Vật chất và ý thức - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Hà Nội

Vật chất và ý thức - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
Phần 1: Nội dung chính của bài
Đặt vấn đề:
Vật chấtý thức là hai phạm trù cơ bản, nền tảng của triết học, mối quan hệ
biện chứng giữa vật chất ý thức nguyên gốc, đồng thời xuất phát điểm
quan trọng để nhận thức giải quyết tất cả các nguyên lý, quy luật, phạm trù của
triết học Mác - Lênin.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất ý thức sở thế giới quan
phương pháp luận giải quyết hiệu quả mối quan hệ khách quan, chủ quan trong
đời sống xã hội.
1. Vật chất và phương thức tồn tại của vật chất
a) Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm chủ nghĩa duy vật trước C. Mác về
phạm trù vật chất
- Các nhà triết học duy tâm: Phủ nhận sự tồn tại khách quan của vật chất
cho rằng cơ sở của mọi sự tồn tại là bản nguyên tinh thần nào đó.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan: thừa nhn stồn ti hiện thực của gii tự nhn,
nng lại cho rng ngun gốc của nó là do stha hóacủatinh thần thế giới.
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: cho rằng đặc trưng bản nhất của mọi sự
vật, hiện tượng sự tồn tại l thuộc vào chủ quan, tức một hình thức tồn tại
khác của ý thức.
- Các nhà triết học duy vật trước Mác: khẳng định thế giới vật chất tồn tại
khách quan không lệ thuộc vào ý thức con người. Nhưng đồng nhất vật chất với
một hay một số vật thể cụ thể, yếu tố cụ thể nào đó.
+ Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại: Các nhà triết học duy vật đã đồng nhất vật
chất với những dạng cụ thể của nó.
* Thales coi bản nguyên của thế giới “nước”. (Theo ông, mọi sự vật đều
được sinh ra từ nước, khi phân hủy lại biến thành nước. Mọi sự vật sinh ra
mất đi, chỉ có nước là tồn tại mãi mãi).
* Heraclítus cho rằng bản nguyên của thế giới là “lửa”
* Anaximenes bản nguyên của thế giới là “không khí”.
* Đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật thời kỳ cổ đại thuộc về các nhà nguyên tử
luận Lơxíp (khoảng 500 - 440 trước CN) Đêmôcrít (khoảng 460 - 370 trước
CN). Ông cho rằng, thế giới được tạo thành bởi các nguyên tử. Nguyên tử theo ông
những hạt nhỏ nhất, không thể phân chia, tồn tại vĩnh viễn, phong phú về hình
dạng, tư thế, trật tự sắp xếp quy định tính muôn vẻ của thế giới.
+ Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII: Nền khoa học tự nhiên thực nghiệm
châu Âu nhờ ứng dụng được những thành tựu vật học toán học đã phát
triển một cách mạnh mẽ. Quan điểm siêu hình - máy móc chi phối những hiểu biết
triết học về vật chất. Vì vậy, các nhà triết học và khoa học đã nhìn thế giới như một
bức tranh cơ học. Thể hiện:
* Đồng nhất vật chất với khối lượng hoặc nguyên tử.
* Coi vận động của vật chất chỉ biểu hiện của vận động học; nguồn gốc
vận động nằm ngoài vật chất; tách rời vận động, không gian, thời gian với vật chất.
1
b) Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và
sự phá sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã làm phá sản các quan điểm duy vật siêu hình về
vật chất.
- Năm 1895, Rơnghen phát hiện ra tia X (Có khả năng xuyên qua nhiều vật
ngày nay được ứng dụng trong chụp ảnh y tế, nghiên cứu tinh thể, hay kiểm tra
hành hành khách trong an ninh hàng không…) (từ đó khẳng định nguyên tử
thể bị thẩm thấu).
- Năm 1896, Béccơren phát hiện ra hiện ợng phóng xạ. (Phóng xạ hiện
tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi phát ra các bức xạ hạt
nhân (thường được gọi là các tia phóng xạ) đã bác bỏ quan niệm về sự bất biến của
nguyên tử.
- Năm 1897, Tômxơn phát hiện ra điện tử chứng minh được một
trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử (điều đó chứng tỏ nguyên tử thể
phân chia được). Nhờ phát minh này, lần đầu tiên trong khoa học, sự tồn tại hiện
thực của nguyên tử được chứng minh bằng thực nghiệm.
- Năm 1901, Kaufman đã chứng minh được khối lượng của điện tử không
phải bất biến, mà thay đổi phụ thuộc vào tốc độ vận động của nó.
- Năm 1905, Anhxtanh phát minh ra thuyết tương đối hẹp năm 1916, ông
đưa ra thuyết tương đối tổng quát, chứng minh được không gian, thời gian, khối
lượng không phải là bất biến. Nó là đặc trưng chung cho vật chất.
Như vậy, tphát minh khoa học trên chứng minh nguyên tử cấu trúc phức
tạp không phải nhỏ nhất thể bị phân ra chuyển hóa. Do đó,
những quan niệm đương thời về giới hạn cuối cùng của vật chất nguyên tử hay
khối lượng đã bị sụp đổ. Đây chính hội để CNDT lợi dụng, cho rằng “vật
chất” của CNDV đã tiêu tan, nền tảng của CNDV đã sụp đổ, một số nhà triết học
duy vật hoang mang trượt dần sang chủ nghĩa duy tâm.
Đây chính cuộc khủng hoảng vật học hiện đại như V.I. Lênin khẳng
định, thực chất của “là sự đảo lộn của những quy luật những nguyên
cơ bản, ở sự gạt bỏ thực tại khách quan ở bên ngoài ý thức, tức là ở sự thay thế chủ
nghĩa duy vật bằng chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa bất khả tri”.
c) Quan niệm của triết học Mác - Lênin về vật chất
Trong đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, thuyết bất khả tri phê phán chủ
nghĩa duy vật siêu hình, máy móc, C. Mác Ph. Ăngghen đã đưa ra những
tưởng rất quan trọng về vật chất.
V.I. Lênin đã tiến hành tổng kết toàn diện những thành tựu mới nhất của khoa
học, đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa hoài nghi, duy tâm đang lầm lẫn
hoặc xuyên tạc những thành tựu mới trong nhận thức cụ thể của con người về vật
chất, mưu toan bác bỏ chủ nghĩa duy vật, qua đó bảo vệ phát triển quan niệm
duy vật biện chứng về phạm trù vật chất.
Để đưa ra được một quan niệm thực sự khoa học về vật chất, V.I. Lênin đặc
biệt quan tâm đến việc tìm kiếm phương pháp định nghĩa cho phạm trù này. Kế
thừa những tưởng của C. Mác Ph. Ăngghen, V.I. Lênin đã định nghĩa vật
2
chất với tư cách là một phạm trù triết học và bằng cách đem đối lập với phạm trù ý
thức trên phương diện nhận thức luận bản. V.I. Lênin viết: “không thể đem lại
cho hai khái niệm nhận thức luận này một định nghĩa nào khác ngoài cách chỉ
rằng trong hai khái niệm đó, cái nào được coi là có trước”.
Triết học duy vật đứng trước yêu cầu cần bảo vệ và phát triển. Trong bối cảnh
lịch sử đó, năm 1908 trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm
phê phán” của V.I. Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất.
Định nghĩa phạm trù vật chất của V.I. Lênin được phát biểu như sau:
“Vật chất một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh, tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Định nghĩa vật chất của V. I. Lênin bao hàm các nội dung sau đây:
- Thứ nhất, vật chất thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý
thức và không lệ thuộc vào ý thức.
+ Vật chất với cách phạm trù triết học, dùng để phân biệt với các phạm
trù khoa học cụ thể.
Phạm trù triết học những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những
thuộc tính, những mối liên hệ bản phổ biến nhất của toàn bộ thế giới hiện
thực (bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy)
Đã phạm trù thì đều sản phẩm của duy được khái quát từ hiện thực,
nhưng vật chất phạm trù triết học ngoại diên rộng lớn, cùng, tận; còn
các phạm trù của khoa học cụ thể có phạm vi hẹp, giới hạn nhất định.
dụ: Các phạm trù của các khoa học cụ thể như: các phạm trù nguyên tử,
phân tử của hóa sinh; phạm trù tế bào của sinh học; phạm trù của học; các
phạm trù cơ quan, hệ cơ quan, sinh vật, các quần thể loài của sinh lý học, các phạm
trù hệ sinh thái các loài, sinh quyển của sinh thái học; phạm trù giải phẫu mỹ thuật,
giải phẫu nhân chủng, giải phẫu nhân trắc, giải phẫu thể dục thể thao, giải phẫu so
sánh của giải phẫu y học; Còn phạm trù triết học như phạm trù vật chất, ý thức,
vận động, không gian, thời gian…
Như vậy, phạm trù khoa học cụ thể khác với phạm trù của triết học phạm vi
phản ánh. Các phạm trù của khoa học cụ thể phạm vi phản ánh chỉ dừng lại một
lĩnh vực cụ thể của thế giới, còn phạm trù triết học phạm vi phản ánh của bao
quát toàn bộ thế giới hiện thực (bao gồm tự nhiên, xã hội và tư duy).
