-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Văn mẫu ngữ văn 10: Viết bản nội quy hướng dẫn nơi cộng đồng (Dàn ý + 2 Mẫu) | Cánh diều
Viết bản nội quy hướng dẫn nơi cộng đồng thuộc chương trình SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều trang 106. Viết bản nội quy hướng dẫn nơi cộng đồng với chủ đề viết một văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương nơi em sinh sống.
Bài 4: Văn bản thông tin (CD) 20 tài liệu
Ngữ Văn 10 1.2 K tài liệu
Văn mẫu ngữ văn 10: Viết bản nội quy hướng dẫn nơi cộng đồng (Dàn ý + 2 Mẫu) | Cánh diều
Viết bản nội quy hướng dẫn nơi cộng đồng thuộc chương trình SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều trang 106. Viết bản nội quy hướng dẫn nơi cộng đồng với chủ đề viết một văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương nơi em sinh sống.
Chủ đề: Bài 4: Văn bản thông tin (CD) 20 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 10 1.2 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 10
Preview text:
Đề bài: Hãy viết một văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham
quan một di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương nơi em sinh sống
Cách viết bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội
– Tìm ý cho bài viết theo gợi dẫn: Cần có quy định nào đối với người tham gia:
+ Về trang phục, ngôn ngữ, hành vi?
→ Trang phục phải gọn gàng, không quá phô trương, lòe loẹt; ngôn ngữ lịch thiệp,
không phát ngôn những lời “không đẹp” trong lễ hội; hành vi chuẩn mực, chung tay
bảo vệ môi trường chung.
+ Về đồ lễ và việc thắp hương?
→ Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa
tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…
+ Về các vật dụng được mang theo và việc sử dụng đồ dùng cá nhân?
→ Được mang theo những vật dụng thật sự cần thiết, tránh những vật dụng có hại dễ
gây sát thương; đồ cá nhân phải tự giác bảo toàn.
+ Về ý thức, thái độ của khách đối với việc bảo vệ các giá trị vật chất của di tích?
→ Cần có ý thức và trách nhiệm cao với các sản vật – giá trị vật chất của đền. Không
phá bỏ, không làm hư hại, …
+ Về việc liên hệ Ban Tổ chức khi xảy ra các sự cố?
→ Du khách khi gặp một số sự cố không may tại đền có thể liên hệ với Ban tổ chức,
Ban tổ chức sẽ phối kết hợp cùng trung tâm phát thanh của đền để giải quyết các sự cố không may.
– Lập dàn ý cho bài viết:
Viết bản hướng dẫn du khách khi tham gia lễ hội - Mẫu 1
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THAM GIA LỄ HỘI ĐỀN A SÀO
Đền A Sào được xây dựng tại khu vị trí ven sông Hóa, nay thuộc xã An Thái, huyện
Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Vùng đất này nổi tiếng gắn liền với sự thắng lợi của cuộc
chiến đánh giặc Nguyên – Mông và huyền tích “Con voi của Trần Hưng Đạo”.
Khu di tích A Sào bao gồm: di tích Đền A Sào, di tích Bến Tượng; di tích Gò Đống
Yên được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã cấp bằng Di tích lịch sử – văn hóa cấp
quốc gia năm 2011. Ngôi đền này nằm trên vùng đất gắn liền với sự tích Hưng Đạo
Đại Vương đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Sau này, nhân dân đã lập đền thờ Trần
Hưng Đạo gọi là Đệ nhị sinh từ hay A Sào linh miếu (đền A Sào) để tưởng nhớ công ơn Ngài.
Năm 1951, giặc Pháp đóng đồn ở đền A Sào và phá hủy nhiều đồ thờ cúng trong đền.
Chúng dùng xe kéo voi đá từ bến sông về bốt để làm ụ súng và bắn gẫy vòi tượng voi
đá. Qua nhiều thăng trầm, đền A Sào xưa đã bị phá hủy, chỉ còn là bãi đất hoang và
tượng voi đá nằm trên nền đất cũ giữa cánh đồng A Sào. Qua nhiều cuộc hội thảo,
nghiên cứu, năm 2005, nhân dân địa phương và các nhà hảo tâm đã quyên góp phục
dựng đền mới khang trang như ngày nay.
Sau đây là một số lưu ý khi vào đền:
Thứ nhất, về trang phục, ngôn ngữ, hành vi: Trang phục phải gọn gàng, không quá
phô trương, lòe loẹt; ngôn ngữ lịch thiệp, không phát ngôn những lời “không đẹp”
trong lễ hội; hành vi chuẩn mực, chung tay bảo vệ môi trường chung.
Thứ hai, về đồ lễ: Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm:
hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…
Thứ ba, về các vật dụng được mang theo và sử dụng đồ cá nhân: mang theo những vật
dụng thật sự cần thiết, tránh những vật dụng có hại dễ gây sát thương; đồ cá nhân phải tự giác bảo toàn.
Thứ tư, về ý thức thái độ của khách trong việc bảo vệ các giá trị vật chất của đền: Cần
có ý thức và trách nhiệm cao với các sản vật – giá trị vật chất của đền. Không phá bỏ, không làm hư hại, …
Thứ năm, về giải quyết sự cố: Du khách khi gặp một số sự cố không may tại đền có
thể liên hệ với Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ phối kết hợp cùng trung tâm phát thanh
của đền để giải quyết các sự cố không may.
