Văn minh trung đại - Môn Kinh tế chính trị Mác Lenin | Đại học Y dược Cần Thơ

Đại học Y dược Cần Thơ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.­­­

VĂN MINH TRUNG HOA THỜI CỔ -
TRUNG ĐẠI
1. Thành tựu văn minh tiêu biểu:
a)Chữ viết
- Nhà thương (thế kỉ XVI-XII TCN) : chữ tượng hình
- Vât liệu: Mai rùa, xương thú (chữ Giáp cốt)
- Cuối thời Thượng: khắc trên chữ Kim đồ đồng
- Thời Tần: chữ Tiểu triện
Ý nghĩa
- Khắc phục những hạn chế của hình thức âm thanh. Chữ
viết ra đời do nhu cầu thông tin liên lạc xét về mặt không
gian và như cầu truyền đạt những kinh nghiệm sản xuất
và đấu tranh xét về mặt thời gian. Chữ viết là một hệ
thống kí hiệu đồ hoạ được sử dụng để cố định hoá ngôn
ngữ âm thanh. Chức năng của chữ viết là đại diện cho lời
nói.
- Chữ viết ra đời đánh dấu một bước tiến trong sự phát
triển của nhân loại, là một trong những tiêu chí quan trọng
đánh dấu con người bước vào thời đại văn minh.
- Việc cho ra đời chữ viết là thành tựu có ý nghĩa lớn nhất
của văn minh phương Đông để lại cho lịch sử nhân loại,
nhờ đó việc ghi chép lại lịch sử được tiến hành dễ dàng
hơn, từ đó thế hệ sau có thể hiểu hơn về lịch sử thế giới cố
đại
Mở rộng:
- Chữ tượng hình (Lần đầu tiên được phát hiện vào năm
1899 tại di chỉ Ân Khư)
- Chữ viết của Trung Quốc có ảnh hưởng đến chữ của các
nước như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản ( cụ thể là chữ
Hán)
+ Việt Nam:
_Các tác phẩm viết bằng chữ Hán là Việt sử cương mục,
Đại Việt sử ký toàn thư, An Nam nhất thống chí, Lĩnh Năm
trích quái.
_Chữ Nôm được xây dựng trên cơ sở chữ Hán đọc theo âm
Hán-Việt, kết hợp cả hai yếu tố biểu ý và biểu âm. Ban đầu
chữ Nôm mượn dạng chữ Hán để ghi âm tiếng Việt, dần
dần dùng cách ghép hai chữ Hán để tạo ra một chữ mới.
Một phần gợi âm, một phần gợi ý, về sau loại chữ tự tạo
này được dùng ngày một nhiều. Đến nay, ta vẫn còn sử
dụng từ Hán Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán.
Bảng chữ nôm
+ Chữ Hán du nhập vào Nhật Bản vào khoảng Nhật Bản:
thế kỷ thứ 5,6 SCN. Tiếng Nhật cổ đại vốn không có chữ
viết, nên khi chữ Hán du nhập vào Nhật, người Nhật dùng
chữ Hán để viết tiếng nói của họ. Vào thời này, hệ thống
chữ viết của Nhật dùng hoàn toàn bằng Hán tự (tức Kanji).
Vì hệ thống chữ viết dựa trên chữ Hán khá phức tạp, nên
người ta đã tạo ra bảng chữ cái mới Hiragana và Katakana
dựa trên hình ảnh của Kanji để đơn giản hóa chữ viết. Sau
nhiều lần chỉnh lí thì tiếng Nhật đã có 3 bảng chữ cái như
bây giờ: Hiragana – Katakana và Kanji
+ Triều Tiên: Người Triều Tiên ngày xưa không có chữ
viết. Từ thời Tây Hán (206TCN-23), chữ Hán bắt đầu vào
bán đảo Triều Tiên và từ thế kỷ 2–3 sau CN, trở thành chữ
viết chính thức của xứ này, gọi là “Hanja” (Hán tự).
Văn học
- Kinh Thi vừa là tác phẩm văn học có giá trị vừa là một
tấm gương phản ánh tình hình xã hội Trung Quốc đương
thời, ngoài ra nó còn được các nhà Nho đánh giá cao về
tác dụng giáo dục tư tưởng
- Trong 3 phần đó, Quốc Phong có giá trị tư tưởng, nghệ
thuật cao nhất. Nó thể hiện tính hiện thực, phản ánh cuộc
sống giàu sang phú quý của quý tộc, đối lập với cuộc sống
cực khổ của nhân dân lao động.
- Sở Từ: là những bài dân ca của nước Sở và những sáng
tác của Khuất Nguyên – nhà thơ, nhà yêu nước sống ở
nước Sở vào khoảng thế kỷ IV – III TCN).
- Thơ Đường đặt cơ sở cho nghệ thuật, phong cách cho
nền thi ca Trung Quốc các thời kỳ sau này. Thơ Đường
cũng có ảnh hưởng rất lớn đến thơ ca Việt Nam thời trung
đại.
+Nguyễn Trãi: Quốc âm thi tập, Ức trai thi tập
+ Nguyễn Du: Độc tiểu thanh kí
+ Tú Xương:Vị Hoàng hoài cổ, Tù Trào
b)Văn học, nghệ thuật
Văn học:
- Nhiều thể loại: thơ ca, từ, phú, kịch, tiểu thuyết
- Phát triển qua nhiều thời đại
+ Thời cổ đại: Kinh thi
Sở Từ: tuyển tập thi ca lãng mạn đầu tiên trong lịch sử văn
học Trung Quốc, tương truyền là một thể thơ mới do quan
đại phu nước Sở Khuất Nguyên sáng tác.
+Thời trung đại:thời Hán_phú, nhạc phủ
Thời Đường _ thơ: tg Lý Bạch đỗ phủ Bạch cư dị
Một số bài thơ Đường luật ở nước ta : Qua đèo ngang, Thăng
Long thành hoài cổ (Bà Huyện Thanh Quan)
Thời Tống _ từ
Thời Nguyên _ kịch
Thời Minh-Thanh_ tiểu thuyết
Giá trị nghệ thuật cao, phản ánh toàn điện bộ mặt xấu xã thời
bấy giờ.
Nghệ thuật:
- Những nét đặc trưng trong công trình kiến trúc của người
Trung Hoa là sự hài hòa với tự nhiên, sự đối xứng, trật tự và
chiều sâu trong bố cục.
- Công trình chủ yếu được sử dụng cột gỗ, xà, rầm đỡ,… =>
Điểm độc đáo trong công trình kiến trúc của thời trung cổ
( biệu hiện cho sự vững chắc, công bằng, không dễ sụp đổ )
- Những công trình độc đáo, nổi tiếng :
Kinh đô Trường An
Vạn Lý Trường Thành
- Dài 56.000 km2, cao khoảng 7m, chiều rộng mặt trên là 5-
6m
- Bắt đầu từ Sơn Hải quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông,
tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ (đất Trung Quốc
gốc) đến Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người
Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương
- Kéo dài qua 9 tỉnh và 100 huyện, 500km cuối cùng vẫn còn
nhưng đã thành những đống gạch vụn, và hiện nay nó kết
thúc ở điểm cuối phía tây di tích lịch sử Gia Dục Quan, nằm
ở phía tây bắc tỉnh Cam Túc tại biên giới với Sa mạc Gobi và
những ốc đảo của Con đường tơ lụa.
- Vạn Lý Trường Thành được xây dựng bằng đất và đá từ
thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16 (Hoàng đế đầu tiên của
Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN
và 200 TCN ). Bức tường này không được xây dựng bởi nỗ
lực của một nhóm mà là việc ghép nối nhiều đoạn tường
thành của các vùng, được xây dựng ở thời Chiến Quốc.
- Vạn Lý Trường Thành ngày nay mà mọi người biết đến nhiều
nhất được xây ở thời nhà Minh, bắt đầu khoảng năm 1368
và kết thúc khoảng năm 1640.
- Ước tính có khoảng 25.000 tháp canh đã được xây dựng
dọc theo bức tường.
- Ý nghĩa của VLTT :
+
Để bảo vệ Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công:
+ Kiểm soát biên giới, xuất nhập cảnh, cho phép áp đặt
thuế đối với hàng hóa vận chuyển theo con đường tơ lụa,
khuyến khích thương mại.
+
Đặc điểm phòng thủ được tăng cường bằng việc xây dựng các
tháp canh, doanh trại quân đội, trạm đóng quân, báo hiệu có
giặc, còn là một hành lang giao thông vận tải.
+ Những bức tường này có ý nghĩa về mặt phân chia
ranh giới hơn là công sự bảo vệ có giá trị
+ Sự thật là Tần Thủy Hoàng xây Vạn Lý Trường Thành vì
một câu “sấm”: “Vong Tần giả, Hồ dã” (Tần mất là do Hồ). Tần
Thủy Hoàng tưởng chữ “Hồ” là chỉ giặc Hồ phương Bắc. Dù
người làm mất nhà Tần là Thái tử “Hồ” Hợi, nhưng cũng đã đặt
nền móng cho Vạn Lý Trường Thành sau này.
Câu chuyện về việc mất nước : Tần Nhị Thế tên hiệu là Hồ
Hợi, con thứ 18 của Tần Thủy Hoàng nhưng lại thiếu hiểu
biết, tham lam nên có số phận bi thảm Sau khi Tần Thủy
Hoàng chết, Lý Tư ( nhà chính trị Trung Quốc cổ đại, thừa
tướng ) cấu kết với Triệu Cao ( người có ảnh hưởng chính
trị lớn ) lập Hồ Hợi làm hoàng đế, vì một kẻ ngu ngốc thì
dễ dàng sai bảo. Sau khi Hồ Hợi kế vị thì thực quyền ở
trong tay Triệu Cao. Khi nhà Tần lâm nguy, Hồ Hợi bị Triệu
Cao sai người giết chết khi mới 24 tuổi.
(Nguồn: https://bienniensu.com/lich_su_trung_quoc/tan-
nhi-the-ho-hoi/)
- Người Trung Quốc có câu nói “Bất đáo Trường Thành phi hảo
hán” đã được khắc bia tại trường thành ( nghĩa là ai
chưa đến vạn lý trường thành thì là người chưa đủ bản lĩnh,
câu nói kích động khí phách của các nam tử hán rất nhiều )
- Triều đình bắt người dân phải làm việc để đắp thành và có
nhiều người đã chết khi xây dựng thành vì nhiều lý do khác
nhau ( bị cướp, giặc giết, đói, lạnh mà chết,…) nên nó còn
có tên gọi khác là “Nghĩa địa dài nhất Trái Đất”.
- Có lẽ khoảng khi xây dựng một triệu công nhân đã chết
bức tường thành
- Ước tính 300 ngàn binh lính với không biết bao nhiêu tội
nhân, quan lại phạm lỗi, nho sĩ không tuân lệnh đốt sách…
phải làm khổ sai trong miền rừng núi trùng trùng điệp điệp,
mùa đông thì lạnh buốt, mùa hè thì không khí nóng như
nung, mù mịt cát bụi. Không biết bao nhiêu lời than thở,
bao nhiêu nước mắt của thân nhân những người đó, không
văn nhân thi sĩ nào chép lại hết được.
- Trong khi một số đoạn gần các trung tâm du lịch được giữ
gìn và thậm chí xây dựng lại, tại hầu hết các vị trí bức tường
đang bị bỏ mặc không được sửa chữa, được dùng làm chỗ
chơi cho những người dân làng và là nơi khai thác đá để làm
đường hay làm nhà.Các bề mặt của tường thành còn bị sơn
vẽ. Nhiều phần đã bị phá hủy vì bức thành nằm chắn đường
tới các địa điểm xây dựng. Tháng 8 năm 2012, một đoạn
dài khoảng 36m của thành bị sụp đổ hoàn toàn.
- Vào năm 1987, Vạn Lý Trường Thành trở thành di sản thế
giới do UNESCO công nhận. Bức tường thành nằm trong các
danh sách “Bảy kỳ quan thời Trung cổ của Thế giới”
Cố cung Bắc Kinh ( Tử Cấm Thành – 720.000m2, là
bối cảnh quay hai bộ phim đình đám về lịch sử
Trung Quốc: Diên hi công lược và Hậu cung Như Ý
truyện )
Điêu khắc
- Điểm khác biệt giữa điêu khắc Trung cổ và phương tây là
điêu khắc rất chú trọng đến phong cảnh, hiện vật, trang
phục của tượng do họ quan niệm rằng hình thức bên ngoài
là thứ dễ thấy nhất.
- Trung Hoa cho rằng đặc trưng của điêu khắc là nghệ thuật
kiến thức điêu khắc chứ không phải là người điêu khắc –
người nghệ nhân. Vì vậy mà họ ít được đề cập trong tài liệu,
sách vở về Trung Hoa, họ gọi đó là nghệ thuật, sáng tạo ẩn
danh
- Các nét điêu khắc, chạm trổ được thể hiện nhiều trên các
lăng tẩm, cung điện, chùa miếu,… ( ví dụ : Tử Cấm Thành )
- Nghệ thuật chạm khắc trên ngọc, đá quý, đồng,… được xem
là nét độc đáo của người Trung cổ.
( Ngọc bât trác,bất thành khí : nói
về sự tỉ mỉ, công phu khi điêu
khắc )
https://video.vnexpress.net/embed/v_303006
- Nghệ thuật chạm gỗ, ngà voi, tạc tượng trên tre,.. là một
trong những nghệ thuật lâu đời của người Trung.
Thông qua điêu khắc và kiến trúc gỗ thể hiện họ
là một cộng đồng có thứ bậc sâu sắc, thể hiện sự
uy nghi trên các lăng mộ hoàng gia ( đặc biệt là
trong triều đại nhà Hán, Chui dao, nhà Minh ) và
truyền bá Phật Giáo.
Chạm khắc gỗ
Chạm khắc đá
Hội họa
- Hội họa Trung Quốc rất phong phú, thể hiện đa dạng đề tài
khác nhau.
- Tranh được vẽ chủ yếu trên lụa, giấy hoặc trên tường bằng
bút lông, mực tàu,…
- Từ thời Đường trở đi, nghệ thuật hội họa thủy mặc ngày
được nâng cao và đạt tới trình độ tinh xảo mang đậm nét
tuyền thống dân tộc.
- Trong các triều đại Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều, nghệ thuật
hội họa vô cùng phồn vinh. Các họa gia nổi tiếng thời này
gồm có Cố Khải Chi, Tạ Hách, Lục Tham Vi, Trương Tăng
Diêu,…
Lễ hội truyền
thống Trung
Quốc
Tranh động thông của thị trấn Ngô
Thanh Minh Thượng Hải ( Mona Lisa của Trung
Quốc )
( Là báu vật của các triều đại trước, hiện được
trưng bày trong Bảo tàng Cố cung ở Bắc Kinh )
Âm nhạc
- Trung Quốc được mệnh danh là “đất nước của nhạc lễ”.
- Kinh Thi là bộ thơ ca ra đời sớm gồm 3 phần: Phong (ca
khúc dân gian), Nhã (âm nhạc cung đình), Tụng (ca vũ để
cúng tế); Sở Từ (Khuất Nguyên),…
Bên cạnh đó còn có: Nhạc vũ, ca vũ, hí khúc cũng rất phát
triển
- Mở rộng: Âm nhạc Trung Hoa phong phú về âm điệu và tiết
tấu. Nghệ thuật của họ, điển hình là sự tổng hợp giữa nhạc
hát và nhạc đàn. Nhờ có những nhạc cụ được chế tác từ
nhiều vật liệu khác nhau: đàn sắt, trống đất, sáo bằng ống
sậy,… mà âm sắc rất đa dạng.
- Một trong những thành tựu lớn nhất của nền văn hóa âm
nhạc Trung Hoa là loại hình ca nhạc có yếu tố sân khấu, bắt
nguồn từ những bài ca, điệu nhảy và những cảnh kịch câm.
Loại hình này xuất hiện từ nghệ thuật cung đình thế kỷ thứ
VIII –V TCN, và sau này được hoàn thiện thành kịch nhạc cổ
Trung Hoa trong thời Trung cổ (thế kỷ VII – XIII sau công
nguyên).