+ Vật chất với cách phạm trù triết học, vừa mang tính trừu ợng vừa
mang tính cụ thể.
Từ việc nghiên cứu các sự vật, hiện tượng cụ thể, cảm tính tồn tại trong thế
giới khách quan con người khái quát những thuộc tính chung, phổ biến của chúng
thể hiện trong phạm trù, là tồn tại khách quan và độc lập với tư duy của con người.
Nói như Ph. Ăngghen “Ta thể ăn được trái cam, trái đào những trái cây
cụ thể nhưng không thể ăn được trái cây” vì nó là một khái niệm của sự trừu tượng
hóa chỉ các loại trái cây nói chung.
vây, khi nghiên cứu vấn đề này của phạm trù triết học chúng ta cần chú ý:
Nếu chỉ thấy tính trừu tượng, thổi phồng tính trừu tượng mà quên đi tính cụ thể thì
3
sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm. Ngược lại, chỉ thấy tính hiện thực cụ thể sẽ đồng
nhất giữa vật chất và vật thể (của chủ nghĩa duy vật siêu hình).
+ Vật chất thực tại khách quan: Thuộc tính TTKQ thuộc tính bản của
vật chất,tiêu chuẩn để phân biệt vật chất với ý thức. Vật chất nói chung là tất cả
những tồn tại khách quan độc lập bên ngoài ý thức con người, không phụ thuộc
vào ý thức con người và loài người.
Nội dung này cũng khẳng định, thuộc tính TTKQ là thuộc tính của vật chất,
tiêu chuẩn cơ bản duy nhất để pn biệt cái gìvật chất, cái không phải là vật chất
(Nga là, tất cả những tồn tại khách quan độc lập bên ngoài ý thức con người,
không phụ thuộc vào ý thức con người là thuộc về phạm trù vật chất).
Như chúng ta đã thấy, mọi sự vật, hiện tượng từ vi đến mô, từ những
cái đã biết đến những cái chưa biết, từ những sự vật “giản đơn nhất” đến những
hiện tượng vô cùng “kỳ lạ”, dù tồn tại trong tự nhiên hay trong xã hội cũng đều tồn
tại khách quan, độc lập với ý thức con người, nghĩa là đều thuộc phạm trù vật chất,
đều là các dạng cụ thể của vật chất.
dụ: Cái bàn, ghế, quạt, phấn, bảng… đây rất nhiều thuộc tính khác
nhau (có thể thuộc tính về trọng lượng nặng nhẹ, khối lượng to, nhỏ, màu sắc,
hình dáng khác nhau) nhưng tất cả cái bàn, ghế, quạt... thuộc tính chung nhất là
tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của chúng ta.
- Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem
lại cho con người cảm giác.
Vật chất thực tại khách quan chính nguồn gốc khách quan, nguyên nhân
sinh ra ý thức, ý thức chỉ sự phản ánh hiện thực khách quan. Do đó, vật chất
tính thứ nhất, ý thức tính thứ hai, vật chất quyết định ý thức. (Ở đây Lênin đã
giải quyết mặt thứ nhất vấn đề bản của triết học đó là vật chất ý thức cái nào
có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào).
V.I. Lênin khẳng định rằng, vật chất luôn biểu hiện đặc tính hiện thực khách
quan của mình thông qua sự tồn tại không lệ thuộc vào ý thức của các sự vật, hiện
tượng cụ thể, tức luôn biểu hiện sự tồn tại hiện thực của mình dưới dạng các
thực thể. Các thực thể này do những đặc tính bản thể luận vốn của nó, nên khi
trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào các giác quan sẽ đem lại cho con người những
cảm giác. Mặc không phải mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới khi
tác động lên giác quan của con người đều được các giác quan con người nhận biết;
cái phải qua dụng cụ khoa học, thậm chí cái bằng dụng cụ khoa học nhưng
cũng chưa biết; cái đến nay vẫn chưa dụng cụ khoa học để biết được; song,
nếu tồn tại khách quan, hiện thực bên ngoài, độc lập, không phụ thuộc vào ý
thức của con người thì nó vẫn là vật chất.
Vì vậy, quan điểm này chống lại quan điểm chủ nghĩa duy tâm khi cho rằng ý
thức quyết định vật chất, hay vật chất do lực lượng siêu nhiên sinh ra.
- Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.
Chỉ một thế giới duy nhất thế giới vật chất. Trong thế giới ấy, theo quy
luật vốn có của nó mà đến một thời điểm nhất định sẽ cùng một lúc tồn tại hai hiện
tượng - hiện tượng vật chất hiện tượng tinh thần. Các hiện tượng vật chất luôn
tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào các hiện tượng tinh thần. Còn các hiện
4
tượng tinh thần (cảm giác, tư duy, ý thức...) lại luôn luôn có nguồn gốc từ các hiện
tượng vật chất những được trong các hiện ợng tinh thần ấy (nội dung
của chúng) chẳng qua cũng chỉ là chép lại, chụp lại, là bản sao của các sự vật, hiện
tượng đang tồn tại với tư cách là hiện thực khách quan.
Vì vậy, về nguyên tắc không đối tượng vật chất nào là không nhận thức được,
chỉ có những đối tượng vật chất chưa nhận thức được mà thôi.
Do đó, giải quyết được mặt thứ hai của vấn đềbản triết học: Con người có
khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Với quan điểm này, Lênin chỉ ra rằng vật chất tồn tại khách quan, nhưng
không phải tồn tại một cách thần tồn tại dưới dạng những sự vật, hiện
tượng cụ thể. Bằng các giác quan (phương thức nhận thức khác nhau như chụp lại,
chép lại) của con người chúng ta có thể nhận thức được thế giới vật chất.
Như vậy với nội dung này, Lênin đã giải quyết mặt thứ hai trong vấn đề
bản của triết học; vừa chứng minh được khả năng nhận thức của con người, vừa
bác bỏ “thuyết không thể biết” phủ nhận khả năng nhận thức của con người.
Ý nghĩa phương pháp luận của quan niệm vật chất của triết học Mác – Lênin
- Định nghĩa vật chất của Lênin đã giải quyết hai mặt vấn đề bản của triết
học.
- Khắc phục được quan điểm siêu hình, máy móc về vật chất của chủ nghĩa
duy vật trước Mác. Đồng thời, chống lại quan niệm sai lầm về vật chất của chủ
nghĩa duy tâm và thuyết không thể biết.
- Trong nhận thức hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới phải tôn trọng
hành động theo quy luật khách quan. Chống chủ quan, duy ý chí, suy nghĩ giản
đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan, bất chấp quy luật khách quan.
d) Phương thức tồn tại của vật chất
* Vận động
Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, là mọi sự biến đổi nói chung.
Ăngghen viết: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, - tức được hiểu là một
phương thức tồn tại của vật chất, một thuộc tính cố hữu của vật chất, - thì bao
gồm tất cả mọi sự thay đổi mọi quá trình diễn ra trong trụ, kể từ sự thay đổi
vị trí đơn giản cho đến tư duy” .
- Vai trò của vận động với vật chất: Vận động phương thức tồn tại của vật
chất
+ Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất.
Không đâu nơi nào lại thể vật chất không vận động. Các dạng
tồn tại cụ thể của vật chất không thể không thuộc tính vận động. Vận động của
vật chất diễn ra tự thân.
+ Vật chất chỉ thể tồn tại bằng cách vận động thông qua vận động
biểu hiện sự tồn tại của nó với các hình dạng phong phú muôn vẻ vô tận.
Đó là, chỉ có trong vận động và thông qua vận động thì các dạng vật chất mới
thể hiện được đặc tính của mình.
Ví dụ: Trong thực tế cho thấy rất rõ là phẩm chất, năng lực của một con người
cụ thể chỉ được thể hiện thông qua hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực
tiễn của người đó.
5
Hay đặc tính của một căn bệnh cụ thể nào đó chỉ được thể hiện thông qua các
giai đoạn biển đổi của từ khới phát cho tới bùng phát cho tới lui bệnh khỏi
bệnh.
Chính vậy con người chỉ thể nhận thức được các sự vật vật chất
thông qua sự vận động của nó. Về vấn đề này Ăngghen đã viết rằng: “Các hình
thức các dạng khác nhau của vật chất chỉ thể nhận thức được thông qua vận
động, thuộc tính của vật thể chỉ bộc lộ qua vận động, về một vật thể không vận
động thì không nói cả”.
+Vận động của vật chất tồn tại vĩnh viễn, không thể tạo ra không bị tiêu
diệt.
Đó là, sức mạnh làm cho vật chất vận động không phải nằm ngoài vật chất
như quan điểm duy tâm hoặc siêu hình về vận động sức mạnh làm cho vật
chất vận động của bản thân vật chất. Sức mạnh đó do sự tác động lẫn nhau
của chính các thành tố nội tại trong cấu trúc vật chất gây nên sự vận động. Do đó,
vận động của vật chất không do ai sáng tạo ra tiêu diệt được, vận động của vật
chất được bảo toàn cả về số lượng chất lượng. Vận động của vật chất tồn tại
vĩnh viễn cùng vật chất.