Ban quản lí di tích tỉnh Thái Bình
Viết bản hướng dẫn du khách khi tham quan di tích lịch sử
Hướng dẫn du khách tham quan nhà tù Hoả Lò
1.1. Nhà Tù Hỏa Lò ở đâu?
Nhà tù Hỏa Lò được Thực dân Pháp xây dựng vào năm 1896 với tên gọi Maison
Centrale, trong tiếng Pháp nghĩa là nhà lao trung ương. Nhà tù là nơi giam giữ những
nhà chính trị yêu nước đứng lên chống chính quyền thực dân. Cho đến thời điểm hiện
tại, di tích nhà tù Hỏa Lò vẫn còn như nguyên vẹn tại địa chỉ số 1 phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
1.2. Đường đi và phương tiện đi đến nhà tù Hỏa Lò
Từ địa chỉ nhà tù Hỏa Lò Hà Nội, ta có thể tìm đường đi dựa trên Google map hoặc
các ứng dụng đặt xe phổ biến khác. Ngoài ra, vì đây là khu vực trung tâm, rất gần hồ,
phố đi bộ và nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn nổi tiếng khác tại Hà Nội nên có thể
lựa chọn phương tiện giao thông như taxi hoặc đi bộ. Một số tuyến buýt có qua địa
điểm này như tuyến 02, 32, 34 và 38. Ngoài ra, đây cũng là địa điểm tham quan góp
mặt trong tuyến xe buýt 2 tầng với trải nghiệm thú vị khi tham quan Hà Nội.
1.3. Giới thiệu về nhà ngục Hỏa Lò
Như vừa giới thiệu, nhằm mục đích giam giữ những nhà tù chính trị yêu nước tại cả
Trung Kỳ và Bắc Kỳ, ngục Hỏa Lò đã được Thực dân Pháp xây dựng trên nền diện
tích lên tới 12.000m2 (ngày nay còn sót lại 2.434m2) chia thành 4 khu A, B, C, D với
vô vàn những chiêu trò tra tấn của Thực dân Pháp, cướp đi sinh mạng của rất nhiều
chiến sỹ yêu nước. Nhà tù Hỏa Lò bắt đầu được quân giải phóng gỡ bỏ vào năm 1954,
từ đó đến năm 1973 đây trở thành nơi giam giữ một số tù binh Mỹ và hoàn toàn được
xóa bỏ khi đất nước giải phóng.
1.4. Nhà tù Hỏa Lò giờ mở cửa
Thời gian mở cửa cho du khách tham quan tại nhà tù Hỏa Lò là từ 8h00 đến 17h00 tất
cả các ngày trong tuần trừ một số dịp lễ tết hoặc đặc biệt khác.
1.5. Giá vé nhà tù Hỏa Lò
Giá vé nhà tù Hỏa Lò Hà Nội là 30,000 đồng/lượt. Trong đó, giảm 50% cho các đối
tượng học sinh, sinh viên, hộ chính sách xã hội, người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) và
người bị khuyết tật nặng. Đặc biệt, miễn phí hoàn toàn cho thành viên của Hội cựu
chiến binh, Ban liên lạc các Nhà tù, Ban liên lạc Kháng chiến, người có công với cách
mạng, người khuyết tật đặc biệt nặng và trẻ em dưới 15 tuổi.
1.6. Lịch tham quan nhà tù Hỏa Lò
Khách tham quan có thể đi riêng lẻ hoặc thành từng đoàn. Trường hợp khách đoàn và
cần hỗ trợ về đặt trước vé, hướng dẫn viên có thể liên hệ trước với ban quản lý khu di
tích theo số điện thoại: 04.39342253 hoặc 04.39342317.
1.7. Các địa điểm ăn uống gần nhà tù Hỏa Lò
Vì gần khu vực trung tâm nên phố Hỏa Lò là thiên đường ẩm thực của các món ăn vặt
Hà Nội ngon nức tiếng tại phố cổ. Có thể kể đến như:
Bánh bèo chợ Đổ: 64A Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm
Long Đình – món ăn Hồng Kông: 64B Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm
Đồ nướng, lẩu cháo: 61 Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm
Namaste Hanoi- ẩm thực Ấn Độ: 46 Thợ Nhuộm, Quận Hoàn Kiếm
Và những tiệm trà sữa, cafe, bánh kem, đồ uống… đình đám như:
Trà sữa Gong Cha: 56 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm
Paris Gateaux: 75 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm
Antique – Cafe đồ cổ: Tầng 2, 10 Dã Tượng, Quận Hoàn Kiếm
Cộng Caphe: 68 Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm
1.8. Lưu ý khi tham quan nhà ngục Hỏa Lò
Du khách khi tới tham quan nhà tù Hỏa Lò, cần chú ý các chỉ dẫn về an toàn và phòng
tránh cháy nổ, những hành lý kèm theo phải gửi đúng nơi quy định. Đặc biệt, không
được tùy tiện sờ và di chuyển các hiện vật. Sẽ có khu riêng ở đài tưởng niệm để khách
tham quan thắp hương nên không được tùy tiện sử dụng ở những khu vực cấm.