Vật chất và các hình thức tồn tại - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Định nghĩa vật chất của Lênin: “VC là một phạm trù triết học1 dùng để chỉ thực tạikhách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chúng ta chéplại, chụp lại, phản ánh3 và tồn tại không lệ thuộc và cảm giác”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1: Vật chất và các hình thức tồn tại -
Định nghĩa vật chất của Lênin: “VC là một phạm trù triết học 1 dùng để chỉ thực tại
khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chúng ta chép
lại, chụp lại, phản ánh3 và tồn tại không lệ thuộc và cảm giác ” -
Phương pháp định nghĩa của Leenin: Không quy khái niệm định nghĩa vào khái niệm rộng
hơn nó, rồi chỉ ra đặc điểm của nó. Định nghĩa vật chất bằng cách đối lập tuyệt đối nó với
ý thức. (trong định nghĩa xuất hiện từ cảm giác) -
Đn của Lenin bao hàm các nội dung sau:
Thứ nhất: Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan. Khi nói vật chất
là phạm trù triết học thì nó là trừu tượng.
Thứ hai: Thực tại khách quan đem lạ… Thực tại khách quan ( vật chất) có trước và (cảm giác) ý thức có sau
Thứ ba: Thực tại khách quan được cảm giác chép lại, chụp lại và phản ánh lại. Vật chất
tồn tại khách quan nhưng không phải vô hình. Có thể nhận biết được - ý nghĩa
Khắc phục được những sai lầm trong quan niệm về vật chất của các nhà triết học trước Mác.
Trong lĩnh vực xã hội, cho phép xác định cái gì là vật chất
Bác bỏ thuyết không thể biết, có ý nghĩa định hướng cho khoa học phát triển -
Phương thức và hình thức tồn tại của VC:
Vận động là phương thức tồn tại: là mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ
Vận động cơ học là hình thức vận động thấp, đơn giản nhất dùng để khái quát, biểu
thị sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.
Vận động vật lý là hình thức dùng để khái quát sự giao động phân tử dưới hình thức
nhiệt, sự chuyển động các hạt cơ bản, các điện tử nguyên tử, các quá trình nhiệt điện, quang điện, …
Vận động hóa học là vận động của các nguyên tử phân tử, các quá trình hóa hợp,
phân giải các chất tạo thành các nguyên tố hóa học mới.
Vận động sinh học gắn liền với giới hữu sinh, dùng để khái quát sự trao đổi chất
trong cơ thể sinh vật, sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường sự tiến hóa và thoái
hóa các loài, quy luật đấu tranh sinh tồn, chọn lọc tự nhiên, di truyền, biến dị.
Vận động xã hội là các sự biến diễn ra trong đời sống như sản xuất vật chất, đấu tranh
giai cấp, cách mạng xã hội, sự thay thế chế độ xã hội cũ bằng chế độ mới,…
Các hình thức sau cao hơn trước và bao hàm hình thức thấp. Các sự vật lấy hình thức
cao nhất nó có làm đặc trưng.
Vận động là tuyệt đối ở tất cả sự vật
Không phủ nhận đứng im – trạng thái đặc biệt của vận động, là vận động trong thế cân
bằng, là hiện tượng tương đối, tạm thời. Có đứng im thì chúng ta mới có sự tồn tại
của sự vật theo hình dạng cụ thể.
Thời gian và không gian là những hình thức tồn tại của sự vật
Không gian: 3 chiều (dài, rộng, cao), tương quan (trước sau, trái phải, trên dưới)
Thời gian: 1 chiều (quá khứ-hiện tại-tương lai)
Trong thời gian và không gian nhất định VC tồn tại với một hình thức cụ thể nào đó. -
Tính thống nhất VC của TG:
Chỉ có 1 thế giới VC, thế giới VC có trước, tồn tại khách quan, độc lập với YT con người.
Thế giới VC tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không được sinh ra và không tự mất đi
Mọi tồn tại của thế giới VC đều có mối liên hệ khách quan, thống nhất với nhau.
