-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Văn học Trung Đại - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa
Văn học Trung Đại - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn hóa dân gian 43 tài liệu
Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Văn học Trung Đại - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa
Văn học Trung Đại - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Văn hóa dân gian 43 tài liệu
Trường: Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Khánh Hòa
Preview text:
Nguyễn Bỉnh Khiêm Mục lục
I.Thân thế và cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm..................................................1 1.
Thân thế....................................................................................................1
2. Cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm......................................................................1
II. Sự nghiệp văn học.............................................................................................2 1.
Khái quát:..................................................................................................2 2.
Bạch Vân Quốc Ngữ Thi Tập...................................................................3 2.1.
Hệ thống chủ đề của BVQNTT..........................................................3 2.2.
Con người Nguyễn Bỉnh Khiêm qua BVQNTT.................................5 3.
Nghệ thuật thơ BVQNTT.........................................................................6
III. Kết luận...........................................................................................................8
I.Thân thế và cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm Thân thế
Nguyễn Bỉnh Khiêm húy là Văn Đạt, tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người
làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương (nay thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng).
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) thọ 95 tuổi, sống gần trọn TK XVI đầy biến động.
Xuất thân từ một gia đình trí thức phong kiến. Cha là Văn Định hiệu Cù Xuyên tiên
sinh, một nho sĩ bình dân, thông minh, hiếu học. Mẹ là người am hiểu kinh sử, lại
giỏi văn chương, tinh lí số. Văn tài học hạnh của cha và mẹ đã ảnh hưởng sâu sắc
tới Nguyễn Bỉnh Khiêm ngay từ khi còn nhỏ. Lớn lên Nguyễn Bỉnh Khiêm lại may
mắn được tới thụ nghiệp tại bảng nhãn Lương Đắc Bằng, một người có uy vọng
chính trị và có tiếng văn chương thời bấy giờ Ông học rộng, đức trọng, tài cao.
2. Cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm
Một cuộc đời từng trải
Trong 95 năm cuộc đời, Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ thực sự làm quan có 8 năm. Có
thể nói gần hết cuộc đời ông sống ở quê hương. Tiếp xúc với nhiều con người,
nhiều cảnh đời khác nhau nên ở ông không chỉ có vốn kiến thức đồ sộ, uyên bác từ
việc tham bác sách vở, mà còn có cả vốn sống, sự hiểu biết phong phú, sâu sắc do
từng trải việc đời, việc người. Trong sáng tác của ông phản ánh được cuộc sống
ở nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau
Một cuộc đời thanh cao và mang nặng mối tiên ưu
Tuy học giỏi nhưng lớn lên vào lúc xã hội phong kiến: “ khắp nơi chỗ nào cũng máu
chảy thành sông, xương chất như núi, Nguyễn Bỉnh Khiêm không chịu ra thi, bất
mãn với thời cuộc ông sống như 1 ẩn sĩ ngay từ những năm tuổi đời còn rất trẻ. 1
Mãi đến năm 44 tuổi ông mới đi thi Hương và liền năm sau đó thi Hội và đỗ Trạng
Nguyên dưới triều nhà Mạc. NBK ra làm quan không phải vì lợi ích cá nhân, mà
bởi ông kì vọng ở triều đình nhà Mạc, ông muốn ra giúp đời, giúp nước.
Làm quan được 8 năm, năm 1542, sau khi dâng sớ chém 18 lộng thần nhưng không
được chấp thuận, ông xin từ quan. lánh đục về trong để bảo toàn khí tiết.
Giống như Nguyễn Trãi, ông cũng bầu bạn với gió trăng,rượu
‘’ Đêm đợi trăng lồng bóng trúc
Ngày chờ gió thổi tin hoa’’ (Thơ Nôm, bài 19).
Trở về quê nhà, Nguyễn Bỉnh Khiêm sống một cuộc đời thanh bạch, giản dị. Nhưng
không phải là ông buông bỏ hết tất cả mà khi các tập đoàn phong kiến Mạc, Lê,
Trịnh, Nguyễn tìm hỏi mưu kế, với ai ông cũng bảo điều hơn lẽ thiệt Mục đích
của ông là tìm cách hòa hoãn những xung đột để giảm bớt những đau khổ cho nhân dân.
“Tuy ở nhà bốn mươi tư năm mà lòng ông không ngày nào quên đời”
Mở trường lớp đào tạo nhân tài và có nhiều học trò nổi tiếng và có những đóng góp
tích cực cho đất nước như Lương Hữu Khánh, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ,....