Sử học:
- Những ghi chép mang nội dung lịch sử đã xuất hiện từ thời
cổ đại Trung Quốc. Trong cung đình thời Tây Chu, Đông Chu
đã có quan chuyên phụ trách việc chép sử.
- Những tác phẩm tiêu biểu là sách Xuân Thu, Tả truyện,
Chiến quốc sách, lã thị Xuân Thu,…Thời Tây Hán với tác
phẩm Sử ký.
- Thời Đường, Sử quán - cơ quan biên soạn lịch sử của nhà
nước được thành lập. Thành tựu quan trọng nhất là biên soạn
24 bộ sử lớn.
- Ngoài ra, phải kể đến những tác phẩm sử học có giá trị do
các cá nhân biên soạn như Sử thông (Lưu Tri Cơ), Thông điển
(Đỗ Hữu), Tư trị thông giám (Tư Mã Quang),…
- Bộ sử đầu tiên của Trung Quốc, có giá trị lớn về sử liệu và tư
tưởng là bộ Sử ký do Tư Mã Thiên biên soạn. Là một tác
phẩm sử học nổi tiếng của Trung Hoa, được xếp vào Nhị thập
tứ sử. Trong đó có hơn 50 vạn chữ với nội dung ghi chép kéo
dài tổng cộng hơn 3000 năm.
ÂM NHẠC
I. Nguồn cội và sự phát triển của âm nhạc, vũ đạo
Trung Hoa
CHÚ THÍCH:
Nhạc vũ: Lối múa nhảy theo điệu nhạc; đoạn múa nhảy trong
một nhạc-kịch.
Hí khúc: Các loại kịch hát nói chung: nghệ thuật hí khúc
Ngay từ xã hội cổ xưa, âm nhạc và vũ đạo đã xuất hiện và
len lỏi trong mọi lĩnh vực hoạt động của người nguyên
thuỷ như: cúng tế, trừ tà, săn bắt, hái lượm,..
Lịch sử âm nhạc và vũ đoàn Trung Quốc từ góc độ vĩ mô,
có thể phân thành ba thời kỳ: “Nhạc vũ thượng cổ”, “Ca vũ
thượng cổ” và “Hí khúc Tống, Nguyên, Minh, Thanh giai
đoạn cận cổ”. Theo tư liệu lịch sử, văn hoá âm nhạc Trung
Quốc ra đời cách đây khoảng 8000 năm, từ sau khi xã hội
nguyên thuỷ chuyển sang xã hội nô lệ.
1. Nhạc vũ thượng cổ
Bộ thơ đầu tiên - “Kinh Thi”
Nếu xét trong cả tiến trình lịch sử phát triển nhạc vũ Trung
Quốc, Xuân thu - Chiến quốc chính là thời kỳ “Nhạc vũ
thượng cổ”. Bộ thơ ca ra đời sớm nhất “Kinh Thi” có thể
coi là nằm trong giai đoạn kinh tế xã hội và văn hoá rực rỡ
của Xuân thu - Chiến quốc.(“Kinh Thi” là tật hơ đầu tiên
của TQ ra đời từ TK thứ 6, cách đây 2500 năm, một trong
năm bộ sách kinh điển của Nho giáo. Các bài thơ trong
“Kinh Thi” được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm,
từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân thu. “Kinh Thi”
gồm có 310 thiên (p/s: thiên = bài thơ), trong đó có 305
thiên đầy đủ, 6 thiên còn lại gồm “Nam cai, Hoa thử, Bạch
hoa, Sùng khâu, Do canh, Do nghi” chỉ có đề mục và nhạc
đệm mà không có lời)
Kinh Thi” vốn gọi là “Thi” hay chính là ca từ được phối
nhạc, mang đậm âm hưởng nhạc lý và tuyệt kỹ nghệ
thuật, bao gồm 3 phần: Phong, Nhã và Tụng. Trong đó,
Phong” là ca khúc trong dân gian, gồm 15 quốc phong với
160 thiên, “Nhã” là âm nhạc trong cung đình dùng cho
tầng lớp quý tộc đời Chu và một phần của quần chúng,
gồm 105 thiên, “Tụng” là ca vũ để cúng tế, ngợi ca công
đức tổ tiên và dùng ở nơi tông miếu, gồm 40 thiên. Nguồn
gốc các bài thơ trong “Kinh Thi” khá phức tạp, gồm cả ca
dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc
mọi tầng lớp trong xã hội đương thời. Nội dung “Kinh Thi”
chứa đựng rất nhiều những áng thơ châm biếm, kể
chuyện, những trang sử thi hào nhoáng…Nó được ví như
một bức tranh miêu tả toàn cảnh về xã hội Trung Hoa lúc
bấy giờ.
2. Ca vũ trung cổ
Trong sự phát triển hình thái âm nhạc Trung Quốc, tiếp nối
thời kỳ “Nhạc vũ thượng cổ” là thời kỳ “Ca vũ trung cổ”
được tính từ thời gian nhà Tần, Hán đến Tùy, Đường, Ngũ
Đại. Giai đoạn này, triều đình nhà Hán không chỉ thiết lập
cơ quan chuyên trách về âm nhạc và múa hát, gọi chung
là “Hán Nhạc phủ”(nhạc phủ thời Hán), mà các gia đình
quý tộc, quan lại cũng đào tạo ra khá nhiều đội ngũ nghệ
nhân giỏi về nhạc vũ. Từ hoàng đế quan lại cho đến bá
tánh bình dân đều vô cùng yêu thích ca vũ, làn gió này lan
rộng khắp nơi trên cả nước. Với tầm vóc lịch sử lâu dài là
106 năm, nhiệm vụ chính của “Hán Nhạc phủ” là thu thập
các ca khúc dân gian rồi sáng tác, phối viết ca từ, ca khúc,
tiến hành diễn xướng và diễn tấu phục vụ cho tầng lớp quý
tộc, quan lại cung đình.
Có thể nói, dân ca do “Hán Nhạc phủ” phụ trách ra đời là
các tuyệt phẩm âm nhạc dân gian thời Tây Hán, ví như
“Thượng Tà” thể hiện tình yêu chân thành mãnh liệt, “Mạc
Sinh Điệp” với ca từ đẹp và rung động lòng người v.v…đều
là những tác phẩm bất hủ gửi gắm nỗi niềm, tình cảm chất
chứa sâu lắng của con người. Hình thức biểu diễn lưu
truyền phổ biến rộng rãi nhất thời Hán là “Bách hí”. Đây là
loại hình nghệ thuật biểu diễn mang tính tổng hợp bởi sự
pha trộn phức tạp của các hình thái nghệ thuật đặc sắc
như: tạp kỹ, võ thuật, âm nhạc, vũ đạo, xướng ca v.v… Vũ
đạo thời Hán thiên về trình diễn và phô trương kỹ xảo điêu
luyện như điệu múa nổi tiếng “Bàn Cổ Vũ” lưu danh khắp
chốn lúc bấy giờ.
3. “Hí khúc Tống, Nguyên, Minh, Thanh giai đoạn cận
cổ”
Trong khoảng thời gian 200 năm từ nhà Tống đến Minh
Thanh, sự phát triển âm nhạc “Hí khúc” Trung Quốc trải
qua 3 giai đoạn đỉnh cao.
Thời kỳ đỉnh cao thứ nhất, “Tạp kịch” nhà Nguyên đúc rút
những kinh nghiệm thành công của “Hí khúc”, “Ca vũ”,
Hát xướng” của nhà Tống tạo nên hệ thống âm nhạc “Hí
khúc” và nghệ thuật biểu diễn “Hí khúc” hoàn chỉnh.
Thời kỳ đỉnh cao thứ hai là “Hí khúc” phía Nam phát triển
mạnh mẽ thời nhà Minh, qua quá trình đại cách tân nên
dần hoàn thiện cả về âm nhạc lẫn trình độ biểu diễn. Trên
cơ sở nền tảng “Hí khúc” thời nhà Minh, nghệ thuật vũ đạo
Hí khúc” cũng phát triển nhanh chóng đồng thời là sự
tổng hòa của bốn hình thức biểu diễn cơ bản “xướng,
niệm, tác, đả” vốn được hình thành trên cơ sở kết tinh
những tinh hoa nghệ thuật qua các triều đại lịch sử. Những
hình thức biểu diễn này dựa trên nguyên tắc hư cấu, với sự
biến hóa có chọn lọc làm cho các động tác của diễn viên
trên sân khấu thêm phần quyến rũ, giọng hát và lời thoại
mang tính nhạc cao đã cường điệu nét trữ tình của “Hí
khúc”.
Cuối nhà Minh đầu nhà Thanh, “Kinh kịch” xuất hiện và trở
thành điểm nhấn nổi bật nhất của “Hí khúc”. Trải qua hàng
trăm năm, với sự sáng tạo không ngừng nghỉ của các
trường phái nghệ thuật nổi tiếng như “Tứ đại danh đán
gồm Mai Lan Phương, Trình Nghiêm Thu, Thượng Tiểu Vân,
Tuần Tuệ Sinh, thành tựu nghệ thuật “Kinh kịch” đã đạt
đến đỉnh cao “vô tiền khoáng hậu”. Đây cũng chính là đỉnh
cao thứ ba của nghệ thuật “Hí khúc”.
II. Ý nghĩa văn hóa thể hiện trong âm nhạc và vũ đạo cổ
điển Trung Quốc
Dựa trên luận điểm của người xưa “văn dĩ tải đạonhạc dĩ
tải văn (văn để truyền tải giá trị đạo đức của con người,
nhạc để truyền tải giá trị nghệ thuật và giá trị nhân văn),
chúng ta không thể phủ nhận âm nhạc, thơ ca truyền
thống Trung Quốc không chỉ có vai trò thẩm mĩ mà còn là
cầu nối liên kết giá trị văn hóa lịch sử Trung Hoa. Học giả
Dong Huanling từng nhận định: “Âm nhạc có thể phản ánh
trào lưu văn hóa của một niên đại, một thời kỳ, thể hiện
đặc trưng văn hóa và văn minh lịch sử của một dân tộc,
một khu vực, phản ánh diện mạo tinh thần của con người
trong điều kiện lịch sử và hoàn cảnh cụ thể.”
Trong âm nhạc truyền thống Trung Quốc không thể không
nói đến giá trị văn hóa tiêu biểu được thể hiện phần nhiều
trong “Cổ cầm học”. Cổ nhân có nói “cầm, kỳ, thi, họa” là
“tứ nghệ” của văn nhân, trong đó “cầm” với thứ bậc hạng
đầu bởi chính phong cách âm nhạc độc đáo tự thân và nội
hàm văn hóa thâm sâu của nó. Người xưa thưởng thức
nghệ thuật cầm nhạc thường “đốt hương gảy đàn” rũ bỏ
những sân si nơi cõi trần, để tâm hồn thật thanh tao, yên
tịnh, dùng chính tâm, chính niệm mà đàn nhạc mới có thể
đạt tới cảnh giới “thiên nhân hợp nhất”. Từ ý nghĩa này
cho thấy, Cổ cầm có tác dụng truyền tải ý nghĩa văn hóa
sâu sắc. Trong lịch sử, các danh sĩ , văn nhân chơi đàn
thường là người có phẩm hạnh đức độ, tâm sáng, “thuần
thiện, thuần mỹ”. (Tác phẩm “Lưu thủy” được coi là chuẩn
mực cao nhất của khúc Cổ cầm, nó thể hiện trọn vẹn tư
tưởng phẩm đức triết học của Đạo gia, ý nghĩa chân thật
của đời người và tìm kiếm đạo trời cũng như thể hiện sự
theo đuổi thẩm mỹ, giá trị nhân sinh quan trong văn hóa
Trung Hoa.)
Trong dòng chảy lịch sử, âm nhạc và vũ đạo truyền thống
Trung Quốc mang tính kế thừa và không ngừng phát triển,
ngày càng trở nên phong phú. Chúng mang đậm giá trị
nhân văn, là không gian chứa đựng văn hóa cổ hết sức đa
dạng và quý giá, đáng để các thế hệ nghiên cứu, học tập
và giảng dạy ngôn ngữ văn hóa Trung Quốc trên thế giới,
trong đó có Việt Nam, đã và đang dành nhiều tâm sức
nghiên cứu, nhằm hiểu sâu hơn về cội nguồn đất nước,
con người và văn hóa Trung Hoa.
SỬ HỌC
Sử học ở Trung Quốc phát triển rất sớm và Trung Quốc có
một kho tàng sử sách rất phong phú.
Thời Thương, trong các tài liệu văn tự giáp cốt tìm được có
chứa đựng một số tư liệu lịch sử quý giá, có thể coi đó là
mầm mống của việc chép sử.
Ngay từ thời Tây Chu đã có những viên quan chuyên chép
sử. Đến thời Xuân Thu - Chiến Quốc đã xuất hiện những bộ
sử đầu tiên: sách “Xuân Thu”, “Tả truyện”, “Chiến Quốc
sách”, “Lã Thị Xuân Thu”… (Quyển “Xuân Thu” của Khổng
Tử biên soạn lại trên cơ sở quyển sử của nước Lỗ, là quyển
sử do tư nhân biên soạn sớm nhất ở Trung Quốc. Tác phẩm
này ghi chép các sự kiện lịch sử trong 242 năm, từ năm
722 đến năm 481 TCN, ghi chép các sự kiện lớn về chính
trị, quân sự, ngoại giao của 124 nước chư hầu)
1. Sử ký - bộ thông sử đầu tiên của nền sử học Trung
Hoa
Sử học Trung Hoa thời kì cổ - trung đại được khởi đầu từ
thời Tây Hán và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Người đặt
nền móng cho nền sử học Trung Hoa là Tư Mã Thiên. Bộ Sử
ký do ông soạn thảo là một tác phẩm nổi tiếng có giá trị
cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Nó lưu giữ và sắp xếp lại
bằng những dữ liệu lịch sử cực kỳ phong phú suốt hơn
3000 năm từ thời Ngũ đế cho tới giữa thời Tây Hán. Thông
qua Sử ký chúng ta có thể biết: Trung Quốc là một đất
nước có nghìn năm văn minh rực rỡ, văn minh Trung Hoa
là nền văn minh độc nhất vô nhị trên thế giới lâu đời,
không bao giờ đứt đoạn và luôn luôn tươi mới. Sử ký ghi
chép lại một cách chi tiết, cụ thể và sống động về sự phát
triển trong các thời kỳ khác nhau của văn minh Trung Hoa,
đó là những bài học lịch sử để tổ tiên người Trung Quốc
xây dựng lên nền văn minh. Đọc Sử ký, chúng ta sẽ biết
đến Trung Quốc và từ đó sẽ hiểu nền lịch sử văn minh lâu
dài của nhân loại. Sử ký vừa là một bộ sử học vĩ đại, vừa là
một tác phẩm văn học vĩ đại của nhân loại. Tư Mã thiên đã
vận dụng những tư tưởng vĩ đại cùng khả năng quan sát
sắc sảo của ông cộng với thủ pháp nghệ thuật tài tình để
thể hiện hết sức sống động. Qua đó khắc hoạ những nhân
vật lịch sử khác nhau với phong thái đa dạng. Chính nhờ
những đặc điểm trên nên Sử ký đã đóng vai trò to lớn đối
với lịch sử học nhân loại và Sử ký là một kho sử liệu đồ sộ.
Tư Mã Thiên đặc biệt coi trọng tư tưởng chính trị trong lao
động sản xuất và cuộc sống bình dân. Hiện tại Sử ký đã
được dịch sang nhiều thứ tiếng: Pháp, Nga, Đức, Anh,… —
> dấu hiệu cho thấy tầm ảnh hưởng rộng lớn của sử học
Trung Hoa
2. Nhị thập tứ sử (Sử ký là 1 trong những tp sử học
trong bộ sử này)
Đây thường được coi là một nguồn dữ liệu chính xác về
truyền thống lịch sử và văn hoá Trung Quốc, được sử dụng
rộng rãi trong nghiên cứu về văn học, nghệ thuật, âm
nhạc, khoa học, quân sự, địa lý, dân tộc và nhiều chủ đề
khác
Một số câu danh ngôn kinh điển:
“Thiên hạ hi hi, giai vi lợi lai; thiên hạ nhương nhương, giai
vi lợi vãng” - Sử ký
Tạm dịch: Thiên hạ rộn ràng, đều vì lợi mà đến; thiên hạ
nhốn nháo đều vì lợi mà đi. Cả đời người chẳng qua đều là
vì truy cầu danh lợi.
