Văn mẫu lớp 8: Đoạn văn suy nghĩ về nhân vật Lão Hạc (13 mẫu) Ngữ Văn 8 | Cánh diều

Văn mẫu lớp 8: Đoạn văn suy nghĩ về nhân vật Lão Hạc (13 mẫu) Ngữ Văn 8 | Cánh diều. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp các kiến thức chọn lọc hay nhất giúp cho các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!

Văn mẫu lớp 8
Đoạn văn suy nghĩ về nhân vật Lão Hạc
Dàn ý viết đoạn văn suy nghĩ về nhân vật Lão Hạc
Giới thiệu khái quát nhân vật Lão Hạc: vợ mất sớm, con bỏ đi làm đồn điền
cao su, sống lủi thủi một mình với con chó, bần cùng nên đã bán chó ăn
bả chó để tự tử.
Những phẩm chất tốt đẹp: một con người hiền lành, biết suy nghĩ, giàu tình
yêu thương nhưng cũng vô cùng đáng thương.
Suy nghĩ, tình cảm về nhân vật: yêu mến, trân trọng,…
Đoạn văn suy nghĩ về nhân vật Lão Hạc ngắn gọn
Đoạn văn số 1
Nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao đã để lại cho
tôi nhiều ấn tượng. Lão Hạc một người nông dân nghèo khổ, bất hạnh. Vợ mất
sớm, một mình nuôi con trai khôn lớn. Tài sản chỉ ngoài ba sào vườn, một túp
lều nhỏ một con chó. Gia cảnh khó khăn, lão không lo nổi cho con trai lấy vợ.
Chán nản, anh con trai bỏ đi đồn điền cao su. Sau một trận ốm, trong nhà không
còn gì để ăn, lão quyết định bán cậu Vàng. Lão đến nhờ cậy ông giáo giữ hộ số tiền
để khi anh con trai trở về sẽ trao lại. Sau đó, lão đến xin Binh bả chó để tự tử.
thể thấy, Lão Hạc hiện lên với nhiều phẩm chất tốt đẹp - một người nông dân
thật thà, hiền lành giàu tình yêu thương. Bên cạnh đó, Lão Hạc cũng một con
người sống trong sạch, giàu lòng tự trọng. Nhân vật Lão Hạc đã giúp tôi hiểu thêm
về số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng, từ đó thêm trân trọng
họ nhiều hơn.U
Đoạn văn số 2
Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Tác
giả đã xây dựng thành công nhân vật Lão Hạc một người nông dân nghèo khổ
nhưng phẩm chất tốt đẹp. Trước hết, Lão Hạc một người nhân hậu, giàu tìnhU
yêu thương. Điều này được thể hiện qua sự gắn bó, đau xót, tiếc thương của lão
khi phải bán đi cậu Vàng. Bên cạnh đó, lão còn là một người cha yêu con hết mực,
luôn suy nghĩ dành dụm cho con. Không chỉ vậy, Lão cũng một người
lòng tự trọng. sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn nhưng không
những suy nghĩ, việc làm trái với lương tâm cũng không muốn ảnh hưởng,
phiền đến bất cứ ai. Lão Hạc một nhân vật mang tính biểu tượng, gửi gắm
thông điệp nhân văn của Nam Cao. Tôi rất yêu thích nhân vật này.U
Đoạn văn số 3
Lão Hạc một nhân vật thành công Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi
thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có
một người vợ một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền
cưới vợ, con trai lão phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được
người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt
cho một cái tên hay cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão cướp hết
toàn bộ số hoa màu của lão lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn
ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột
bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc
như con nít. Sợ sống ảnh hưởng tới con trai, đã trót lòng lừa gạt một con
chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ tủi nhục. Cái
chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc là một nhân vật
giàu tính nhân văn.U
Đoạn văn số 4
Trong văn bản Lão Hạc của Nam Cao, Lão Hạc hình ảnh điển hình cho những
người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Lão một người giàu lòng yêu
thương, sống nhân hậu lòng tự trọng cao. Tuy vậy nhưng lão cuộc sống
nghèo khổ, đơn. Vợ lão mất sớm, con trai duy nhất thì phẫn chí bỏ đi đồn điền
cao su, sống cô đơn với một con chó để bầu bạn. Sau khi bán cậu Vàng - người bạn
duy nhất khi về già, lão thấy hối hận, sống day dứt, dằn vặt, đau xót tột cùng. Lão
Hạc người ý thức cao về lẽ sống nên sau khi gửi số tiền ít ỏi cho ông giáo thì
lão từ chối tất cả cái ông giáo cho. người lòng tự trọng nên sau khi
chết lão ko muốn làm phiền tới hàng xóm, nhờ ông giáo lấy số tiền đó để làm ma
chay. Mọi người trong làng ko ai hiểu nguyên nhân tại sao lão chết, chỉ có Binh Tư
ông giáo hiểu. Trong hội thực dân phong kiến, lão Hạc như ngọn đèn lay lắt
trước gió. Qua văn bản Lão Hạc, tác giả đã cho ta thấy phẩm giá tốt đẹp nhân
cách trong sạch của lão Hạc nói riêng cũng như những người nông dân nói chung.U
Đoạn văn số 5
Nhân vật lão Hạc một hoàn cảnh bất hạnh, đau đớn nhưng vẫn giữ được tình
yêu thương đối với những người thân yêu đặc biệt một lòng tự trọng cao cả.
Qua nhân vật này, nhà văn đã thể hiện tưởng nhân đạo tiến bộ sâu sắc. Mặc
dù lão phải sống khốn khổ, nghèo túng nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân
phẩm. Binh đã tưởng lão xin bả chó để ăn trộm. Ông giáo cũng nghi ngờ lão.
Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương
đáng quý, đáng trọng của người nông dân cả sự tự trọng cao đẹp của mình. Lão
yêu thương con rất mực. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi
già để con ra đi cho thỏa chí. Không chỉ vậy, tình yêu thương lão dành cho con
được dâng trào đến cực điểm khi lão tử tự bằng bả chó. Qua đó, nhà văn đã bày tỏ
thái độ tin tưởng đối phẩm cách tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách
mạng. Điều ấy đáng quý cùng bởi trước Cách mạng, người nông dân bị coi rẻ
như cỏ rác, thậm chí nhà văn còn nhận định người nông dân “như những con
lợn không tư tưởng”. Và bởi thế, tư tưởng của Nam Cao đáng ca ngợi biết bao!
Đoạn văn số 6
Lão Hạc nhân vật phẩm chất cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó.