II. Sự nghiệp văn học 1. Khái quát:
Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm cả chữ Hán và chữ Nôm * Về chữ Hán
Về thơ chữ Hán, ông có Bạch Vân am thi tập, Trung Tân quán bi kí, Thạch khánh kí và một số bài văn tế.
Theo Bạch Vân am thi tập tiền tự do chính tác giả viết thì thơ chữ Hán có khoảng
một nghìn bài, nay còn lại khoảng khoảng 2/3. * Về chữ Nôm
- Về thơ chữ Nôm, ông có Bạch Vân quốc ngữ thi tập (còn gọi là Trình quốc công
Bạch Vân quốc ngữ thi tập) có khoảng 170 bài thơ làm theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn.
Ngoài ra trong dân gian còn lưu hành nhiều câu sấm Trạng. Các tập sấm ký Nôm
thường mang tên Trạng Trình (Sấm Trạng Trình) và phần lớn viết theo thể lục bát như
Trình quốc công sấm ký, Trình tiên sinh quốc ngữ. Sấm Trạng Trình là một hiện tượng
văn học cần phải được tìm hiểu và xác minh thêm.
Theo Phả kí, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có bài phú bằng quốc âm, hiện chưa tìm thấy.
1. Bạch Vân Quốc Ngữ Thi Tập
1.1. Hệ thống chủ đề của BVQNTT
Chủ đề triết lí giáo huấn
Chủ đề triết lý giáo huấn là chủ đề lớn, tạo nên vẻ độc đáo riêng của BVQNTT và
cũng là vẻ độc đáo của thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nói chung. 2
Chủ đề triết lí là kết quả chung của quan niệm "Thi dĩ ngôn chí (Thơ để nói chí) -là
quan niệm phổ biến trong văn học trung đại Việt Nam. Nguyễn Bỉnh Khiêm làm thơ
cũng để nói chí. Cái chí của Nguyễn Bỉnh Khiêm một mặt giống nhiều nhà Nho khác,
một mặt thể hiện những tư tưởng mang tính triết lí của ông.
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dùng thơ để phát biểu, thể hiện những quan điểm triết học,
dùng thơ để triết lí cuộc sống, để tuyên truyền đạo đức.
Chủ đề triết lý:
Nội dung thơ triết lí trong BVQNTT bao gồm nhiều vấn đề tự nhiên và xã hội.
Khi triết lí tự nhiên, tác giả nêu lên quy luật tương sinh tương khắc (quy luật mâu thuẫn):
“Vị nọ có bùi không có ngọt
Thức kia chầy thắm lại chầy phai” (Bài 11)
Nhà thơ còn nêu lên quy luật biến đổi, tuần hoàn của sự vật:
“Thế gian biến cải vũng nên đồi.
Mặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi” (Bài 71)
Từ những câu thơ “ngậm triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm, có thể thấy ông bắt đầu
nhận thức được quy luật mâu thuẫn, quy luật biện chứng, quy luật vận động tuy còn thô sơ hạn hẹp.
Triết lí xã hội thể hiện tập trung ở triết lí "nhàn". Triết lí "nhàn" (có người cho là tư
tưởng "nhàn") là một chủ đề lớn của thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, thể hiện khá đậm nét
trong BVQNTT. Nhàn với Nguyễn Bỉnh Khiêm là khép cửa ải lợi danh ồn ào, phiền
não lại, cái nhàn ở đây đã đạt đến sự cao đẹp.
Triết lí “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm có những biểu hiện tích cực và tiêu cực.
Yếu tố tích cực của chữ "nhàn" trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm biểu hiện ở chỗ: nhàn là
sống theo tự nhiên, sống hoà hợp với tự nhiên, có sự kết hợp cho tâm hồn thanh thản:
“Một mai một cuốc một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào" (Bài 79)
Mở đầu bài thơ Nôm, triết lí “nhàn” được thể hiện qua bức chân dung về cuộc sống qua 2 câu đề:
NBK rời chốn quan trường về giữa thôn quê sống như một “lão nông tri điền”,
với đầy đủ công cụ lao động của nhà nông: mai để đào đất, cuốc để xới đất, cần
để câu cá. Các vật dụng gắn liền với công việc lấm láp, vất vả của người nông
dân đi vào thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm một cách tự nhiên, thư thái như chính tâm hồn của nhà thơ. 3
Cách dùng số từ tính đếm rành rọt: “một… một… một” cho thấy một sự chuẩn
bị chu đáo, tất cả đã đi vào vị trí sẵn sàng. Những vật dụng lao động quen thuộc
của người dân trở thành hiện thân của cuộc sống không vướng bận lo toan chốn
quan trường hiểm ác. Dẫu không màng chuyện thế sự nơi quan trường nhưng
Trạng Trình vẫn mang tấm lòng ưu ái suốt đời lo cho dân, cho nước.