Ví dụ: Sự vận động của nguyên tử là do sự tương tác giữa hạt nhân và điện tử
trong bản thân nguyên tử
Sự vận động phát triển của một thể sống do sự tương tác giữa các
quan, các quá trình diễn ra trong cơ thể, giữa cơ thể với môi trường.
Sự vận động phát triển của một xã hội là do sự tương tác của chính các yếu t
cấu thành một cơ thể xã hội.
- Những hình thức vận động cơ bản của vật chất
+ Hình thức vận động của vật chất rất đa dạng, được biểu hiện ra với các quy
mô, trình độ tính chất hết sức khác nhau. Dựa vào những thành tựu khoa học
của thời đại mình, Ăngghen đã chia vận động của vật chất thành năm hình thức
bản:
Vận động cơ giới: Đó là sự di chuyển vị trí của vật thể trong không gian
Vận động vật lý: Đóvận động của các phân tử, điện tử, các hạt cơ bản, các
quá trình nhiệt, điện …
Vận động hoá: Đó là quá trình hoá hợp và phân giải các chất.
Vận động sinh vật: Đó sự biến đổi của các thể sống, biến đổi của cấu
trúc gien…
Vận động hội: Đó sự biến đổi của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hoá.., sự thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội.
+ Các hình thức vận động trên có quan hệ với nhau như sau:
Thứ nhất, các hình thức vận động trên các trình độ từ thấp đến cao, tương
ứng với trình độ kết cấu của vật chất.
Thứ hai, chúng khác nhau về chất. Nhưng quan hệ mật thiết với nhau,
trong đó, các hình thức vận động cao xuất hiện trên sở các hình thức vận động
thấp, bao hàm trong các hình thức vận động thấp hơn. Các hình thức vận động
thấp không khả năng bao hàm hình thức vận động trình độ cao hơn. Bởi vậy
6
mọi sự quy giản các hình thức vận động cao về hình thức vận động thấp đều là sai
lầm. Giữa hai hình thức vận động cao thấp thể hình thức vận động trung
gian, đó những mắt khâu chuyển tiếp trong quá trình chuyển hoá lẫn nhau của
các hình thức vận động.
Thứ ba, trong sự tồn tại của mình, mỗi một sự vật thể nhiều hình thức
vận động khác nhau, nhưng bản thân sự vật ấy bao giờ cũng đ¬ợc đặc trưng, bởi
hình thức vận động cao nhất mà nó có.
- Vận động và đứng im
Sự vận động không ngừng của vật chất không những không loại trừ mà trái lại
còn bao hàm trong đó sự đứng im tương đối, tạm thời.
+ Đứng im khái niệm triết học phản ánh trạng thái ổn định về chất của sự
vật, hiện tượng trong những mối quan hệ và điều kiện cụ thể, là hình thức biểu hiện
sự tồn tại thực sự của các sự vật, hiện tượng điều kiện cho sự vận động
chuyển hoá của vật chất.
+ Đứng im mang tính chất tương đối tạm thời thể hiện ở chỗ: chỉ xảy ra trong
một mối quan hệ nhất định chứ không phải trong mọi mối quan hệ cùng một thời
điểm, chỉ xảy ra với một hình thức vận động nào đó, một lúc nào đó, chứ không
phải cùng một lúc đối với mọi hình thức vận động.
dụ: Tàu hỏa đang đỗ trên sân ga đứng im đó trong mối quan hệ với
đường ray, còn so với mặt trời các thiên thể khác thì vận động theo sự vận
động của quả đất.
Đứng im chỉ sự biểu hiện của một trạng thái vận động - vận động trong
thăng bằng, trong sự ổn định tương đối. Vận động biệt xu hướng hình thành,
duy trì sự tồn tại ổn định của một sự vật, hiện tượng nào đó. Nhưng, vận động nói
chung, tức là sự tác động qua lại của vô số các sự vật, hiện tượng, lại làm cho tất cả
các sự vật, hiện tượng không ngừng biến đổi, cho nên đứng im chỉ tương đối, tạm
thời. Mặc mang tính chất tương đối tạm thời, nhưng đứng im lại hình thức
“chứng thực” sự tồn tại thực sự của vật chất, điều kiện cho sự vận động chuyển
hoá của vật chất.
* Không gian và thời gian
Dựa trên những thành tựu của khoa học thực tiễn, chủ nghĩa duy vật biện
chứng đã khẳng định tính khách quan của không gian và thời gian, xem không gian
và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động.
- Khái niệm không gian và thời gian:
+ Không gian hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính, sự cùng
tồn tại, trật tự, kết cấu và sự tác động lẫn nhau.
Như vậy, phạm trù không gian sự khái quát các thuộc tính chung của mọi
sự vật tồn tại khách quan về vị trí, quảng tính (độ dài - ngắn, cao- thấp, hình thức
kết cấu…) mối tương quan với các dạng vật chất khác (ở trên hay dưới, trước hay
sau, phải hay trái…).
+ Thời gian hình thức tồn tại của vật chất vận động xét về mặt độ dài diễn
biến, sự kế tiếp của các quá trình.
7
Như vậy, phạm trù thời gian sự khái quát các thuộc tính chung của mọi sự
vật tồn tại khách quan về sự vận động biến đổi diễn ra nhanh hay chậm, trình tự
vận động, biến đổi diễn ra kế tiếp qua các giai đoạn trước, sau …
- Vai trò của không gian và thời gian
Không gian thời gian những hình thức tồn tại của vật chất vận động,
được con người khái quát khi nhận thức thế giới.
+ Không gian và thời gian những thuộc tính vốn của vật chất. Không có
không gian thời gian thuần tuý tách rời vật chất vận động. V. I. Lênin viết:
“Trong thế giới không ngoài vật chất đang vận động vật chất đang vận
động không thể vận động ở đâu ngoài không gian và thời gian” .
+ Các sự vật vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình qua không gian, thời gian
của nó.
Đó là, chỉ trong không gian thời gian của mình thì các sự vật vật chất
mới thể hiện được sự tồn tại của nó là như thế nào. Chính vì vậy để nhận thức được
về các sự vật vật chất ta phải nhận thức chúng trong không gian thời gian của
chúng.
Điều này Ăngghen đã viết: “Các hình thức bản của mọi tồn tại không
gian thời gian: tồn tại ngoài thời gian cũng hết sức nh¬ư tồn tại ngoài
không gian”.
dụ: Để biết nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay thế nào
thì phải nhận thức nó gắn với cả không gian và thời gian của nó.
+ Không gian và thời gian phụ thuộc vào vật chất vận động
Vấn đề này đã được xác nhận bởi những thành tựu của KHTN, đặc biệt là đầu
TK XX thuyết tương đối của Anhxtanh đã chứng minh rằng, không gian thời
gian không tự nó tồn tại tách rời vật chất và luôn phụ thuộc vào vật chất vận động.
- Mối quan hệ giữa không gian và thời gian
+ Không gian thời gian hai thuộc tính, hai hình thức tồn tại khác nhau
của vật chất vận động, nhưng chúng không tách rời nhau.
Không sự vật, hiện tượng nào tồn tại trong không gian lại không
một quá trình diễn biến của nó. Cũng không thể sự vật, hiện tượng nào thời
gian tồn tại mà lại không có quảng tính, kết cấu nhất định.
+ Tính chất của không gian sự biến đổi của bao giờ cũng gắn liền với
tính chất và sự biến đổi của thời gian và ngược lại. Do đó, không gian và thời gian,
về thực chất là một thể thống nhất không - thời gian.
- Tính chất của không gian và thời gian
+ Vật chất có ba chiều không gian và một chiều thời gian.
Theo nghĩa chung nhất không gian 3 chiều: dài, rộng, cao. Còn thời gian
chỉ có 1 chiều: từ quá khứ đến tương lai
Các tính chất của không gian thời gian chính biểu hiện hình thức tồn tại
về quảng tính và quá trình diễn biến của vật chất vận động.
+ Không gian và thời gian của vật chất nói chung là vô tận, xét về cả phạm vi
lẫn tính chất.
8
Nghĩa không gian thời gian không giới hạn, không tận cùng về
một phía nào cả, xét cả về quá khứ lẫn tương lai, cả về đằng trước- sau, trên - dưới,
phải - trái.
đ) Tính thống nhất vật chất của thế giới
* Tồn tại của thế giới là tiền đề cho sự thống nhất của thế giới
Để xem xét về tính thống nhất của thế giới phải thừa nhận sự tồn tại của nó.
Theo nghĩa chung nhất, tồn tại là phạm trù dùng để chỉ tính có thực của thế giới xung
quanh con người. Khẳng định sự tồn tại là gạt bỏ những nghi ngờ về tính không thực,
sự hư vô, tức là gạt bỏ sự “không tồn tại”.
Chủ nghĩa duy vật quan niệm tồn tại của thế giới như một chỉnh thể mà bản chất
củalà vật chất. Trái lại, các nhà triết học duy tâm khẳng định chthế giới tinh
thần mới tồn tạin bản chất của tồn tại cũng là tinh thần.
