Văn mẫu lớp 6: Kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình (12 mẫu) - Chân Trời Sáng Tạo
Văn mẫu lớp 6: Kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình (12 mẫu) - Chân Trời Sáng Tạo được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn (CTST)
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài văn mẫu lớp 6
Kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình
Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể lại một kỉ niệm của em với một
người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và
một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá.
Kể lại một kỉ niệm của em với một người thân - Mẫu 1
Trong gia đình mình, có lẽ người gắn nhất chính là ông nội của tôi. Năm nay, ông
đã ngoài bảy mươi tuổi. Nhưng ông vẫn còn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Ông rất
yêu thích công việc trồng cây nên khu vườn nhà tôi luôn xanh tốt quanh năm.
Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Cứ mỗi buổi chiều,
ông lại ra vườn để chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông, đòi được giúp
ông tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông đã dạy tôi phải chăm chút chúng một
cách nâng niu, cẩn thận. Mỗi loài cây trong vườn đã trở thành người bạn của tôi.
Cây ổi cho tôi leo trèo cùng lũ bạn trong xóm. Cây cam cho trái thơm ngọt ngào.
Những khóm hoa: đồng tiền, cẩm tú cầu, mười giờ... giúp tôi cảm thấy thư giãn sau
một ngày học tập mệt mỏi. Có thể nói, nhờ có ông mà tôi đã trở thành “người làm
vườn tài ba”. Không chỉ vậy, tôi còn được nghe ông kể rất nhiều câu chuyện hay
về cuộc sống. Đó là những bài học bổ ích giúp tôi sống tốt hơn mỗi ngày. Tôi rất
yêu ông nội của mình. Tôi mong ông sẽ thật khỏe mạnh để sống cùng gia đình tôi thật lâu.
• Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Mỗi loài cây trong vườn đã trở
thành người bạn của tôi.
• Câu văn có nhiều vị ngữ: Lúc đó, tôi lại chạy theo ông, đòi được giúp ông
tưới tắm cho cây cối trong vườn.
Kể lại một kỉ niệm của em với một người thân - Mẫu 2
Bố là người mà em vô cùng yêu quý trong gia đình. Năm nay, bố bốn mươi tư tuổi.
Bố em làm nghề lái xe. Công việc của bố là chuyển những chuyến hàng đi đến
khắp mọi miền tổ quốc. Vì vậy, bố thường xuyên phải xa nhà. Vào những ngày
nghỉ, bố thường dành thời gian cho gia đình. Bố đã dạy em học bài, giúp mẹ nấu
cơm, đưa em và mẹ đi chơi. Sau mỗi chuyến đi, bố đều tặng em những món quà
nhỏ từ những miền đất nơi bố đã từng đi qua. Tháng trước, bố chuyển hàng đến
Nha Trang. Khi về, bố đã mang về cho em một chiếc chuông gió làm bằng vỏ ốc.
Đó là món quà do chính tay bố làm. Chiếc chuông gió được em treo trên cửa sổ.
Mỗi khi có gió thổi qua, những chú ốc nhỏ lại đập vào nhau tạo ra âm thanh thật
vui tai. Nhìn chiếc chuông gió, em lại nhớ đến những câu chuyện mà bố kể về
chuyến công tác của mình. Em mong rằng tương lai có thể trở thành một hướng
dẫn viên du lịch để được đi đến nhiều nơi, giống như bố vậy.
• Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Mỗi khi có gió thổi qua, những chú
ốc nhỏ lại đập vào nhau tạo ra âm thanh thật vui tai.
• Câu văn có nhiều vị ngữ: Bố đã dạy em học bài, giúp mẹ nấu cơm, đưa em và mẹ đi chơi.
Kể lại một kỉ niệm của em với một người thân - Mẫu 3
Hôm qua, em đã có một chuyến đi chơi với bố mẹ. Gia đình em đã đến thăm thành
phố Hà Nội. Sau khoảng hai tiếng, xe cũng đến thành phố. Đầu tiên, em được đến
viếng lăng Bác. Em và bố mẹ cùng xếp hàng để được vào trong lăng. Từng dòng
người nối tiếp nhau. Bên trong lăng Bác khá lạnh. Các chú bộ đội mặc quân phục
màu trắng, đứng gác rất nghiêm trang. Em đã được tận mắt nhìn thấy Bác Hồ.