Vắng con, “cậu Vàng” đã giúp lão bớt đơn. Vui buồn của “cậu Vàng” cũng
vui buồn của lão. vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ
mảnh vườn cũng con. Lão tìm đến cái chết cũng con (khi chết lão vẫn còn
tiền). Đây thực sự một sự hy sinh cùng to lớn. một người tự trọng, lão
chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muộn phiền lụy đến ai. Nghệ thuật
phân tích tâm nhân vật già dặn. Nam Cao tập trung khai thác thế giới bên trong
của lão Hạc, chỉ ra được những giằng xé, những day dứt, những chua xót, hối
hận… của một nông dân chất phác, nhân hậu. Với bút pháp linh hoạt, xen kẽ được
cách kể chuyện tỉnh táo, chân thực màu sắc trữ tình, đồng thời, tăng hàm lượng
triết lí về nhân tình, thế thái qua những suy nghĩ của “tôi” – ông giáo. Đối với “cậu
Vàng”, lão chăm sóc chó hết sức chu đáo (cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu).
Lão coi cậu Vàng như một đứa trẻ, đứa trẻ ấy trung thành với lão, làm lão bớt
đơn. Gắn với cậu Vàng, khi buộc phải bán “cậu”, mắt lão đã “ầng ậng ớc”.
Đặc biệt, lão cảm thấy mình kẻ lừa dối bán “cậu Vàng”. lão không còn kiếm
được tiền nữa, lão sợ rằng mình sẽ tiêu lạm vào tiền của con. Lão thà chết chứ
không thể để con trắng tay. Vậy nên lão thật sự tìm đến cái chết. Việc ấy càng cho
thấy lão là người giàu tình thương yêu, giàu đức hi sinh biết bao.U
Đoạn văn số 7
Một trong những nhân vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là nhân vật Lão Hạc
của nhà văn Nam Cao. Lão một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, con bỏ đi
làm đồn điền cao su. Lão sống lủi thủi với con chó chỉ bầu bạn với lão
hằng ngày, cái nghèo đói khiến lão rau cháo qua ngày cuối cùng bần quá nên đã
bán chó. Hình ảnh lão Hạcđại diện cho người nông dângiai đoạn đó bị xã hội
đẩy vào bước đường cùng, để giữ lại phẩm giá của mình họ đã phải tìm đến cái
chết kết thúc một kiếp người đầy tội nghiệp. Không chỉ lão Hạc mà những nhân vật
khác trong giai đoạn này cũng xứng đáng nhận được tình yêu thương của độc giả
mọi thời kì. Nhân vật lão Hạc nói riêng người nông dân nói chung là một đề tài
quen thuộc đã và đang chủ đề được khai thác nhận được sự quan tâm đặc biệt từ
bạn đọc. Nhiều năm qua đi nhưng lão Hạc vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc để
lại nhiều ấn tượng sâu sắc.
Đoạn văn suy nghĩ về nhân vật Lão Hạc chi tiết
Đoạn văn mẫu 1
Người nông dân trước Cách mạng sống trong cảnh nghèo đói bị hoàn cảnh đẩy
đến đến mức đường cùng nhưng họ vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp của bản thân mình
sống với một nhân cách cao đẹp. Đại diện cho những người nông dân đó Lão
Hạc - một nhân vật đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.
Lão Hạc một nông dân nghèo, nhưng rất trong sáng và thân thiện. Cuộc đời sinh
ra lão thật trớ trêu, đẩy lão vào cảnh khó khăn, túng quẫn. một nông dân chăm
chỉ cần cù nhưng lõa lại không có đến một sào ruộng để cày cấy. Gia sản trong nhà
chỉ một chú chó nhỏ một mảnh vườn để lại cho con trai. Cảnh nghèo, đã
không nhương tay cho lão, lão chịu khổ đã đành nhưng con trai lão lại liên lụy
theo, vì muốn lấy được "ý trung nhân hoàn hảo" nên con trai lão đem lòng yêu một
quý của một gia đình gia giáo, do đòi hỏi tiền thách cưới khá cao nên cảnh
nghèo không cho lão dựng vợ cho con. Con trai lão vậy phẫn chí bỏ đi đồn
điền cao su. Lão thương con, mong muốn con con được hạnh phúc nhưng lão cũng
không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con
đi. "Đồn điền cao su đi dễ khó về " lão biết chứ nhưng đâu thể cản được! Hằng
ngày lão chỉ biết quanh quẩn bên con chó Vàng - kỉ niệm cuối cùng còn sót lại của
người con trai. Lão yêu thương chăm sóc cẩn thận, t mỉ từng miếng ăn, từng
sợi lông. Lão yêu thương như mối ràng buộc còn sót lại của lão con
trai lão. Lão thương con thà rằng chết đói chứ không đời nào đụng vào một sào
vườn. Lão chỉ sợ khi con trai lão về không chỗ ở, sinh sống, lập nghiệp. Cuối
cùng, Lão Hạc đã lựa chọn cái chết. Kết thúc bi kịch cũng thật sự chấm dứt
những dằn vặt riêng của Lão Hạc nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những
con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.
Đoạn văn mẫu 2
Nam Cao một nhà văn hiện thực trong giai đoạn 1930 - 1945. Ông đã đi vào
lòng độc giả với những tác phẩm viết về số phận của người nông dân, người lao
động trong hội một trong số đó không thể không kể tới tác phẩm “Lão
Hạc”. Nhân vật Lão Hạc trong truyện một nhân vật đã để lại trong người đọc ấn
tượng dầu sâu sắc. Lão Hạc một cuộc đời hết sức bi thảm và đau khổ khi vợ lão
thì mất sớm, lão trống nuôi con một mình. Anh con trai không lấy được vợ do
nhà quá nghèo nên phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Lão ngày ngày mong mỏi con
về, sống đơn độc chỉ con chó Vàng bầu bạn cùng. Chính đói nghèo nên
cuối cùng, lão phải dứt ruột bán đi người bạn duy nhất, chỗ dựa cuối cùng của lão
cậu Vàng. Lão Hạc đã ăn bả chó tự tử, để giữ trọn nhân phẩm của mình bằng cái
chết đầy đau đớn. Cuộc đời của lão Hạc bức tranh phản ánh rõ nét nhất số phận
cùng đường bi thảm của người nông dân lúc bấy giờ. Thế nhưng, trong những gam
màu tưởng chừng như tối tăm ấy, ta lại thấy một cái đó sáng ngời lên, hay đó
chính vẻ đẹp nhân cách của lão Hạc. Đó một người cha yêu thương con hết
mực. Với lão, dù cho có chết đói lão cũng không bán đi một sào vườn nào vì lão sợ
nếu bán, con trai lão mai này trở về thì sẽ đâu sống, lập nghiệp? Nếu
lão bán đi mảnh vườn thì hiển nhiên, lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó, đói
kém ấy, nhưng sự thương con cao cả, lão đã quyết định không bán. Lão Hạc để
dành dụm từng đồng, từng cắc để độ con trai về, đưa cho con để con sau này lấy
vợ, lập nghiệp. Không may, lão lại ốm, một cơn ốm khiến lão buộc phải tiêu tới số
tiền để dành đó. Chỉ vậy thôi lão đã thấy đau lòng, đau lòng lão đã ăn vào
tiền của con. Rồi lão gửi ông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo giữ hộ cho con trai
lão: “của mẹ thì hưởng”. thể thấy, mọi suy nghĩ, việc làm đều hướng về
con trai, con trai, mong muốn một tương lai tốt đẹp hơn. Thậm chí, l
cái chết của lão cũng con, đó một cái chết trong sạch , không chỉ giữ gìn
phẩm chất, lòng tự trọng của bản thân mà còn để lại một con đường không vẩn đục
phía trước dành cho con trai lão. Tình yêu thương của người cha dành cho con thật
đại cao cả biết bao. không được thể hiện một cách trực tiếp gián tiếp
qua từng hành động, lời nói suy nghĩ của nhân vật. thể nói, Nam Cao đã rất
thành công trong việc miêu tả nội tâm đặc sắc của nhân vật, kết hợp với cách xây
dựng những chi tiết nghệ thuật độc đáo, thành công khắc họa nên một chân dung
nhân vật lão Hạc là điển hình cho hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ đầy khổ
cực, bị dồn đến bước đường cùng nhưng qua đó cũng làm rạng lên những vẻ đẹp
tâm hồn một trong số đó chính tình yêu thương con bờ bến. Qua nhân vật
này, Nam Cao cũng phần nào đã khẳng định được ngòi bút đầy tài hoa của mình.
