Văn mẫu Ngữ Văn lớp 8: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa | Kết nối tri thức
Văn mẫu Ngữ Văn lớp 8: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa | Kết nối tri thức. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 3 trang tổng hợp các kiến thức chọn lọc giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Chủ đề: Bài 5: Những câu chuyện hài (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Văn mẫu lớp 8
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó
may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên.
Suy nghĩ về chi tiết phó may may áo ngược hoa - Mẫu 1
Trong đoạn trích “Trưởng giả học làm sang”, chi tiết phó may may áo ngược hoa
để lại cho tôi nhiều suy nghĩ. Chi tiết này xuất hiện ở phần đầu của vở kịch, khi bác
phó may mang bộ lễ phục đến cho ông Giuốc-đanh mặc thử. Ông ta đã phát hiện
chiếc áo bị may ngược hoa và chất vấn bác phó may. Nhưng bác ta đã bao biện
bằng cách nói rằng những người quý phái đều mặc áo có hoa ngược. Điều này
đánh đúng vào thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh. Chỉ với chi tiết này,
nhưng chúng ta đã thấy được sự dốt nát, học đòi của ông Giuốc-đanh cùng với sự
dối trá, ranh mãnh của bác phó may.
Suy nghĩ về chi tiết phó may may áo ngược hoa - Mẫu 2
Trong đoạn trích “Trưởng giả học làm sang”, tôi khá ấn tượng với chi tiết phó may
may áo hoa ngược. Chi tiết này xuất hiện ở phần mở đầu, khi phó may mang bộ lễ
phục đến cho Giuốc-đanh thử. Ông đã phát hiện ra bộ lễ phục bị may hoa ngược,
trách móc phó may. Nhưng phó may lại bao biện bằng cách đổ lỗi cho Giuốc-đanh
rằng: “Ngài có bảo ngài muốn may hoa xuôi đâu”, hay khẳng định rằng: “Vì tất cả
những người quý phái đều mặc như thế này cả”. Câu nói này đã đánh đúng vào tâm
lí của ông Giuốc-đanh, kẻ đang muốn học đòi làm quý tộc. Rõ ràng, bác phó may
đang ở thế bị động, lại chuyển sang thế chủ động, tấn công đối phương bằng hai đề
nghị liên tiếp: “Nếu ngài muốn thì tôi sẽ xin may hoa xuôi lại thôi mà” và “Xin
ngài cứ việc bảo”. Thế là sai lầm của bác phó may được bỏ qua. Qua đây, người
đọc đã thấy được sự dốt nát, học đòi của ông Giuốc-đanh cùng với sự dối trá, ranh
mãnh của bác phó may. Một chi tiết nhỏ nhưng lại đem đến bài học lớn.
Suy nghĩ về chi tiết phó may may áo ngược hoa - Mẫu 3
Khi đọc đoạn trích “Trưởng giả học làm sang”, tôi ấn tượng nhất với về chi tiết
phó may may áo ngược hoa. Chi tiết này xuất hiện ở phần đầu của đoạn trích vở
kịch. Ông Giuốc-đanh đang thử bộ lễ phục và phát hiện ra hoa bị may ngược nên
đã chất vấn bác phó may. Nhưng bác ta lại bao biện bằng cách nói rằng những
người quý phái đều mặc áo có hoa ngược. Rõ ràng, tôi thấy được rằng nhân vật bác
phó máy là một người thiếu trách nhiệm, làm sai nhưng vẫn cố tình ngụy biện.
Không chỉ vậy, chi tiết còn cho thấy bác phó may còn rất ranh mãnh khi đánh đúng
vào tâm lí học đòi của ông Giuốc-đanh. Cùng với đó, tôi cũng hiểu hơn về nhân vật
ông Giuốc-đanh - một kẻ mong muốn trở thành một quý tộc, người sang trọng
nhưng lại thiếu hiểu biết nên dễ dàng bị bác phó máy lừa lọc. Như vậy, chi tiết này
dù nhỏ nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc.
Suy nghĩ về chi tiết phó may may áo ngược hoa - Mẫu 4
“Trưởng giả học làm sang” là một vở kịch đặc sắc, trong đó tôi đặc biệt ấn tượng
với chi tiết bác phó may may áo ngược hoa. Chi tiết nằm ở phần mở đầu, khi bác
phó may mang bộ lễ phục đến cho Giuốc-đanh thử. Ông đã phát hiện ra bộ lễ phục
bị may hoa ngược và trách móc phó may. Nhưng bác ta lại ranh mãnh, tìm cách
bao biện bằng cách đổ lỗi cho Giuốc-đanh rằng “Ngài có bảo ngài muốn may hoa
xuôi đâu” và khẳng định rằng “Vì tất cả những người quý phái đều mặc như thế
này cả”. Lời giải thích của phó may đánh đúng vào tâm lí muốn học đòi của Giuốc-
đanh. Ông ta muốn trở thành quý tộc nên nghe vậy thì không còn trách cứ nữa. Ở
đây, nhân vật bác phó may hiện lên là một người thiếu trách nhiệm nhưng lại vô
cùng ranh mãnh, xảo trá. Từ thế bị động, phó may chuyển sang thế chủ động, tấn
công đối phương bằng hai đề nghị liên tiếp: “Nếu ngài muốn thì tôi sẽ xin may hoa
xuôi lại thôi mà” và “Xin ngài cứ việc bảo”. Đồng thời, tôi cũng thấy được sự dốt
nát nhưng thích học đòi của ông Giuốc-đanh. Chi tiết nhỏ nhưng lại đem đến nhiều
ý nghĩa cho người đọc hiểu hơn về các nhân vật trong đoạn trích vở kịch.