Khuôn mặt Bác thật hiền từ. Chòm râu dài, mái tóc bạc phơ. Vầng trán cao và rộng.
Đôi môi thì như đang mỉm cười. Lòng em cảm thấy vô cùng xúc động và tự hào.
Tiếp đến, em được đi thăm hồ Gươm. Hồ nằm ở quận Hoàn Kiếm, gần trung tâm
thành phố. Nước hồ trong xanh, phẳng lặng. Xung quanh hồ, những hàng cây cổ
thụ đứng trầm ngâm. Ở chính giữa là tháp Rùa cổ kính. Sau đó, em còn được đi ăn
rất nhiều món đặc sản của Hà Nội. Cả gia đình đã có nhiều kỉ niệm đẹp cùng nhau.
• Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Xung quanh hồ, những hàng cây cổ thụ đứng trầm ngâm.
• Câu văn có nhiều vị ngữ: Các chú bộ đội mặc quân phục màu trắng, đứng gác rất nghiêm trang.
Kể lại một kỉ niệm của em với một người thân - Mẫu 4
Kì nghỉ hè năm nay, em được về thăm quê ngoại. Đúng sáu giờ ba mươi phút, xe
bắt đầu xuất phát. Khoảng đến gần trưa mới đến nơi. Từ xa, em đã thấy bà ngoại
đang đứng ở ngoài cổng. Em háo hức chạy đến chào bà. Buổi trưa, em được
thưởng thức những món ăn bà nấu. Món nào cũng ngon miệng, hấp dẫn. Chiều đến,
hai bà cháu ra vườn, vừa chăm sóc cây cối vừa trò chuyện vui vẻ. Những cây cối
trong vườn được bà chăm vô cùng tươi tốt. Em thích nhất là chị hồng nhung đang
khoe sắc ở góc vườn. Tối hôm đó, em ngồi ngoài sân nghe bà ngoại kể chuyện.
Những truyện cổ tích em đã được đọc trong sách biết bao lần. Nhưng khi nghe bà
kể lại thấy thật thú vị, mới lạ. Chuyện về cô Tấm ở hiền gặp lành, chuyện chàng
Thạch Sanh dũng cảm hay chuyện về cậu bé thông minh đã giúp được nhà vua.
Giọng kể của bà nhẹ nhàng, miệng bà vẫn còn thoảng hương trầu. Giây phút đó,
em cảm thấy yêu bà ngoại của mình biết bao nhiêu.
• Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Em thích nhất là chị hồng nhung
đang khoe sắc ở góc vườn.
• Câu văn có nhiều vị ngữ: Chiều đến, hai bà cháu ra vườn, vừa chăm sóc cây
cối vừa trò chuyện vui vẻ.
Kể lại một kỉ niệm của em với một người thân - Mẫu 5
Ông ngoại chính là người tôi yêu thương thật trên đời. Cứ mỗi dịp nghỉ hè, tôi lại
được háo hức vì sắp được về quê ở cùng ông ngoại. Suốt ba tháng hè, tôi đã có rất
nhiều kỉ niệm đẹp đẽ. Quê hương của tôi vô cùng thơ mộng. Dòng sông nhỏ chảy
qua bản làng. Con đường làng rợp bóng tre xanh. Cánh cò trắng bay nghiêng trên
vòm trời. Cánh đồng lúa chín mênh mông. Trước cổng làng, cây đã già cỗi đã đứng
đó hàng chục năm. Tôi về quê trong sự chào đón của ông ngoại. Những ngày ở quê,
tôi thích nhất là được cùng ông ra vườn dạo chơi. Khu vườn nhà rộng lớn với biết
bao cây trái. Những khóm rau xanh mướt và những hàng trái cây như táo, xoài,
cam… Bầy chim hót lanh lảnh trên ngọn cây cao. Ngồi trong vườn, tôi lắng nghe
những âm thanh quen thuộc của làng quê. Sau đó, hai ông cháu còn tưới tắm cho
cây cối trong vườn. Ông ngoại còn hái cho tôi biết bao nhiêu là trái cây. Bây giờ,
ông ngoại đã mất, tôi cũng ít về quê hơn. Nhưng những kỉ niệm về ông vẫn còn in
đậm trong kí ức, trở thành một điều thật đáng quý với tôi.
