốc bắt đầu áp dụng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với quá trình giải phóng tư tưởng và phát triển
hội, văn học cũng thức tỉnh trở lại phồn vinh. Thời kỳ này, tưởng văn nghệ
sáng tác văn học là vô cùng sôi nổi, các đề tài, hình thức và phong cách văn học cũng rất
phong phú đa dạng. Ngoài trào lưu chính chủ nghĩa hiện thực, các luồng tưởng,
trường phái và phương pháp sáng tác của văn học nước ngoài như chủ nghĩa tượng trưng,
dòng ý thức, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, kịch phi lý, hài kịch
đen,... hầu hết đều được các nhà văn khai thác thể hiện, cho thấy tinh thần tìm tòi
cách tân táo bạo trong thời đại mới.
Văn học buổi chuyển giao thế kỷ (từ năm 1996 đến nay): thời đại toàn cầu hóa
bùng nổ thông tin, văn học chuyển sang giai đoạn đa nguyên, nhiều hình thái lập
trường văn hóa cùng tồn tại. Các tác giả cố kết hợp phong cáchnhân và tinh thần dân
tộc, liên tục tìm tòi các phương thức biểu hiện, không ngừng khai phá độ sâu về tư tưởng.
Sự kiện Mạc Ngôn đoạt giải Nobel Văn học đã đánh dấu một tầm cao mới của văn học
đương đại. Đồng thời, các tác phẩm xuất hiện sau thập niên 80, 90, cùng tốc độ phát triển
nhanh chóng của văn học mạng, cũng báo hiệu tương lai và thách thức phía trước của văn
học đương đại Trung Quốc.
Đặc điểm chủ yếu của văn học đương đại:
Tuy phải trải qua quá trình đầy cam go nhưng văn học đương đại vẫn
không ngừng tiến lên phía trước, trong quá trình ấy, văn học đương đại
đã hình thành cho mình những đặc sắc chính như sau:
1/ Quan hệ mật thiết giữa văn học với thời đại:
Văn học đương đại:
- Kế thừa dòng chảy của văn học mới thời “Ngũ Tứ”.
- Được thời đại giao cho tính chất mới của chủ nghĩa xã hội.
Tính chất này đã quyết định nên đặc điểm của văn học đương đại, đó là
luôn chịu ảnh hưởng của xã hội trong suốt quá trình phát triển.
Các yêu cầu cơ bản mà văn học đương đại đảm trách:
- Phản ánh giai điệu chính của thời đại
- Thể hiện bước tiến của xã hội
- Cho thấy diện mạo tinh thần của nhân dân
2/ Nền văn học có kết cấu từ nhất nguyên đến đa nguyên:
Theo sự phát triển không ngừng của thời đạihội, văn học đương
đại cũng có kết cấu từ nhất nguyên tiến tới đa nguyên.
Từ văn học công nông binh tới chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa hiện đại,
chủ nghĩa hậu hiện đại… văn học đương đại từng bước thoát khỏi sự
ràng buộc văn học phục vụ cho chính trị”, đưa tới sự chuyển biến về
quan niệm và giá trị văn học, qua nhiều lần phản tỉnh và khám phá, rồi
tranh luận, nghiên cứu về phong cách với trào lưu, dần dần, kết cấu đa
nguyên càng lúc càng hiện rõ trên văn đàn.
3/ Tìm kiếm và bế tắc cùng tồn tại:
Trong thời đại toàn cầu hóa bùng nổ thông tin hiện nay, những sự
khác biệt và mâu thuẫn văn hóa dần bộc lộ rõ nét.
Từ thập niên 90 của thế kỷ 20, xung đột giữa sáng tác văn học và hoạt
động thương nghiệp ngày càng trở nên gay gắt, dưới cơ chế thị trường,
cả văn học thuần túy lẫn văn học thông tục đều không thể tách rời khỏi
sự lựa chọn của hoạt động xuất bản và thị trường tiêu thụ văn hóa.