Từ láy: thơ thẩn cùng Cụm từ: Dầu ai vui thú nào là cuộc sống ung dung tự tại,
lối sống vui thú điền viên, an nhiên tự tại
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao”
Hai câu thực như để phân biệt rõ ràng giữa nhà thơ với người đời bằng nghệ
thuật đối, câu thơ như chia nửa, tạo hai đối cực: “ta” >< “người”;
“dại”><“khôn”; “nơi vắng vẻ” ><“chốn lao xao”. Ta chủ động tìm đến nơi vắng
vẻ, ấy là nơi không có người cầu cạnh ta và ta cũng không cầu cạnh người. Nơi
vắng vẻ còn là chốn tĩnh tại của thiên nhiên, là nơi thanh thản của tâm hồn.
Người tìm đến chốn lao xao là tìm đến cửa quyền, con đường thăng quan tiến chức.
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao ”
Hai câu luận như một bộ tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với bốn mùa xuân, hạ,
thu, đông. Có mùi vị, có hương sắc.
“măng trúc”, “giá” là những món bình dị, đạm bạc sẵn có từ thiên nhiên; “ao”,
“hồ sen” là những bến nước thôn quê đơn sơ và bình dị. Đó là sự thể hiện một
lối sống, một thái độ xử thế cầu nhàn không hề kham khổ mà trái lại nó toát lên
vẻ thanh cao. Hình ảnh măng trúc, giá, hồ sen còn mang ý nghĩa biểu tượng gắn
kết với phẩm chất thanh cao của người quân tử, sống không hổ thẹn với lòng
mình. Nguyễn Bỉnh Khiêm tận hưởng những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng.
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”
Tác giả mượn điển tích của người xưa để nói điều mình suy nghĩa đây là thủ pháp
quen thuộc của văn học trung đại. Nguyễn Bỉnh Khiêm coi công danh phú quý tựa
như giấc chiêm bao, giống như phù du vậy. Khi thể hiện quan điểm của mình,
Nguyễn Bỉnh Khiêm lựa chọn mình thế đứng bên ngoài của sự cám dỗ danh lợi,
vinh hoa – phú quý, bộc lộ thái độ xem thường.
Chữ ‘’nhàn’’ bàng bạc suốt cuộc đời thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, rất nhiều bài thơ của
ông nhắc tới chữ ‘’nhàn’’.Trong Bạch Vân thi tập có 11 lần nhắc đến chữ ‘’nhàn’’,
trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập có 31 lần,…được dùng rất linh hoạt: thân nhàn,
thanh nhàn, an nhàn, phận nhàn, rỗi nhàn, thú nhàn… 4
Nguyễn Bỉnh Khiêm không đánh đổi tất cả để "miễn phận nhàn". Nếu cần đánh đổi thì
ông đánh đổi công danh để được nhàn:
Để rẻ công danh miễn được nhàn (Bài 13)
Chữ "nhàn" trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đối lập với tất cả những gì trái đạo đức, đối lập với danh lợi:
“Thấy dặm thanh vân bước ngại chen
Được nhàn ta xá dưỡng thân nhàn” (Bài 8)
Bản chất của chữ “nhàn” ở Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhàn thân mà không nhàn tâm.
Nhàn mà vẫn lo âu việc nước, việc đời. Nhàn là tìm kiếm sự thanh thản chứ không phải sự lười nhác.
Hạn chế của chữ "nhàn" trong thơ Bạch Vân cư sĩ là ở chỗ nhiều khi yếu tố "rỗi
nhàn", "nhàn tản", "yên phận" khá đậm nét. Nguyễn Bỉnh Khiêm nói tới "rỗi nhàn",
"vô sự ngáy pho pho" như để cợt đùa cùng thói tục nhưng đồng thời lại để thi vị hoá cuộc đời ẩn dật.