Quá nhi bất cải, thị vị quá hĩ” - Hán thư
Tạm dịch: Đã sai mà không chịu sửa, vậy mới gọi là sai.
“Minh giả kiến nguy vu vô hình, trí giả kiến họa vu vị
manh” - Tam Quốc chí
Tạm dịch: Người sáng suốt có thể đoán được nguy hiểm
khi nó còn chưa hình thành, người trí tuệ có thể cảm giác
được tai họa khi mà nó còn chưa phát sinh.
3. Một số bộ sử khác
“Sử thông” được viết nên bởi ông Lưu Tri Kỷ, là tác phẩm
viết về phương pháp biên soạn lịch sử sớm nhất của Trung
Quốc, trong đó tác giả bình luận tất cả các tác phẩm sử
học đời trước về các mặt như phương pháp biên soạn, việc
sử dụng tư liệu, cách hành văn…
“Thông điển” của Đỗ Hựu là quyển sử đầu tiên viết về lịch
sử từng lĩnh vực như kinh tế, chế độ thi cử, chức quan…từ
thời thượng cổ cho đến giữa thế kỷ VIII.
“Tư trị thông giám” của Tư Mã Trì là bộ sử biên niên rất lớn
ghi chép lịch sử từ thời Chiến Quốc đến thời Ngũ Đại.
(Thời Minh – Thanh có nhiều bộ bách khoa toàn thư được
biên soạn hết sức đồ sộ như: “Vĩnh Lạc đại điển”, “Cổ kim
đồ thư tập thành” và “Tứ khố toàn thư…Trong đó có nhiều
thành tựu về sử học). “Vĩnh Lạc đại điển” do vua Minh
Thành Tổ (niên hiệu Vĩnh Lạc) tổ chức biên soạn, đó là
công trình tập thể của hơn 2000 người làm việc trong 5
năm, gồm 11.095 tập, là bộ Bách khoa toàn thư rất lớn
của Trung Quốc, nhưng đến nay chỉ còn hơn 300 tập.
Cổ kim đồ thư tập thành” biên soạn dưới thời Khang Hy
(nhà Thanh) được chia thành 10.000 chương, là bộ Bách
khoa toàn thư lớn thứ hai sau Vĩnh Lạc đại điển.
“Tứ khố toàn thư” biên soạn dưới thời Càn Long đời Thanh,
chia thành 36.000 tập, gồm 4 phần: Kinh (sách kinh điển
của Nho gia), Sử, Tử (tác phẩm của các học giả thời Chiến
Quốc), Tập (văn, thơ, từ, khúc). Tuy nhiên khi biên soạn,
vua Thanh đã ra lệnh bỏ đi nhiều tác phẩm bị coi là không
có lợi cho nhà Thanh, đồng thời những tác phẩm được
chọn vào cũng bị cắt xén và sửa chữa nên giá trị của bộ
sách này cũng bị hạn chế phần nào.
Toán học
- Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng Đế, người Trung Quốc đã biết phép đếm
lấy 10 làm đơn vị.
- Là một trong sáu môn mà con em quý tộc phải học
- Thời Tây Hán trở đi: xuất hiện sách về toán học (ví dụ: Chu bễ toán tinh-
thời Tây Hán,Cửu chương toán thuật- thời Đông Hán...)
- Thời Nam-Bắc Triều: Tổ Xung Chi-> tìm được số pi rất chính xác gồm bảy
chữ số thập phân
- Thời Đường: 10 bộ sách toán học lớn-> làm tài liệu dạy trong Quốc Tử
Giám
- Thời Tống, Nguyên, Minh có nhiều nhà toán học tài giỏi (ví dụ: Giả Hiển-
đời Tống đã tìm ra được phương pháp giải các phương trình bậc cao...)
- Toán học ở Trung Quốc bắt đầu phát triển vào thế kỷ 11 TCN và lên đến
đỉnh cao ở thế kỷ 13. Trung Quốc phát minh các số rất lớn, số âm, số thập
phân, lượng giác...Các định lý pytago, đã được chứng thực cho thời
của Chu Công Đán. Kiến thức về tam giác Pascal cũng đã được chứng
minh đã tồn tại ở Trung Quốc hàng thế kỷ trước Pascal ra đời. Toán học
của Ai Cập sẽ là sự phát hiện những con số sơ khai, những phép toán đơn
giản, còn toán học ở Trung Quốc thì sẽ là những con số, công thức có phần
phức tạp và rắc rối hơn.
-
- Thiên văn học và lịch pháp (Thiếu)
- -Truyền thuyết cho rằng ,từ thời Hoàng Đế, Nghiêu Tuấn, người Trung Quốc đã biết
quan sát Thiên văn và có những hiểu biết quan trọng về Thiên văn học. -Đã có ghi
chép về thời tiết, khí hậu, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực trong các văn bản chữ
Giáp cốt -Sách Xuân Thu chép năm 613 TCN có ghi chép về sao chổi Halây (với chu
kì là 76 năm )sớm nhất trong lịch sử thế giới. -Nhà thiên văn học nổi tiếng Trung
Quốc, Trương Hành, đã biết được ánh sáng của Mặt Trăng là nhận của Mặt Trời, là
người lần đầu tiên giải thích được rằng nguyệt thực là do Mặt trăng nấp sau bóng của
Trái Đất. =>Nhờ sự hiểu biết về thiên văn học, Trung Quốc đã sớm có lịch. LỊCH
PHÁP -Thời Thương-> người Trung Quốc đã biết kết hợp giữa vòng quay của Mặt
Trăng xung quanh Trái Đất và vòng quay của Trái Đất xung quanh mặt trời để chia
một năm có 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày, cứ ba hoặc bốn
năm lại thêm một tháng nhuận( theo quy ước "thập cửu niên thất nhuận"- cứ 19 năm
sẽ có 7 năm nhuận) -Sử dụng hệ thống 10 Thiên can và 12 Địa chỉ để ghi ngày, giờ,
tháng, năm => Lịch pháp tiếp tục có sự sửa đổi, dần hoàn thiện và được sử dụng cho
đến nay
- Mở rộng
- Lịch Ai Cập cổ đại có 12 tháng, mỗi tháng có 3 tuần và mỗi tuần có 10
ngày, cuối mỗi năm là một chuỗi 5 ngày lễ hội. Lịch thời Trung Cổ- Trung
đại có 12 tháng hoặc 13 tháng ( năm nhuận), được chia làm 4 mùa, mỗi
tháng có 30 hoặc 29 ngày ( tháng thiếu)
Y học
- Một tác phẩm y học nhan đề là nêu ra “Hoàng đế nội kinh”
những vấn đề về sinh lý, bệnh lý và nguyên tắc chữa bệnh
như “chữa bệnh phải tìm tận gốc “.
- Cuối thời Đông Hán, Trương Trọng Cảnh đã soạn
sách “Thương hàn tạp bệnh luận” chủ yếu nói về cách chữa
bệnh thương hàn, đến nay vẫn là một tài liệu tham khảo có
giá trị trong ngành đông y của Trung Quốc.
- Thầy thuốc nổi tiếng sớm nhất của Trung Quốc là Biển Thước,
biết chữa nhiều loại bệnh, được tôn sùng là người khởi xướng
ngành mạch học ở Trung Quốc.
- Hoa Đà (? – 208) là thầy thuốc giỏi các khoa nội, ngoại, phụ,
nhi và châm cứu, trong đó ngoại khoa là sở trường. .
- Lý Thời Trân (1518 – 1593) với tác phẩm “Bản thảo cương
mục” trong đó ghi chép 1892 loại cây thuốc, phân loại, đặt
tên, giới thiệu tính chất, công dụng và vẽ hình cây thuốc đó.
Các phát minh kĩ thuật
Bốn phát minh lớn về kỹ thuật : Trung Quốc là quê hương
của bốn phát minh lớn: kim chỉ nam, thuốc súng, giấy và kỹ
thuật ấn loát (in ấn).
a. Kỹ thuật làm giấy
- Từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc, người Trung Quốc vẫn dùng
thẻ tre, lụa để ghi chép.
- Đến thời Tây Hán, nhờ sự phát triển của nghề tơ tằm, người
Trung Quốc đã chế tạo ra một loại giấy thô sơ bằng vỏ kén con
tằm.
- Cho đến ngày nay công nghệ chế tạo giấy không khác phương
pháp của người Trung Quốc thời cổ bao nhiêu.
- Kỹ thuật làm giấy được coi là cuộc cách mạng trong việc
truyền bá chữ viết của nhân loại.
b. Kỹ thuật in
- Kỹ thuật in bắt nguồn từ việc khắc chữ trái trên các con dấu
đã có từ đời Tần.
- Hiện nay chưa rõ kỹ thuật in chính xác ra đời từ bao giờ, chỉ
biết rằng đến giữa thế kỷ VII (thời Đường) đã có kỹ thuật in.
- Từ thời Đường, kỹ thuật in ván khắc của Trung Quốc đã truyền
sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Philippin, Ả Rập rồi truyền
sang châu Phi, châu Âu.
- Năm 1448, Guttenbéc (người Đức) đã dùng chữ rời bằng hợp
kim và dùng mực dầu để in kinh thánh, đặt cơ sở cho việc in
chữ rời bằng kim loại ngày nay.
c. La bàn (kim chỉ nam)
- Từ thế kỷ III TCN, Trung Quốc đã biết được từ tính của đá nam
châm, phát minh ra một dụng cụ chỉ hướng gọi là “tư nam”
- Đến đời Tống, thế kỷ XI, người Trung Quốc đã phát minh ra
kim nam châm nhân tạo.
- La bàn chủ yếu được các thầy phong thuỷ sử dụng để xem
hướng đất, đến cuối thời Bắc Tống thì được sử dụng trong việc
đi biển.
- Nửa sau thế kỷ XII, la bàn được truyền sang Ả Rậprồi sang
châu Âu, người châu Âu cải tiếnthành “la bàn khô” tức là la bàn
có khắc các vị trí cố định.
d. Phát minh ra thuốc súng (thuốc nổ) Thuốc nổ Trung Quốc gọi
là “hoả dược” (thuốc lửa, hay thuốc phát ra lửa), thành phần cơ
bản là lưu huỳnh, diêm tiêu và than, ba thứ trộn lại thành thuốc
nổ đen xưa nhất.
- Đây là phát minh hết sức ngẫu nhiên của các đạo sĩ thuộc
phái Đạo gia.
- Cuối đời Đường, hoả dược được dùng làm vũ khí chiến tranh.
- Đến thế kỷ XIII, thuốc súng được truyền sang châu Âu thông
qua người Ả Rập. → Những phát minh trên đã làm thay đổi toàn
bộ bộ mặt thế giới. Nghề in, nghề làm giấy đã góp phần thay
đổi trên bình diện văn học, thuốc súng thay đổi trên bình diện
kỹ thuật quân sự, la bàn thay đổi trên bình diện hàng hải. Từ đó
dẫn đến sự thay đổi trên các lĩnh vực khác. Đây là những phát
minh có ý nghĩa toàn nhân loại.
1. Đạo gia và Đạo giáo
Đạo gia:
-Người đầu tiên đề xướng học thuyết Đạo gia là Lão Tử và người phát triển học
thuyết này là Trang Tử.
+ Lão Tử: Về tên tuổi và thời đại của Lão Tử ngày nay không được biết rõ ràng.
Có ý kiến cho rằng, Lão Tử tức là Lão Đam, tên làLý Nhĩ, người nước Sở, sống
vào thời Xuân Thu ( : mở rộngcho ai muốn đọc thêm Giai đoạn này xảy ra rất
nhiều các trận chiến và sự sáp nhập khoảng 170 nước nhỏ. Sự sụp đổ dần dần
của giới thượng lưu dẫn tới sự mở rộng học hành; trí thức gia tăng lại thúc đẩy
tự do tư tưởng và tiến bộ kỹ thuật. Tiếp sau giai đoạn này là thời Chiến Quốc).
Về mặt triết học, Lão Tử đã nhận thức được các mặt đối lập trong thế giới khách
quan như phúc và họa, cứng và mềm, dài và ngắn, cao và thấp =>Tư tưởng triết
học của Lão Tử vừa có yếu tố duy vật vừa có yếu tố biện chứng thô sơ.
Về cách quản lí đất nước, Lão Tử theo . Lão Tử không chủ chủ trương vô vi
trương dùng pháp luật để trị quốc mà cổ võ cho sách lược đạo trị (vô vi) để vạn
vật phát triển tự nhiên.
+ Trang Tử (khoảng 369-286 TCN): tên là Trang Chu, người nước Tống, sống
vào thời Chiến Quốc.
Về mặt triết học, Trang Tử cho rằng chân lí khách quan là không có, vì đứng từ
các phía khác nhau mà xét sự vật thì sẽ đi đến những kết luận khác nhau. Mặt
khác, Trang Tử đã biến những yếu tố biện chứng trong triết học của Lão Tử
thành chủ nghĩa tương đối, ngụy biện. (=>Trang Tử đã kế thừa và ptrien)
Về chính trị, Trang Tử cùng chủ trương "vô vi" và tiến xa hơn Lão Tử, chủ
trương đưa xã hội trở lại thời nguyên thủy, như vậy nhân dân sẽ chất phác mà
chất phác thì bản tính của nhân dân còn nguyên vẹn.
Tư tưởng của Lão Tử và Trang Tử đã đặt cơ sở cho việc hình thành Đạo
Giáo ở Trung Quốc sau này, nhưng đều trái với tiến trình lịch sử nên không
được giai cấp thống trị đương thời chấp nhận.
Đạo giáo
-Từ thời cổ đại, trong xã hội Trung Quốc đã tồn tại các hình thức mê tín đặc biệt
là tư tưởng tin vào thần tiên. (đọc thêm:Tương truyền rằng ở ngoài biển khơi có
ba ngọn núi tên là Bồng Lai, Phương Trương và Doanh Châu. Người ta có thể
đi thuyền ra các nơi đó gặp tiên để xin thuốc trường sinh bất tử). Đến thời
Đông Hán, những hình thức mê tín ấy kết hợp với học thuyết Đạo gia đã dẫn
đến sự ra đời của Đạo giáo.
-Đến cuối thế kỉ II, Đạo giáo chính thức ra đời với hai phái giáo: đạo Thái Bình
(Người truyền bá đạo là Trương Giác do Trương Lăng ) và đạo Năm Đấu Gạo (
thành lập ở Tứ Xuyên).
-Đạo giáo chính thống: Sau khi đạo Thái Bình và đạo Năm Đấu Gạo bị đàn áp,
Đạo giáo bắt đầu phân hóa: một bộ phận vẫn lưu truyền trong dân gian, còn một
bộ phận khác thì biến thành Đạo giáo chính thống.
-Đối tượng thờ cúng của Đạo giáo chính thống là Lão Tử và các vị tiên. Mục
đích tu luyện: trở thành các vị tiên trường sinh bất tử. Phương pháp tu luyện để
trở thành tiên là luyện khí công, nhịn ăn lương thực (tịnh cốc), luyện đan
(Luyện đan là luyện thuốc tiên nhưng thực tế thì các thứ thuốc đó được luyện từ
một số khoáng chất rất độc).
2. Phật giáo
-Phật giáo truyền đến Trung Quốc từ rất sớm. Du nhập vào TQ từ thời Tây Hán
và phát triển mạnh từ thời Tam Quốc trở đi. Trước khi Phật giáo du nhập, Trung
Quốc đã có nền chính trị ổn định và hệ tư tưởng, tôn giáo phát triển, chi phối
mạnh mẽ đời sống tinh thần mọi giai tầng xã hội.