* Thế giới thống nhất ở tính vật chất
n cứ vào đời sống thực tiễn và s phát triển lâu dài của triết học và khoa học,
ch nghĩa duy vật biện chứng khẳng định bản chất của thế giới là vật chất, thế giới
thống nhất ở tính vật chất. Điều đó được thể hiện ở những điểm bản sau đây:
Một là, chỉ một thế giới duy nhất thống nhất thế giới vật chất. Thế giới
vật chất tồn tại khách quan, trước độc lập với ý thức con người, được ý thức
con người phản ánh.
Hai là, mọi bộ phận của thế giới mối quan hệ vật chất thống nhất với nhau,
biểu hiện chỗ chúng đều những dạng cụ th của vật chất, sản phẩm của vật
chất, cùng chịu schi phối của những quy luật khách quan, phổ biến của thế giới vật
chất.
Ba là, Thế giới vật chất không do ai sinh ra cũng không tự mất đi, tồn tại
vĩnh viễn, hạn tận. Trong thế giới, các sự vật, hiện tượng luôn luôn vận
động, biến đổi không ngừng chuyển hóa lẫn nhau, nguồn gốc, nguyên nhân
và kết quả của nhau, về thực chất, đều là những quá trình vật chất.
Tính thống nhất vật chất của thế giới đã được kiểm nghiệm bởi các thành tựu
khoa học và bởi chính cuộc sống hiện thực của con người.
Những căn cứ khoa học cho luận điểm trên:
Một là, thiên văn học, quang phổ, trụ, chứng minh không thế giới siêu
nhiên nào.
Hai là, sinh vật học từ phát hiện tế bào đến thuyết về gen về các phân tử
ADN ARN các bậc thang của quá trình tiến hóa của thế giới vật chất, của
thực vật, động vật cho tới con người.
Ba là, thành tựu mới về thiên văn học, cơ học lượng tử, thuyết tương đối cùng
với sự phát hiện ra trường hạt phản hạt càng chứng minh không thế giới phi
vật chất.
Bốn là, xã hội loài người suy cho cùng cũng là cấp độ đặc biệt của tổ chức vật
chất. hội loài người một bộ phận của thế giới vật chất, nền tảng tự nhiên,
tiến hóa từ giới tự nhiên, kết cấu quy luật vận động khách quan, không phụ
thuộc vào ý thức của con người. Con người có vai trò năng động sáng tạo trong thế
giới vật chất trên cơ sở dựa vào quy luật của thế giới vật chất.
9
Kết luận: Như vậy thế giới cả TN XH, con người về bản chấtvật chất,
thống nhất tính vật chất của nó. Thế giới vật chất nguyên nhân tự nó, vĩnh
hằng và vô tận với vô số những biểu hiện muôn hình muôn vẻ.
2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức
a) Nguồn gốc của ý thức
* Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm
Khi lý giải nguồn gốc ra đời của ý thức, các nhà triết học duy tâm cho rằng, ý
thức nguyên nhân sinh thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ thế giới
vật chất.
Đại biểu tiêu biểu như Platôn, G. Hêghen đã tuyệt đối hoá vai trò của tính,
khẳng định thế giới “ý niệm”, hay “ý niệm tuyệt đối” là bản thể, sinh ra toàn bộ thế
giới hiện thực. Ý thức của con người chỉ sự “hồi tưởng” về “ý niệm”, hay “tự ý
thức” lại “ý niệm tuyệt đối”.
Đại biểu như G.Béccơli, E.Makhơ lại tuyệt đối hoá vai trò của cảm giác, coi ý
thức của con người là do cảm giác sinh ra.
* Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình
Đối lập với các quan niệm của chủ nghĩa duy tâm, các nhà duy vật siêu hình
phủ nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, tinh thần. Họ xuất phát từ thế giới hiện
thực để lý giải nguồn gốc của ý thức nhưng họ lại đồng nhất vật chất với ý thức.
Chẳng hạn, Phôgơtơ cho rằng óc tiết ra tư tưởng (ý thức) giống như gan tiết ra
mật, như tuyến vị tiết ra dịch vị mà thôi.
Phoiơbắc: Thừa nhận ý thức sự phản ánh của hiện thực khách quan vào
trong bộ óc của con người. Song do không thấy được bản chất hội của con
người, nên không thấy được yếu tố xã hội, lịch sử của ý thức. Ông hiểu ý thức một
cách chung chung, trừu tượng, không thấy được bản chất xã hội của ý thức.
* Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Cho rằng ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
- Nguồn gốc tự nhiên: Ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất; nhưng không phải
của mọi dạng vật chất,thuộc tính của một dạng vật chất sống tổ chức cao
nhất là bộ óc người.
+ Ý thức là thuộc tính của bộ não người - một dạng vật chất có tổ chức cao
cấu trúc tinh vi, phức tạp.
Ý thức luôn tồn tại trên sở hoạt động sinh thần kinh của bộ não người
nên khi bộ óc người bị tổn thương sẽ mất một phần hoặc toàn bộ ý thức.
Bộ não người một tổ chức vật chất sống đặc biệt, cấu trúc tinh vi, phức
tạp bao gồm 14 -15 tỷ tế bào thần kinh. Chúng liên hệ với nhau liên hệ với các
giác quan con người, tạo thành vô số các mối liên hệ qua lại với thế giới bên ngoài
thông qua các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.
+ Ý thức hình thức phản ánh đặc trưng chỉ con người hình thức
phản ánh cao nhất của thế giới vật chất.
Phản ánh sự tái tạo những đặc điểm của hệ thống vật chất này hệ thống
vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng. Phản ánh thuộc tính
chung của vật chất.
10
Kết quả phản ánh phụ thuộc vào vật tác động vật nhận tác động trong đó
bao giờ vật nhận tác động cũng mang thông tin của vật tác động. Đây điều quan
trọng làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Thuộc tính phản ánh của vật chấtsự phát triển từ thấp đến cao cùng với sự
phát triển của thế giới vật chất: Từ phản ánh của thế giới vô sinh đến phản ánh sinh
vật và khi con người hình thành thì xuất hiện phản ánh ý thức.
cơ: Phản ánh cơ-lý- hóa. Hình thức phản ánh này còn đơn giản, sao chép,
thụ động, chưa có tính chọn lọc.
Ví dụ: Dấu chân trên cát, bắn vào bia, tòa nhà soi bóng trên mặt nước…
Hữu cơ, thực vật (chưa hệ thần kinh hệ thần kinh): Phản ánh sinh
học, đã định hướng, sự lựa chọn...Gồm phản ánh mang tính kích thích, tính
cảm ứng và các phản xạ không điều kiện mang tính bẩm sinh.
dụ: Cây hướng về mặt trời, động vật đổi màu da, rễ cây phát triển mạnh về
phía có nhiều phân.
Động vật (có hệ thần kinh trung ương): Phản ánh tâm lý, phản xạ không điều
kiện điều kiện (thí nghiệm Páplốp: Chó thấy đèn sáng chạy ra ăn). một số
loài như chó, khỉ, vượn đã đạt trình độ tâm lí động vật, song tất cả những phản ánh
của động vật bậc cao chỉ thể hiện bản năng sinh tồn.
Ví dụ: điều kiện: ta bắt con khỉ con thì khỉ mẹ rằng lại con, tỏ vẻ tức giận...
huấn luyện chó, cá heo….Không điều kiện: thả vịt mới nở xuống nước biết bơi.
Con người (Não): Đạt trình độ phản ánh cao nhất, phản ánh ý thức.
Nói cách khác, Ý thức thuộc tính phản ánh của một dạng vật chất tổ
chức cao nhất đó óc người. Không phải mọi quan của thể con người hay
mọi dạng vật chất đều có phản ánh ý thức. Chỉ có óc người mớikhả năng tạo ra
ý thức.
- Nguồn gốc xã hội: lao động, ngôn ngữ và quan hệ xã hội
Để ý thức ra đời nguồn gốc tự nhiên tiền đề quan trọng không thể thiếu
song chưa đủ. Điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức nguồn gốc hội.
Nguồn gốc xã hội của ý thức là: Lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội.
+ Lao động: Lao động quá trình con người sử dụng các công cụ lao động
tác động vào tự nhiên tạo ra của cải vật chất để thoả mãn các nhu cầu của mình.
Lao động điều kiện đầu tiên chủ yếu để con người tồn tại. Lao động
cung cấp cho con người những cái cần thiết để sống, đồng thời lao động sáng tạo
ra cả bản thân con người, làm cho sự tiến hoá của con vượn thành con người. Bộ
não vượn chuyển dần thành bộ óc người.
Lao động làm cho các giác quan bộ não người ngày càng phát triển hoàn
thiện có khả năng phản ánh năng động sáng tạo đối với thế giới khách quan
Thông qua lao động làm cho con người nhìn xa hơn, tai thính hơn, mủi phát
triển hoàn thiện, từ chổ đi bằng bốn chi chuyển lên đi bằng hai chi, lưng thẳng…
Trình đhiểu biết ny càng u n, ngày ng bản chấtn, khái quát cao hơn
dụ: Nắng mưa: Lúc đầu, cho do 1 vị thần…. ----> các kinh nghiệm:
chuồn chuồn,… cơn đằng đông vừa…..----> nhờ duy, đã nắm được các quy
luật thời tiết, các chỉ số…----> sáng tạo ra máy dự báo thời tiết.