Đoạn văn mẫu 3
Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật Lão Hạc trong lòng người đọc, đã
để lại những ấn tượng sâu sắc nhất. Lão Hạc hiện lên một người nông dân chịu
thương chịu khó nhưng bị dòng đời và số phận xô đẩy vào hoàn cảnh khó khăn. Vợ
lão mất sớm, một mình lão làm lụng nuôi con. Đến khi đứa con trai của lão đến
tuổi dựng vợ gả chồng, yêu một trong làng , nhưng nhà gái thách cưới
cao quá nên lão Hạc không thể cưới vợ cho con. Đó bi kịch của một người cha
mà không thể lo cho con một cái đám cưới đàng hoàng. Nhưng dù trong hoàn cảnh
khó khăn thế nào đi nữa, lão Hạc vẫn hiện lên một người cha hết mực yêu
thương con. Vợ lão chết, lão không lấy vợ vậy nuôi con. phải chăng lão
muốn tránh cho đứa con thân yêu của lão cái cảnh mẹ ghẻ con chồng? Khi con trai
lão đòi bán vườn lấy vợ, lão không đồng ý suy nghĩ cho cuộc sống tương lai
sau này của vợ chồng con lão. Nếu bán vườn đi thì rồi lấy nhau về lấy kiếm
sống qua ngày. Khi không lấy được vợ, thằng con lão buồn quá nghĩ quẩn rồi xin
đi làm đồn điền cao su. Lão biết cao su đi dễ khó về” nhưng thấy con như vậy
cũng không biết ngăn cản ra sao. Nỗi lòng của người cha nghèo nào có mấy ai hiểu
được. Trước khi đi, con lão để lại cho lão một con chó Vàng hàng ngày trò chuyện
cùng lão cho qua tháng đoạn ngày tuổi già neo đơn. Lão yêu lắm nâng nịu
gọi Cậu Vàng. Lão coi như đứa con của con trai mình, như đứa cháu của
lão. Mỗi bữa cơm lão đều giành phần cho nó. Chó chủ suốt ngày quấn quýt lấy
nhau. Một năm vào lúc thóc gạo kém, nhà nghèo lại càng thêm nghèo, lão Hạc đã
có ý định bán con chó. Lão bàn việc ấy với ông giáo, cứ mỗi lần gặp nhau là lão lại
nói về chuyện án con chó Vàng của lão đến nỗi ông giáo tin rằng lão chỉ nói vậy
thôi chứ lão sẽ không bao giờ bán chó. Sự băn khoăn của lão Hạc đã cho thấy lão
rất yêu con chó Vàng-kỉ vật đứa con lão để lại cho lão. Lão không nợ bán chó
thương con, không biết bao giờ được trông thấy đứa con của mình một lần
nữa? Tình yêu con của lão Hạc còn được thể hiện chỗ vào năm mất mùa đói
kém, khi đã bòn hết tất cả những gì có thể ăn được trong vườn nhà, lão cũng không
đụng đến tiền lão bòn vườn để dành cho con. Lão thà ăn củ rong, củ chuối chứ nhất
quyết không phạm đến tiền bòn từ mảnh vườn “ngày còn mồ ma mẹ cháu, mẹ
cháu đã thắt lưng buộc bụng mua cho nó”. Không chỉ một người cha hết mực
yêu thương con, lão Hạc còn đại diện tiêu biểu của một người nông dân giàu
lòng tự trọng. Lão nhận ra sự khó chịu của vợ ông giáo lão hay sang nhà ông
giáo nói chuyện, từ đấy lão không nhận bất kỳ sự trợ giúp nào của ông giáo mà còn
từ chối như là hách dịch. Đặc biệt, chi tiết lão Hạc ăn bả chó để tự vẫnbiểu hiện
cao nhất của lòng tự trọng. Lão đau đớn, dằn vặt xấu hổ khi mình đã trót lừa
một con chó, để kêu ư nhìn lão như đang oán trách. Lão chọn chính cái cách
lão đã lừa con chó Vàng để kết liễu cuộc đời mình như một sự tự trừng phạt
đích đáng đối với lão. Qua nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã tái hiện được số phận bi
thảm của người nông dân trong hội cũ. Đó bi kịch của con người bị hoàn
cảnh tha hoá. Song bên cạnh đó, nhà văn cũng gửi gắm niềm tin mãnh liệt vào bản
chất tốt đẹp của người nông dân. Từ đó làm nên giá trị hiện thực giá trị nhân
văn sâu sắc cho tác phẩm.