Chủ đề giáo huấn:
Nội dung giáo huấn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có nguồn gốc từ tư tưởng triết học
và từ cơ sở hiện thực xã hội. Về cơ bản, nội dung ấy chưa vượt khỏi quan điểm đạo lí
Nho gia nhưng có nhiều yếu tố tích cực do ông tiếp thu truyền thống đạo lí của dân tộc, của nhân dân.
Nội dung đạo lí mang truyền thống dân tộc thể hiện ở sự khẳng định tinh thần thương
yêu, đùm bọc lẫn nhau, ở đức tính nhường nhịn
“Người dữ thì ta miễn có lành
Làm chi đo đắn nhọc đua tranh” (Bài 29) Hay
“Chữ rằng: Nhân dĩ hòa vi quý
Vô sự thì hơn kẻo phải lo”
Bởi thấy được sự suy vi về đạo đức nên Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lên tiếng khuyên
nhủ người đời không nên tranh đua lẫn nhau, ông đề cao phẩm chất đạo đức, đề cao
tình nghĩa hơn là tiền tài, của cải:
“Tiền tài là số của lưu thông
Cắp nắp làm chi cho nhọc lòng” (Bài 74)
Vật chất danh lợi với ông chỉ là hư vô,ông hướng đến cái nhàn tản,nhìn thấy được cái lẽ tự nhiên.
Đạo lý trong thơ NBK vẫn nằm trong khung của trung, hiếu, tiết, nghĩa, hòa,
thuận… nhưng cũng có phần giản dị, lành mạnh, mang tính chất nhân ái rất gần với
nhận thức của nhân dân về những mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình và xã hội: Đề cao
các nguyên tắc tam cương, ngũ thường; quan niệm trung, hiếu, khẳng định tinh thần
yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, nhường nhịn,.... Chủ đề thế sự 5
Chủ đề thế sự là một chủ đề lớn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, thể hiện ở sự phản ánh
hiện thực đời sống và cảm hứng phê phán, tố cáo hiện thực xã hội. Nội dung phản ánh
hiện thực xã hội thể hiện đậm nét ở thơ chữ Hán, còn trong BVQNTT đậm nét hơn cả là
cảm hứng phê phán, tố cáo hiện thực xã hội.
Tập trung phê phán những quan hệ coi trọng tiền tài của cải hơn tình nghĩa, những
biểu hiện suy vi của đạo đức Nho gia, những biểu hiện trái ngược đạo lý dân tộc:
“ Còn bạc còn tiền còn đệ tử
Hết cơm hết rượu hết ông tôi” Hay
“Người của lấy cân ta thử nhắc
Mới hay rằng của nặng hơn người”
1.2. Con người Nguyễn Bỉnh Khiêm qua BVQNTT Tấm lòng ưu ái
Tấm lòng ưu ái của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện trong thơ Nôm không sâu đậm bằng
thơ chữ Hán nhưng người đọc vẫn thấy được niềm lo nước, thương dân của ông:
Ái ưu vằng vặc trăng in nước
Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa. (Bài 1)
“Ái ưu” trong "ưu dân ái quốc", nghĩa là lòng yêu nước thương dân bao giờ
cũng trong sáng như vầng trăng in đáy nước. Và đây cũng là một tư tưởng quán
triệt trong nhiều bài thơ của tác giả sau này. Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa. Coi
danh lợi nhẹ thoảng (như gió thổi vào hoa), không đáng kể.
Đó là lòng yêu nước thương dân của một bậc hiền triết, nó sâu sắc và mang đậm suy
tư, khác với lòng yêu nước, thương dân của con người hành động Nguyễn Trãi lúc nào
cũng nấu nung, sôi sục "cuồn cuộn" như “nước triều đông".