- Trong khoảng 200 năm sau Đức Phật diệt độ, phạm vi hoạt động của Phật giáo
giới hạn bên trong đất nước Ấn Độ.Nhờ chính sách truyền bá của vua Asoka (A
Dục) thuộc triều đại Maurya, Phật giáo đã bắt đầu có những bước chuyển mình,
nhanh chóng lớn mạnh và bắt đầu xâm nhập vào một nền văn minh cổ xưa
khác-Trung Quốc.
-Trong quá trình đó, Phật giáo dần dung nhập với các yếu tố văn hóa bản địa, có
ảnh hưởng qua lại với Nho giáo, Đạo giáo, đóng góp nhiều thành tựu quan trọng
trong lịch sử văn minh Trung Hoa thời cổ-trung đại.
3. Ý nghĩa
-Phản ánh sức lao động sáng tạo phi thường của nhân dân Trung Quốc.
-Thể hiện sinh động quá trình phát triển của xã hội Trung Quốc qua hàng nghìn
năm lịch sử.
-Những thành tựu đó trải rộng trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, triết học, chữ viết,
văn học, sử học, y học, khoa học, kĩ thuật,... đã góp phần quan trọng vào tiến
trình phát triển của văn minh nhân loại.
Mở rộng:
1. Khổng Tử và Lão Tử (có liên quan đến nhau ntn)
-Theo truyn thuyết và S ký ca Tư Mã Thiên, Lão T là ngưi
đương thi nhưng ln tui hơn Khng T và làm chân gi sách trong
thư vin triu đình nhà Chu.
- Khng T đã t tìm hay đã tình c gp Lão T đt Chu, gn Lc
Dương, nơi Khng T đến đc sách trong thư vin đó. Trong nhiu
tháng tiếp theo, Khng T đã tranh lun vi Lão T v tam cương
ngũ thưng, l nghi phép tc
, vn là nhng nn tng ca Khng giáo
nhưng đu b Lão T mnh m và cho là vô ích.phản đi
- Truyn thuyết k rng nhng cuc tranh lun đó có ích cho Khng
T nhiu hơn so vi nhng gì có trong thư vin.
2. Sự ảnh hưởng của tư tưởng Đạo gia tới sự hình thành, phát triển lịch sử
tư tưởng Việt Nam
-Đạo gia được truyền bá vào nước ta sau Nho giáo và Phật giáo. Đạo gia được
truyền bá vào Việt Nam đã có lúc trở thành một tôn giáo độc lập như dưới triều
đại Lý, Trần.
-Nhưng sau đó, hiện tượng dung hợp Đạo gia với Phật giáo và Nho giáo đã diễn
ra. Đến thời Lê, Đạo gia kết hợp với Phật giáo, đa số đạo quán biến thành Phật
tự, đạo sĩ, đạo kinh đều bị mai một.
-Đến thời Nguyễn, khi Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội,
được nhà Nguyễn trọng dụng và được tôn vinh là “quốc giáo” thì Đạo gia gần
như mất hẳn trong đời sống tín ngưỡng của người Việt Nam.
-Trong suốt tiến trình phát triển của dân tộc, cùng với Nho giáo và Phật giáo,
Đạo gia có ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống tinh thần, truyền thống và văn
hóa của dân tộc ta, đặc biệt trong đời sống của những người dân lao động.
-Sự sùng bái ma thuật, phù phép, bùa chú… của người Việt cổ, đã trở thành
mảnh đất màu mỡ cho sự gieo mầm của Đạo gia.
-“Vì vậy, dễ hiểu là tại sao Đạo gia, trước hết là Đạo gia phù thủy, đã thâm nhập
nhanh chóng và hòa quyện dễ dàng với tín ngưỡng ma thuật cổ truyền tới mức
không còn ranh giới”.
-“Nó như có sẵn miếng đất thân thuộc, dân không học đã hay”. Ảnh hưởng rõ
nét nhất của Đạo gia trong dân gian Việt Nam chính là tục thờ thần tiên.
3. Sự ảnh hưởng của Phật giáo đến suy nghĩ của người VN
-Mặt tích cực: Tư tưởng Phật giáo và suy nghĩ của người Việt Nam có mối
quan hệ mật thiết, gắn bó. Phật giáo với những giá trị tích cực như từ bi, hỷ xả,
cứu khổ, cứu nạn, bình đẳng, bác ái dễ đi vào lòng người, phù hợp với phong
tục, tập quán của người VN
-Từ lịch sử dân tộc Việt Nam với gần nghìn năm Bắc thuộc, chịu nhiều đau khổ,
khi được truyền bá vào Việt Nam, với những giá trị của mình, Phật giáo đã góp
phần xoa dịu nỗi đau tinh thần đối với nhân dân ta.
-Hạn chế: Với cách nhìn cuộc đời là bể khổ không bờ bến, thoát khổ bằng tu
tâm, dưỡng tính, Phật giáo đưa lại quan niệm sống bi quan, yếm thế, coi cuộc
đời chỉ là phù hoa, thoảng qua, là sống gửi, thác về.
Các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành
Người Trung Quốc dùng âm dương bát quái ngũ hành để lý giải vạn vật, từ
thiên nhiên, vũ trụ, nhân quả, tử vi, vận mệnh và cả trong khoa học, y học
Âm dương là một khái niệm trừu tượng để chỉ thuộc tính của mọi sự vật trong
vũ trụ dựa trên quy luật vận động của tự nhiên. Theo thuyết âm dương thì vũ trụ
chia làm hai phần đó là phần âm và phần dương.Đây là hai phần đối lập, mâu
thuẫn với nhau nhưng lại có quan hệ tương hỗ, sự thống nhất, không thể tách rời
hai phần này. Thuyết âm dương cho chúng ta thấy thế giới với vạn vật khác
nhau luôn có sự cân bằng với nhau. Như ngày luôn có lúc sáng có lúc tối, thời
tiết luôn có nóng và lạnh, vạn vật đều có sinh rồi chết đi. Âm dương là hai phần
của thế giới, vừa thể hiện sự phát triển vừa là sự diệt vong. Người xưa quy ước
âm dương trong bát quái là: Dương là tượng trưng cho sự phát triển, mở rộng,
sinh sôi, ánh sáng, tính động,… cho các vật của thế giới. Âm là biểu tượng cho
tính tĩnh, sự suy thoái, suy tàn, nhỏ hẹp, bóng tối, cái lạnh,… cho vạn vật của vũ
trụ.
Bát quái có quan hệ mật thiết với thái cực và ngũ hành, cả hai hệ bát quái đều
tồn tại dưới 8 quẻ:càn, đoài, ly, chấn, tốn, khảm, cấn, khôn. Bát quái có liên
quan mật thiết đến thuyết ngũ hành, tương sinh, tương khắc và được các nhà
phong thủy, các nhà y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng rộng rãi bao gồm
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa Thổ. Quái ly (lửa) và quái khảm (nước) sẽ tượng trưng
cho hành thủy và hành hỏa. Quái khôn (địa) và quái cấn (núi) sẽ tượng trưng
cho hành thổ. Quái tốn (gió) và quái chấn (sấm) tượng trưng cho hành Mộc.
Cuối cùng là quái càn (trời) và quái đoàn (đầm, hồ) tượng trưng cho hành Kim.
Thuyết ngũ hành được hình thành dựa trên 5 loại vật chất của thế giới là Kim,
Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Kim là kim loại với màu đặc trưng là xám, Thổ là đất có
màu vàng là biểu tượng. Thủy là nước có màu xanh dương, Hỏa là lửa có màu
đỏ và Mộc là cây với tượng trưng là xanh lá cây. Theo ngũ hành, năm chất này
có sự tương sinh, tương khắc với nhau. quan hệ tương sinh tương khắc thì ta
thấy không có hành nào có thể tồn tại độc lập một mình mà luôn có sự gắn kết,
hỗ trợ. Vì vậy, quy luật ức chế và sinh tồn phát triển bao gồm cả sự sinh sôi và
khắc chế lẫn nhau.
Nho gia
Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, Nho giáo, Nho gia (đạo Nho) là một thuật ngữ
bắt đầu từ chữ Nho, theo Hán tự từ "Nho" gồm từ " " (người) đứng gần chữNhân
"Nhu". Nho gia còn được gọi là nhà Nho người đã học sách thánh hiền, có thể
dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lý,... Nhìn chung "Nho" là một
danh hiệu chỉ người có học thức, biết lễ nghĩa.
Tại Trung Quốc Hán Vũ Đế, Nho giáo độc tôn từ thời , trở thành hệ tư tưởng
chính thống cả về chính trị và đạo đức của Trung Hoa trong hơn 2.000 năm.
Từ , Nho giáo lan rộng và cũng rất phát triển ở các nước châu Á thế kỷ thứ IV
khác như , Nhật Bản Triều Tiên Việt Nam .
Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời , đặc biệt với sự đóng góp Tây Chu
của , còn gọi là Chu Công. Đến , xã hội loạn Chu Công Đán thời Xuân Thu
lạc, (sinh năm 551 trước Công nguyên) phát triển tư tưởng của Khổng Tử Chu
Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà
người đời sau coi Khổng Tử là người sáng lập ra Nho giáo.
Nội dung cơ bản bao gồm các mục chính:
Tổ chức xã hội
Lễ nghi
Quan hệ xã hội
Thuật lãnh đạo
Chữ hiếu và xã hội
Vai trò của gia đình
Vai trò của cá nhân
Tư tưởng về Thế giới đại đồng
Triết lý giáo dục
Pháp gia
Trong Lịch sử Trung Quốc bính âm, ( ; Pháp gia 法家 ) là một trong Fǎjiā
bốn (gần cuối thời nhà trường phái triết lý thời Xuân Thu thời Chiến Quốc
Chu từ khoảng thế kỷ thứ 6 TCN cho tới khoảng thế kỷ thứ 3 TCN). Trên thực
tế, nó mang nhiều tính cách triết lý chính trị thực tiễn, với châm ngôn kiểu "khi
thời đại thay đổi, những đường lối cũng thay đổi" làm nguyên tắc chính của
mình, hơn là một . Trong hoàn cảnh đó, "Pháp gia" ở đây có thể triết học về luật
mang ý nghĩa "triết lý chính trị tán thành sự " và vì thế, kháccai trị của pháp luật
biệt so với ý nghĩa của Pháp gia phương Tây. tin rằng một nhà cai Hàn Phi Tử
trị phải cai quản các thần dân của mình theo ba quy tắc sau:
1. Pháp ( fǎ) trong luật pháp: phải được trình bày rõ ràng và thông báo
rộng rãi cho công chúng. Tất cả thần dân của nhà cai trị đều bình đẳng
trước pháp luật. Luật pháp phải thưởng cho những người tuân phục và
trừng phạt những người bất tuân. Vì thế, nó đảm bảo được rằng mọi phán
xét của pháp luật là đều có thể suy luận theo hệ thống để biết trước được
(từ khi phát sinh hành động liên quan tới pháp luật, đã có thể đoán trước
phán xét của pháp luật cho hành động đó là như thế nào). Hơn nữa, hệ
thống luật pháp cai quản đất nước, chứ không phải là nhà vua cai trị. Nếu
có thể làm cho pháp luật có hiệu lực, thậm chí một vị vua kém tài cũng
trở nên mạnh mẽ.
2. Thuật ( shù) trong bí thuật: Những thủ đoạn đặc biệt và "bí mật" được
vị vua cai trị dùng để đảm bảo rằng những người khác (quan lại...) không
thể chiếm quyền kiểm soát quốc gia. Điều đặc biệt quan trọng là không
một ai có thể biết được những động cơ thực sự của những hành động của
nhà vua, và vì thế không ai biết được cách đối xử thế nào để có thể tiến
thân, ngoại trừ việc tuân theo "pháp" hay các luật lệ.
3. Thế ( shì) trong thế trị: tính chính thống, quyền lực hay uy tín. Chính vị
trí của nhà vua cai trị, chứ không phải nhà vua, nắm giữ quyền lực. Vì
thế việc phân tích khuynh hướng, hoàn cảnh và những yếu tố thực tại là
điều căn bản của một vị vua cai trị thực sự.
Trong những Triều đại về sau, Pháp gia bị mất uy tín và không còn là một
trường phái tư tưởng độc lập nữa.Trong khi những luật lệ do phái pháp gia
đưa ra bề ngoài có vẻ là để mang lại lợi ích cho người dân thì trên thực tế nó
lại có mục đích mang lại lợi ích cho đất nước bằng cách đặt chiến tranh và
nông nghiệp lên vị trí những chính sách hàng đầu của đất nước. Đặc
biệt, nhấn mạnh nông nghiệp và chiến tranh là những nhân tố Thương Ưởng
quan trọng nhất trong cai trị. Luật pháp tốt đảm bảo rằng người dân thường
sẽ không được tiếp cận giáo dục và sẽ không hiểu biết chút gì về thuật cai trị,
cho phép sử dụng họ làm binh sĩ, và nông dân. Nghệ sĩ, thợ thủ công, và
thương nhân đều bị coi là những công dân vô dụng, những người không thể
chiến đấu cũng không thể sản xuất ra lúa gạo cho quân đội. Pháp gia nhấn
mạnh trên chiến tranh là một công cụ nền tảng quan trọng cho sự sống còn
của quốc gia và yêu cầu có một quần chúng hăm hở tham gia chiến tranh. Để
tạo ra một quần chúng ham thích chiến tranh, pháp gia nhấn mạnh rằng
chính phủ phải tăng cường các biện pháp gây nên sự thù nghịch để làm yếu
người dân và sau đó khiến họ trở thành nô lệ vào lợi ích của quốc gia.
Mặc gia
Mặc gia (tiếng Hán: , bính âm: Mòjiā) là một trường phái triết học Trung 墨家
Quốc cổ đại do sáng lập. Nó phát triển cùng thời với , Mặc Tử Nho Gia Đạo
Gia, và là một trong bốn trường phái triết học chính trong thời Pháp gia Xuân
Thu , là một trong Chiến Quốc bách gia chư tử Trung Quốc, tại cổ đại bị cho
là một chi nhánh của chịu ảnh hưởng từ tư tưởng , nhưng thực Đạo Gia Đạo Gia
sự là một nhánh của Danh gia.
Mặc Gia từng có một thời kỳ huy hoàng, vào thời điểm đó Pháp Gia Hàn
Phi xưng Mặc Gia cùng Nho Gia là "Thế chi hiển học" (học thuyết nổi tiếng thế
gian), Nho Gia cũng từng nói "Thiên hạ chi ngôn, bất quy Dương Mạnh Tử
(Dương Chu Mặc Tử) tắc quy Mặc ( )", chứng minh tư tưởng Mặc gia từng trải
qua huy hoàng. Cuối thời , tầm ảnh hưởng của Mặc học thậm chí Chiến quốc
vượt qua Khổng học.
Đến đầu thời Hán, bởi vì tư tưởng đặc thù, cộng thêm việc thi hành Hán Vũ Đế
chính sách "Trục xuất bách gia, độc tôn Nho thuật" khiến Mặc gia lọt vào chèn
ép, cuối cùng diệt sạch.
Mặc Gia tư tưởng chủ trương chủ yếu gồm: Giữa người với người bình đẳng,
yêu quý lẫn nhau ( ), phản đối các cuộc chiến tranh với mục đích xâm Kiêm Ái
lược ( ), tôn sùng tiết kiệm, phản đối phô trương lãng phí (Phi Công Tiết Dụng),
coi trọng kế thừa các di sản văn hóa do người trước để lại ( ), tìm hiểu Minh Quỷ
nắm giữ các quy luật tự nhiên (Thiên Chí).