11
Thông qua lao động, con người tác động vào thế giới khách quan làm thế
giới khách quan bộc lộ các thuộc tính, kết cấu, quy luật vận động của được
phản ánh vào não người hình thành nên các tri thức.
→ Lao động còn làm cho con người hình thành được các phương pháp tư duy
khoa học.
+ Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức, là vỏ vật chất của tư duy, là
hiện thực trực tiếp của tư tưởng.
Ngôn ngữ bao gồm có 2 yếu tố cơ bản là: tiếng nói, chữ viết
Ngôn ngữ vừa là phương tiện để giao tiếp vừa là công cụ của duy nhằm
khái quát hóa, trừu tượng hoá trong phản ánh hiện thực, ghi nhận sự hiểu biết của
con người về thế giới.
Ngôn ngữ giúp con người tổng kết được thực tiễn, trao đổi thông tin, trao
đổi tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác thế hệ khác, nhờ đó ý thức của loài
người không ngừng phát triển.
Đồng thời, ý thức một hiện tượng tính XH, do đó không phương tiện
trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành và phát triển được.
+ Quan hệ xã hội là quan hệ giữa người với người.
Các mối quan hệ hội không chỉ đối tượng phản ánh của ý thức mà còn
là môi trường tồn tại và phát triển của ý thức.
- Mối quan hệ giữa nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội
Nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần, còn nguồn gốc xã hội điều kiện đủ để
ý thức hình thành, tồn tại và phát triển.
Nếu chỉ nhấn mạnh mặt tự nhiên mà qn đi mặt xã hội, hoặc ngược lại chỉ nhấn
mạnh mặt hội quên đi mặt tự nhiên của nguồn gốc ý thức đều dẫn đến những
quan niệm sai lầm, phiến diện của chủ nghĩa duy tâm hoặc duy vật siêu hình.
b) Bản chất của ý thức
- Quan điểm của triết học ngoài mácxit
+ Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm
Ý thức là một thực thể tồn tại độc lập, là thực tại duy nhất, là nguồn gốc từ đó
sinh ra toàn bộ thế giới vật chất.
+ Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình
Coi ý thức cũng chỉ một dạng cấu trúc của vật chất; hoặc coi ý thức chỉ là
sự phản ánh giản đơn, thụ động thế giới vật chất, tách rời thực tiễn xã hội.
- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Bản chất của ý thức hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, quá
trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người.
+ Xem xét ý thức từ mặt bản thể luận, thì ý thức chỉ “hình ảnh” về hiện
thực khách quan trong óc người. Kết quả phản ánh của ý thức tùy thuộc vào nhiều
yếu tố: đối tượng phản ánh, điều kiện lịch sử - hội, phẩm chất, năng lực, kinh
nghiệm sống của chủ thể phản ánh.
dụ: Cùng một bức tranh phong cảnh nhưng mỗi người khi ngắm sẽ
có cảm xúc, hiểu biết khác nhau.
12
Cùng một nội dung bài học nhưng mỗi người một cách tiếp cận, khả năng
tiếp thu khác nhau. vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn trên từng cương vị,
từng vùng công tác cũng khác nhau.
Ý thức cái phản ánh thế giới khách quan, ý thức không phải sự vật,
mà chỉ là hình ảnh của sự vật ở trong óc người.
Ý thức tồn tại phi cảm tính, đối lập với các đối tượng vật chất phản
ánh luôn tồn tại cảm tính.
+ Về nội dung ý thức phản ánh khách quan, còn hình thức phản ánh
chủ quan.
Vật chất được phản ánh vào óc người sẽ bị biến đổi tùy thuộc vào các yếu tố
khách quan và chủ quan của mỗi người. Như đối tượng phản ánh, điều kiện lịch sử
- xã hội, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm sống của chủ thể phản ánh.
+ Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội.
Một là, ý thức mang tính tích cực, sáng tạo
Thông qua thực tiễn, con người làm biến đổi thế giới qua đó chủ động
khám phá sâu, rộng các đối tượng phản ánh.
Phản ánh sáng tạo của ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt:
Thứ nhất, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh
Thứ hai, mô hình hoá đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần.
Thứ ba, chuyển hoá mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan.
Hai là, ý thức mang tính xã hội
Bởi vì, ý thức một hiện tượng hội. Sự ra đời, tồn tại của ý thức gắn liền
với hoạt động thực tiễn xã hội, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật sinh vật
còn chủ yếu chịu sự chi phối của các quy luật hội, nhu cầu giao tiếp hội
và các điều kiện sinh hoạt hiện thực xã hội của con người quy định.
+ Ý thức phản ánh ngày càng sâu sắc, từng bước xâm nhập các tầng bản chất,
quy luật, điều kiện đem lại hiệu quả hoạt động thực tiễn.
Bằng những thao tác của duy trừu tượng đem lại những tri thức mới để chỉ
đạo hoạt động thực tiễn, chủ động cải tạo thế giới trong hiện thực, sáng tạo ra
“thiên nhiên thứ hai” in đậm dấu ấn của con người.
Như vậy, sáng tạo là đặc trưng bản chất nhất của ý thức. Ý thức phản ánh hiện
thực khách quan vào bộ óc người, song đây sự phản ánh đặc biệt, gắn liền với
thực tiễn sinh động cải tạo thế giới khách quan theo nhu cầu của con người.
Sự phản ánh ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt:
Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể đối tượng phản ánh. Đây quá
trình mang tính hai chiều, có định hướng và chọn lọc các thông tin cần thiết.
Hai là, hình hóa đối tượng trong duy dưới dạng hình ảnh tinh thần.
Thực chất đây quá trình “sáng tạo lại” hiện thực của ý thức theo nghĩa: hóa
các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất.
Ba là, chuyển hóa mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tứcquá trình
hiện thực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái
thực tại, biến các ý tưởng phi vật chất trong duy thành các dạng vật chất ngoài
hiện thực.
13
Để thúc đẩy quá trình chuyển hóa này, con người cần sáng tạo đồng bộ nội
dung, phương pháp, phương tiện, công cụ phù hợp để tác động vào hiện thực
khách quan nhằm thực hiện mục đích của mình. Phản ánh sáng tạo hai mặt
thuộc bản chất của ý thức.
Từ kết quả nghiên cứu nguồn gốc bản chất của ý thức cho thấy, ý thức
hình thức phản ánh cao nhất riêng của óc người về hiện thực khách quan trên
cơ sở thực tiễn xã hội - lịch sử.
c) Kết cấu của ý thức
* Các lớp cấu trúc của ý thức
Muốn cải tạo được sự vật, trước hết con người phải có sự hiểu biết sâu sắc về
sự vật đó. Do đó, nội dung phương thức tồn tại bản của ý thức phải tri
thức. Ý thức không bao hàm tri thức, không dựa vào tri thức thì ý thức đó
một sự trừu tượng trống rỗng, không giúp ích cho con người trong hoạt động
thực tiễn.
Nhận thức không phải một quá trình dễ dàng, phẳng lặng một quá
trình phản ánh những khó khăn, gian khổ thường gặp phải trên mỗi bước đường đi
tới chân lý. Muốn vượt qua khó khăn để đạt tới mục đích, chủ thể nhận thức phải
ý chí, quyết tâm cao. Ý chí chính những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động
mọi tiềm năng trong mỗi con người vào hoạt động để có thể vượt qua mọi trở ngại,
đạt mục đích đề ra. Nhận vị trí, vai trò của các nhân tố cấu thành ý thức mối
quan hệ giữa các yếu tố đó, đòi hỏi mỗi chủ thể phải luôn tích cực học tập, rèn
luyện, bồi dưỡng nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí trong nhận thức và cải
tạo thế giới.
* Các cấp độ của ý thức
Khi xem xét ý thức theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, cần nhận
thức được các yếu tố: tự ý thức, tiềm thức, thức... Tất cả những yếu tố đó cùng
với những yếu tố khác hợp thành ý thức, quy định tính phong phú, nhiều vẻ của đời
sống tinh thần của con người.
- Tự ý thức ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan hệ
với ý thức về thế giới bên ngoài. Đây một thành t rất quan trọng của ý thức,
đánh dấu trình độ phát triển của ý thức.
Ví dụ: Tự ý thức trong việc học.
- Tiềm thức những hoạt động tâm diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý
thức. Về thực chất, tiềm thức những tri thức chủ thể đã được từ trước
nhưng đã gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu ý thức
của chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng
-+ thức những hiện tượng tâm không phải do trí điều khiển, nằm
ngoài phạm vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát được trong một lúc nào đó.
Chẳng hạn: giấc mơ; bị thôi miên; bản năng ham muốn…
* Vấn đề “trí tuệ nhân tạo”
Ngày nay, khoa học công nghệ hiện đại đã có những bước phát triển mạnh
mẽ, sản xuất ra nhiều loại máy móc không những có khả năng thay thế lao động cơ
bắp, mà còn có thể thay thế cho một phần lao động trí óc của con người.