Câu 2: Phân tích nguồn gốc của ý thức
K/n: Ý thức là toàn bộ tâm lý, tình cảm, tinh thần, tư tưởng của con người (toàn bộ hoạt động tinh thần của con người) Nguồn gốc của YT:
Nguồn gốc tự nhiên:
Bộ óc con người (một dạng vật chất tổ chức cao)
Mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo quá trình phản ánh năng
động, sáng tạo: con người sinh ra vốn đã có mối quan hệ với thế giới khách quan, thế
giới khách quan là đối tượng phản ánh của YT.
(VD: phải có cái cây con người mới biết cây như thế nào)
Phản ánh: tái tạo đặc điểm của VC ở dạng này sang dạng khác
Phản ánh vật lý mang tính sao chép nguyên mẫu, gắn liền với các vật chất vô cơ.
Phản ánh sinh vật mang tính chọn lọc và định hướng gắn liền với sinh vật bậc
thấp chưa có hệ tk trung ương
Phản ánh tâm lý mang tính bản năng, bột phát găn liền với động vật có hệ thần
kinh trung ương , tức bộ óc loài vật bậc cao
Phản ánh ý thức mang tính sáng tạo, gắn liền với hoạt động của bộ óc con người. Nguồn gốc xã hội:
Lao động: tác động của con người vào giới tự nhiên => thay đổi cấu trúc cơ thể, làm
giới tự nhiên thay đổi => tác động vào bộ óc về thế giới khách quan
- Sự ra đời của bọ óc người, cũng như sự hình thành con người và xã hội loài người
nhờ hoạt động lao động và ngôn ngữ.
- Lao động sáng tạo ra bản thân con người, nhờ có lao động con người mới tách ra
khỏi thế giới động vật.
- Nhờ có lao động con người tác động vào tự nhiên buộc chúng bộc lộ các thuộc tính
mà nhờ đó con người mới có tri thức
- Nhờ có lao động hình thành nên nhu cầu giao tiếp, từ đó xuất hiện ngôn ngữ.
Ngôn ngữ: hệ thống tín hiệu VC chứa đựng YT
-> KL: Ý thức là phạm trù triết học chỉ toàn bộ hoạt động tinh thần phản ánh thế giới vật chất,
diễn ra trong bộ óc người, được hình thành trong quá trình lao động và được diễn đạt nhờ ngôn ngữ.
Ý nghĩa phương pháp luận:
Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan: không được xa rời thực tế, phải đi sâu
sát vào thực tế mới giải quyết được vấn đề một cách cụ thể. Trong bất cứ vấn đề, lĩnh vực gì
cũng cần có sự tìm hiểu kỹ thực tế: văn học: nhà văn phải đi cùng thực tế mới khiến tác phẩm
của mình không xa bạn đọc; người bán hàng phải đi tìm hiểu thị trường mới có thể thấy được
nhu cầu của năm nay mốt là gì, mẫu nào dễ bán thì mới có lãi nhiều,... đặc biệt đối với quan
chức lãnh đạo là người đưa ra các quyết định, đề ra luật càng cần thiết việc tìm hiểu thực tế trong dân.
Phát huy tính năng động chủ quan: tìm tòi mở rộng tri thức, tự giác ràn luyện, tu dưỡng thêm
bản thân vì tri thức là vô hạn, nắm bắt được là quá trình lâu dài bền bỉ, không tự động tiếp
nhận thì tri thức khó có thể trở thành của ta và ta khó sử dụng.
Câu 3: Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
- Khái niệm: Mối liên hệ: Dùng để chỉ sự quy định, sự tác động chuyển hóa lẫn nhau giữa các
sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các bộ phận của sự vật ở trong thế giới.
- Trong thế giới không có hiện tượng nào là không bị quy định. Mỗi hiện tượng của thế giới
vật chất bằng cách này hay cách khác có liên hệ với các hiện tượng khác, bị quy định bởi
chúng, đến lượt mình lại quy định hiện tượng xung quanh mình.