Vai trò chỗ đứng của nhà văn cùng các phần tử trí thức trong toàn
xã hội đang có xu hướng “biên duyên hóa” (chuyển ra mép lề).
Do đó, trong nội dung của văn học đương đại, niềm háo hức lạc
quan bị suy yếu đi đáng kể, không khí do dự, bế tắc tưởng
phê phán, cảnh tỉnh càng hiện lên nổi bật, hình thành nên đặc
điểm tìm kiếm và bế tắc cùng tồn tại bên nhau.
| 1/3

Preview text:

Văn học Trung Quốc đương đại 1. Tổng quát:
Văn học Trung Quốc đương đại được hình thành và phát triển trong thời kì lấy dấu
mốc từ thời điểm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập ( từ năm 1949 cho đến nay).
Văn học đương đại Trung Quốc bao gồm nhiều thể loại khác nhau, gồm các thể
loại như: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ và văn xuôi.
Trong văn học đương đại Trung Quốc, các tác giả thường tập trung vào các chủ đề
về đời sống xã hội, gia đình, tình yêu, sự thay đổi của xã hội và các vấn đề đương đại
khác. Nhiều tác giả đương đại Trung Quốc cũng đưa ra quan điểm của mình về tình hình
chính trị, văn hóa và xã hội của Trung Quốc hiện đại.
Văn học đương đại Trung Quốc phản ánh sự thay đổi nhanh chóng của xã hội
Trung Quốc trong những năm qua, bao gồm cả sự phát triển kinh tế và thay đổi văn hóa.
Nhiều tác phẩm của văn học đương đại Trung Quốc cũng đưa ra các khía cạnh mới về
lịch sử và văn hóa Trung Quốc, góp phần đưa Trung Quốc trở thành một phần của thế giới đương đại.
2. Các giai đoạn phát triển:
Từ hiện trạng phát triển của văn học đương đại Trung Quốc, các học giả nước này
đã chia văn học đương đại thành 4 giai đoạn phát triển:
 Mười bảy năm đầu ( 1949 – 1965) là giai đoạn văn học sau khi thành lập nước
Trung Quốc mới. Giai đoạn này kế thừa truyền thống văn học mới từ sau phong trào
“Ngũ Tứ”, khời xướng phương pháp sáng tác theo khuynh hướng hiện thực xã hội chủ
nghĩa. Đặc trưng cơ bản là: văn học đã bước vào giai đoạn lịch sử mới, nhiều nhà văn hết
lời khen ngợi xã hội mới, miêu tả thời đại mới khi nhân dân làm chủ, phản ánh cuộc sống
cách mạng xã hội long trời lở đất, thể hiện tinh thần của thời đại chủ nghĩa xã hội.
 Văn học thời kỳ “Cách mạng văn hóa” (1966 – 1976) là văn học của một thời kỳ
lịch sử đặc biệt, những đợt chấn động mạnh và những trận tàn phá lớn của xã hội đã
giáng xuống nền văn học những tai ách khủng khiếp chưa từng thấy. Trong thời “Cách
mạng văn hóa”, tuy cũng có vài hoạt động sáng tác văn học, nhưng các tác phẩm đã bị
quan điểm và mục tiêu chính trị thao túng trực tiếp, việc tiếp nhận tác phẩm cũng bị ghép
cho những ý nghĩa chính quan trị đặc thù, văn học ở thời kỳ này đã bị uôn cong triệt để.
 Văn học thời kỳ mới (1977 - 1995): sau khi kết thúc “Cách mạng văn hóa” và tiến
hành cải cách mở cửa, đến năm 1992 khi Trung Quốc bắt đầu áp dụng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với quá trình giải phóng tư tưởng và phát triển
xã hội, văn học cũng thức tỉnh và trở lại phồn vinh. Thời kỳ này, tư tưởng văn nghệ và
sáng tác văn học là vô cùng sôi nổi, các đề tài, hình thức và phong cách văn học cũng rất
phong phú đa dạng. Ngoài trào lưu chính là chủ nghĩa hiện thực, các luồng tư tưởng,
trường phái và phương pháp sáng tác của văn học nước ngoài như chủ nghĩa tượng trưng,
dòng ý thức, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, kịch phi lý, hài kịch
đen,... hầu hết đều được các nhà văn khai thác và thể hiện, cho thấy tinh thần tìm tòi và
cách tân táo bạo trong thời đại mới.