“ Bui 1 tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông” ( Thuật hứng – bài 5)
Cuộc sống thuần hậu chất phác, chân tình
Nguyễn Bỉnh Khiêm có một cuộc sống gắn bó sâu sắc với nông thôn rất chân tình,
thuần hậu. Ông gắn bó với nông thôn trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Cảnh đời
bình dị nơi thôn dã được nhà thơ nói tới một cách thanh cao, thi vị:
Một mai một cuốc một cần câu
Thơ thẩn dù ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. (Bài 79) 6
Nhà thơ chân tình với bạn và cũng chân tình với chính mình. Đọc thơ Nguyễn Bỉnh
Khiêm, ta hình dung một con người không chỉ với dáng vẻ nghiêm nghị của một vị
Trạng nguyên, của một Tuyết Giang Phu Tử mà còn với tính tình hồn nhiên, hóm hỉnh,
ưa trào lộng của ẩn sĩ am Bạch Vân: Vếu váo câu thơ cũ rích
Khề khà chén rượu hăng xì (Bài 84) Tâm hồn thi sĩ
Nguyễn Bỉnh Khiêm là người yêu thiên nhiên, sống chan hòa với thiên nhiên:
"Trăng trong gió mát là tương thức
Nước biếc non xanh ấy cố tri” Hay
“ Cày mây, cuốc nguyệt, gánh yên hà
Nào của nào chăng phải của ta
Đêm đợi trăng cài bóng trúc
Ngày chờ gió thổi tin hoa”
Ai bảo trong Nguyễn Bỉnh Khiêm không có dây đàn thi sĩ. Chính ông đã viết hai câu
thơ thật hay, qua đó chúng ta thấy Bạch Vân cư sĩ "chính cống" là một thi nhân:
“Khách đến hỏi nào song nhặt nữa
Rằng còn một túi thơ treo” (Bài 35)
Nghiên cứu nội dung thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta thấy ông là “một nhà đạo
đức làm thơ”, khi tìm hiểu nghệ thuật thơ ông, chúng ta thấy ông là một nhà thơ tuyên truyền đạo đức. 2. Nghệ thuật thơ BVQNTT
Sự kết hợp giữa triết lý và trữ tình
"Trong dòng thơ Đại Việt, Nguyễn Bỉnh Khiêm xứng đáng là một đại gia vì ông tạo
nên được khuôn thước, thể cách cấu tạo văn chương riêng của mình”.
Một mai một cuốc , một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại , ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người dến chốn lao xao
Thu ăn năng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Rượu đến cội cay ta sẽ uống
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.”
Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có sự kết hợp giữa trữ tình và triết lí. Trạng Trình đã đem
đến cho văn học Việt Nam một phong cách triết gia, điển hình là bài thơ Nhàn - là cảm
hứng nhàn mà cũng là triết lí nhàn.
*Tính triết lí trong bài thơ "Nhàn":
– Triết lí nhàn thể hiện qua quan niệm của tác giả về dại và khôn. Đó là triết lí sâu sắc
mà hóm hỉnh trong cách nói đùa vui ngược nghĩa, dại mà thực chất là khôn còn khôn
mà hóa dại. Ở một bài thơ khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết:
“Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn” 7 (Thơ Nôm – bài 94).
Như vậy thì dại, khôn ở Nguyễn Bỉnh Khiêm là xuất phát từ trí tuệ, triết lí dân gian “Ở
hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.
+ Nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm đối lập với danh lợi như nước với lửa. Ta tìm nơi
vắng vẻ là nơi không người cầu cạnh, nơi tĩnh lại của thiên nhiên và nơi thảnh thơi của
tâm hồn. Người đến chốn lao xao là đến chốn cửa quyền sang trọng, tấp nập nhưng
cũng là chốn hoạn lộ nhiều thủ đoạn bon chen, sát phạt.
_ Triết lí nhàn của nhà thơ là trở về sống hòa hợp với tự nhiên, phủ nhận danh lợi
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống – Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”. Bậc đại ẩn tìm đến
say chỉ là để tỉnh. Tỉnh để nhận ra công danh, của cải, quyền quý chỉ là giấc chiêm
bao. Nguyễn Bỉnh Khiêm triết lí với mục đích tự cảnh tỉnh mình nhưng lại có tác dụng cảnh tỉnh người đời.
*Tính trữ tình trong bài thơ "Nhàn":
Bài thơ Nhàn làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm : yêu thiên nhiên,
giản dị mà thanh cao => Đây là chất trữ tình trong tác phẩm.
– Yêu thiên nhiên: Nguyễn Bỉnh Khiêm trở về sống giữa tự nhiên. Yêu đến độ hoà
hợp, đến độ giữa con người và thiên nhiên không còn khoảng cách. Bốn mùa xuân, hạ,
thu, đông, mùa nào thiên nhiên cũng là môi trường sống thanh tao:
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
=> Hai câu thơ là một bộ tranh tứ quý, có cảnh, có người, có mùi vị, có hương sắc.