[4]
Nho gia, Mặc gia đều là học thuyết nổi tiếng thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, lúc
ấy có cách nói "Không vào với Nho, tức nhập với Mặc". Thời kỳ này, Nho, Mặc
hai nhà địa vị ngang nhau. Cuối thời , Mặc gia lại đã chia làm ba học chiến quốc
phái: Tần Mặc, Sở Mặc và Tề Mặc. Lúc này sức ảnh hưởng của Mặc học vượt
qua Khổng học.
| 1/31

Preview text:

VĂN MINH TRUNG HOA THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI
1. Thành tựu văn minh tiêu biểu: a) Chữ viết
- Nhà thương (thế kỉ XVI-XII TCN) : chữ tượng hình
- Vât liệu: Mai rùa, xương thú (chữ Giáp cốt) - Cuối thời Thượng: khắc tr chữ Kim ên đồ đồng
- Thời Tần: chữ Tiểu triện Ý nghĩa
- Khắc phục những hạn chế của hình thức âm thanh. Chữ
viết ra đời do nhu cầu thông tin liên lạc xét về mặt không
gian và như cầu truyền đạt những kinh nghiệm sản xuất
và đấu tranh xét về mặt thời gian. Chữ viết là một hệ
thống kí hiệu đồ hoạ được sử dụng để cố định hoá ngôn
ngữ âm thanh. Chức năng của chữ viết là đại diện cho lời nói.
- Chữ viết ra đời đánh dấu một bước tiến trong sự phát
triển của nhân loại, là một trong những tiêu chí quan trọng
đánh dấu con người bước vào thời đại văn minh.
- Việc cho ra đời chữ viết là thành tựu có ý nghĩa lớn nhất
của văn minh phương Đông để lại cho lịch sử nhân loại,
nhờ đó việc ghi chép lại lịch sử được tiến hành dễ dàng
hơn, từ đó thế hệ sau có thể hiểu hơn về lịch sử thế giới cố đại Mở rộng:
- Chữ tượng hình (Lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1899 tại di chỉ Ân Khư)
- Chữ viết của Trung Quốc có ảnh hưởng đến chữ của các
nước như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản ( cụ thể là chữ Hán) + Việt Nam:
_Các tác phẩm viết bằng chữ Hán là Việt sử cương mục,
Đại Việt sử ký toàn thư, An Nam nhất thống chí, Lĩnh Năm trích quái.
_Chữ Nôm được xây dựng trên cơ sở chữ Hán đọc theo âm
Hán-Việt, kết hợp cả hai yếu tố biểu ý và biểu âm. Ban đầu
chữ Nôm mượn dạng chữ Hán để ghi âm tiếng Việt, dần
dần dùng cách ghép hai chữ Hán để tạo ra một chữ mới.
Một phần gợi âm, một phần gợi ý, về sau loại chữ tự tạo
này được dùng ngày một nhiều. Đến nay, ta vẫn còn sử
dụng từ Hán Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán.
Bảng chữ nôm
+ Nhật Bản: Chữ Hán du nhập vào Nhật Bản vào khoảng
thế kỷ thứ 5,6 SCN. Tiếng Nhật cổ đại vốn không có chữ
viết, nên khi chữ Hán du nhập vào Nhật, người Nhật dùng
chữ Hán để viết tiếng nói của họ. Vào thời này, hệ thống
chữ viết của Nhật dùng hoàn toàn bằng Hán tự (tức Kanji).
Vì hệ thống chữ viết dựa trên chữ Hán khá phức tạp, nên
người ta đã tạo ra bảng chữ cái mới Hiragana và Katakana
dựa trên hình ảnh của Kanji để đơn giản hóa chữ viết. Sau
nhiều lần chỉnh lí thì tiếng Nhật đã có 3 bảng chữ cái như
bây giờ: Hiragana – Katakana và Kanji
+ Triều Tiên: Người Triều Tiên ngày xưa không có chữ
viết. Từ thời Tây Hán (206TCN-23), chữ Hán bắt đầu vào
bán đảo Triều Tiên và từ thế kỷ 2–3 sau CN, trở thành chữ
viết chính thức của xứ này, gọi là “Hanja” (Hán tự). Văn học
- Kinh Thi vừa là tác phẩm văn học có giá trị vừa là một
tấm gương phản ánh tình hình xã hội Trung Quốc đương
thời, ngoài ra nó còn được các nhà Nho đánh giá cao về
tác dụng giáo dục tư tưởng
- Trong 3 phần đó, Quốc Phong có giá trị tư tưởng, nghệ
thuật cao nhất. Nó thể hiện tính hiện thực, phản ánh cuộc
sống giàu sang phú quý của quý tộc, đối lập với cuộc sống
cực khổ của nhân dân lao động.
- Sở Từ: là những bài dân ca của nước Sở và những sáng
tác của Khuất Nguyên – nhà thơ, nhà yêu nước sống ở
nước Sở vào khoảng thế kỷ IV – III TCN).
- Thơ Đường đặt cơ sở cho nghệ thuật, phong cách cho
nền thi ca Trung Quốc các thời kỳ sau này. Thơ Đường
cũng có ảnh hưởng rất lớn đến thơ ca Việt Nam thời trung đại.
+Nguyễn Trãi: Quốc âm thi tập, Ức trai thi tập
+ Nguyễn Du: Độc tiểu thanh kí
+ Tú Xương:Vị Hoàng hoài cổ, Tù Trào
b)Văn học, nghệ thuật Văn học:
- Nhiều thể loại: thơ ca, từ, phú, kịch, tiểu thuyết
- Phát triển qua nhiều thời đại + Thời cổ đại: Kinh thi
Sở Từ: tuyển tập thi ca lãng mạn đầu tiên trong lịch sử văn
học Trung Quốc, tương truyền là một thể thơ mới do quan
đại phu nước Sở Khuất Nguyên sáng tác.
+Thời trung đại:thời Hán_phú, nhạc phủ
Thời Đường _ thơ: tg Lý Bạch đỗ phủ Bạch cư dị
Một số bài thơ Đường luật ở nước ta : Qua đèo ngang, Thăng
Long thành hoài cổ (Bà Huyện Thanh Quan) Thời Tống _ từ Thời Nguyên _ kịch
Thời Minh-Thanh_ tiểu thuyết
Giá trị nghệ thuật cao, phản ánh toàn điện bộ mặt xấu xã thời bấy giờ.
Nghệ thuật:
- Những nét đặc trưng trong công trình kiến trúc của người
Trung Hoa là sự hài hòa với tự nhiên, sự đối xứng, trật tự và chiều sâu trong bố cục.
- Công trình chủ yếu được sử dụng cột gỗ, xà, rầm đỡ,… =>
Điểm độc đáo trong công trình kiến trúc của thời trung cổ
( biệu hiện cho sự vững chắc, công bằng, không dễ sụp đổ )
- Những công trình độc đáo, nổi tiếng :
Kinh đô Trường An
Vạn Lý Trường Thành
- Dài 56.000 km2, cao khoảng 7m, chiều rộng mặt trên là 5- 6m
- Bắt đầu từ Sơn Hải quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông,
tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ (đất Trung Quốc
gốc) đến Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người
Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương
- Kéo dài qua 9 tỉnh và 100 huyện, 500km cuối cùng vẫn còn
nhưng đã thành những đống gạch vụn, và hiện nay nó kết
thúc ở điểm cuối phía tây di tích lịch sử Gia Dục Quan, nằm
ở phía tây bắc tỉnh Cam Túc tại biên giới với Sa mạc Gobi và
những ốc đảo của Con đường tơ lụa.
- Vạn Lý Trường Thành được xây dựng bằng đất và đá từ
thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16 (Hoàng đế đầu tiên của
Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN
và 200 TCN ). Bức tường này không được xây dựng bởi nỗ
lực của một nhóm mà là việc ghép nối nhiều đoạn tường
thành của các vùng, được xây dựng ở thời Chiến Quốc.
- Vạn Lý Trường Thành ngày nay mà mọi người biết đến nhiều
nhất được xây ở thời nhà Minh, bắt đầu khoảng năm 1368
và kết thúc khoảng năm 1640.
- Ước tính có khoảng 25.000 tháp canh đã được xây dựng dọc theo bức tường.
- Ý nghĩa của VLTT :
+ Để bảo vệ Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công:
+ Kiểm soát biên giới, xuất nhập cảnh, cho phép áp đặt
thuế đối với hàng hóa vận chuyển theo con đường tơ lụa,
khuyến khích thương mại.
+ Đặc điểm phòng thủ được tăng cường bằng việc xây dựng các
tháp canh, doanh trại quân đội, trạm đóng quân, báo hiệu có
giặc, còn là một hành lang giao thông vận tải.
+ Những bức tường này có ý nghĩa về mặt phân chia
ranh giới hơn là công sự bảo vệ có giá trị
+ Sự thật là Tần Thủy Hoàng xây Vạn Lý Trường Thành vì
một câu “sấm”: “Vong Tần giả, Hồ dã” (Tần mất là do Hồ). Tần
Thủy Hoàng tưởng chữ “Hồ” là chỉ giặc Hồ phương Bắc. Dù
người làm mất nhà Tần là Thái tử “Hồ” Hợi, nhưng cũng đã đặt
nền móng cho Vạn Lý Trường Thành sau này.
 Câu chuyện về việc mất nước : Tần Nhị Thế tên hiệu là Hồ
Hợi, con thứ 18 của Tần Thủy Hoàng nhưng lại thiếu hiểu
biết, tham lam nên có số phận bi thảm Sau khi Tần Thủy
Hoàng chết, Lý Tư ( nhà chính trị Trung Quốc cổ đại, thừa
tướng ) cấu kết với Triệu Cao ( người có ảnh hưởng chính
trị lớn ) lập Hồ Hợi làm hoàng đế, vì một kẻ ngu ngốc thì
dễ dàng sai bảo. Sau khi Hồ Hợi kế vị thì thực quyền ở
trong tay Triệu Cao. Khi nhà Tần lâm nguy, Hồ Hợi bị Triệu
Cao sai người giết chết khi mới 24 tuổi.
 (Nguồn: https://bienniensu.com/lich_su_trung_quoc/tan- nhi-the-ho-hoi/)
- Người Trung Quốc có câu nói “Bất đáo Trường Thành phi hảo
hán” đã được khắc bia tại trường thành ( nghĩa là ai mà
chưa đến vạn lý trường thành thì là người chưa đủ bản lĩnh,
câu nói kích động khí phách của các nam tử hán rất nhiều )
- Triều đình bắt người dân phải làm việc để đắp thành và có
nhiều người đã chết khi xây dựng thành vì nhiều lý do khác
nhau ( bị cướp, giặc giết, đói, lạnh mà chết,…) nên nó còn
có tên gọi khác là “Nghĩa địa dài nhất Trái Đất”.
- Có lẽ khoảng một triệu công nhân đã chết khi xây dựng bức tường thành
- Ước tính 300 ngàn binh lính với không biết bao nhiêu tội
nhân, quan lại phạm lỗi, nho sĩ không tuân lệnh đốt sách…
phải làm khổ sai trong miền rừng núi trùng trùng điệp điệp,
mùa đông thì lạnh buốt, mùa hè thì không khí nóng như
nung, mù mịt cát bụi. Không biết bao nhiêu lời than thở,
bao nhiêu nước mắt của thân nhân những người đó, không
văn nhân thi sĩ nào chép lại hết được.
- Trong khi một số đoạn gần các trung tâm du lịch được giữ
gìn và thậm chí xây dựng lại, tại hầu hết các vị trí bức tường
đang bị bỏ mặc không được sửa chữa, được dùng làm chỗ
chơi cho những người dân làng và là nơi khai thác đá để làm
đường hay làm nhà.Các bề mặt của tường thành còn bị sơn
vẽ. Nhiều phần đã bị phá hủy vì bức thành nằm chắn đường
tới các địa điểm xây dựng. Tháng 8 năm 2012, một đoạn
dài khoảng 36m của thành bị sụp đổ hoàn toàn.
- Vào năm 1987, Vạn Lý Trường Thành trở thành di sản thế
giới do UNESCO công nhận. Bức tường thành nằm trong các
danh sách “Bảy kỳ quan thời Trung cổ của Thế giới”
Cố cung Bắc Kinh ( Tử Cấm Thành – 720.000m2, là
bối cảnh quay hai bộ phim đình đám về lịch sử
Trung Quốc: Diên hi công lược và Hậu cung Như Ý truyện )
Điêu khắc
- Điểm khác biệt giữa điêu khắc Trung cổ và phương tây là
điêu khắc rất chú trọng đến phong cảnh, hiện vật, trang
phục của tượng do họ quan niệm rằng hình thức bên ngoài là thứ dễ thấy nhất.
- Trung Hoa cho rằng đặc trưng của điêu khắc là nghệ thuật
kiến thức điêu khắc chứ không phải là người điêu khắc –
người nghệ nhân. Vì vậy mà họ ít được đề cập trong tài liệu,
sách vở về Trung Hoa, họ gọi đó là nghệ thuật, sáng tạo ẩn danh
- Các nét điêu khắc, chạm trổ được thể hiện nhiều trên các
lăng tẩm, cung điện, chùa miếu,… ( ví dụ : Tử Cấm Thành )
- Nghệ thuật chạm khắc trên ngọc, đá quý, đồng,… được xem
là nét độc đáo của người Trung cổ.
( Ngọc bât trác,bất thành khí : nói
về sự tỉ mỉ, công phu khi điêu khắc )
https://video.vnexpress.net/embed/v_303006
- Nghệ thuật chạm gỗ, ngà voi, tạc tượng trên tre,.. là một
trong những nghệ thuật lâu đời của người Trung.
Thông qua điêu khắc và kiến trúc gỗ thể hiện họ
là một cộng đồng có thứ bậc sâu sắc, thể hiện sự
uy nghi trên các lăng mộ hoàng gia ( đặc biệt là
trong triều đại nhà Hán, Chui dao, nhà Minh ) và
truyền bá Phật Giáo.
Chạm khắc gỗ
Chạm khắc đá Hội họa
- Hội họa Trung Quốc rất phong phú, thể hiện đa dạng đề tài khác nhau.
- Tranh được vẽ chủ yếu trên lụa, giấy hoặc trên tường bằng bút lông, mực tàu,…
- Từ thời Đường trở đi, nghệ thuật hội họa thủy mặc ngày
được nâng cao và đạt tới trình độ tinh xảo mang đậm nét tuyền thống dân tộc.
- Trong các triều đại Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều, nghệ thuật
hội họa vô cùng phồn vinh. Các họa gia nổi tiếng thời này
gồm có Cố Khải Chi, Tạ Hách, Lục Tham Vi, Trương Tăng Diêu,… Lễ hội truyền thống Trung Quốc
Tranh động thông của thị trấn Ngô
Thanh Minh Thượng Hải ( Mona Lisa của Trung Quốc )
( Là báu vật của các triều đại trước, hiện được
trưng bày trong Bảo tàng Cố cung ở Bắc Kinh )Âm nhạc
- Trung Quốc được mệnh danh là “đất nước của nhạc lễ”.
- Kinh Thi là bộ thơ ca ra đời sớm gồm 3 phần: Phong (ca
khúc dân gian), Nhã (âm nhạc cung đình), Tụng (ca vũ để
cúng tế); Sở Từ (Khuất Nguyên),…
Bên cạnh đó còn có: Nhạc vũ, ca vũ, hí khúc cũng rất phát triển
- Mở rộng: Âm nhạc Trung Hoa phong phú về âm điệu và tiết
tấu. Nghệ thuật của họ, điển hình là sự tổng hợp giữa nhạc
hát và nhạc đàn. Nhờ có những nhạc cụ được chế tác từ
nhiều vật liệu khác nhau: đàn sắt, trống đất, sáo bằng ống
sậy,… mà âm sắc rất đa dạng.
- Một trong những thành tựu lớn nhất của nền văn hóa âm
nhạc Trung Hoa là loại hình ca nhạc có yếu tố sân khấu, bắt
nguồn từ những bài ca, điệu nhảy và những cảnh kịch câm.
Loại hình này xuất hiện từ nghệ thuật cung đình thế kỷ thứ
VIII –V TCN, và sau này được hoàn thiện thành kịch nhạc cổ
Trung Hoa trong thời Trung cổ (thế kỷ VII – XIII sau công nguyên).  Sử học:
- Những ghi chép mang nội dung lịch sử đã xuất hiện từ thời
cổ đại Trung Quốc. Trong cung đình thời Tây Chu, Đông Chu
đã có quan chuyên phụ trách việc chép sử.