Đoạn văn suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc
Cái chết của lão Hạc không phải sự manh động, tiêu cực. Lão đã rất bền bỉ, đã
gắng để sống: "Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng
hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối,
hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay
bữa trai, bữa ốc" không được. Bi kịch thế đấy. Nếu không muốn sống thì lão
đã không phải cố duy trì sự sống bằng mọi cách như thế. Lão có thể tự sát ngay sau
khi ủy thác cho ông giáo mảnh vườn và tiền làm tang. Dường như, trong mòn mỏi,
lão vẫn cố chờ điều gì... Chờ con trai trở về. Biết đâu trong những ngày gắng sống
ấy trvề! Không thể chờ thêm được nữa, cuối cùng (tận đến cuối cùng) thì lão
Hạc phải chấp nhận một sự thật của chính mình, để lão không vi phạm lẽ sống của
lão: muốn sống vẫn tự chết. Tại sao lão tự trọng đến "hách dịch" như thế
chứ? Lão thể cậy nhờ để sống qua ngày mà, dân gian chẳng đã từng nói
"hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn nhau" gì! Đến ngay tiền làm ma cho
mình lão còn không động đến nữa cậy nhờ! Thế mới lão Hạc. Cậu Vàng chết
để thêm năm đồng vào hai lăm đồng thành ba mươi đồng lão gửi ông giáo làm
tang nếu lão mệnh hệ nào. "Đâu vào đấy" cay đắng thế ư? Khi con chó phải
chết, lão Hạc mong hóa kiếp cho nó; đến khi lão chết, con chó còn 5 đồng để
tiễn đưa hương hồn lão. cực đến thế cùng. Chẳng khác, hội thực dân
nửa phong kiến đen tối đã đẩy cuộc sống người nông dân đến đường cùng; cái
nghèo khó, cùng cực đã đẩy lão Hạc đến một lựa chọn đau đớn, nghiệt ngã.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật lão Hạc
Lão Hạc một nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai không tiền lấy vợ nên
quẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão sống độc, nghèo khổ với một chú chó
tên cậu Vàng làm bạn. Lão rất yêu thương chú coi chú như một người bạn
tâm giao cùng quan trọng trong cuộc sống của mình. Con người thể nghèo,
thể đói nhưng vẫn luôn giàu tình cảm. Sau một trận ốm, lão không đủ sức làm
thuê như trước, quá cùng đường, lão ra quyết định đau đớn bán cậu Vàng. Điều
khiến bạn đọc vô cùng ám ảnh bởi nhân vật này chính là tâm trạng, sự đau khổ đến
tột cùng của lão khi lão bán chó. Một người đàn ông trong cuộc đời đã trải qua
nhiều chuyện khổ cực nhưng lại rơi nước mắt, khóc thút thít khi lừa một con chó.
Hình ảnh cậu Vàng khi bị bắt đi luôn gây ám ảnh trong đầu lão. làm cho cuộc
sống của lão đi vào bước đường cùng hơn bao giờ hết. Rồi lão đem tiền mảnh
vườn để lo trước tiền ma chay gửi ông giáo - người trí thức nghèo hay sang nhà
lão. Lão nói dối Binh làm nghề trộm chó rằng xin bả chó bắt con chó hay vào
vườn nhưng thực ra tự kết liễu đời mình. lão Hạc đã chết trong dữ dội, trong
quằn quại, không ai hiểu nguyên nhân ngoại trừ Binh Tư ông giáo. Cái chết của
lão không chỉ gây ám ảnh với bạn đọc còn một bài học sâu sắc với bao
thế hệ con người. Cái chết của lão phải chăngsự thức tỉnh của con người về một
thứ tình cảm cao quý mà chúng ta đã bị vùi lấp bởi cuộc sống bận rộn, tấp nập. Lão
Hạc, cậu Vàng hay cái chết dữ dội đều để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng khán
giả và gây tiếng vang vô cùng lớn cho nhà văn Nam Cao.
Đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật lão Hạc
Nhân vật lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc bao nỗi xót thương về một con
người sống trong hoàn cảnh nghèo khó, túng quẫn nhưng vẫn giữ tấm lòng
trong sạch đáng quý. Ôngmột lão nông nghèo khổ, tài sản của ông chỉ có ba sào
vườn, một túp lều một con chó vàng. Hoàn cảnh của ông thật bất hạnh, vợ mất
sớm từ lâu, một mình ông “gà trống nuôi con” nhưng không đủ tiền cưới vợ cho
con nên con trai ông phẫn uất bỏ đi đồn điền cao su biền biệt. Đó nỗi đau khiến
ông luôn day dứt khi không thể lo cho con cuộc sống đầy đủ. Do đó, từ ngày con
đi, lão tích cóp dành dụmcố gắng giữ trọn mảnh vườn để khi về con trai có tiền
lấy vợ. Vắng con, ông chỉ cậu Vàng làm bạn, ông coi như người bạn thân
thiết, như con cháu của mình. Ông trò chuyện, mắng yêu nó, nói với như nói
với một đứa bé. Nhưng trận ốm yếu kéo dài cùng trận bão to đã khiến cuộc sống
của ông càng lúc khó khăn. Lão không nuôi nổi nữa sợ phải tiêu lạm vào số
tiền dành dụm cho con. Đó nỗi đau đớn của lão. Bởi vậy lão cứ đắn đo, do dự
mãi khi quyết định bán chó, lão khóc mà “đôi mắt ầng ậc nước”. Cả đời sống trung
thực, lương thiện giờ đây ông phải lừa dối, ông thấy lương tâm đau nhói khi
nhìn ra trong đôi mắt con chó bất ngờ bị trói cái nhìn trách móc. Bằng ngòi bút
miêu tả tâm nhân vật tinh tế, Nam Cao đã diễn tả được nỗi khổ tâm, dằn vặt,
niềm xót thương của lão Hạc với cậu Vàng lên đến tột độ. Phải là ngườitrái tim
cùng nhân hậu thì con người mới tâm trạng đau đớn đến thế, mới cảm thấy
lỗi với một con chó đến mức như vậy, Cũng chính bởi sự hối hận đó, lão đã
chọn cho mình cái kết cái kết bi thảm: ăn một liều bả chó để tự tử, đó là cái chết dữ
dội thê thảm. Lão quyền chọn cho mình cách kết thúc nhẹ nhàng hơn thế
nhưng lão đã chọn cách đau đớn này, phải chăng những dằn vặt khi lão lừa bán
cậu Vàng. Câu chuyện khép lại nhưng mở ra trong lòng người đọc bao nỗi xót
thương. Trong cảnh đời nghèo khó, bất hạnh ấy ta lại thấy lấp lánh những nét đẹp
trong nhân cách lão Hạc: một người cha hết lòng con, sẵn sàng chấp nhận cái
chết để hi sinh cho con; một người nông dân dù đến bước đường cùng vẫn giữ trọn
nhân cách của mình “chết trong còn hơn sống đục”.
| 1/12

Preview text:

Văn mẫu lớp 8
Đoạn văn suy nghĩ về nhân vật Lão Hạc
Dàn ý viết đoạn văn suy nghĩ về nhân vật Lão Hạc
Giới thiệu khái quát nhân vật Lão Hạc: vợ mất sớm, con bỏ đi làm đồn điền
cao su, sống lủi thủi một mình với con chó, vì bần cùng nên đã bán chó và ăn bả chó để tự tử. 