Ví dụ: máy tính điện tử, “người máy thông minh”, “trí tuệ nhân tạo”.
14
| 1/18

Preview text:

VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
Phần 1: Nội dung chính của bài Đặt vấn đề:
Vật chất và ý thức là hai phạm trù cơ bản, nền tảng của triết học, mối quan hệ
biện chứng giữa vật chất và ý thức là nguyên lý gốc, đồng thời là xuất phát điểm
quan trọng để nhận thức và giải quyết tất cả các nguyên lý, quy luật, phạm trù của triết học Mác - Lênin.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là cơ sở thế giới quan
phương pháp luận giải quyết có hiệu quả mối quan hệ khách quan, chủ quan trong đời sống xã hội.
1. Vật chất và phương thức tồn tại của vật chất
a) Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước C. Mác về
phạm trù vật chất
- Các nhà triết học duy tâm: Phủ nhận sự tồn tại khách quan của vật chất và
cho rằng cơ sở của mọi sự tồn tại là bản nguyên tinh thần nào đó.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan: thừa nhận sự tồn tại hiện thực của giới tự nhiên,
nhưng lại cho rằng nguồn gốc của nó là do “sự tha hóa” của “tinh thần thế giới”.
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: cho rằng đặc trưng cơ bản nhất của mọi sự
vật, hiện tượng là sự tồn tại lệ thuộc vào chủ quan, tức là một hình thức tồn tại khác của ý thức.
- Các nhà triết học duy vật trước Mác: khẳng định thế giới vật chất tồn tại
khách quan không lệ thuộc vào ý thức con người. Nhưng đồng nhất vật chất với
một hay một số vật thể cụ thể, yếu tố cụ thể nào đó.
+ Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại: Các nhà triết học duy vật đã đồng nhất vật
chất với những dạng cụ thể của nó.
* Thales coi bản nguyên của thế giới là “nước”. (Theo ông, mọi sự vật đều
được sinh ra từ nước, khi phân hủy lại biến thành nước. Mọi sự vật có sinh ra và
mất đi, chỉ có nước là tồn tại mãi mãi).
* Heraclítus cho rằng bản nguyên của thế giới là “lửa”
* Anaximenes bản nguyên của thế giới là “không khí”.
* Đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật thời kỳ cổ đại thuộc về các nhà nguyên tử
luận Lơxíp (khoảng 500 - 440 trước CN) và Đêmôcrít (khoảng 460 - 370 trước
CN). Ông cho rằng, thế giới được tạo thành bởi các nguyên tử. Nguyên tử theo ông
là những hạt nhỏ nhất, không thể phân chia, tồn tại vĩnh viễn, phong phú về hình
dạng, tư thế, trật tự sắp xếp quy định tính muôn vẻ của thế giới.
+ Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII: Nền khoa học tự nhiên thực nghiệm
châu Âu nhờ ứng dụng được những thành tựu vật lý cơ học và toán học đã phát
triển một cách mạnh mẽ. Quan điểm siêu hình - máy móc chi phối những hiểu biết
triết học về vật chất. Vì vậy, các nhà triết học và khoa học đã nhìn thế giới như một
bức tranh cơ học. Thể hiện:
* Đồng nhất vật chất với khối lượng hoặc nguyên tử.
* Coi vận động của vật chất chỉ là biểu hiện của vận động cơ học; nguồn gốc
vận động nằm ngoài vật chất; tách rời vận động, không gian, thời gian với vật chất. 1
b) Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và
sự phá sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã làm phá sản các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất.
- Năm 1895, Rơnghen phát hiện ra tia X (Có khả năng xuyên qua nhiều vật
ngày nay được ứng dụng trong chụp ảnh y tế, nghiên cứu tinh thể, hay kiểm tra
hành lý hành khách trong an ninh hàng không…) (từ đó khẳng định nguyên tử có thể bị thẩm thấu).
- Năm 1896, Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ. (Phóng xạ là hiện
tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt
nhân (thường được gọi là các tia phóng xạ) đã bác bỏ quan niệm về sự bất biến của nguyên tử.
- Năm 1897, Tômxơn phát hiện ra điện tử và chứng minh được nó là một
trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử (điều đó chứng tỏ nguyên tử có thể
phân chia được). Nhờ phát minh này, lần đầu tiên trong khoa học, sự tồn tại hiện
thực của nguyên tử được chứng minh bằng thực nghiệm.
- Năm 1901, Kaufman đã chứng minh được khối lượng của điện tử không
phải bất biến, mà thay đổi phụ thuộc vào tốc độ vận động của nó.
- Năm 1905, Anhxtanh phát minh ra thuyết tương đối hẹp và năm 1916, ông
đưa ra thuyết tương đối tổng quát, chứng minh được không gian, thời gian, khối
lượng không phải là bất biến. Nó là đặc trưng chung cho vật chất.
Như vậy, từ phát minh khoa học trên chứng minh nguyên tử có cấu trúc phức
tạp và không phải là nhỏ nhất mà nó có thể bị phân ra và chuyển hóa. Do đó,
những quan niệm đương thời về giới hạn cuối cùng của vật chất là nguyên tử hay
khối lượng đã bị sụp đổ. Đây chính là cơ hội để CNDT lợi dụng, cho rằng “vật
chất” của CNDV đã tiêu tan, nền tảng của CNDV đã sụp đổ, một số nhà triết học
duy vật hoang mang trượt dần sang chủ nghĩa duy tâm.
Đây chính là cuộc khủng hoảng vật lý học hiện đại mà như V.I. Lênin khẳng
định, thực chất của nó “là ở sự đảo lộn của những quy luật cũ và những nguyên lý
cơ bản, ở sự gạt bỏ thực tại khách quan ở bên ngoài ý thức, tức là ở sự thay thế chủ
nghĩa duy vật bằng chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa bất khả tri”.
c) Quan niệm của triết học Mác - Lênin về vật chất
Trong đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, thuyết bất khả tri và phê phán chủ
nghĩa duy vật siêu hình, máy móc, C. Mác và Ph. Ăngghen đã đưa ra những tư
tưởng rất quan trọng về vật chất.
V.I. Lênin đã tiến hành tổng kết toàn diện những thành tựu mới nhất của khoa
học, đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa hoài nghi, duy tâm đang lầm lẫn
hoặc xuyên tạc những thành tựu mới trong nhận thức cụ thể của con người về vật
chất, mưu toan bác bỏ chủ nghĩa duy vật, qua đó bảo vệ và phát triển quan niệm
duy vật biện chứng về phạm trù vật chất.
Để đưa ra được một quan niệm thực sự khoa học về vật chất, V.I. Lênin đặc
biệt quan tâm đến việc tìm kiếm phương pháp định nghĩa cho phạm trù này. Kế
thừa những tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen, V.I. Lênin đã định nghĩa vật 2
chất với tư cách là một phạm trù triết học và bằng cách đem đối lập với phạm trù ý
thức trên phương diện nhận thức luận cơ bản. V.I. Lênin viết: “không thể đem lại
cho hai khái niệm nhận thức luận này một định nghĩa nào khác ngoài cách chỉ rõ
rằng trong hai khái niệm đó, cái nào được coi là có trước”.
Triết học duy vật đứng trước yêu cầu cần bảo vệ và phát triển. Trong bối cảnh
lịch sử đó, năm 1908 trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm
phê phán” của V.I. Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất.
Định nghĩa phạm trù vật chất của V.I. Lênin được phát biểu như sau:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.

Định nghĩa vật chất của V. I. Lênin bao hàm các nội dung sau đây:
- Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý
thức và không lệ thuộc vào ý thức.
+ Vật chất với tư cách là phạm trù triết học, dùng để phân biệt với các phạm trù khoa học cụ thể.
Phạm trù triết học là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những
thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất của toàn bộ thế giới hiện
thực (bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy)
Đã là phạm trù thì đều là sản phẩm của tư duy được khái quát từ hiện thực,
nhưng vật chất là phạm trù triết học có ngoại diên rộng lớn, vô cùng, vô tận; còn
các phạm trù của khoa học cụ thể có phạm vi hẹp, giới hạn nhất định.
Ví dụ: Các phạm trù của các khoa học cụ thể như: các phạm trù nguyên tử,
phân tử của hóa sinh; phạm trù tế bào của sinh học; phạm trù mô của mô học; các
phạm trù cơ quan, hệ cơ quan, sinh vật, các quần thể loài của sinh lý học, các phạm
trù hệ sinh thái các loài, sinh quyển của sinh thái học; phạm trù giải phẫu mỹ thuật,
giải phẫu nhân chủng, giải phẫu nhân trắc, giải phẫu thể dục thể thao, giải phẫu so
sánh của giải phẫu y học; Còn phạm trù triết học như phạm trù vật chất, ý thức,
vận động, không gian, thời gian…
Như vậy, phạm trù khoa học cụ thể khác với phạm trù của triết học ở phạm vi
phản ánh. Các phạm trù của khoa học cụ thể phạm vi phản ánh chỉ dừng lại ở một
lĩnh vực cụ thể của thế giới, còn phạm trù triết học phạm vi phản ánh của nó bao
quát toàn bộ thế giới hiện thực (bao gồm tự nhiên, xã hội và tư duy).