- Những tác phẩm tiêu biểu là sách Xuân Thu, Tả truyện,
Chiến quốc sách, lã thị Xuân Thu,…Thời Tây Hán với tác phẩm Sử ký.
- Thời Đường, Sử quán - cơ quan biên soạn lịch sử của nhà
nước được thành lập. Thành tựu quan trọng nhất là biên soạn 24 bộ sử lớn.
- Ngoài ra, phải kể đến những tác phẩm sử học có giá trị do
các cá nhân biên soạn như Sử thông (Lưu Tri Cơ), Thông điển
(Đỗ Hữu), Tư trị thông giám (Tư Mã Quang),…
- Bộ sử đầu tiên của Trung Quốc, có giá trị lớn về sử liệu và tư
tưởng là bộ Sử ký do Tư Mã Thiên biên soạn. Là một tác
phẩm sử học nổi tiếng của Trung Hoa, được xếp vào Nhị thập
tứ sử. Trong đó có hơn 50 vạn chữ với nội dung ghi chép kéo
dài tổng cộng hơn 3000 năm. ÂM NHẠC
I. Nguồn cội và sự phát triển của âm nhạc, vũ đạo Trung Hoa CHÚ THÍCH:
Nhạc vũ: Lối múa nhảy theo điệu nhạc; đoạn múa nhảy trong một nhạc-kịch.
Hí khúc: Các loại kịch hát nói chung: nghệ thuật hí khúc
 Ngay từ xã hội cổ xưa, âm nhạc và vũ đạo đã xuất hiện và
len lỏi trong mọi lĩnh vực hoạt động của người nguyên
thuỷ như: cúng tế, trừ tà, săn bắt, hái lượm,..
 Lịch sử âm nhạc và vũ đoàn Trung Quốc từ góc độ vĩ mô,
có thể phân thành ba thời kỳ: “Nhạc vũ thượng cổ”, “Ca vũ
thượng cổ” và “Hí khúc Tống, Nguyên, Minh, Thanh giai
đoạn cận cổ”. Theo tư liệu lịch sử, văn hoá âm nhạc Trung
Quốc ra đời cách đây khoảng 8000 năm, từ sau khi xã hội
nguyên thuỷ chuyển sang xã hội nô lệ.
1. Nhạc vũ thượng cổ
Bộ thơ đầu tiên - “Kinh Thi”
 Nếu xét trong cả tiến trình lịch sử phát triển nhạc vũ Trung
Quốc, Xuân thu - Chiến quốc chính là thời kỳ “Nhạc vũ
thượng cổ”. Bộ thơ ca ra đời sớm nhất “Kinh Thi” có thể
coi là nằm trong giai đoạn kinh tế xã hội và văn hoá rực rỡ
của Xuân thu - Chiến quốc.(“Kinh Thi” là tật hơ đầu tiên
của TQ ra đời từ TK thứ 6, cách đây 2500 năm, một trong
năm bộ sách kinh điển của Nho giáo. Các bài thơ trong
“Kinh Thi” được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm,
từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân thu. “Kinh Thi”
gồm có 310 thiên (p/s: thiên = bài thơ), trong đó có 305
thiên đầy đủ, 6 thiên còn lại gồm “Nam cai, Hoa thử, Bạch
hoa, Sùng khâu, Do canh, Do nghi” chỉ có đề mục và nhạc
đệm mà không có lời)
 “Kinh Thi” vốn gọi là “Thi” hay chính là ca từ được phối
nhạc, mang đậm âm hưởng nhạc lý và tuyệt kỹ nghệ
thuật, bao gồm 3 phần: Phong, Nhã và Tụng. Trong đó,
“Phong” là ca khúc trong dân gian, gồm 15 quốc phong với
160 thiên, “Nhã” là âm nhạc trong cung đình dùng cho
tầng lớp quý tộc đời Chu và một phần của quần chúng,
gồm 105 thiên, “Tụng” là ca vũ để cúng tế, ngợi ca công
đức tổ tiên và dùng ở nơi tông miếu, gồm 40 thiên. Nguồn
gốc các bài thơ trong “Kinh Thi” khá phức tạp, gồm cả ca
dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc
mọi tầng lớp trong xã hội đương thời. Nội dung “Kinh Thi”
chứa đựng rất nhiều những áng thơ châm biếm, kể
chuyện, những trang sử thi hào nhoáng…Nó được ví như
một bức tranh miêu tả toàn cảnh về xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ. 2. Ca vũ trung cổ
 Trong sự phát triển hình thái âm nhạc Trung Quốc, tiếp nối
thời kỳ “Nhạc vũ thượng cổ” là thời kỳ “Ca vũ trung cổ”
được tính từ thời gian nhà Tần, Hán đến Tùy, Đường, Ngũ
Đại. Giai đoạn này, triều đình nhà Hán không chỉ thiết lập
cơ quan chuyên trách về âm nhạc và múa hát, gọi chung
là “Hán Nhạc phủ”(nhạc phủ thời Hán), mà các gia đình
quý tộc, quan lại cũng đào tạo ra khá nhiều đội ngũ nghệ
nhân giỏi về nhạc vũ. Từ hoàng đế quan lại cho đến bá
tánh bình dân đều vô cùng yêu thích ca vũ, làn gió này lan
rộng khắp nơi trên cả nước. Với tầm vóc lịch sử lâu dài là
106 năm, nhiệm vụ chính của “Hán Nhạc phủ” là thu thập
các ca khúc dân gian rồi sáng tác, phối viết ca từ, ca khúc,
tiến hành diễn xướng và diễn tấu phục vụ cho tầng lớp quý
tộc, quan lại cung đình.
 Có thể nói, dân ca do “Hán Nhạc phủ” phụ trách ra đời là
các tuyệt phẩm âm nhạc dân gian thời Tây Hán, ví như
“Thượng Tà” thể hiện tình yêu chân thành mãnh liệt, “Mạc
Sinh Điệp” với ca từ đẹp và rung động lòng người v.v…đều
là những tác phẩm bất hủ gửi gắm nỗi niềm, tình cảm chất
chứa sâu lắng của con người. Hình thức biểu diễn lưu
truyền phổ biến rộng rãi nhất thời Hán là “Bách hí”. Đây là
loại hình nghệ thuật biểu diễn mang tính tổng hợp bởi sự
pha trộn phức tạp của các hình thái nghệ thuật đặc sắc
như: tạp kỹ, võ thuật, âm nhạc, vũ đạo, xướng ca v.v… Vũ
đạo thời Hán thiên về trình diễn và phô trương kỹ xảo điêu
luyện như điệu múa nổi tiếng “Bàn Cổ Vũ” lưu danh khắp chốn lúc bấy giờ.
3. “Hí khúc Tống, Nguyên, Minh, Thanh giai đoạn cận cổ”
 Trong khoảng thời gian 200 năm từ nhà Tống đến Minh
Thanh, sự phát triển âm nhạc “Hí khúc” Trung Quốc trải
qua 3 giai đoạn đỉnh cao.
 Thời kỳ đỉnh cao thứ nhất, “Tạp kịch” nhà Nguyên đúc rút
những kinh nghiệm thành công của “Hí khúc”, “Ca vũ”,
“Hát xướng” của nhà Tống tạo nên hệ thống âm nhạc “Hí
khúc” và nghệ thuật biểu diễn “Hí khúc” hoàn chỉnh.
 Thời kỳ đỉnh cao thứ hai là “Hí khúc” phía Nam phát triển
mạnh mẽ thời nhà Minh, qua quá trình đại cách tân nên
dần hoàn thiện cả về âm nhạc lẫn trình độ biểu diễn. Trên
cơ sở nền tảng “Hí khúc” thời nhà Minh, nghệ thuật vũ đạo
“Hí khúc” cũng phát triển nhanh chóng đồng thời là sự
tổng hòa của bốn hình thức biểu diễn cơ bản “xướng,
niệm, tác, đả” vốn được hình thành trên cơ sở kết tinh
những tinh hoa nghệ thuật qua các triều đại lịch sử. Những
hình thức biểu diễn này dựa trên nguyên tắc hư cấu, với sự
biến hóa có chọn lọc làm cho các động tác của diễn viên
trên sân khấu thêm phần quyến rũ, giọng hát và lời thoại
mang tính nhạc cao đã cường điệu nét trữ tình của “Hí khúc”.
 Cuối nhà Minh đầu nhà Thanh, “Kinh kịch” xuất hiện và trở
thành điểm nhấn nổi bật nhất của “Hí khúc”. Trải qua hàng
trăm năm, với sự sáng tạo không ngừng nghỉ của các
trường phái nghệ thuật nổi tiếng như “Tứ đại danh đán”
gồm Mai Lan Phương, Trình Nghiêm Thu, Thượng Tiểu Vân,
Tuần Tuệ Sinh, thành tựu nghệ thuật “Kinh kịch” đã đạt
đến đỉnh cao “vô tiền khoáng hậu”. Đây cũng chính là đỉnh
cao thứ ba của nghệ thuật “Hí khúc”.
II. Ý nghĩa văn hóa thể hiện trong âm nhạc và vũ đạo cổ điển Trung Quốc
 Dựa trên luận điểm của người xưa “văn dĩ tải đạo” “nhạc dĩ
tải văn” (văn để truyền tải giá trị đạo đức của con người,
nhạc để truyền tải giá trị nghệ thuật và giá trị nhân văn),
chúng ta không thể phủ nhận âm nhạc, thơ ca truyền
thống Trung Quốc không chỉ có vai trò thẩm mĩ mà còn là
cầu nối liên kết giá trị văn hóa lịch sử Trung Hoa. Học giả
Dong Huanling từng nhận định: “Âm nhạc có thể phản ánh
trào lưu văn hóa của một niên đại, một thời kỳ, thể hiện
đặc trưng văn hóa và văn minh lịch sử của một dân tộc,
một khu vực, phản ánh diện mạo tinh thần của con người
trong điều kiện lịch sử và hoàn cảnh cụ thể.”
 Trong âm nhạc truyền thống Trung Quốc không thể không
nói đến giá trị văn hóa tiêu biểu được thể hiện phần nhiều
trong “Cổ cầm học”. Cổ nhân có nói “cầm, kỳ, thi, họa” là
“tứ nghệ” của văn nhân, trong đó “cầm” với thứ bậc hạng
đầu bởi chính phong cách âm nhạc độc đáo tự thân và nội
hàm văn hóa thâm sâu của nó. Người xưa thưởng thức
nghệ thuật cầm nhạc thường “đốt hương gảy đàn” rũ bỏ
những sân si nơi cõi trần, để tâm hồn thật thanh tao, yên
tịnh, dùng chính tâm, chính niệm mà đàn nhạc mới có thể
đạt tới cảnh giới “thiên nhân hợp nhất”. Từ ý nghĩa này
cho thấy, Cổ cầm có tác dụng truyền tải ý nghĩa văn hóa
sâu sắc. Trong lịch sử, các danh sĩ , văn nhân chơi đàn
thường là người có phẩm hạnh đức độ, tâm sáng, “thuần
thiện, thuần mỹ”. (Tác phẩm “Lưu thủy” được coi là chuẩn
mực cao nhất của khúc Cổ cầm, nó thể hiện trọn vẹn tư
tưởng phẩm đức triết học của Đạo gia, ý nghĩa chân thật
của đời người và tìm kiếm đạo trời cũng như thể hiện sự
theo đuổi thẩm mỹ, giá trị nhân sinh quan trong văn hóa Trung Hoa.)
 Trong dòng chảy lịch sử, âm nhạc và vũ đạo truyền thống
Trung Quốc mang tính kế thừa và không ngừng phát triển,
ngày càng trở nên phong phú. Chúng mang đậm giá trị
nhân văn, là không gian chứa đựng văn hóa cổ hết sức đa
dạng và quý giá, đáng để các thế hệ nghiên cứu, học tập
và giảng dạy ngôn ngữ văn hóa Trung Quốc trên thế giới,
trong đó có Việt Nam, đã và đang dành nhiều tâm sức
nghiên cứu, nhằm hiểu sâu hơn về cội nguồn đất nước,
con người và văn hóa Trung Hoa. SỬ HỌC
 Sử học ở Trung Quốc phát triển rất sớm và Trung Quốc có
một kho tàng sử sách rất phong phú.
 Thời Thương, trong các tài liệu văn tự giáp cốt tìm được có
chứa đựng một số tư liệu lịch sử quý giá, có thể coi đó là
mầm mống của việc chép sử.
 Ngay từ thời Tây Chu đã có những viên quan chuyên chép
sử. Đến thời Xuân Thu - Chiến Quốc đã xuất hiện những bộ
sử đầu tiên: sách “Xuân Thu”, “Tả truyện”, “Chiến Quốc
sách”, “Lã Thị Xuân Thu”… (Quyển “Xuân Thu” của Khổng
Tử biên soạn lại trên cơ sở quyển sử của nước Lỗ, là quyển
sử do tư nhân biên soạn sớm nhất ở Trung Quốc. Tác phẩm
này ghi chép các sự kiện lịch sử trong 242 năm, từ năm
722 đến năm 481 TCN, ghi chép các sự kiện lớn về chính
trị, quân sự, ngoại giao của 124 nước chư hầu)
1. Sử ký - bộ thông sử đầu tiên của nền sử học Trung Hoa
 Sử học Trung Hoa thời kì cổ - trung đại được khởi đầu từ
thời Tây Hán và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Người đặt
nền móng cho nền sử học Trung Hoa là Tư Mã Thiên. Bộ Sử
ký do ông soạn thảo là một tác phẩm nổi tiếng có giá trị
cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Nó lưu giữ và sắp xếp lại
bằng những dữ liệu lịch sử cực kỳ phong phú suốt hơn
3000 năm từ thời Ngũ đế cho tới giữa thời Tây Hán. Thông
qua Sử ký chúng ta có thể biết: Trung Quốc là một đất
nước có nghìn năm văn minh rực rỡ, văn minh Trung Hoa
là nền văn minh độc nhất vô nhị trên thế giới lâu đời,
không bao giờ đứt đoạn và luôn luôn tươi mới. Sử ký ghi
chép lại một cách chi tiết, cụ thể và sống động về sự phát
triển trong các thời kỳ khác nhau của văn minh Trung Hoa,
đó là những bài học lịch sử để tổ tiên người Trung Quốc
xây dựng lên nền văn minh. Đọc Sử ký, chúng ta sẽ biết
đến Trung Quốc và từ đó sẽ hiểu nền lịch sử văn minh lâu
dài của nhân loại. Sử ký vừa là một bộ sử học vĩ đại, vừa là
một tác phẩm văn học vĩ đại của nhân loại. Tư Mã thiên đã
vận dụng những tư tưởng vĩ đại cùng khả năng quan sát
sắc sảo của ông cộng với thủ pháp nghệ thuật tài tình để
thể hiện hết sức sống động. Qua đó khắc hoạ những nhân
vật lịch sử khác nhau với phong thái đa dạng. Chính nhờ
những đặc điểm trên nên Sử ký đã đóng vai trò to lớn đối
với lịch sử học nhân loại và Sử ký là một kho sử liệu đồ sộ.
Tư Mã Thiên đặc biệt coi trọng tư tưởng chính trị trong lao
động sản xuất và cuộc sống bình dân. Hiện tại Sử ký đã
được dịch sang nhiều thứ tiếng: Pháp, Nga, Đức, Anh,… —
> dấu hiệu cho thấy tầm ảnh hưởng rộng lớn của sử học Trung Hoa
2. Nhị thập tứ sử (Sử ký là 1 trong những tp sử học trong bộ sử này)
 Đây thường được coi là một nguồn dữ liệu chính xác về
truyền thống lịch sử và văn hoá Trung Quốc, được sử dụng
rộng rãi trong nghiên cứu về văn học, nghệ thuật, âm
nhạc, khoa học, quân sự, địa lý, dân tộc và nhiều chủ đề khác
Một số câu danh ngôn kinh điển:
 “Thiên hạ hi hi, giai vi lợi lai; thiên hạ nhương nhương, giai vi lợi vãng” - Sử ký
Tạm dịch: Thiên hạ rộn ràng, đều vì lợi mà đến; thiên hạ
nhốn nháo đều vì lợi mà đi. Cả đời người chẳng qua đều là vì truy cầu danh lợi.
