-
Thông tin
-
Quiz
Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận văn bản Lẵng quả thông (4 mẫu) - Chân Trời Sáng Tạo
Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận văn bản Lẵng quả thông (4 mẫu) - Chân Trời Sáng Tạo được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn (CTST) 25 tài liệu
Ngữ Văn 6 1.8 K tài liệu
Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận văn bản Lẵng quả thông (4 mẫu) - Chân Trời Sáng Tạo
Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận văn bản Lẵng quả thông (4 mẫu) - Chân Trời Sáng Tạo được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn (CTST) 25 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 6 1.8 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Ngữ Văn 6
Preview text:
Văn mẫu lớp 6
Đoạn văn cảm nhận văn bản Lẵng quả thông
Đoạn văn cảm nhận văn bản Lẵng quả thông - Mẫu 1
Khi đọc văn bản “Lẵng quả thông”, tôi đã có những cảm xúc thật tuyệt vời.
Truyện kể về cô bé Đa-ni đến nghe một buổi hòa nhạc cùng cô Mac-đa và chú
Nin-xơ. Lần đầu tiên nghe nhạc giao hưởng, Đa-ni thấy giống như một giấc
mộng. Người trên sân khấu nói rằng bản nhạc vừa nghe là của nhạc sĩ E-đơ-va
Gờ-ric viết tặng cô Đa-ni Pơ-đơ-xơn. Đa-ni mới nhớ lại kỉ niệm về người nhạc
sĩ đã xách hộ cô chiếc lẵng đầy quả thông về tận nhà. Sau khi kết thúc buổi hòa
nhạc, Đa-ni đi đến bờ biển và cảm thấy cuộc sống tươi đẹp hơn bao giờ. Qua
văn bản, tôi cũng nhận ra bài học ý nghĩa về cách cho và nhận quà. Một món
quà không nằm ở giá trị vật chất mà thể hiện được tình cảm trân trọng, sự biết
ơn của người cho. Vì vậy, chúng ta cần nhận món quà với tấm lòng chân thành.
Giống như cô bé Đa-ni trong câu chuyện, dù món quà nhận được chỉ là một bản
nhạc, không có giá trị cao sang hay vật chất nhưng cũng khiến cô cảm thấy hạnh phúc.
Đoạn văn cảm nhận văn bản Lẵng quả thông - Mẫu 2
Văn bản “Lẵng quả thông” trích trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Pao-tốp-
xki đem đến một câu chuyện cảm động cho người đọc. Cô bé Đa-ni đã đi nghe
một buổi hòa nhạc cùng cô Mac-đa và chú Nin-xơ. Lần đầu tiên nghe nhạc giao
hưởng, Đa-ni cảm thấy giống như một giấc mộng. Đến khi người trên sân khấu
nói đây là bản nhạc của E-đơ-va Gờ-ric viết tặng cô Đa-ni Pơ-đơ-xơn thì vô
cùng xúc động. Cô nhớ lại kỉ niệm về người nhạc sĩ đã xách hộ cô chiếc lẵng
đầy quả thông về tận nhà. Cô vừa nghe bản nhạc, vừa nhớ về quê hương của
mình và khóc. Sau khi kết thúc buổi hòa nhạc, Đa-ni đi đến bờ biển và cảm
nhận được sự đẹp đẽ của thế giới. Câu chuyện đơn giản, với lời kể nhẹ nhàng
nhưng lại rất sâu sắc. Truyện đã giúp tôi nhận ra bài học về giá trị của những
món quà, cũng như cách cho và nhận chúng.
Đoạn văn cảm nhận văn bản Lẵng quả thông - Mẫu 3
Văn bản “Lẵng quả thông” đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận. Nhân
vật chính trong truyện là cô bé Đa-ni đang đến nghe một buổi hòa nhạc cùng cô
Mac-đa và chú Nin-xơ. Lần đầu tiên nghe nhạc giao hưởng, Đa-ni thấy giống
như một giấc mộng. Người trên sân khấu nói đây là bản nhạc của E-đơ-va Gờ-
ric viết tặng cô Đa-ni Pơ-đơ-xơn. Cô nhớ lại kỉ niệm về người nhạc sĩ đã xách
hộ cô chiếc lẵng đầy quả thông về tận nhà. Sau khi kết thúc buổi hòa nhạc, Đa-
ni đi đến bờ biển và cảm thấy cuộc sống tươi đẹp hơn bao giờ. Từ văn bản trên,
chúng ta nhận ra bài học ý nghĩa về cách cho và nhận quà. Cách cho và nhận
quà cần phải hợp lí, thể hiện được tình cảm trân trọng, biết ơn của người cho và
người nhận. Giống như cô bé Đa-ni trong câu chuyện, dù món quà nhận được
chỉ là một bản nhạc, không có giá trị cao sang hay vật chất nhưng cũng đủ khiến
tâm hồn cô hạnh phúc và tràn ngập năng lượng tích cực.
Đoạn văn cảm nhận văn bản Lẵng quả thông - Mẫu 4
Khi đọc văn bản “Lẵng quả thông” trích trong tác phẩm cùng tên của nhà văn
Pao-tốp-xki đã để lại ấn tượng cho bạn đọc sâu sâu. Nhân vật chính trong tác
phẩm - cô bé Đa-ni đi nghe hòa nhạc cùng với cô Mac-đa và chú Nin-xơ. Lần
đầu tiên nghe nhạc giao hưởng, cô bé cảm thấy giống như một giấc mộng. Khi
nghe người trên sân khấu nói đây là bản nhạc của E-đơ-va Gờ-ric viết tặng cô
Đa-ni Pơ-đơ-xơn thì cô bé vô cùng xúc động và khóc. Cô bé vừa nghe, vừa nghĩ
ngay đến quê hương của mình, cũng như nhớ lại kỉ niệm về người nhạc sĩ nọ.
Kết thúc buổi hòa nhạc, Đa-ni đứng dậy và chạy đến bờ biển. Bà Mac-ca đã bảo
chồng kín đáo đi theo xem cháu có làm sao không. Khi nghe được tiếng cười
của cháu gái, ông Nin-xơn liền trở về nhà và tin rằng cuộc đời của cháu ông sẽ
không trôi qua vô nghĩa. Qua câu chuyện về món quà của người nhạc sĩ dành
tặng cho Đa-ni, chúng ta nhận ra ý nghĩa của quà tặng trong cuộc sống, giá trị
của món quà nằm ở cách cho và cách nhận.