Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ | Kết nối tri thức
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ | Kết nối tri thức được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Bài 4: Giai điệu đất nước (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 7
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ:
“Ôi, thuở ấu thơ” đến “Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”.
Cảm nhận đoạn thơ trong bài Gò Me - Mẫu 1
Bài thơ “Gò me” của Hoàng Tố Nguyên đã để lại cho em nhiều ấn tượng, đặc biệt là đoạn thơ:
“Ôi, thuở ấu thơ Cắt cỏ, chăn bò Gối đầu lên áo
Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo
Lòng nghe theo bướm, theo chim
Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”
Chỉ với vài câu thơ, tác giả đã gợi nhớ về một tuổi thơ yên bình, vui vẻ nơi làng
quê. Những công việc đã rất quen thuộc như cắt cỏ, chăn bò chắc hẳn bất kì đứa
trẻ thôn quê nào cũng từng làm. Rồi cả đến lúc thảnh thơi nằm dưới hàng me,
nghe gió thổi qua tiếng tre rì rào; lòng theo cánh bướm, cánh chim bay thật xa.
Thiên nhiên hiện lên tràn đầy sức sống, sinh động với hình ảnh quả me được
liên tưởng với lưỡi liềm, lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ. Tất cả đã tạo nên
một khung cảnh gần gũi, chứa chan niềm yêu thương.
Cảm nhận đoạn thơ trong bài Gò Me - Mẫu 2
Đến với bài thơ “Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên, em cảm thấy rất yêu thích đoạn thơ:
“Ôi, thuở ấu thơ Cắt cỏ, chăn bò Gối đầu lên áo
Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo
Lòng nghe theo bướm, theo chim
Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”
Chắc hẳn, mỗi người đều có những kỉ niệm tuổi thơ của riêng mình. Trong đoạn
thơ này, tác giả đã gợi nhắc lại một tuổi thơ rất quen thuộc của những đứa trẻ
làng quê. Đó là những ngày ở ngoài đồng cắt cỏ, chăn bò hay gối đầu lên áo. Đó
là những ngày nằm dưới hàng me, lắng nghe tiếng tre rì rào, lòng theo bướm
theo chim. Nhà thơ như chìm vào không gian của tuổi thơ. Với hình ảnh quả me
non được liên tưởng với lưỡi liềm, còn chiếc lá xanh như dải lụa. Những liên
tưởng, so sánh giàu sức gợi hình. Thiên nhiên hiện lên mới tươi vui, sức sống làm sao!
Cảm nhận đoạn thơ trong bài Gò Me - Mẫu 5
Khi đọc bài thơ “Gò me” của Hoàng Tố Nguyên, tôi đặc biệt ấn tượng với đoạn thơ:
“Ôi, thuở ấu thơ Cắt cỏ, chăn bò Gối đầu lên áo
Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo
Lòng nghe theo bướm, theo chim
Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”
Những câu thơ ngắn gọn nhưng đã gợi ra một tuổi thơ yên bình, vui vẻ nơi làng
quê. Chắc hẳn ai từng sống ở thôn quê đều sẽ biết đến công việc như cắt cỏ,
chăn bò. Và cả hình ảnh của nhân vật trữ tình lúc thảnh thơi nằm dưới hàng me,
nghe gió thổi qua tiếng tre rì rào. Thiên nhiên cũng hiện lên tràn đầy sức sống,
sinh động với hình ảnh quả me được liên tưởng với lưỡi liềm, lá xanh như dải
lụa mềm lửng lơ. Từ đó, tôi cảm nhận được sự yên bình, thư thái khi đọc đoạn thơ trên.
Cảm nhận đoạn thơ trong bài Gò Me - Mẫu 6
“Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên là một bài thơ mà tôi đặc biệt yêu thích, nhất là đoạn thơ dưới đây:
“Ôi, thuở ấu thơ Cắt cỏ, chăn bò Gối đầu lên áo
Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo
Lòng nghe theo bướm, theo chim
Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”
Những câu thơ ngắn gọn, nhưng gợi ra cả một khoảng trời kí ức. Chắc hẳn đứa
trẻ thôn quê nào cũng từng ở ngoài đồng cắt cỏ, chăn bò hay gối đầu lên áo.
Hay cả những ngày cùng nằm dưới hàng me, lắng nghe tiếng tre rì rào, lòng
theo bướm theo chim. Tôi như trở về với tuổi thơ thân thương với hình ảnh quả
me non được liên tưởng với lưỡi liềm, còn chiếc lá xanh như dải lụa. Bức tranh
thiên nhiên hiện lên thật đẹp đẽ.