Angghen “ một bức tranh chằng chịt vô tận những mối liên hệ
Tính chất của mối liên hệ
Tính khách quan; phổ biến; đa dạng, phong phú
Bởi các sự vật, hiện tượng đa dạng nhưng chúng đều là các dạng tồn tại của vật chất,sự vật có
tính thống nhất vật chất.
Tính phổ biến: Bất kỳ sự vật nào, ở không gian nào,lĩnh vực nào cũng đều có mối liên hệ
với sự vật khác, các bộ phận trong cấu trúc của sự vật cũng có mối liên hệ.
Tính đa dạng, phong phú: mỗi sự vật có nhiều mối liên hệ,mỗi mối liên hệ có vai trò
riêng trong tồn tại của sự vật
Sự phân chia các mối liên hệ chỉ là tương đối, chúng có thể chuyển hóa cho nhau tùy thuộc
vào phạm vi bao quát và sự vận động của chính bản thân sự vật.
Ý nghĩa phương pháp luận Quan điểm toàn diện:
- Mặt nhận thức cần xem xét mối liên hệ giữa các bộ phận của chính sự vật đó cũng
như mối liên hệ với các sự vật khác.
- Hoạt động thực tiễn cần biến đổi những mối liên hệ nội tại của sự vật cũng như các
mối liên hệ với sự vật khác.
VD: xét xử án phải có đủ nhân chứng, vật chứng, tang chứng, phải có qua các vòng
điều tra của công an, tiếp nhận án và kiểm tra án của viện kiểm sát, có sự thẩm án và
nghị án, kết án của tòa án
Quan điểm lịch sử-cụ thể: nhận thức sự vật cần phải chú ý tới điều kiện hoàn cảnh lịch
sử cụ thể, môi trường cụ thể sự vật đó tồn tại, phát triển.
“Chân lý sẽ là sai lầm nếu như nó bị đẩy ra ngoài giới hạn tồn tại của nó”
VD: Nuớc sôi ở 100độ C, Cơ quan xét xử xem xét phạm tội trong điều kiện nào,
mô hình HTX ở Miền Bắc những năm 60...thấy ý nghĩa của nó.
VD: Hành vi phạm tội có thể được bào chữa (hay được hủy bỏ) nếu thiếu vắng mối liên hệ
nhân quả của hành vi phạm tội đối với thiệt hại gây ra. Chứng minh mối liên hệ này luôn là
trách nhiệm của cơ quan công tố. Ví dụ: người A đánh người B xỉu nằm trên lề đường và A bỏ
đi. Sau đó, người C điều khiển xe hơi do say rượu lạc tay lái leo lên lề cán B gây tử vong. Sự
xuất hiện của C trực tiếp cán qua B gây ra cái chết cho B là một tình tiết đan xen có thể giúp
A thoát tội cố ý giết người. Ngoài ra còn rất nhiều các loại tình tiết khác khiến cho việc xác
định hành vi phạm tội gặp nhiều khó khăn, mở ra cơ hội cho các luật sư biện hộ.