+ Vật chất với tư cách là phạm trù triết học, vừa mang tính trừu tượng vừa mang tính cụ thể.
Từ việc nghiên cứu các sự vật, hiện tượng cụ thể, cảm tính tồn tại trong thế
giới khách quan con người khái quát những thuộc tính chung, phổ biến của chúng
thể hiện trong phạm trù, là tồn tại khách quan và độc lập với tư duy của con người.
Nói như Ph. Ăngghen “Ta có thể ăn được trái cam, trái đào là những trái cây
cụ thể nhưng không thể ăn được trái cây” vì nó là một khái niệm của sự trừu tượng
hóa chỉ các loại trái cây nói chung.
Vì vây, khi nghiên cứu vấn đề này của phạm trù triết học chúng ta cần chú ý:
Nếu chỉ thấy tính trừu tượng, thổi phồng tính trừu tượng mà quên đi tính cụ thể thì 3
sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm. Ngược lại, chỉ thấy tính hiện thực cụ thể sẽ đồng
nhất giữa vật chất và vật thể (của chủ nghĩa duy vật siêu hình).
+ Vật chất là thực tại khách quan: Thuộc tính TTKQ là thuộc tính cơ bản của
vật chất, là tiêu chuẩn để phân biệt vật chất với ý thức. Vật chất nói chung là tất cả
những gì tồn tại khách quan độc lập bên ngoài ý thức con người, không phụ thuộc
vào ý thức con người và loài người.
Nội dung này cũng khẳng định, thuộc tính TTKQ là thuộc tính của vật chất, là
tiêu chuẩn cơ bản duy nhất để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất
(Nghĩa là, tất cả những gì tồn tại khách quan độc lập bên ngoài ý thức con người,
không phụ thuộc vào ý thức con người là thuộc về phạm trù vật chất).
Như chúng ta đã thấy, mọi sự vật, hiện tượng từ vi mô đến vĩ mô, từ những
cái đã biết đến những cái chưa biết, từ những sự vật “giản đơn nhất” đến những
hiện tượng vô cùng “kỳ lạ”, dù tồn tại trong tự nhiên hay trong xã hội cũng đều tồn
tại khách quan, độc lập với ý thức con người, nghĩa là đều thuộc phạm trù vật chất,
đều là các dạng cụ thể của vật chất.
Ví dụ: Cái bàn, ghế, quạt, phấn, bảng… ở đây có rất nhiều thuộc tính khác
nhau (có thể có thuộc tính về trọng lượng nặng nhẹ, khối lượng to, nhỏ, màu sắc,
hình dáng khác nhau) nhưng tất cả cái bàn, ghế, quạt...có thuộc tính chung nhất là
tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của chúng ta.
- Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem
lại cho con người cảm giác.
Vật chất là thực tại khách quan chính là nguồn gốc khách quan, nguyên nhân
sinh ra ý thức, ý thức chỉ là sự phản ánh hiện thực khách quan. Do đó, vật chất là
tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai, vật chất quyết định ý thức. (Ở đây Lênin đã
giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đó là vật chất và ý thức cái nào
có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào).
V.I. Lênin khẳng định rằng, vật chất luôn biểu hiện đặc tính hiện thực khách
quan của mình thông qua sự tồn tại không lệ thuộc vào ý thức của các sự vật, hiện
tượng cụ thể, tức là luôn biểu hiện sự tồn tại hiện thực của mình dưới dạng các
thực thể. Các thực thể này do những đặc tính bản thể luận vốn có của nó, nên khi
trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào các giác quan sẽ đem lại cho con người những
cảm giác. Mặc dù không phải mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới khi
tác động lên giác quan của con người đều được các giác quan con người nhận biết;
có cái phải qua dụng cụ khoa học, thậm chí có cái bằng dụng cụ khoa học nhưng
cũng chưa biết; có cái đến nay vẫn chưa có dụng cụ khoa học để biết được; song,
nếu nó tồn tại khách quan, hiện thực ở bên ngoài, độc lập, không phụ thuộc vào ý
thức của con người thì nó vẫn là vật chất.
Vì vậy, quan điểm này chống lại quan điểm chủ nghĩa duy tâm khi cho rằng ý
thức quyết định vật chất, hay vật chất do lực lượng siêu nhiên sinh ra.
- Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.
Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Trong thế giới ấy, theo quy
luật vốn có của nó mà đến một thời điểm nhất định sẽ cùng một lúc tồn tại hai hiện
tượng - hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần. Các hiện tượng vật chất luôn
tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào các hiện tượng tinh thần. Còn các hiện 4
tượng tinh thần (cảm giác, tư duy, ý thức...) lại luôn luôn có nguồn gốc từ các hiện
tượng vật chất và những gì có được trong các hiện tượng tinh thần ấy (nội dung
của chúng) chẳng qua cũng chỉ là chép lại, chụp lại, là bản sao của các sự vật, hiện
tượng đang tồn tại với tư cách là hiện thực khách quan.
Vì vậy, về nguyên tắc không đối tượng vật chất nào là không nhận thức được,
chỉ có những đối tượng vật chất chưa nhận thức được mà thôi.
Do đó, giải quyết được mặt thứ hai của vấn đề cơ bản triết học: Con người có
khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Với quan điểm này, Lênin chỉ ra rằng vật chất tồn tại khách quan, nhưng
không phải tồn tại một cách thần bí mà nó tồn tại dưới dạng những sự vật, hiện
tượng cụ thể. Bằng các giác quan (phương thức nhận thức khác nhau như chụp lại,
chép lại) của con người chúng ta có thể nhận thức được thế giới vật chất.
Như vậy với nội dung này, Lênin đã giải quyết mặt thứ hai trong vấn đề cơ
bản của triết học; vừa chứng minh được khả năng nhận thức của con người, vừa
bác bỏ “thuyết không thể biết” phủ nhận khả năng nhận thức của con người.
Ý nghĩa phương pháp luận của quan niệm vật chất của triết học Mác – Lênin
- Định nghĩa vật chất của Lênin đã giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học.
- Khắc phục được quan điểm siêu hình, máy móc về vật chất của chủ nghĩa
duy vật trước Mác. Đồng thời, chống lại quan niệm sai lầm về vật chất của chủ
nghĩa duy tâm và thuyết không thể biết.
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới phải tôn trọng và
hành động theo quy luật khách quan. Chống chủ quan, duy ý chí, suy nghĩ giản
đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan, bất chấp quy luật khách quan.
d) Phương thức tồn tại của vật chất * Vận động
Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, là mọi sự biến đổi nói chung.
Ăngghen viết: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, - tức được hiểu là một
phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, - thì bao
gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi
vị trí đơn giản cho đến tư duy” .
- Vai trò của vận động với vật chất: Vận động là phương thức tồn tại của vật chất
+ Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất.
Không ở đâu và ở nơi nào lại có thể có vật chất không vận động. Các dạng
tồn tại cụ thể của vật chất không thể không có thuộc tính vận động. Vận động của
vật chất diễn ra tự thân.
+ Vật chất chỉ có thể tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động mà
biểu hiện sự tồn tại của nó với các hình dạng phong phú muôn vẻ vô tận.
Đó là, chỉ có trong vận động và thông qua vận động thì các dạng vật chất mới
thể hiện được đặc tính của mình.
Ví dụ: Trong thực tế cho thấy rất rõ là phẩm chất, năng lực của một con người
cụ thể chỉ được thể hiện thông qua hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của người đó. 5
Hay đặc tính của một căn bệnh cụ thể nào đó chỉ được thể hiện thông qua các
giai đoạn biển đổi của nó từ khới phát cho tới bùng phát cho tới lui bệnh và khỏi bệnh.
Chính vì vậy mà con người chỉ có thể nhận thức được các sự vật vật chất
thông qua sự vận động của nó. Về vấn đề này Ăngghen đã viết rằng: “Các hình
thức và các dạng khác nhau của vật chất chỉ có thể nhận thức được thông qua vận
động, thuộc tính của vật thể chỉ bộc lộ qua vận động, về một vật thể không vận
động thì không có gì nói cả”.
+Vận động của vật chất tồn tại vĩnh viễn, không thể tạo ra và không bị tiêu diệt.
Đó là, sức mạnh làm cho vật chất vận động không phải nằm ngoài vật chất
như quan điểm duy tâm hoặc siêu hình về vận động mà là sức mạnh làm cho vật
chất vận động là của bản thân vật chất. Sức mạnh đó là do sự tác động lẫn nhau
của chính các thành tố nội tại trong cấu trúc vật chất gây nên sự vận động. Do đó,
vận động của vật chất không do ai sáng tạo ra và tiêu diệt được, vận động của vật
chất được bảo toàn cả về số lượng và chất lượng. Vận động của vật chất tồn tại
vĩnh viễn cùng vật chất.
Ví dụ: Sự vận động của nguyên tử là do sự tương tác giữa hạt nhân và điện tử trong bản thân nguyên tử
Sự vận động phát triển của một cơ thể sống là do sự tương tác giữa các cơ
quan, các quá trình diễn ra trong cơ thể, giữa cơ thể với môi trường.