 “Quá nhi bất cải, thị vị quá hĩ” - Hán thư
Tạm dịch: Đã sai mà không chịu sửa, vậy mới gọi là sai.
 “Minh giả kiến nguy vu vô hình, trí giả kiến họa vu vị manh” - Tam Quốc chí
Tạm dịch: Người sáng suốt có thể đoán được nguy hiểm
khi nó còn chưa hình thành, người trí tuệ có thể cảm giác
được tai họa khi mà nó còn chưa phát sinh.
3. Một số bộ sử khác
 “Sử thông” được viết nên bởi ông Lưu Tri Kỷ, là tác phẩm
viết về phương pháp biên soạn lịch sử sớm nhất của Trung
Quốc, trong đó tác giả bình luận tất cả các tác phẩm sử
học đời trước về các mặt như phương pháp biên soạn, việc
sử dụng tư liệu, cách hành văn…
 “Thông điển” của Đỗ Hựu là quyển sử đầu tiên viết về lịch
sử từng lĩnh vực như kinh tế, chế độ thi cử, chức quan…từ
thời thượng cổ cho đến giữa thế kỷ VIII.
 “Tư trị thông giám” của Tư Mã Trì là bộ sử biên niên rất lớn
ghi chép lịch sử từ thời Chiến Quốc đến thời Ngũ Đại.
(Thời Minh – Thanh có nhiều bộ bách khoa toàn thư được
biên soạn hết sức đồ sộ như: “Vĩnh Lạc đại điển”, “Cổ kim
đồ thư tập thành” và “Tứ khố toàn thư…Trong đó có nhiều
thành tựu về sử học). “Vĩnh Lạc đại điển” do vua Minh
Thành Tổ (niên hiệu Vĩnh Lạc) tổ chức biên soạn, đó là
công trình tập thể của hơn 2000 người làm việc trong 5
năm, gồm 11.095 tập, là bộ Bách khoa toàn thư rất lớn
của Trung Quốc, nhưng đến nay chỉ còn hơn 300 tập.
 “Cổ kim đồ thư tập thành” biên soạn dưới thời Khang Hy
(nhà Thanh) được chia thành 10.000 chương, là bộ Bách
khoa toàn thư lớn thứ hai sau Vĩnh Lạc đại điển.
 “Tứ khố toàn thư” biên soạn dưới thời Càn Long đời Thanh,
chia thành 36.000 tập, gồm 4 phần: Kinh (sách kinh điển
của Nho gia), Sử, Tử (tác phẩm của các học giả thời Chiến
Quốc), Tập (văn, thơ, từ, khúc). Tuy nhiên khi biên soạn,
vua Thanh đã ra lệnh bỏ đi nhiều tác phẩm bị coi là không
có lợi cho nhà Thanh, đồng thời những tác phẩm được
chọn vào cũng bị cắt xén và sửa chữa nên giá trị của bộ
sách này cũng bị hạn chế phần nào.  Toán học
- Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng Đế, người Trung Quốc đã biết phép đếm lấy 10 làm đơn vị.
- Là một trong sáu môn mà con em quý tộc phải học
- Thời Tây Hán trở đi: xuất hiện sách về toán học (ví dụ: Chu bễ toán tinh-
thời Tây Hán,Cửu chương toán thuật- thời Đông Hán...)
- Thời Nam-Bắc Triều: Tổ Xung Chi-> tìm được số pi rất chính xác gồm bảy chữ số thập phân
- Thời Đường: 10 bộ sách toán học lớn-> làm tài liệu dạy trong Quốc Tử Giám
- Thời Tống, Nguyên, Minh có nhiều nhà toán học tài giỏi (ví dụ: Giả Hiển-
đời Tống đã tìm ra được phương pháp giải các phương trình bậc cao...)
- Toán học ở Trung Quốc bắt đầu phát triển vào thế kỷ 11 TCN và lên đến
đỉnh cao ở thế kỷ 13. Trung Quốc phát minh các số rất lớn, số âm, số thập
phân, lượng giác...Các định lý pytago, đã được chứng thực cho thời
của Chu Công Đán. Kiến thức về tam giác Pascal cũng đã được chứng
minh đã tồn tại ở Trung Quốc hàng thế kỷ trước Pascal ra đời. Toán học
của Ai Cập sẽ là sự phát hiện những con số sơ khai, những phép toán đơn
giản, còn toán học ở Trung Quốc thì sẽ là những con số, công thức có phần
phức tạp và rắc rối hơn. -
- Thiên văn học và lịch pháp (Thiếu) -
-Truyền thuyết cho rằng ,từ thời Hoàng Đế, Nghiêu Tuấn, người Trung Quốc đã biết
quan sát Thiên văn và có những hiểu biết quan trọng về Thiên văn học. -Đã có ghi
chép về thời tiết, khí hậu, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực trong các văn bản chữ
Giáp cốt -Sách Xuân Thu chép năm 613 TCN có ghi chép về sao chổi Halây (với chu
kì là 76 năm )sớm nhất trong lịch sử thế giới. -Nhà thiên văn học nổi tiếng Trung
Quốc, Trương Hành, đã biết được ánh sáng của Mặt Trăng là nhận của Mặt Trời, là
người lần đầu tiên giải thích được rằng nguyệt thực là do Mặt trăng nấp sau bóng của
Trái Đất. =>Nhờ sự hiểu biết về thiên văn học, Trung Quốc đã sớm có lịch. LỊCH
PHÁP -Thời Thương-> người Trung Quốc đã biết kết hợp giữa vòng quay của Mặt
Trăng xung quanh Trái Đất và vòng quay của Trái Đất xung quanh mặt trời để chia
một năm có 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày, cứ ba hoặc bốn
năm lại thêm một tháng nhuận( theo quy ước "thập cửu niên thất nhuận"- cứ 19 năm
sẽ có 7 năm nhuận) -Sử dụng hệ thống 10 Thiên can và 12 Địa chỉ để ghi ngày, giờ,
tháng, năm => Lịch pháp tiếp tục có sự sửa đổi, dần hoàn thiện và được sử dụng cho đến nay - Mở rộng
- Lịch Ai Cập cổ đại có 12 tháng, mỗi tháng có 3 tuần và mỗi tuần có 10
ngày, cuối mỗi năm là một chuỗi 5 ngày lễ hội. Lịch thời Trung Cổ- Trung
đại có 12 tháng hoặc 13 tháng ( năm nhuận), được chia làm 4 mùa, mỗi
tháng có 30 hoặc 29 ngày ( tháng thiếu)  Y học
- Một tác phẩm y học nhan đề là nêu ra
“Hoàng đế nội kinh”
những vấn đề về sinh lý, bệnh lý và nguyên tắc chữa bệnh
như “chữa bệnh phải tìm tận gốc “.
- Cuối thời Đông Hán, Trương Trọng Cảnh đã soạn
sách “Thương hàn tạp bệnh luận” chủ yếu nói về cách chữa
bệnh thương hàn, đến nay vẫn là một tài liệu tham khảo có
giá trị trong ngành đông y của Trung Quốc.
- Thầy thuốc nổi tiếng sớm nhất của Trung Quốc là Biển Thước,
biết chữa nhiều loại bệnh, được tôn sùng là người khởi xướng
ngành mạch học ở Trung Quốc.
- Hoa Đà (? – 208) là thầy thuốc giỏi các khoa nội, ngoại, phụ,
nhi và châm cứu, trong đó ngoại khoa là sở trường. .
- Lý Thời Trân (1518 – 1593) với tác phẩm “Bản thảo cương
mục” trong đó ghi chép 1892 loại cây thuốc, phân loại, đặt
tên, giới thiệu tính chất, công dụng và vẽ hình cây thuốc đó.
Các phát minh kĩ thuật
Bốn phát minh lớn về kỹ thuật : Trung Quốc là quê hương
của bốn phát minh lớn: kim chỉ nam, thuốc súng, giấy và kỹ thuật ấn loát (in ấn).
a. Kỹ thuật làm giấy
- Từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc, người Trung Quốc vẫn dùng
thẻ tre, lụa để ghi chép.
- Đến thời Tây Hán, nhờ sự phát triển của nghề tơ tằm, người
Trung Quốc đã chế tạo ra một loại giấy thô sơ bằng vỏ kén con tằm.
- Cho đến ngày nay công nghệ chế tạo giấy không khác phương
pháp của người Trung Quốc thời cổ bao nhiêu.
- Kỹ thuật làm giấy được coi là cuộc cách mạng trong việc
truyền bá chữ viết của nhân loại. b. Kỹ thuật in
- Kỹ thuật in bắt nguồn từ việc khắc chữ trái trên các con dấu đã có từ đời Tần.
- Hiện nay chưa rõ kỹ thuật in chính xác ra đời từ bao giờ, chỉ
biết rằng đến giữa thế kỷ VII (thời Đường) đã có kỹ thuật in.
- Từ thời Đường, kỹ thuật in ván khắc của Trung Quốc đã truyền
sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Philippin, Ả Rập rồi truyền sang châu Phi, châu Âu.
- Năm 1448, Guttenbéc (người Đức) đã dùng chữ rời bằng hợp
kim và dùng mực dầu để in kinh thánh, đặt cơ sở cho việc in
chữ rời bằng kim loại ngày nay. c. La bàn (kim chỉ nam)
- Từ thế kỷ III TCN, Trung Quốc đã biết được từ tính của đá nam
châm, phát minh ra một dụng cụ chỉ hướng gọi là “tư nam”
- Đến đời Tống, thế kỷ XI, người Trung Quốc đã phát minh ra kim nam châm nhân tạo.
- La bàn chủ yếu được các thầy phong thuỷ sử dụng để xem
hướng đất, đến cuối thời Bắc Tống thì được sử dụng trong việc đi biển.
- Nửa sau thế kỷ XII, la bàn được truyền sang Ả Rậprồi sang
châu Âu, người châu Âu cải tiếnthành “la bàn khô” tức là la bàn
có khắc các vị trí cố định.
d. Phát minh ra thuốc súng (thuốc nổ) Thuốc nổ Trung Quốc gọi
là “hoả dược” (thuốc lửa, hay thuốc phát ra lửa), thành phần cơ
bản là lưu huỳnh, diêm tiêu và than, ba thứ trộn lại thành thuốc nổ đen xưa nhất.
- Đây là phát minh hết sức ngẫu nhiên của các đạo sĩ thuộc phái Đạo gia.
- Cuối đời Đường, hoả dược được dùng làm vũ khí chiến tranh.
- Đến thế kỷ XIII, thuốc súng được truyền sang châu Âu thông
qua người Ả Rập. → Những phát minh trên đã làm thay đổi toàn
bộ bộ mặt thế giới. Nghề in, nghề làm giấy đã góp phần thay
đổi trên bình diện văn học, thuốc súng thay đổi trên bình diện
kỹ thuật quân sự, la bàn thay đổi trên bình diện hàng hải. Từ đó
dẫn đến sự thay đổi trên các lĩnh vực khác. Đây là những phát
minh có ý nghĩa toàn nhân loại. 1.
Đạo gia và Đạo giáo  Đạo gia:
-Người đầu tiên đề xướng học thuyết Đạo gia là Lão Tử và người phát triển học thuyết này là Trang Tử.
+ Lão Tử: Về tên tuổi và thời đại của Lão Tử ngày nay không được biết rõ ràng.
Có ý kiến cho rằng, Lão Tử tức là Lão Đam, tên làLý Nhĩ, người nước Sở, sống vào thời Xuân Thu ( :
mở rộngcho ai muốn đọc thêm Giai đoạn này xảy ra rất
nhiều các trận chiến và sự sáp nhập khoảng 170 nước nhỏ. Sự sụp đổ dần dần
của giới thượng lưu dẫn tới sự mở rộng học hành; trí thức gia tăng lại thúc đẩy
tự do tư tưởng và tiến bộ kỹ thuật. Tiếp sau giai đoạn này là thời Chiến Quốc
).
Về mặt triết học, Lão Tử đã nhận thức được các mặt đối lập trong thế giới khách
quan như phúc và họa, cứng và mềm, dài và ngắn, cao và thấp =>Tư tưởng triết
học của Lão Tử vừa có yếu tố duy vật vừa có yếu tố biện chứng thô sơ.
Về cách quản lí đất nước, Lão Tử theo chủ trương vô vi. Lão Tử không chủ
trương dùng pháp luật để trị quốc mà cổ võ cho sách lược đạo trị (vô vi) để vạn
vật phát triển tự nhiên.
+ Trang Tử (khoảng 369-286 TCN): tên là Trang Chu, người nước Tống, sống vào thời Chiến Quốc.
Về mặt triết học, Trang Tử cho rằng chân lí khách quan là không có, vì đứng từ
các phía khác nhau mà xét sự vật thì sẽ đi đến những kết luận khác nhau. Mặt
khác, Trang Tử đã biến những yếu tố biện chứng trong triết học của Lão Tử
thành chủ nghĩa tương đối, ngụy biện. (=>Trang Tử đã kế thừa và ptrien)
Về chính trị, Trang Tử cùng chủ trương "vô vi" và tiến xa hơn Lão Tử, chủ
trương đưa xã hội trở lại thời nguyên thủy, như vậy nhân dân sẽ chất phác mà
chất phác thì bản tính của nhân dân còn nguyên vẹn.
 Tư tưởng của Lão Tử và Trang Tử đã đặt cơ sở cho việc hình thành Đạo
Giáo ở Trung Quốc sau này, nhưng đều trái với tiến trình lịch sử nên không
được giai cấp thống trị đương thời chấp nhận.  Đạo giáo
-Từ thời cổ đại, trong xã hội Trung Quốc đã tồn tại các hình thức mê tín đặc biệt
là tư tưởng tin vào thần tiên. (đọc thêm:Tương truyền rằng ở ngoài biển khơi có
ba ngọn núi tên là Bồng Lai, Phương Trương và Doanh Châu. Người ta có thể
đi thuyền ra các nơi đó gặp tiên để xin thuốc trường sinh bất tử)
. Đến thời
Đông Hán, những hình thức mê tín ấy kết hợp với học thuyết Đạo gia đã dẫn
đến sự ra đời của Đạo giáo.
-Đến cuối thế kỉ II, Đạo giáo chính thức ra đời với hai phái giáo: đạo Thái Bình
(Người truyền bá đạo là Trương Giác) và đạo Năm Đấu Gạo (do Trương Lăng
thành lập ở Tứ Xuyên).

-Đạo giáo chính thống: Sau khi đạo Thái Bình và đạo Năm Đấu Gạo bị đàn áp,
Đạo giáo bắt đầu phân hóa: một bộ phận vẫn lưu truyền trong dân gian, còn một
bộ phận khác thì biến thành Đạo giáo chính thống.
-Đối tượng thờ cúng của Đạo giáo chính thống là Lão Tử và các vị tiên. Mục
đích tu luyện: trở thành các vị tiên trường sinh bất tử. Phương pháp tu luyện để
trở thành tiên là luyện khí công, nhịn ăn lương thực (tịnh cốc), luyện đan
(Luyện đan là luyện thuốc tiên nhưng thực tế thì các thứ thuốc đó được luyện từ
một số khoáng chất rất độc). 2. Phật giáo
-Phật giáo truyền đến Trung Quốc từ rất sớm. Du nhập vào TQ từ thời Tây Hán
và phát triển mạnh từ thời Tam Quốc trở đi. Trước khi Phật giáo du nhập, Trung
Quốc đã có nền chính trị ổn định và hệ tư tưởng, tôn giáo phát triển, chi phối
mạnh mẽ đời sống tinh thần mọi giai tầng xã hội.