Câu 4: Cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả -
Nguyên nhân: tác động gây ra; kết quả: do tác động sinh ra -
NN và KQ có mối quan hệ khách quan, bao hàm tính tất yếu. (không có lửa thì không có khói) -
NN là cái có trước, KQ là cái có sau. NN là cái chính, khác điều kiện chỉ là NN phụ. Ví dụ: S+O 0 2 t0 SO => S, O 2 là NN của SO 2 còn t 2 là điều kiện -
Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả(cần biết được KQ chính, KQ cơ bản, KQ trực tiếp
để phân biệt vs KQ phụ, ko cơ bản, gián tiếp): ví dụ: tắc đường => đi học muộn/ tai nạn giao thông/
tổn thất tiền của/ gây ô nhiễm môi trường. Đi học muộn và tổn thất tiền của là KQ gián tiếp, còn lại là trực tiếp. -
Một kết quả cũng có thể do nhiều nguyên nhân(cần nêu ra NN chính, NN trực tiếp, NN bên trong
để phân biệt với NN phụ, gián tiếp, bên ngoài): đi học muộn có thể do: đau ốm(bệnh/ đau bụng/ tiến
tập)/ tắc đường/ đặt báo thức nhầm,... Với từng đối tượng biết được đâu là NN chính. -
NN và KQ có thể chuyển hóa được cho nhau trong trường hợp cụ thể. Con gà sinh ra quả trứng,
rồi quả trứng lại sinh ra con gà => NN và KQ chuyển hóa cho nhau. -
NN và KQ ở vị trí khác nhau thì chuyển hóa: tắc đường1 => tổn phí ngân sách 2=> tiền ngân sách
thiếu hụt => tăng trưởng kém 3
=>... 1 là NN của 2, 2 là KQ của 1 nhưng là NN của 3, tương tự,... 4
Mối quan hệ nhân – quả: nhìn nhận toàn diện và lịch sử cụ thể để đưa ra những bài
học và cách khắc phục kết quả kém phát huy kết quả tốt thì cần đi vào nguyên nhân
chính, nguyên nhân trực tiếp.
Phân biệt nguyên nhân và điều kiện
o Đều ảnh hưởng tới kết quả
o Vai trò khác nhau: nguyên nhân là cái giá trị chi phối kết quả - điều kiện làm cho những kết quả khác nhau.
Phân biệt nguyên nhân và nguyên cớ
o Nguyên nhân: chi phối hình thành kết quả
o Nguyên cớ: lí do biện hộ cho nguyên nhân đó Mối quan hệ biện chứng
- Nguyên nhân sinh ra kết quả, vì vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả. Có sự nối tiếp
về mặt thời gian và có quan hệ sản sinh.
- Một nguyên nhân có thể gây nên nhiều kết quả khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện
VD: Mưa-lũ-sạt đất-cây đổ.... Xe máy..
- Một kết quả có thể gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và vai trò khác nhau đối sự hình
thành kết quả. tác động riêng lẻ.
VD: Vật nóng do cọ sát, nung...
- Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân, theo 2 hướng thúc đẩy hoặc cản trở nguyên nhân.
VD: Nhúng thanh sắt nóng vào nước lạnh...Giá cà phê tăng-sản lượng tăng...
- Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau.
VD: cọ sát sinh nhiệt-lửa-cháy-khói.v.v..
Ý nghĩa phương pháp luận
- Mọi hiện tượng đều có những nguyên nhân, Nhiệm vụ của khoa học đi tìm những nguyên nhân
chưa được phát hiện để hiểu đúng hiện tượng (Không có lửa sao có khói)
- Một hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân. Có vai trò vị trí khác nhau trong việc hình thành
kết quả. Cần phân loại xác định nguyên nhân cơ bản, chủ yếu.
- Kết quả tác động trở lại với nguyên nhân. Trong hoạt động thực tiễn cần tận dụng những kết quả
đã đạt được để thúc đẩy nguyên nhân nhằm đạt mục đích.
Câu 5: Cặp phạm trù nội dung, hình thức -
ND: những gì tạo nên sự vật, hiện tượng.
VD nội dung của bức tranh là sơn dầu, là màu nước, là lụa, là cát, là giấy,... -
HT: là những phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng.
VD hình thức của bức tranh là hình chữ nhật, màu đen, mùi hắc,... -
ND quyết định HT, HT chứa đựng ND. Chúng có mqh biện chứng. ND và HT tác động qua lại
lẫn nhau. ND có khuynh hướng biến đổi, còn HT có khuynh hướng cố định.