Con người thảnh thơi, vui thú với thiên nhiên, tận hưởng niềm hạnh phúc mà thiên
nhiên mang lại. “măng trúc”, “giá” là những món ăn thôn quê dân dã, giản dị thanh
đạm và có nguồn gốc tự nhiên, tự cung tự cấp. Chuyện sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ
tắm ao là thói quen sinh hoạt tự nhiên, thoải mái, có sự giao hòa, quấn quýt giữa con
người với thiên nhiên. Cách viết tinh tế trong câu thơ là biểu hiện của sự cảm nhận
tinh tế về thiên nhiên của tác giả. Nguyễn Bỉnh Khiêm dời bỏ chốn quan trường để
về quê nhàn dật, tránh xa danh lợi. Dù không sống và lao động như một người nông
dân bình thường thì Bạch Vân Cư Sĩ vẫn gần gũi với người dân cả trong đời sống vật chất và tinh thần.
Sự kết hợp giữa uyên bác và bình dị
Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng thơ để nói những vấn đề triết học nhưng không phải vì thế
mà thơ ông trở nên cầu kì, mắc mỏ. Những tư tưởng cao siêu, trừu tượng được ông
diễn đạt bằng một hình thức hết sức giản dị, dễ hiểu.
Nhiều thi liệu Hán học được tác giả Việt hoá, người không rõ chữ nghĩa thánh hiền,
không sành điển cố cũng có thể hiểu được. Chẳng hạn từ câu "Hậu sinh khả uý" trong Luận ngữ, ông viết:
“Dẫu thấy hậu sinh thì dễ sợ
Sừng kia chẳng mọc mọc hơn tai” (Bài 43)
Nguyễn Bỉnh Khiêm là người phát huy truyền thống có từ Nguyễn Trãi trong việc tiếp
thu và vận dụng ngôn ngữ quần chúng, ngôn ngữ văn học dân gian. Những khẩu ngữ
hằng ngày đi vào thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm rất tự nhiên:
“Vếu váo câu thơ cũ rích
Khề khà chén rượu hăng xì” 8
Cùng với việc đưa khẩu ngữ hằng ngày vào thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn tiếp thu
ngôn ngữ văn học dân gian làm cho câu thơ giản dị, dễ hiểu và giàu tính dân tộc.
Những thành ngữ, tục ngữ trong văn học dân gian được ông vận dụng một cách sáng
tạo: hoặc giữ nguyên, hoặc thay đổi ít nhiều để phù hợp với ý và tình của người sáng tác.
Gần son thời đỏ, mực thời đen
Sáng biết nhờ ơn thửa bóng đèn. (Bài 13)
“Giàu ba bữa, khó hai niêu
Yên phận thì hơn hết mọi điều.”
Ngoài một số đặc điểm cơ bản như trên, về nghệ thuật, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có
những đóng góp nhất định trong việc phát triển thể thơ dân tộc: đưa nhiều từ láy vào
thơ, sử dụng thơ Nôm Đường luật khá thuần thục,...
Sáng tác sau Nguyễn Trãi, tất nhiên Nguyễn Bỉnh Khiêm có chịu những ảnh hưởng
của truyền thống văn học trước đó nhất là về thơ Nôm. Tuy nhiên không vì thế mà tài
thơ của ông bị hạ thấp. Hiện tượng có sự nhầm lẫn, khó phân biệt một số bài thơ trong
Quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập một mặt chứng tỏ tư tưởng, tình cảm
Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm có sự gặp gỡ, mặt khác cũng là sự xác nhận tài thơ của Hanh Phủ. III. Kết luận
Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam thế kỉ XVI.
Tiếng nói trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm phản ánh một xu hướng tư tưởng thời đại:
xu hướng của tầng lớp trí thức bất mãn với hiện thực xã hội phong kiến, “lánh đục
về trong" nhưng vẫn canh cánh nỗi lòng ưu dân ái quốc.
Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là bức tranh rộng lớn và chân thật về đất nước, xã hội,
con người Việt Nam thế kỉ XVI.
Đóng góp lớn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với lịch sử văn học dân tộc là thơ triết lí
và thơ thế sự. Hai nét đặc sắc này đã làm nên bản ngã Nguyễn Bỉnh Khiêm trong
văn học trung đại Việt Nam.
Ngày nay, chúng ta vẫn đánh giá cao những đóng góp tích cực của Nguyễn Bỉnh
Khiêm vào sự giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc. Tiếp thu di sản văn học
Nguyễn Bỉnh Khiêm là học tập đạo đức trong sạch và tấm lòng yêu nước thương
dân của ông, đồng thời thấy được những hạn chế, mà biểu hiện tập trung là những
yếu tố tiêu cực trong triết lí nhàn của ông. 9