⚫ Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Trước cổng làng, cây đã già cỗi đã
đứng đó hàng chục năm.
⚫ Câu văn có nhiều vị ngữ: Nhưng những kỉ niệm về ông vẫn còn in đậm trong kí
ức, trở thành một điều thật đáng quý với tôi.
Kể lại một kỉ niệm của em với một người thân - Mẫu 6
Tết năm nay, tôi được đi chợ hoa cùng với bố. Chiều hai bảy Tết, chợ rất đông đúc
và nhộn nhịp. Tiếng người mua, người bán rộn ràng. Sắc xuân đang tràn ngập khắp
muôn nơi. Hàng trăm loài hoa thi nhau khoe sắc thắm. Nhưng có lẽ hoa đào, hoa
mai vẫn là nổi bật nhất. Những cánh đào hồng duyên dáng. Những cánh mai vàng
ấm áp. Hai bố con đi dạo một vòng quanh chợ, ngắm nghía những chậu hoa. Bố
nói rằng sẽ mua một chậu hoa đào về chơi Tết. Mất một lúc lâu, tôi và bố mới chọn
được một chậu ưng ý. Cây khá cao, được trồng trong một chiếc chậu màu trắng.
Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, khoác lên mình một chiếc áo màu nâu đậm. Từ thân
cây tỏa đâm ra nhiều cành cây được tạo dáng độc đáo. Trên cành, những chiếc lá
xanh non cùng với nhiều nụ đào đang chúm chím. Sau đó, tôi và bố lại tiếp tục dạo
quanh chợ. Khi đi qua khu bán cây quất, tôi đã đề nghị bố mua thêm một chậu về
cho căn nhà thêm phần rực rỡ. Hai bố con lại vào chọn cây. Dạo quanh chợ hoa, tôi
mới cảm nhận không khí mùa xuân đang đến rất gần. Tết năm nay, tôi đã có một kỉ
niệm thật đẹp cùng với bố của mình.
⚫ Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Hàng trăm loài hoa thi nhau khoe sắc thắm.
⚫ Câu văn có nhiều vị ngữ: Hai bố con đi dạo một vòng quanh chợ, ngắm nghía những chậu hoa.
Kể lại một kỉ niệm của em với một người thân - Mẫu 7
Trong cuộc đời, mỗi người chắc hẳn đều từng mắc lỗi, tôi cũng vậy. Khi còn nhỏ,
không ít lần tôi đã khiến mẹ phải lo lắng. Đặc biệt, có một kỉ niệm mà tôi vẫn ấn
tượng mãi. Năm học lớp sáu, tôi mải chơi nên rất lười học. Cô giáo chủ nhiệm đã
phải gọi điện về cho bố mẹ để trao đổi. Những lúc ấy, mẹ đều nhẹ nhàng khuyên
bảo tôi. Tôi chỉ nghe xong, xin lỗi mẹ và rồi cũng quên ngay sau đó. Một hôm, sau
giờ học, nhóm bạn trong lớp rủ tôi đi chơi. Do mải chơi nên đến khi nhận ra thì
cũng đã khoảng chín giờ tối. Tôi cảm thấy khá sợ và nhanh chóng đạp xe trở về
nhà. Đến đoạn đường tối, tôi bỗng đâm phải một chiếc xe máy. Tôi bị ngã và cảm
thấy chân tay đều rất đau. Đến khi tỉnh dậy, tôi đã ở trong bệnh viện và nhìn thấy
mẹ ngồi bên. Tôi rất muốn cất tiếng xin lỗi mẹ nhưng không dám. Tôi nhìn vào đôi
mắt của mẹ. Đôi mắt nói cho tôi biết rằng mẹ đã lo lắng và buồn bã thế nào. Tôi
biết mẹ đã rất lo lắng cho mình. Mấy hôm sau, tôi được về nhà. Khi trở về, tôi thấy
mẹ đang ở trong bếp cặm cụi nấu ăn. Tôi nhẹ nhàng đi vào, toàn những món mà tôi
thích đang bày trên bàn ăn. Tôi chạy đến và ôm lấy mẹ, khẽ nói: “Con xin lỗi mẹ
ạ!”. Mẹ quay lại, mỉm cười nhìn tôi và nói: “Không sao đâu con, chỉ cần con nhận
ra lỗi lầm và chịu thay đổi là được!”. Lúc ấy, tôi chợt bật khóc. Tôi biết rằng mình
đã khiến cho bố mẹ lo lắng rất nhiều. Từ kỉ niệm đó, tôi luôn cố gắng ngoan ngoãn,
chăm chỉ học tập. Tôi tự hứa sẽ khiến cho bố mẹ cảm thấy tự hào về tôi.