VD: trong cơ thể luôn xảy ra các quá trình đồng hóa, dị hóa, các quá trình phân hủy, chắt lọc các
chất,... nhưng hình thức bên ngoài không thay đổi nhiều. -
ND và HT không phải luôn phù hợp, nếu phù hợp HT sẽ thúc đẩy ND phát triển, nếu không phù
hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của ND. (HT như chiếc áo, ND như cơ thể => áo chật thì cơ thể khó
chịu, áo rộng thì không vừa vặn)
VD: thương hiệu Apple giúp Iphone có doanh số bán hàng và giữ giá lâu so với các sản phẩm
cùng loại như Samsung, Nokia,... nhờ đó thương hiệu thúc đẩy việc mở rộng sản xuất, đầu tư tăng
thị phần của công ty. => do đó các công ty có các sản phẩm mới thường hay rầm rộ quảng cáo,
khuyến mại để kích cầu tiêu dùng.
Còn nếu thương hiệu không phù hợp như hàng giả hàng nhái Made in China, từng một thời gian
bị các nước cấm nhập khẩu vì có chứa chất độc hại và chất lượng kém.
Căn cứ vào ND để xem xét sự vật, hiện tượng, muốn thay đổi HT phải bắt nguồn từ ND
Phát huy tính thích hợp của HT với ND: loại bỏ HT không phù hợp, kích thích ND
phát triển đồng bộ cùng HT.
Mối quan hệ biện chứng
- Nội dung quyết định hình thức
Nội dung như thế nào thì hình thức như thế đó. Nội dung biến đổi thì sớm hay muộn hình thức biến đổi theo.
- Cùng một nội dung có thể có các hình thức khác nhau, cùng một hình thức có thể biểu đạt các
nội dung khác nhau: VD tác phẩm văn học
- Hình thức tác động tới nội dung.
Khi phù hợp thì nó thúc đẩy nội dung phát triển, ngược lại nó sẽ kìm hãm. Sự phù hợp hay
không phù hợp là một quá trình... VD: ĐHHN, PTSX phong kiến
Ý nghĩa phương pháp luận
- Vì nội dung và hình thức luôn gắn bó với nhau cho nên trong hoạt động thực tiễn cần chống lại
khuynh hướng tách rời nội dung và hình thức, tuyệt đối hóa một mặt
- Vì nội dung quyết định hình thức nên xét đoán về sự vật nào đó cần căn cứ trước hết vào nội dung
Khi hình thức còn phù hợp cần duy trì, khi hình thức không phù hợp cần phá bỏ hình thức cũ xây dựng hình thức mới
Câu 6:Nội dung quy luật lượng chất. ý nghĩa phương pháp luận
Lượng - chất: (quá trình biến đổi của sự vật hiện tượng) (phương thức, nội dung của sự vận động, phát triển) - Khái niệm:
o “chất”: Sự thống nhất của các thuô ~c tính khách quan vốn có của “nước”: Không màu,
không mùi, không vị, có thể hòa tan muối, axit .v.v...
o “lượng”: Mỗi phân tử “nước” được cấu tạo từ 02 nguyên tử Hyđro và 01 nguyên tử Oxy,
khối lượng riêng của nước
Mối liên hệ giữa lượng và chất:
-Lượng được xác định bằng những đơn vị đo lường cụ thể, có tính quy định về lượng không thể
biểu thị bằng đơn vị cụ thể.
-Lượng –chất quy định lẫn nhau, một chất nhất định tương ứng với một lượng nhất định.
Phân biệt giữa lượng và chất - tương đối, tùy thuộc vào mối quan hệ cụ thể.
-Vận động của sự vật, chất và lượng biến đổi. Sự thay đổi về lượng ảnh hưởng tới sự thay đổi về
chất và ngược lại, sự thay đổi về chất tương ứng với sự thay đổi về lượng của nó.
-Không phải bất kỳ sự thay đổi nào của lượng cũng làm thay đổi về chất Khái niệm độ, nút
Độ: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là khoảng giới hạn mà
trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật.