 Văn học buổi chuyển giao thế kỷ (từ năm 1996 đến nay): ở thời đại toàn cầu hóa
và bùng nổ thông tin, văn học chuyển sang giai đoạn đa nguyên, nhiều hình thái và lập
trường văn hóa cùng tồn tại. Các tác giả cố kết hợp phong cách cá nhân và tinh thần dân
tộc, liên tục tìm tòi các phương thức biểu hiện, không ngừng khai phá độ sâu về tư tưởng.
Sự kiện Mạc Ngôn đoạt giải Nobel Văn học đã đánh dấu một tầm cao mới của văn học
đương đại. Đồng thời, các tác phẩm xuất hiện sau thập niên 80, 90, cùng tốc độ phát triển
nhanh chóng của văn học mạng, cũng báo hiệu tương lai và thách thức phía trước của văn
học đương đại Trung Quốc.
Đặc điểm chủ yếu của văn học đương đại:
Tuy phải trải qua quá trình đầy cam go nhưng văn học đương đại vẫn
không ngừng tiến lên phía trước, trong quá trình ấy, văn học đương đại
đã hình thành cho mình những đặc sắc chính như sau:
1/ Quan hệ mật thiết giữa văn học với thời đại: Văn học đương đại:
- Kế thừa dòng chảy của văn học mới thời “Ngũ Tứ”.
- Được thời đại giao cho tính chất mới của chủ nghĩa xã hội.
Tính chất này đã quyết định nên đặc điểm của văn học đương đại, đó là
luôn chịu ảnh hưởng của xã hội trong suốt quá trình phát triển.
Các yêu cầu cơ bản mà văn học đương đại đảm trách:
- Phản ánh giai điệu chính của thời đại
- Thể hiện bước tiến của xã hội
- Cho thấy diện mạo tinh thần của nhân dân
2/ Nền văn học có kết cấu từ nhất nguyên đến đa nguyên:
Theo sự phát triển không ngừng của thời đại và xã hội, văn học đương
đại cũng có kết cấu từ nhất nguyên tiến tới đa nguyên.
Từ văn học công nông binh tới chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa hiện đại,
chủ nghĩa hậu hiện đại… văn học đương đại từng bước thoát khỏi sự
ràng buộc “văn học phục vụ cho chính trị”, đưa tới sự chuyển biến về
quan niệm và giá trị văn học, qua nhiều lần phản tỉnh và khám phá, rồi
tranh luận, nghiên cứu về phong cách với trào lưu, dần dần, kết cấu đa
nguyên càng lúc càng hiện rõ trên văn đàn.
3/ Tìm kiếm và bế tắc cùng tồn tại:
Trong thời đại toàn cầu hóa và bùng nổ thông tin hiện nay, những sự
khác biệt và mâu thuẫn văn hóa dần bộc lộ rõ nét.
Từ thập niên 90 của thế kỷ 20, xung đột giữa sáng tác văn học và hoạt
động thương nghiệp ngày càng trở nên gay gắt, dưới cơ chế thị trường,
cả văn học thuần túy lẫn văn học thông tục đều không thể tách rời khỏi
sự lựa chọn của hoạt động xuất bản và thị trường tiêu thụ văn hóa.
Vai trò và chỗ đứng của nhà văn cùng các phần tử trí thức trong toàn
xã hội đang có xu hướng “biên duyên hóa” (chuyển ra mép lề).
 Do đó, trong nội dung của văn học đương đại, niềm háo hức lạc
quan bị suy yếu đi đáng kể, không khí do dự, bế tắc và tư tưởng
phê phán, cảnh tỉnh càng hiện lên nổi bật, hình thành nên đặc
điểm tìm kiếm và bế tắc cùng tồn tại bên nhau.