⚫ Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Đôi mắt nói cho tôi biết rằng mẹ đã lo
lắng và buồn bã thế nào.
⚫ Câu văn có nhiều vị ngữ: Tôi chỉ nghe xong, xin lỗi mẹ và rồi cũng quên ngay sau đó.
Kể lại một kỉ niệm của em với một người thân - Mẫu 8
Bà ngoại là người tôi yêu mến nhất. Tôi đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp đẽ cùng với bà.
Mỗi dịp nghỉ hè, tôi lại được về quê thăm bà và ở lại chơi khoảng một tháng. Hôm
đó là buổi sáng chủ nhật, mẹ đưa tôi ra bến xe. Khoảng sáu giờ ba mươi phút, xe
bắt đầu xuất phát. Gần trưa, xe mới đến nơi. Tôi xuống xe, rồi đi bộ theo con
đường làng về nhà bà ngoại, vừa đi vừa hát vang. Hai hàng cây bên đường rung
rinh trong gió, như đang chào đón tôi. Từ xa, tôi đã thấy bà ngoại đứng đón ở
ngoài cổng. Tôi háo hức chạy đến ôm lấy bà. Hai bà cháu vừa đi vừa trò chuyện
vui vẻ. Bà hỏi han chuyện học hành, bài vở của tôi. Buổi trưa, tôi được thưởng
thức rất nhiều món ngon do bà nấu. Tối hôm đó, hai bà cháu ra ngoài sân ngồi
hóng mát. Tôi được nghe bà ngoại kể chuyện. Những truyện cổ tích em đã đọc
trong sách biết bao lần. Nhưng khi nghe bà kể lại thấy thật thú vị, mới lạ. Chuyện
về cô Tấm ở hiền gặp lành, chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm hay chuyện về
cậu bé thông minh đã giúp được nhà vua. Giọng kể của bà nhẹ nhàng, miệng bà
vẫn còn thoảng hương trầu. Bà giống như những bà tiên trong các truyện cổ tích
vậy. Tôi cảm thấy vô cùng yêu mến và kính trọng bà ngoại.
⚫ Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Hai hàng cây bên đường rung rinh
trong gió, như đang chào đón tôi.
⚫ Câu văn có nhiều vị ngữ: Hai hàng cây bên đường rung rinh trong gió, như đang chào đón tôi.
Kể lại một kỉ niệm của em với một người thân - Mẫu 9
Kỉ niệm đáng nhớ nhất của em là về ngày đầu tiên đi học. Tối hôm trước, mẹ đã
giúp em chuẩn bị mọi thứ đầy đủ. Còn em chỉ cần đi ngủ thật sớm để ngày mai
thức dậy đúng giờ. Sáng hôm sau, em thức dậy vào lúc sáu giờ. Em đánh răng rửa
mặt, ăn sáng thật nhanh và mặc bộ đồng phục mới. Đúng bảy giờ, mẹ đã đưa em
đến trường bằng chiếc xe máy cũ. Trên đường đi, em cảm thầy vừa hân hoan, vừa
lo lắng. Chẳng bao lâu, ngôi trường Tiểu học đã hiện ra trước mắt. Từ phía ngoài
đường nhìn vào đã thấy chiếc cổng trường rất to, phía trên cao là bảng tên trường.