Điểm nút: là những điểm giới hạn mà ở đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về chất của sự vật
Bước nhảy: là sự thay đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra
Sự tác động của chất mới tới lượng: Chất mới có thể làm thay đổi quy mô tồn tại, làm thay đổi
nhịp điệu vận động của sự vật
VD: bạn A là học sinh từ lớp 1 đến lớp 12; là sinh đại học từ năm 1 đến năm 4. => quá trình
chuyển biến từ học sinh thành sinh viên gọi là quá trình biến đổi lượng – chất. Lượng là học sinh; chất là sinh viên. Học sinh (lượng) Sinh viên (chất)
Điểm nút đầu (vào lớp 1)
Điểm nút cuối (thi đỗ ĐH)
Độ (quãng thời gian để lượng thành chất) = 12 năm học
Bước nhảy: học sinh thành sinh viên
Mối liên hệ lượng chất VD: trong hóa học
CH2O2 : Axít phômích,điểm sôi 1000, điểm nóng chảy 10
C2H4O2 : Axít a-xê-tích, điểm sôi 1180, điểm nóng chảy 17 0
C3H6O2 : Axít pơ-rô-pi-ô-ních – điểm sôi 1400, điểm nóng chảy 17 0
C4H8O2 : Axít bu-ti-rích điểm sôi 1620 , điểm nóng chảy 17 0
Vật thể khác nhau về chất được hình thành từ phép cộng đơn giản về lượng của các nguyên tố. ( CH2)
VD: Trong xã hội: Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX
Tục ngữ: “ có công mài sắt…quá mù sang mưa.v.v..”
Nội dung cơ bản của quy luật
Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần về lượng vượt quá
giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy, chất mới ra
đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng mới.
Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong thực tiễn muốn tạo ra bước nhảy cần quan tâm tích lũy dần về mặt lượng, khắc phục tư
tưởng nóng vội, chủ quan.
- Nhận thức đúng đắn quy luật giúp chúng ta khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ khi lượng
đã tích lũy đủ cần mạnh dạn thực hiện bước nhảy.
Câu 7: Nhận thức cảm tính và lí tính: - Khái niệm:
+ Nhận thức lý tính: Phản ánh khái quát, gián tiếp một số thuộc tính chung bản chất của nhóm
sự vật. Hình thành trong thực tiễn và nhận thức.Biểu thị bằng từ. phán đoán-suy luận
Phán đoán: Hình thức liên kết các khái niệm phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật.
Biểu hiện thành một mệnh đề phủ định hay khẳng định thuộc tính hay mối liên hệ.
Suy luận: là hình thức liên kết các phán đoán. Tri thức trong phán đoán kết luận được
rút ra từ tri thức những phán đoán tiền đề.
+ Nhận thức cảm tính: Giai đoạn đầu quá trình nhận thức, có nhờ hoạt động của các giác quan
nhận biết trực tiếp (thị giác, thính giác,…). Nếu các giác quan khiếm khuyết, nhận thức Nhận
thức cảm tính (trực quan sinh động) và nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng)
Cảm giác- tri giác-biểu tượng
Cảm giác: Hình thức đầu tiên đơn giản nhất, do tác động trực tiếp của khách thể lên
giác quan. Thông tin trực tiếp bề ngoài
Tri giác: Tác động trực tiếp của khách thể lên nhiều giác quan. Tổng hợp của nhiều
cảm giác, hình ảnh trọn vẹn hơn
Biểu tượng: Hình ảnh được tái hiện nhờ trí nhớ
Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, lý tính với thực tiễn Khác nhau:
- Nhận thức cảm tính là phản ánh trực tiếp, cụ thể, sinh động sự vật. Nhận thức lý tính phản
ánh gián tiếp, mang tính trừu tượng
-Nhận thức cảm tính đem lại hình ảnh bề ngoài, chưa sâu sắc về sự vật còn nhận thức lý tính
phản ánh mối liên hệ bên trong, bản chất của sự vật. Thống nhất:
- Nhận thức cảm tính là cơ sở của nhận thức lý tính, không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính.
- Không có nhận thức lý tính thì nhận thức cảm tính không thể nắm bắt bản chất quy luật của sự vật.
VD: Hiện tượng quả táo rơi (nhận thức cảm tính) đến định luật vạn vật hấp dẫn của Newton (nhận thức lý tính)