Những phẩm chất tốt đẹp: là một con người hiền lành, biết suy nghĩ, giàu tình
yêu thương nhưng cũng vô cùng đáng thương. 
Suy nghĩ, tình cảm về nhân vật: yêu mến, trân trọng,…
Đoạn văn suy nghĩ về nhân vật Lão Hạc ngắn gọn Đoạn văn số 1
Nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao đã để lại cho
tôi nhiều ấn tượng. Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ, bất hạnh. Vợ mất
sớm, một mình nuôi con trai khôn lớn. Tài sản chỉ có ngoài ba sào vườn, một túp
lều nhỏ và một con chó. Gia cảnh khó khăn, lão không lo nổi cho con trai lấy vợ.
Chán nản, anh con trai bỏ đi đồn điền cao su. Sau một trận ốm, trong nhà không
còn gì để ăn, lão quyết định bán cậu Vàng. Lão đến nhờ cậy ông giáo giữ hộ số tiền
để khi anh con trai trở về sẽ trao lại. Sau đó, lão đến xin Binh Tư bả chó để tự tử.
Có thể thấy, Lão Hạc hiện lên với nhiều phẩm chất tốt đẹp - một người nông dân
thật thà, hiền lành và giàu tình yêu thương. Bên cạnh đó, Lão Hạc cũng là một con
người sống trong sạch, giàu lòng tự trọng. Nhân vật Lão Hạc đã giúp tôi hiểu thêm
về số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng, từ đó thêm trân trọng họ nhiều hơn. Đoạn văn số 2
Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Tác
giả đã xây dựng thành công nhân vật Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ
nhưng có phẩm chất tốt đẹp. Trước hết, Lão Hạc là một người nhân hậu, giàu tình
yêu thương. Điều này được thể hiện rõ qua sự gắn bó, đau xót, tiếc thương của lão
khi phải bán đi cậu Vàng. Bên cạnh đó, lão còn là một người cha yêu con hết mực,
luôn suy nghĩ và dành dụm cho con. Không chỉ vậy, Lão cũng là một người có
lòng tự trọng. Dù sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn nhưng không có
những suy nghĩ, việc làm trái với lương tâm và cũng không muốn ảnh hưởng,
phiền hà đến bất cứ ai. Lão Hạc là một nhân vật mang tính biểu tượng, gửi gắm
thông điệp nhân văn của Nam Cao. Tôi rất yêu thích nhân vật này. Đoạn văn số 3
Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi
thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có
một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền
cưới vợ, con trai lão phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được
người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt
cho nó một cái tên hay cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết
toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn
ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà
bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc
như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con
chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái
chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc là một nhân vật giàu tính nhân văn. Đoạn văn số 4
Trong văn bản Lão Hạc của Nam Cao, Lão Hạc là hình ảnh điển hình cho những
người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Lão là một người giàu lòng yêu
thương, sống nhân hậu và có lòng tự trọng cao. Tuy vậy nhưng lão có cuộc sống
nghèo khổ, cô đơn. Vợ lão mất sớm, con trai duy nhất thì phẫn chí bỏ đi đồn điền
cao su, sống cô đơn với một con chó để bầu bạn. Sau khi bán cậu Vàng - người bạn
duy nhất khi về già, lão thấy hối hận, sống day dứt, dằn vặt, đau xót tột cùng. Lão
Hạc là người có ý thức cao về lẽ sống nên sau khi gửi số tiền ít ỏi cho ông giáo thì
lão từ chối tất cả cái gì mà ông giáo cho. Vì là người có lòng tự trọng nên sau khi
chết lão ko muốn làm phiền tới hàng xóm, nhờ ông giáo lấy số tiền đó để làm ma
chay. Mọi người trong làng ko ai hiểu nguyên nhân tại sao lão chết, chỉ có Binh Tư
và ông giáo hiểu. Trong xã hội thực dân phong kiến, lão Hạc như ngọn đèn lay lắt
trước gió. Qua văn bản Lão Hạc, tác giả đã cho ta thấy phẩm giá tốt đẹp và nhân
cách trong sạch của lão Hạc nói riêng cũng như những người nông dân nói chung. Đoạn văn số 5
Nhân vật lão Hạc có một hoàn cảnh bất hạnh, đau đớn nhưng vẫn giữ được tình
yêu thương đối với những người thân yêu và đặc biệt là một lòng tự trọng cao cả.
Qua nhân vật này, nhà văn đã thể hiện tư tưởng nhân đạo tiến bộ và sâu sắc. Mặc
dù lão phải sống khốn khổ, nghèo túng nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân
phẩm. Binh Tư đã tưởng lão xin bả chó để ăn trộm. Ông giáo cũng nghi ngờ lão.
Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương
đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình. Lão
yêu thương con rất mực. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi
già để con ra đi cho thỏa chí. Không chỉ vậy, tình yêu thương lão dành cho con
được dâng trào đến cực điểm khi lão tử tự bằng bả chó. Qua đó, nhà văn đã bày tỏ
thái độ tin tưởng đối phẩm cách tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách
mạng. Điều ấy đáng quý vô cùng bởi trước Cách mạng, người nông dân bị coi rẻ
như cỏ rác, thậm chí có nhà văn còn nhận định người nông dân “như những con
lợn không tư tưởng”. Và bởi thế, tư tưởng của Nam Cao đáng ca ngợi biết bao! Đoạn văn số 6
Lão Hạc là nhân vật có phẩm chất cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó.
Vắng con, “cậu Vàng” đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của “cậu Vàng” cũng là
vui buồn của lão. Vì vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ
mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con (khi chết lão vẫn còn
tiền). Đây thực sự là một sự hy sinh vô cùng to lớn. Là một người tự trọng, lão
chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muộn phiền lụy đến ai. Nghệ thuật
phân tích tâm lí nhân vật già dặn. Nam Cao tập trung khai thác thế giới bên trong
của lão Hạc, chỉ ra được những giằng xé, những day dứt, những chua xót, hối
hận… của một nông dân chất phác, nhân hậu. Với bút pháp linh hoạt, xen kẽ được
cách kể chuyện tỉnh táo, chân thực và màu sắc trữ tình, đồng thời, tăng hàm lượng
triết lí về nhân tình, thế thái qua những suy nghĩ của “tôi” – ông giáo. Đối với “cậu
Vàng”, lão chăm sóc chó hết sức chu đáo (cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu).