- Trong khoảng 200 năm sau Đức Phật diệt độ, phạm vi hoạt động của Phật giáo
giới hạn bên trong đất nước Ấn Độ.Nhờ chính sách truyền bá của vua Asoka (A
Dục) thuộc triều đại Maurya, Phật giáo đã bắt đầu có những bước chuyển mình,
nhanh chóng lớn mạnh và bắt đầu xâm nhập vào một nền văn minh cổ xưa khác-Trung Quốc.
-Trong quá trình đó, Phật giáo dần dung nhập với các yếu tố văn hóa bản địa, có
ảnh hưởng qua lại với Nho giáo, Đạo giáo, đóng góp nhiều thành tựu quan trọng
trong lịch sử văn minh Trung Hoa thời cổ-trung đại. 3. Ý nghĩa
-Phản ánh sức lao động sáng tạo phi thường của nhân dân Trung Quốc.
-Thể hiện sinh động quá trình phát triển của xã hội Trung Quốc qua hàng nghìn năm lịch sử.
-Những thành tựu đó trải rộng trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, triết học, chữ viết,
văn học, sử học, y học, khoa học, kĩ thuật,... đã góp phần quan trọng vào tiến
trình phát triển của văn minh nhân loại. Mở rộng:
1. Khổng Tử và Lão Tử (có liên quan đến nhau ntn)
-Theo truyền thuyết và Sử ký của Tư Mã Thiên, Lão Tử là người
đương thời nhưng lớn tuổi hơn Khổng Tử và làm chân giữ sách trong
thư viện triều đình nhà Chu.
- Khổng Tử đã tự tìm hay đã tình cờ gặp Lão Tử ở đất Chu, gần Lạc
Dương, nơi Khổng Tử đến đọc sách trong thư viện đó. Trong nhiều
tháng tiếp theo, Khổng Tử đã tranh luận với Lão Tử về tam cương
ngũ thường, lễ nghi phép tắc , vốn là những nền tảng của Khổng giáo
nhưng đều bị Lão Tử phản đối mạnh mẽ và cho là vô ích.
- Truyền thuyết kể rằng những cuộc tranh luận đó có ích cho Khổng
Tử nhiều hơn so với những gì có trong thư viện.
2. Sự ảnh hưởng của tư tưởng Đạo gia tới sự hình thành, phát triển lịch sử tư tưởng Việt Nam
-Đạo gia được truyền bá vào nước ta sau Nho giáo và Phật giáo. Đạo gia được
truyền bá vào Việt Nam đã có lúc trở thành một tôn giáo độc lập như dưới triều đại Lý, Trần.
-Nhưng sau đó, hiện tượng dung hợp Đạo gia với Phật giáo và Nho giáo đã diễn
ra. Đến thời Lê, Đạo gia kết hợp với Phật giáo, đa số đạo quán biến thành Phật
tự, đạo sĩ, đạo kinh đều bị mai một.
-Đến thời Nguyễn, khi Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội,
được nhà Nguyễn trọng dụng và được tôn vinh là “quốc giáo” thì Đạo gia gần
như mất hẳn trong đời sống tín ngưỡng của người Việt Nam.
-Trong suốt tiến trình phát triển của dân tộc, cùng với Nho giáo và Phật giáo,
Đạo gia có ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống tinh thần, truyền thống và văn
hóa của dân tộc ta, đặc biệt trong đời sống của những người dân lao động.
-Sự sùng bái ma thuật, phù phép, bùa chú… của người Việt cổ, đã trở thành
mảnh đất màu mỡ cho sự gieo mầm của Đạo gia.
-“Vì vậy, dễ hiểu là tại sao Đạo gia, trước hết là Đạo gia phù thủy, đã thâm nhập
nhanh chóng và hòa quyện dễ dàng với tín ngưỡng ma thuật cổ truyền tới mức không còn ranh giới”.
-“Nó như có sẵn miếng đất thân thuộc, dân không học đã hay”. Ảnh hưởng rõ
nét nhất của Đạo gia trong dân gian Việt Nam chính là tục thờ thần tiên.
3. Sự ảnh hưởng của Phật giáo đến suy nghĩ của người VN
-Mặt tích cực: Tư tưởng Phật giáo và suy nghĩ của người Việt Nam có mối
quan hệ mật thiết, gắn bó. Phật giáo với những giá trị tích cực như từ bi, hỷ xả,
cứu khổ, cứu nạn, bình đẳng, bác ái dễ đi vào lòng người, phù hợp với phong
tục, tập quán của người VN
-Từ lịch sử dân tộc Việt Nam với gần nghìn năm Bắc thuộc, chịu nhiều đau khổ,
khi được truyền bá vào Việt Nam, với những giá trị của mình, Phật giáo đã góp
phần xoa dịu nỗi đau tinh thần đối với nhân dân ta.
-Hạn chế: Với cách nhìn cuộc đời là bể khổ không bờ bến, thoát khổ bằng tu
tâm, dưỡng tính, Phật giáo đưa lại quan niệm sống bi quan, yếm thế, coi cuộc
đời chỉ là phù hoa, thoảng qua, là sống gửi, thác về.
Các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành
Người Trung Quốc dùng âm dương bát quái ngũ hành để lý giải vạn vật, từ
thiên nhiên, vũ trụ, nhân quả, tử vi, vận mệnh và cả trong khoa học, y học
Âm dương là một khái niệm trừu tượng để chỉ thuộc tính của mọi sự vật trong
vũ trụ dựa trên quy luật vận động của tự nhiên. Theo thuyết âm dương thì vũ trụ
chia làm hai phần đó là phần âm và phần dương.Đây là hai phần đối lập, mâu
thuẫn với nhau nhưng lại có quan hệ tương hỗ, sự thống nhất, không thể tách rời
hai phần này. Thuyết âm dương cho chúng ta thấy thế giới với vạn vật khác
nhau luôn có sự cân bằng với nhau. Như ngày luôn có lúc sáng có lúc tối, thời
tiết luôn có nóng và lạnh, vạn vật đều có sinh rồi chết đi. Âm dương là hai phần
của thế giới, vừa thể hiện sự phát triển vừa là sự diệt vong. Người xưa quy ước
âm dương trong bát quái là: Dương là tượng trưng cho sự phát triển, mở rộng,
sinh sôi, ánh sáng, tính động,… cho các vật của thế giới. Âm là biểu tượng cho
tính tĩnh, sự suy thoái, suy tàn, nhỏ hẹp, bóng tối, cái lạnh,… cho vạn vật của vũ trụ.
Bát quái có quan hệ mật thiết với thái cực và ngũ hành, cả hai hệ bát quái đều
tồn tại dưới 8 quẻ:càn, đoài, ly, chấn, tốn, khảm, cấn, khôn. Bát quái có liên
quan mật thiết đến thuyết ngũ hành, tương sinh, tương khắc và được các nhà
phong thủy, các nhà y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng rộng rãi bao gồm
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa Thổ. Quái ly (lửa) và quái khảm (nước) sẽ tượng trưng
cho hành thủy và hành hỏa. Quái khôn (địa) và quái cấn (núi) sẽ tượng trưng
cho hành thổ. Quái tốn (gió) và quái chấn (sấm) tượng trưng cho hành Mộc.
Cuối cùng là quái càn (trời) và quái đoàn (đầm, hồ) tượng trưng cho hành Kim.
Thuyết ngũ hành được hình thành dựa trên 5 loại vật chất của thế giới là Kim,
Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Kim là kim loại với màu đặc trưng là xám, Thổ là đất có
màu vàng là biểu tượng. Thủy là nước có màu xanh dương, Hỏa là lửa có màu
đỏ và Mộc là cây với tượng trưng là xanh lá cây. Theo ngũ hành, năm chất này
có sự tương sinh, tương khắc với nhau. quan hệ tương sinh tương khắc thì ta
thấy không có hành nào có thể tồn tại độc lập một mình mà luôn có sự gắn kết,
hỗ trợ. Vì vậy, quy luật ức chế và sinh tồn phát triển bao gồm cả sự sinh sôi và khắc chế lẫn nhau. Nho gia
Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, Nho giáo, Nho gia (đạo Nho) là một thuật ngữ
bắt đầu từ chữ Nho, theo Hán tự từ "Nho" gồm từ "Nhân" (người) đứng gần chữ
"Nhu". Nho gia còn được gọi là nhà Nho người đã học sách thánh hiền, có thể
dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lý,... Nhìn chung "Nho" là một
danh hiệu chỉ người có học thức, biết lễ nghĩa.
Tại Trung Quốc, Nho giáo độc tôn từ thời Hán Vũ Đế, trở thành hệ tư tưởng
chính thống cả về chính trị và đạo đức của Trung Hoa trong hơn 2.000 năm.
Từ thế kỷ thứ IV, Nho giáo lan rộng và cũng rất phát triển ở các nước châu Á khác như ,
Nhật Bản Triều Tiên và Việt Nam.
Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của
, còn gọi là Chu Công. Đến Chu Công Đán
thời Xuân Thu, xã hội loạn
lạc, Khổng Tử (sinh năm 551 trước Công nguyên) phát triển tư tưởng của Chu
Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà
người đời sau coi Khổng Tử là người sáng lập ra Nho giáo.
Nội dung cơ bản bao gồm các mục chính: Tổ chức xã hội Lễ nghi Quan hệ xã hội Thuật lãnh đạo Chữ hiếu và xã hội Vai trò của gia đình Vai trò của cá nhân
Tư tưởng về Thế giới đại đồng Triết lý giáo dục Pháp gia
Trong Lịch sử Trung Quốc, Pháp gia ( ;
法家 bính âm Fǎjiā) là một trong
bốn trường phái triết lý ở thời Xuân Thu và thời Chiến Quốc (gần cuối thời nhà
Chu từ khoảng thế kỷ thứ 6 TCN cho tới khoảng thế kỷ thứ 3 TCN). Trên thực
tế, nó mang nhiều tính cách triết lý chính trị thực tiễn, với châm ngôn kiểu "khi
thời đại thay đổi, những đường lối cũng thay đổi" làm nguyên tắc chính của
mình, hơn là một triết học về luật. Trong hoàn cảnh đó, "Pháp gia" ở đây có thể
mang ý nghĩa "triết lý chính trị tán thành sự cai trị của pháp luật" và vì thế, khác
biệt so với ý nghĩa của Pháp gia phương Tây. Hàn Phi Tử tin rằng một nhà cai
trị phải cai quản các thần dân của mình theo ba quy tắc sau:
1. Pháp ( fǎ) trong luật pháp: phải được trình bày rõ ràng và thông báo 法
rộng rãi cho công chúng. Tất cả thần dân của nhà cai trị đều bình đẳng
trước pháp luật. Luật pháp phải thưởng cho những người tuân phục và
trừng phạt những người bất tuân. Vì thế, nó đảm bảo được rằng mọi phán
xét của pháp luật là đều có thể suy luận theo hệ thống để biết trước được
(từ khi phát sinh hành động liên quan tới pháp luật, đã có thể đoán trước
phán xét của pháp luật cho hành động đó là như thế nào). Hơn nữa, hệ
thống luật pháp cai quản đất nước, chứ không phải là nhà vua cai trị. Nếu
có thể làm cho pháp luật có hiệu lực, thậm chí một vị vua kém tài cũng trở nên mạnh mẽ.
2. Thuật ( shù) trong bí thuật: Những thủ đoạn đặc biệt và "bí mật" được 術
vị vua cai trị dùng để đảm bảo rằng những người khác (quan lại...) không
thể chiếm quyền kiểm soát quốc gia. Điều đặc biệt quan trọng là không
một ai có thể biết được những động cơ thực sự của những hành động của
nhà vua, và vì thế không ai biết được cách đối xử thế nào để có thể tiến
thân, ngoại trừ việc tuân theo "pháp" hay các luật lệ.
3. Thế ( shì) trong thế trị: tính chính thống, quyền lực hay uy tín. Chính vị 勢
trí của nhà vua cai trị, chứ không phải nhà vua, nắm giữ quyền lực. Vì
thế việc phân tích khuynh hướng, hoàn cảnh và những yếu tố thực tại là
điều căn bản của một vị vua cai trị thực sự.
Trong những Triều đại về sau, Pháp gia bị mất uy tín và không còn là một
trường phái tư tưởng độc lập nữa.Trong khi những luật lệ do phái pháp gia
đưa ra bề ngoài có vẻ là để mang lại lợi ích cho người dân thì trên thực tế nó
lại có mục đích mang lại lợi ích cho đất nước bằng cách đặt chiến tranh và
nông nghiệp lên vị trí những chính sách hàng đầu của đất nước. Đặc
biệt, Thương Ưởng nhấn mạnh nông nghiệp và chiến tranh là những nhân tố
quan trọng nhất trong cai trị. Luật pháp tốt đảm bảo rằng người dân thường
sẽ không được tiếp cận giáo dục và sẽ không hiểu biết chút gì về thuật cai trị,
cho phép sử dụng họ làm binh sĩ, và nông dân. Nghệ sĩ, thợ thủ công, và
thương nhân đều bị coi là những công dân vô dụng, những người không thể
chiến đấu cũng không thể sản xuất ra lúa gạo cho quân đội. Pháp gia nhấn
mạnh trên chiến tranh là một công cụ nền tảng quan trọng cho sự sống còn
của quốc gia và yêu cầu có một quần chúng hăm hở tham gia chiến tranh. Để
tạo ra một quần chúng ham thích chiến tranh, pháp gia nhấn mạnh rằng
chính phủ phải tăng cường các biện pháp gây nên sự thù nghịch để làm yếu
người dân và sau đó khiến họ trở thành nô lệ vào lợi ích của quốc gia. Mặc gia
Mặc gia (tiếng Hán: , bính âm: 墨家
Mòjiā) là một trường phái triết học Trung
Quốc cổ đại do Mặc Tử sáng lập. Nó phát triển cùng thời với Nho Gia, Đạo
Gia, Pháp gia và là một trong bốn trường phái triết học chính trong thời Xuân
Thu và Chiến Quốc, là một trong bách
gia chư tử , tại Trung Quốc cổ đại bị cho
là một chi nhánh của Đạo Gia chịu ảnh hưởng từ tư tưởng Đạo Gia, nhưng thực
sự là một nhánh của Danh gia.
Mặc Gia từng có một thời kỳ huy hoàng, vào thời điểm đó Pháp Gia Hàn
Phi xưng Mặc Gia cùng Nho Gia là "Thế chi hiển học" (học thuyết nổi tiếng thế
gian), Nho Gia Mạnh Tử cũng từng nói "Thiên hạ chi ngôn, bất quy Dương (Dương Chu Mặc Tử ) tắc quy Mặc (
)", chứng minh tư tưởng Mặc gia từng trải
qua huy hoàng. Cuối thời Chiến quốc, tầm ảnh hưởng của Mặc học thậm chí vượt qua Khổng học.
Đến đầu thời Hán, bởi vì tư tưởng đặc thù, cộng thêm việc Hán Vũ Đế thi hành
chính sách "Trục xuất bách gia, độc tôn Nho thuật" khiến Mặc gia lọt vào chèn
ép, cuối cùng diệt sạch.
Mặc Gia tư tưởng chủ trương chủ yếu gồm: Giữa người với người bình đẳng,
yêu quý lẫn nhau (Kiêm Ái), phản đối các cuộc chiến tranh với mục đích xâm
lược (Phi Công), tôn sùng tiết kiệm, phản đối phô trương lãng phí (Tiết Dụng),
coi trọng kế thừa các di sản văn hóa do người trước để lại (Minh Quỷ), tìm hiểu
nắm giữ các quy luật tự nhiên (Thiên Chí).[4]
Nho gia, Mặc gia đều là học thuyết nổi tiếng thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, lúc
ấy có cách nói "Không vào với Nho, tức nhập với Mặc". Thời kỳ này, Nho, Mặc
hai nhà địa vị ngang nhau. Cuối thời chiến quốc, Mặc gia lại đã chia làm ba học
phái: Tần Mặc, Sở Mặc và Tề Mặc. Lúc này sức ảnh hưởng của Mặc học vượt qua Khổng học.