Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích Đây mùa thu tới của Xuân Diệu | Cánh diều
Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích Đây mùa thu tới của Xuân Diệu | Cánh diều được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Preview text:
Dàn ý phân tích bài Đây mùa thu tới a. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm b. Thân bài:
- Đoạn 1: Mở đầu khung cảnh mùa thu thật đặc biệt trong mắt nhà thơ Xuân Diệu
• Mùa thu thật buồn với rặng liễu rủ như người phụ nữ đang phải chịu tang với
mái tóc xõa dài và hàng lệ rơi
• Mùa thu tới thật rồi, nhưng lại khoác lên mình màu vàng ảm đảm, thê lương
- Đoạn 2: Mùa thu buồn hơn cùng với sự góp mặt của sự vật khác
• Hoa rụng cành, cây thay lá
• Cành cây rụng lá bị gió thổi qua thật yếu đuối, mong manh.
=> Cảnh mùa thu càng thêm u sầu, bao trùm lên mọi sự vật. Cũng là tâm trạng tác giả
trước cách mạng năm 1945, cuộc sống nhân dân ta cũng u buồn chịu cảnh mất nước.
- Đoạn 3: Mùa thu buồn xuất hiện hình dáng con người
• Vầng trăng được nhân hóa thành nàng trăng như một nàng thiếu nữ đang ngẩn ngơ
• Sương mờ mùa thu bao phủ khiến cho không thể nhìn rõ cảnh núi non
• Mùa thu nhưng đã có gió heo may, khiến nhiều hôm rét buốt
=> Chính vì vậy nên hoạt động của con người chậm lại, không còn sôi động như mùa
hè, làm cho con đò sang sông vắng khách
- Đoạn 4: Nỗi buồn nhà thơ dâng cao hơn bao giờ hết
+ Mây thì tách ra thành từng khóm nhỏ, chim cũng bay đi không còn hót vui
=> Sự buồn bã, chia ly khiến cho tác giả uất hận dâng cao tận trời
+ Những cô thiếu nữ thì thơ thẩn tựa cửa, mong ngóng người thương chiến thắng quân
xâm lược, sớm ngày về c. Kết bài:
Khái quát lại bài thơ và tâm trạng nhà thơ Xuân Diệu
Dàn ý phân tích Đây mùa thu tới 1. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm: Xuân Diệu là một trong những nhà thơ đặc biệt thành công khi
viết về mùa thu, với bài thơ “Đây mùa thu tới”, thi sĩ đã mang đến cho người đọc
những cảm nhận vừa tinh tế, vừa mới mẻ về một bức tranh mùa thu đẹp, lãng mạn
nhưng cũng thấm đượm nỗi buồn, sự xót xa. 2. Thân bài
– Mùa thu đến thật nhẹ nhàng, nó không rộn rã, ồn ào để dễ dàng nhận biết như ngày
hè. Thu về trên những rặng liễu đìu hiu, trong cảnh vật yên bình mà thấm đượm nỗi buồn mơ hồ.
– Thu đến mang theo những nỗi buồn và sự phấn khích, bất ngờ cho cảm nhận của
con người, đó là tiếng reo vui của nhà thơ khi chợt nhận thấy mùa xuân đã về “Đây
mùa thu tới, mùa thu tới”.
– Đến khổ thơ thứ hai, nhà thơ Xuân Diệu đã có những cảm nhận sâu sắc hơn về
những dấu hiệu của ngày thu.
–> Khung cảnh mùa thu diễm lệ, lãng mạn có thể làm xao xuyến lòng người nhưng
cũng gợi ra nỗi buồn về sự phôi pha, tàn úa.
– Khung cảnh thi vị, lãng mạn nhưng cũng khẳng khiu, mỏng manh đến nao lòng
“ Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”.
– Trăng thuộc về thiên nhiên nhưng được nhân hóa như một con người với những cảm
xúc buồn vui như con người mang đến sự đồng điệu giữa thiên nhiên và con người.
– Những chuyến đò nhộn nhịp thường ngày cũng đổi khác khi thu về, đó là sự thưa
thớt, vắng lặng đến đìu hiu
– Trong khổ thơ cuối cùng, thi sĩ Xuân Diệu vẫn mải miết cảm nhận từng bước đi của
nàng thu, mùa thu còn được cảm nhận qua những chuyển động cụ thể của cánh chim
và sự rộn rã trong lòng người
• Nỗi buồn về sự chia li được nhà thơ gửi gắm thông qua hình ảnh cánh chim đang di cư tránh rét.
• Bầu không rộng lớn nhưng trầm buồn, u uất vì nhuốm màu chia li
• Hình ảnh người thiếu nữ đa tình hay chính Xuân Diệu đa tình đã mang hết nỗi
lòng hòa vào mùa thu, để mặc cho những suy nghĩ xa xăm trôi dạt cùng mây trời. 3. Kết bài
“Đây mùa thu tới” là thi phẩm xuất sắc của Xuân Diệu viết về mùa thu, thi sĩ không
chỉ mang đến cho người đọc bức tranh mùa thu tuyệt đẹp mà còn gửi gắm những nỗi
niềm, cảm xúc của bản thân trước mùa thu và những đổi thay của đất trời.