Lão coi cậu Vàng như một đứa trẻ, đứa trẻ ấy trung thành với lão, làm lão bớt cô
đơn. Gắn bó với cậu Vàng, khi buộc phải bán “cậu”, mắt lão đã “ầng ậng nước”.
Đặc biệt, lão cảm thấy mình là kẻ lừa dối bán “cậu Vàng”. Vì lão không còn kiếm
được tiền nữa, lão sợ rằng mình sẽ tiêu lạm vào tiền của con. Lão thà chết chứ
không thể để con trắng tay. Vậy nên lão thật sự tìm đến cái chết. Việc ấy càng cho
thấy lão là người giàu tình thương yêu, giàu đức hi sinh biết bao. Đoạn văn số 7
Một trong những nhân vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là nhân vật Lão Hạc
của nhà văn Nam Cao. Lão là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, con bỏ đi
làm đồn điền cao su. Lão sống lủi thủi với con chó và chỉ có nó bầu bạn với lão
hằng ngày, cái nghèo đói khiến lão rau cháo qua ngày cuối cùng bần quá nên đã
bán chó. Hình ảnh lão Hạc là đại diện cho người nông dân ở giai đoạn đó bị xã hội
đẩy vào bước đường cùng, để giữ lại phẩm giá của mình họ đã phải tìm đến cái
chết kết thúc một kiếp người đầy tội nghiệp. Không chỉ lão Hạc mà những nhân vật
khác trong giai đoạn này cũng xứng đáng nhận được tình yêu thương của độc giả
mọi thời kì. Nhân vật lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung là một đề tài
quen thuộc đã và đang là chủ đề được khai thác nhận được sự quan tâm đặc biệt từ
bạn đọc. Nhiều năm qua đi nhưng lão Hạc vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc và để
lại nhiều ấn tượng sâu sắc.
Đoạn văn suy nghĩ về nhân vật Lão Hạc chi tiết Đoạn văn mẫu 1
Người nông dân trước Cách mạng sống trong cảnh nghèo đói bị hoàn cảnh xô đẩy
đến đến mức đường cùng nhưng họ vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp của bản thân mình
và sống với một nhân cách cao đẹp. Đại diện cho những người nông dân đó là Lão
Hạc - một nhân vật đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.
Lão Hạc là một nông dân nghèo, nhưng rất trong sáng và thân thiện. Cuộc đời sinh
ra lão thật trớ trêu, đẩy lão vào cảnh khó khăn, túng quẫn. Là một nông dân chăm
chỉ cần cù nhưng lõa lại không có đến một sào ruộng để cày cấy. Gia sản trong nhà
chỉ có một chú chó nhỏ và một mảnh vườn để lại cho con trai. Cảnh nghèo, đã
không nhương tay cho lão, lão chịu khổ đã đành nhưng con trai lão lại liên lụy
theo, vì muốn lấy được "ý trung nhân hoàn hảo" nên con trai lão đem lòng yêu một
quý cô của một gia đình gia giáo, do đòi hỏi tiền thách cưới khá cao nên cảnh
nghèo không cho lão dựng vợ cho con. Con trai lão vì vậy mà phẫn chí bỏ đi đồn
điền cao su. Lão thương con, mong muốn con con được hạnh phúc nhưng lão cũng
không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con
đi. "Đồn điền cao su đi dễ khó về " lão biết chứ nhưng đâu có thể cản được! Hằng
ngày lão chỉ biết quanh quẩn bên con chó Vàng - kỉ niệm cuối cùng còn sót lại của
người con trai. Lão yêu thương chăm sóc nó cẩn thận, tỉ mỉ từng miếng ăn, từng
sợi lông. Lão yêu thương nó vì nó như là mối ràng buộc còn sót lại của lão và con
trai lão. Lão thương con thà rằng chết đói chứ không đời nào đụng vào một sào
vườn. Lão chỉ sợ khi con trai lão về không có chỗ ở, sinh sống, lập nghiệp. Cuối
cùng, Lão Hạc đã lựa chọn cái chết. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt
những dằn vặt riêng tư của Lão Hạc nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những
con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ. Đoạn văn mẫu 2
Nam Cao là một nhà văn hiện thực trong giai đoạn 1930 - 1945. Ông đã đi vào
lòng độc giả với những tác phẩm viết về số phận của người nông dân, người lao
động trong xã hội cũ và một trong số đó không thể không kể tới tác phẩm “Lão
Hạc”. Nhân vật Lão Hạc trong truyện là một nhân vật đã để lại trong người đọc ấn
tượng dầu sâu sắc. Lão Hạc có một cuộc đời hết sức bi thảm và đau khổ khi vợ lão
thì mất sớm, lão gà trống nuôi con một mình. Anh con trai không lấy được vợ do
nhà quá nghèo nên phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Lão ngày ngày mong mỏi con
về, sống đơn độc và chỉ có con chó Vàng bầu bạn cùng. Chính vì đói nghèo nên
cuối cùng, lão phải dứt ruột bán đi người bạn duy nhất, chỗ dựa cuối cùng của lão
– cậu Vàng. Lão Hạc đã ăn bả chó tự tử, để giữ trọn nhân phẩm của mình bằng cái
chết đầy đau đớn. Cuộc đời của lão Hạc là bức tranh phản ánh rõ nét nhất số phận
cùng đường bi thảm của người nông dân lúc bấy giờ. Thế nhưng, trong những gam
màu tưởng chừng như tối tăm ấy, ta lại thấy một cái gì đó sáng ngời lên, hay đó
chính là vẻ đẹp nhân cách của lão Hạc. Đó là một người cha yêu thương con hết
mực. Với lão, dù cho có chết đói lão cũng không bán đi một sào vườn nào vì lão sợ
nếu bán, con trai lão mai này có trở về thì sẽ ở đâu mà sống, mà lập nghiệp? Nếu
lão bán đi mảnh vườn thì hiển nhiên, lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó, đói