Bên trong, sân trường rất rộng rãi, được đổ bê tông phẳng lì. Ngôi trường đã có hai
mươi năm tuổi, đứng trầm lặng đón chúng em. Mẹ đưa em đến phòng học đã có cô
giáo đứng chờ. Em nép phía sau lưng mẹ mà không dám bước vào. Mẹ đã ân cần
động viên em. Đến bây giờ, em vẫn còn nhớ lời mẹ nói: “Đi đi con, một chân trời
mới đang chờ con ở phía trước”. Giọng nói nhẹ nhàng, cùng ánh mắt trìu mến của
mẹ đã tiếp cho em một nguồn động lực to lớn. Em nghe lời mẹ bước vào lớp cùng
cô giáo. Buổi học đầu tiên rất vui vẻ, thú vị. Em đã quen được rất nhiều bạn mới.
Đến chiều về, em đã kể lại cho mẹ nghe về buổi học. Em cảm thấy thật hạnh phúc
vì đã có mẹ ở bên vào một ngày đặc biệt.
⚫ Câu có nhiều vị ngữ: Em đánh răng rửa mặt, ăn sáng thật nhanh và mặc bộ đồng phục mới.
⚫ Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Ngôi trường đã có hai mươi năm tuổi,
đứng trầm lặng đón chúng em.
Kể lại một kỉ niệm của em với một người thân - Mẫu 10
Trong cuộc đời mỗi con người có lẽ sẽ không ai là quên được những kỉ niệm của
tuổi học trò, đặc biệt là những kỉ niệm của buổi đầu tiên đi học. Hôm ấy, tôi đã
thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị sách vở thật đầy đủ. Đúng bảy giờ, ông nội chở tôi
đến trường trên chiếc xe đạp vốn đã rất thân quen. Bầu trời trong xanh, cao vời.
Những đám mây trắng làm biếng, trôi thật chậm. Tôi ngắm nhìn cảnh vật hai bên
đường mà lòng cảm thấy bồi hồi. Đường phố hôm nay dường như cũng tấp nập
hơn. Tôi nhìn thấy rất nhiều bạn học sinh trong bộ quần áo mới, ngồi sau bố.
Khuôn mặt của các bạn vừa có chút lo âu, vừa có chút háo hức. Tôi còn nhìn thấy
các anh chị lớp trên đạp xe trên con đường, trò chuyện cùng bạn bè rất vui vẻ. Dù
đã đến trường nhận lớp và được làm quen với thầy cô, bạn bè trước đó. Nhưng tôi
vẫn cảm thấy vô cùng háo hức. Tôi mặc bộ đồng phục mới, đi đôi dép mà mẹ đã
tặng cho tôi và cùng ông nội bước vào trường. Cô giáo đã đứng chờ ở đầu hàng của
lớp tôi để đón các bạn học sinh. Tôi chào tạm biệt ông và ngồi vào chỗ theo sự sắp
xếp của cô. Buổi lễ khai giảng diễn ra thật trịnh trọng với lời phát biểu của thầy
hiệu trưởng, lời phát biểu của anh chị học sinh cuối cấp và của một bạn học sinh
lớp Một. Cuối buổi lễ, thầy hiệu trưởng đã thay mặt thầy cô đánh tiếng trống khai
trường. Khi nghe tiếng trống ấy, tôi cảm thấy bồi hồi và thật xúc động. Một kỉ
niệm thật đẹp đẽ và đáng nhớ.
⚫ Câu có nhiều vị ngữ: Tôi mặc bộ đồng phục mới, đi đôi dép mà mẹ đã tặng cho
tôi và cùng ông nội bước vào trường.
⚫ Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Những đám mây trắng làm biếng, trôi thật chậm.