kém ấy, nhưng vì sự thương con cao cả, lão đã quyết định không bán. Lão Hạc để
dành dụm từng đồng, từng cắc để độ con trai về, đưa cho con để con sau này lấy
vợ, lập nghiệp. Không may, lão lại ốm, một cơn ốm khiến lão buộc phải tiêu tới số
tiền để dành đó. Chỉ vậy thôi mà lão đã thấy đau lòng, đau lòng vì lão đã ăn vào
tiền của con. Rồi lão gửi ông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo giữ hộ cho con trai
lão: “của mẹ nó thì nó hưởng”. Có thể thấy, mọi suy nghĩ, việc làm đều hướng về
con trai, vì con trai, mong muốn nó có một tương lai tốt đẹp hơn. Thậm chí, có lẽ
cái chết của lão cũng là vì con, đó là một cái chết trong sạch , không chỉ giữ gìn
phẩm chất, lòng tự trọng của bản thân mà còn để lại một con đường không vẩn đục
phía trước dành cho con trai lão. Tình yêu thương của người cha dành cho con thật
vĩ đại và cao cả biết bao. Nó không được thể hiện một cách trực tiếp và gián tiếp
qua từng hành động, lời nói và suy nghĩ của nhân vật. Có thể nói, Nam Cao đã rất
thành công trong việc miêu tả nội tâm đặc sắc của nhân vật, kết hợp với cách xây
dựng những chi tiết nghệ thuật độc đáo, thành công khắc họa nên một chân dung
nhân vật lão Hạc là điển hình cho hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ đầy khổ
cực, bị dồn đến bước đường cùng nhưng qua đó cũng làm rạng lên những vẻ đẹp
tâm hồn và một trong số đó chính là tình yêu thương con vô bờ bến. Qua nhân vật
này, Nam Cao cũng phần nào đã khẳng định được ngòi bút đầy tài hoa của mình. Đoạn văn mẫu 3
Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật Lão Hạc trong lòng người đọc, và đã
để lại những ấn tượng sâu sắc nhất. Lão Hạc hiện lên là một người nông dân chịu
thương chịu khó nhưng bị dòng đời và số phận xô đẩy vào hoàn cảnh khó khăn. Vợ
lão mất sớm, một mình lão làm lụng nuôi con. Đến khi đứa con trai của lão đến
tuổi dựng vợ gả chồng, có yêu một cô ở trong làng , nhưng vì nhà gái thách cưới
cao quá nên lão Hạc không thể cưới vợ cho con. Đó là bi kịch của một người cha
mà không thể lo cho con một cái đám cưới đàng hoàng. Nhưng dù trong hoàn cảnh
khó khăn thế nào đi nữa, lão Hạc vẫn hiện lên là một người cha hết mực yêu
thương con. Vợ lão chết, lão không lấy vợ mà ở vậy nuôi con. Có phải chăng lão
muốn tránh cho đứa con thân yêu của lão cái cảnh mẹ ghẻ con chồng? Khi con trai
lão đòi bán vườn lấy vợ, lão không đồng ý là vì suy nghĩ cho cuộc sống tương lai
sau này của vợ chồng con lão. Nếu bán vườn đi thì rồi lấy nhau về lấy gì kiếm
sống qua ngày. Khi không lấy được vợ, thằng con lão buồn quá nghĩ quẩn rồi xin
đi làm ở đồn điền cao su. Lão biết “ cao su đi dễ khó về” nhưng thấy con như vậy
cũng không biết ngăn cản ra sao. Nỗi lòng của người cha nghèo nào có mấy ai hiểu
được. Trước khi đi, con lão để lại cho lão một con chó Vàng hàng ngày trò chuyện
cùng lão cho qua tháng đoạn ngày tuổi già neo đơn. Lão yêu nó lắm và nâng nịu
gọi nó là Cậu Vàng. Lão coi nó như đứa con của con trai mình, như đứa cháu của
lão. Mỗi bữa cơm lão đều giành phần cho nó. Chó và chủ suốt ngày quấn quýt lấy
nhau. Một năm vào lúc thóc gạo kém, nhà nghèo lại càng thêm nghèo, lão Hạc đã
có ý định bán con chó. Lão bàn việc ấy với ông giáo, cứ mỗi lần gặp nhau là lão lại
nói về chuyện án con chó Vàng của lão đến nỗi ông giáo tin rằng lão chỉ nói vậy
thôi chứ lão sẽ không bao giờ bán chó. Sự băn khoăn của lão Hạc đã cho thấy lão
rất yêu con chó Vàng-kỉ vật mà đứa con lão để lại cho lão. Lão không nợ bán chó
vì thương con, không biết có bao giờ được trông thấy đứa con của mình một lần
nữa? Tình yêu con của lão Hạc còn được thể hiện ở chỗ vào năm mất mùa đói
kém, khi đã bòn hết tất cả những gì có thể ăn được trong vườn nhà, lão cũng không
đụng đến tiền lão bòn vườn để dành cho con. Lão thà ăn củ rong, củ chuối chứ nhất
quyết không phạm đến tiền bòn từ mảnh vườn mà “ngày còn mồ ma mẹ cháu, mẹ
cháu đã thắt lưng buộc bụng mua cho nó”. Không chỉ là một người cha hết mực
yêu thương con, lão Hạc còn là đại diện tiêu biểu của một người nông dân giàu
lòng tự trọng. Lão nhận ra sự khó chịu của bà vợ ông giáo vì lão hay sang nhà ông
giáo nói chuyện, từ đấy lão không nhận bất kỳ sự trợ giúp nào của ông giáo mà còn
từ chối như là hách dịch. Đặc biệt, chi tiết lão Hạc ăn bả chó để tự vẫn là biểu hiện
cao nhất của lòng tự trọng. Lão đau đớn, dằn vặt và xấu hổ khi mình đã trót lừa
một con chó, để nó kêu ư ử nhìn lão như đang oán trách. Lão chọn chính cái cách
mà lão đã lừa con chó Vàng để kết liễu cuộc đời mình như một sự tự trừng phạt
đích đáng đối với lão. Qua nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã tái hiện được số phận bi
thảm của người nông dân trong xã hội cũ. Đó là bi kịch của con người bị hoàn
cảnh tha hoá. Song bên cạnh đó, nhà văn cũng gửi gắm niềm tin mãnh liệt vào bản
chất tốt đẹp của người nông dân. Từ đó làm nên giá trị hiện thực và giá trị nhân
văn sâu sắc cho tác phẩm.
Đoạn văn suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc
Cái chết của lão Hạc không phải là sự manh động, tiêu cực. Lão đã rất bền bỉ, đã
gắng để sống: "Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng
hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối,
hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay
bữa trai, bữa ốc" mà không được. Bi kịch là thế đấy. Nếu không muốn sống thì lão
đã không phải cố duy trì sự sống bằng mọi cách như thế. Lão có thể tự sát ngay sau
khi ủy thác cho ông giáo mảnh vườn và tiền làm tang. Dường như, trong mòn mỏi,
lão vẫn cố chờ điều gì... Chờ con trai trở về. Biết đâu trong những ngày gắng sống
ấy nó trở về! Không thể chờ thêm được nữa, cuối cùng (tận đến cuối cùng) thì lão
Hạc phải chấp nhận một sự thật của chính mình, để lão không vi phạm lẽ sống của
lão: muốn sống mà vẫn tự chết. Tại sao lão tự trọng đến "hách dịch" như thế cơ
chứ? Lão có thể cậy nhờ để sống qua ngày cơ mà, dân gian chẳng đã từng nói
"hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau" là gì! Đến ngay tiền làm ma cho
mình lão còn không động đến nữa là cậy nhờ! Thế mới là lão Hạc. Cậu Vàng chết
để có thêm năm đồng vào hai lăm đồng thành ba mươi đồng lão gửi ông giáo làm
tang nếu lão có mệnh hệ nào. "Đâu vào đấy" là cay đắng thế ư? Khi con chó phải
chết, lão Hạc mong hóa kiếp cho nó; đến khi lão chết, con chó còn là 5 đồng để
tiễn đưa hương hồn lão. Cơ cực đến thế là cùng. Chẳng gì khác, xã hội thực dân
nửa phong kiến đen tối đã đẩy cuộc sống người nông dân đến đường cùng; cái
nghèo khó, cùng cực đã đẩy lão Hạc đến một lựa chọn đau đớn, nghiệt ngã.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật lão Hạc
Lão Hạc là một nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai không có tiền lấy vợ nên
quẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão sống cô độc, nghèo khổ với một chú chó
tên là cậu Vàng làm bạn. Lão rất yêu thương chú và coi chú như một người bạn
tâm giao vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mình. Con người có thể nghèo,
có thể đói nhưng vẫn luôn giàu tình cảm. Sau một trận ốm, lão không đủ sức làm
thuê như trước, quá cùng đường, lão ra quyết định đau đớn là bán cậu Vàng. Điều
khiến bạn đọc vô cùng ám ảnh bởi nhân vật này chính là tâm trạng, sự đau khổ đến
tột cùng của lão khi lão bán chó. Một người đàn ông trong cuộc đời đã trải qua
nhiều chuyện khổ cực nhưng lại rơi nước mắt, khóc thút thít khi lừa một con chó.
Hình ảnh cậu Vàng khi bị bắt đi luôn gây ám ảnh trong đầu lão. Nó làm cho cuộc
sống của lão đi vào bước đường cùng hơn bao giờ hết. Rồi lão đem tiền và mảnh
vườn để lo trước tiền ma chay gửi ông giáo - người trí thức nghèo hay sang nhà
lão. Lão nói dối Binh Tư làm nghề trộm chó rằng xin bả chó bắt con chó hay vào
vườn nhưng thực ra là tự kết liễu đời mình. Và lão Hạc đã chết trong dữ dội, trong
quằn quại, không ai hiểu nguyên nhân ngoại trừ Binh Tư và ông giáo. Cái chết của
lão không chỉ gây ám ảnh với bạn đọc mà nó còn là một bài học sâu sắc với bao
thế hệ con người. Cái chết của lão phải chăng là sự thức tỉnh của con người về một
thứ tình cảm cao quý mà chúng ta đã bị vùi lấp bởi cuộc sống bận rộn, tấp nập. Lão
Hạc, cậu Vàng hay cái chết dữ dội đều để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng khán
giả và gây tiếng vang vô cùng lớn cho nhà văn Nam Cao.
Đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật lão Hạc
Nhân vật lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc bao nỗi xót thương về một con
người dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó, túng quẫn nhưng vẫn giữ tấm lòng
trong sạch đáng quý. Ông là một lão nông nghèo khổ, tài sản của ông chỉ có ba sào
vườn, một túp lều và một con chó vàng. Hoàn cảnh của ông thật bất hạnh, vợ mất
sớm từ lâu, một mình ông “gà trống nuôi con” nhưng vì không đủ tiền cưới vợ cho
con nên con trai ông phẫn uất bỏ đi đồn điền cao su biền biệt. Đó là nỗi đau khiến
ông luôn day dứt khi không thể lo cho con cuộc sống đầy đủ. Do đó, từ ngày con
đi, lão tích cóp dành dụm và cố gắng giữ trọn mảnh vườn để khi về con trai có tiền
lấy vợ. Vắng con, ông chỉ có cậu Vàng làm bạn, ông coi nó như người bạn thân
thiết, như con cháu của mình. Ông trò chuyện, mắng yêu nó, nói với nó như nói
với một đứa bé. Nhưng trận ốm yếu kéo dài cùng trận bão to đã khiến cuộc sống
của ông càng lúc khó khăn. Lão không nuôi nổi nó nữa và sợ phải tiêu lạm vào số
tiền dành dụm cho con. Đó là nỗi đau đớn của lão. Bởi vậy lão cứ đắn đo, do dự
mãi khi quyết định bán chó, lão khóc mà “đôi mắt ầng ậc nước”. Cả đời sống trung
thực, lương thiện mà giờ đây ông phải lừa dối, ông thấy lương tâm đau nhói khi
nhìn ra trong đôi mắt con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc. Bằng ngòi bút
miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Nam Cao đã diễn tả được nỗi khổ tâm, dằn vặt,
niềm xót thương của lão Hạc với cậu Vàng lên đến tột độ. Phải là người có trái tim
vô cùng nhân hậu thì con người mới có tâm trạng đau đớn đến thế, mới cảm thấy
có lỗi với một con chó đến mức như vậy, Cũng chính bởi sự hối hận đó, lão đã
chọn cho mình cái kết cái kết bi thảm: ăn một liều bả chó để tự tử, đó là cái chết dữ
dội và thê thảm. Lão có quyền chọn cho mình cách kết thúc nhẹ nhàng hơn thế
nhưng lão đã chọn cách đau đớn này, phải chăng vì những dằn vặt khi lão lừa bán
cậu Vàng. Câu chuyện khép lại nhưng mở ra trong lòng người đọc bao nỗi xót
thương. Trong cảnh đời nghèo khó, bất hạnh ấy ta lại thấy lấp lánh những nét đẹp
trong nhân cách lão Hạc: một người cha hết lòng vì con, sẵn sàng chấp nhận cái
chết để hi sinh cho con; một người nông dân dù đến bước đường cùng vẫn giữ trọn
nhân cách của mình “chết trong còn hơn sống đục”.
Document Outline

  • Dàn ý viết đoạn văn suy nghĩ về nhân vật Lão Hạc
  • Đoạn văn suy nghĩ về nhân vật Lão Hạc ngắn gọn
    • Đoạn văn số 1
    • Đoạn văn số 2
    • Đoạn văn số 3
    • Đoạn văn số 4
    • Đoạn văn số 5
    • Đoạn văn số 6
    • Đoạn văn số 7
  • Đoạn văn suy nghĩ về nhân vật Lão Hạc chi tiết
    • Đoạn văn mẫu 1
    • Đoạn văn mẫu 2
    • Đoạn văn mẫu 3
  • Đoạn văn suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc
  • Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật lão Hạc
  • Đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật lão Hạc