Kể lại một kỉ niệm của em với một người thân - Mẫu 11
Mỗi người đều có những kỉ niệm về thời thơ ấu. Tôi cũng có một kỉ niệm vẫn còn
ấn tượng mãi. Hồi bé, tôi là một đứa trẻ ham chơi. Chuyện xảy ra vào năm học lớp
năm. Một hôm, sau giờ học, nhóm bạn trong lớp rủ tôi đi chơi game. Tôi không
suy nghĩ mà đồng ý ngay. Chúng tôi mải chơi đến tận chín giờ tối. Khi bác chủ
quán nhắc nhở thì cả nhóm mới nhận ra đã muộn. Tôi lo sợ, nhanh chóng đạp xe
trở về nhà. Đến đoạn đường tối, tôi không để ý nên xảy ra va chạm với một chiếc
xe máy từ trong ngõ đi ra. Tôi bị ngã ra đường, cảm thấy đau đớn. Đến khi tỉnh dậy,
tôi đã ở trong bệnh viện và nhìn thấy mẹ ngồi bên. Tôi rất muốn cất tiếng xin lỗi
mẹ nhưng không dám. Tôi nhìn vào đôi mắt của mẹ. Đôi mắt đã nói cho tôi biết
rằng mẹ đã lo lắng và buồn bã thế nào. Tôi biết mẹ rất lo lắng cho mình. Mấy hôm
sau, tôi đã bình phục và được về nhà. Khi trở về, tôi thấy mẹ đang ở trong bếp cặm
cụi nấu ăn. Tôi nhẹ nhàng đi vào, nhìn bàn ăn có toàn những món mà yêu thích của
mình, cảm thấy xúc động vô cùng. Tôi chạy đến và ôm lấy mẹ, khẽ nói: “Con xin
lỗi mẹ ạ!”. Mẹ quay lại, nhìn tôi và nói: “Không sao đâu con, chỉ cần con nhận ra
lỗi lầm và chịu thay đổi là được!”. Lúc ấy, tôi bật khóc. Tôi biết rằng mình đã
khiến cho bố mẹ lo lắng rất nhiều. Từ kỉ niệm đó, tôi cố gắng ngoan ngoãn, chăm
chỉ học tập. Tôi tự hứa sẽ khiến cho bố mẹ cảm thấy tự hào về tôi.
⚫ Câu có nhiều vị ngữ: Tôi nhẹ nhàng đi vào, nhìn bàn ăn có toàn những món mà
yêu thích của mình, cảm thấy xúc động vô cùng.
⚫ Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Đôi mắt đã nói cho tôi biết rằng mẹ đã
lo lắng và buồn bã thế nào.
Kể lại một kỉ niệm của em với một người thân - Mẫu 12
Em rất yêu thương và kính trọng bố của mình. Năm nay, bố bốn mươi tư tuổi.
Công việc của bố là một hướng dẫn viên du lịch. Bởi vậy, bố thường xuyên phải đi
công tác xa nhà. Sau mỗi chuyến đi, bố đều mang về cho em những món quà từ
vùng đất mà bố đi qua, kể cho em nghe nhiều câu chuyện thú vị. Mỗi món quà đều
thể hiện tình cảm của bố. Và mỗi câu chuyện lại gửi gắm một bài học giá trị.
Những điều đó đã trở thành hành trang quý giá cho em trong cuộc sống. Em mong
rằng tương lai có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch để được đi đến nhiều
nơi, giống như bố vậy. Dù bận rộn, nhưng mỗi khi được ở nhà, bố luôn giúp đỡ mẹ
công việc nhà. Em thường nói đùa rằng bố chính là “siêu nhân” của riêng mẹ. Với
em, bố chính là một điểm tựa tinh thần vững chắc.
⚫ Câu có nhiều vị ngữ: Sau mỗi chuyến đi, bố đều mang về cho em những món
quà từ vùng đất mà bố đi qua, kể cho em nghe nhiều câu chuyện thú vị.
⚫ Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Mỗi món quà đều thể hiện tình cảm của bố.