Sự vận động phát triển của một xã hội là do sự tương tác của chính các yếu tố
cấu thành một cơ thể xã hội.
- Những hình thức vận động cơ bản của vật chất
+ Hình thức vận động của vật chất rất đa dạng, được biểu hiện ra với các quy
mô, trình độ và tính chất hết sức khác nhau. Dựa vào những thành tựu khoa học
của thời đại mình, Ăngghen đã chia vận động của vật chất thành năm hình thức cơ bản:
Vận động cơ giới: Đó là sự di chuyển vị trí của vật thể trong không gian
Vận động vật lý: Đó là vận động của các phân tử, điện tử, các hạt cơ bản, các
quá trình nhiệt, điện …
Vận động hoá: Đó là quá trình hoá hợp và phân giải các chất.
Vận động sinh vật: Đó là sự biến đổi của các cơ thể sống, biến đổi của cấu trúc gien…
Vận động xã hội: Đó là sự biến đổi của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hoá.., sự thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội.
+ Các hình thức vận động trên có quan hệ với nhau như sau:
Thứ nhất, các hình thức vận động trên là các trình độ từ thấp đến cao, tương
ứng với trình độ kết cấu của vật chất.
Thứ hai, chúng khác nhau về chất. Nhưng có quan hệ mật thiết với nhau,
trong đó, các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động
thấp, bao hàm trong nó các hình thức vận động thấp hơn. Các hình thức vận động
thấp không có khả năng bao hàm hình thức vận động ở trình độ cao hơn. Bởi vậy 6
mọi sự quy giản các hình thức vận động cao về hình thức vận động thấp đều là sai
lầm. Giữa hai hình thức vận động cao và thấp có thể có hình thức vận động trung
gian, đó là những mắt khâu chuyển tiếp trong quá trình chuyển hoá lẫn nhau của
các hình thức vận động.
Thứ ba, trong sự tồn tại của mình, mỗi một sự vật có thể có nhiều hình thức
vận động khác nhau, nhưng bản thân sự vật ấy bao giờ cũng đ¬ợc đặc trưng, bởi
hình thức vận động cao nhất mà nó có. - Vận động và đứng im
Sự vận động không ngừng của vật chất không những không loại trừ mà trái lại
còn bao hàm trong đó sự đứng im tương đối, tạm thời.
+ Đứng im là khái niệm triết học phản ánh trạng thái ổn định về chất của sự
vật, hiện tượng trong những mối quan hệ và điều kiện cụ thể, là hình thức biểu hiện
sự tồn tại thực sự của các sự vật, hiện tượng và là điều kiện cho sự vận động
chuyển hoá của vật chất.
+ Đứng im mang tính chất tương đối tạm thời thể hiện ở chỗ: chỉ xảy ra trong
một mối quan hệ nhất định chứ không phải trong mọi mối quan hệ cùng một thời
điểm, chỉ xảy ra với một hình thức vận động nào đó, ở một lúc nào đó, chứ không
phải cùng một lúc đối với mọi hình thức vận động.
Ví dụ: Tàu hỏa đang đỗ trên sân ga là đứng im đó là trong mối quan hệ với
đường ray, còn so với mặt trời và các thiên thể khác thì nó vận động theo sự vận động của quả đất.
Đứng im chỉ là sự biểu hiện của một trạng thái vận động - vận động trong
thăng bằng, trong sự ổn định tương đối. Vận động cá biệt có xu hướng hình thành,
duy trì sự tồn tại ổn định của một sự vật, hiện tượng nào đó. Nhưng, vận động nói
chung, tức là sự tác động qua lại của vô số các sự vật, hiện tượng, lại làm cho tất cả
các sự vật, hiện tượng không ngừng biến đổi, cho nên đứng im chỉ tương đối, tạm
thời. Mặc dù mang tính chất tương đối tạm thời, nhưng đứng im lại là hình thức
“chứng thực” sự tồn tại thực sự của vật chất, là điều kiện cho sự vận động chuyển hoá của vật chất.
* Không gian và thời gian
Dựa trên những thành tựu của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật biện
chứng đã khẳng định tính khách quan của không gian và thời gian, xem không gian
và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động.
- Khái niệm không gian và thời gian:
+ Không gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính, sự cùng
tồn tại, trật tự, kết cấu và sự tác động lẫn nhau.
Như vậy, phạm trù không gian là sự khái quát các thuộc tính chung của mọi
sự vật tồn tại khách quan về vị trí, quảng tính (độ dài - ngắn, cao- thấp, hình thức
kết cấu…) mối tương quan với các dạng vật chất khác (ở trên hay dưới, trước hay sau, phải hay trái…).
+ Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động xét về mặt độ dài diễn
biến, sự kế tiếp của các quá trình. 7
Như vậy, phạm trù thời gian là sự khái quát các thuộc tính chung của mọi sự
vật tồn tại khách quan về sự vận động biến đổi diễn ra nhanh hay chậm, trình tự
vận động, biến đổi diễn ra kế tiếp qua các giai đoạn trước, sau …
- Vai trò của không gian và thời gian
Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất vận động,
được con người khái quát khi nhận thức thế giới.
+ Không gian và thời gian là những thuộc tính vốn có của vật chất. Không có
không gian và thời gian thuần tuý tách rời vật chất vận động. V. I. Lênin viết:
“Trong thế giới không có gì ngoài vật chất đang vận động và vật chất đang vận
động không thể vận động ở đâu ngoài không gian và thời gian” .
+ Các sự vật vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình qua không gian, thời gian của nó.
Đó là, chỉ có trong không gian và thời gian của mình thì các sự vật vật chất
mới thể hiện được sự tồn tại của nó là như thế nào. Chính vì vậy để nhận thức được
về các sự vật vật chất ta phải nhận thức chúng trong không gian thời gian của chúng.
Điều này Ăngghen đã viết: “Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không
gian và thời gian: tồn tại ngoài thời gian cũng hết sức vô lý nh¬ư tồn tại ở ngoài không gian”.
Ví dụ: Để biết nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là thế nào
thì phải nhận thức nó gắn với cả không gian và thời gian của nó.
+ Không gian và thời gian phụ thuộc vào vật chất vận động
Vấn đề này đã được xác nhận bởi những thành tựu của KHTN, đặc biệt là đầu
TK XX thuyết tương đối của Anhxtanh đã chứng minh rằng, không gian và thời
gian không tự nó tồn tại tách rời vật chất và luôn phụ thuộc vào vật chất vận động.
- Mối quan hệ giữa không gian và thời gian
+ Không gian và thời gian là hai thuộc tính, hai hình thức tồn tại khác nhau
của vật chất vận động, nhưng chúng không tách rời nhau.
Không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại trong không gian mà lại không có
một quá trình diễn biến của nó. Cũng không thể có sự vật, hiện tượng nào có thời
gian tồn tại mà lại không có quảng tính, kết cấu nhất định.
+ Tính chất của không gian và sự biến đổi của nó bao giờ cũng gắn liền với
tính chất và sự biến đổi của thời gian và ngược lại. Do đó, không gian và thời gian,
về thực chất là một thể thống nhất không - thời gian.
- Tính chất của không gian và thời gian
+ Vật chất có ba chiều không gian và một chiều thời gian.
Theo nghĩa chung nhất không gian có 3 chiều: dài, rộng, cao. Còn thời gian
chỉ có 1 chiều: từ quá khứ đến tương lai
Các tính chất của không gian và thời gian chính là biểu hiện hình thức tồn tại
về quảng tính và quá trình diễn biến của vật chất vận động.
+ Không gian và thời gian của vật chất nói chung là vô tận, xét về cả phạm vi lẫn tính chất. 8
Nghĩa là không gian và thời gian không có giới hạn, không có tận cùng về
một phía nào cả, xét cả về quá khứ lẫn tương lai, cả về đằng trước- sau, trên - dưới, phải - trái.
đ) Tính thống nhất vật chất của thế giới
* Tồn tại của thế giới là tiền đề cho sự thống nhất của thế giới
Để xem xét về tính thống nhất của thế giới phải thừa nhận sự tồn tại của nó.
Theo nghĩa chung nhất, tồn tại là phạm trù dùng để chỉ tính có thực của thế giới xung
quanh con người.
Khẳng định sự tồn tại là gạt bỏ những nghi ngờ về tính không thực,
sự hư vô, tức là gạt bỏ sự “không tồn tại”.
Chủ nghĩa duy vật quan niệm tồn tại của thế giới như một chỉnh thể mà bản chất
của nó là vật chất. Trái lại, các nhà triết học duy tâm khẳng định chỉ có thế giới tinh
thần mới tồn tại nên bản chất của tồn tại cũng là tinh thần.
* Thế giới thống nhất ở tính vật chất
Căn cứ vào đời sống thực tiễn và sự phát triển lâu dài của triết học và khoa học,
chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định bản chất của thế giới là vật chất, thế giới
thống nhất ở tính vật chất.
Điều đó được thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây:
Một là, chỉ một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới
vật chất tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người, được ý thức con người phản ánh.
Hai là, mọi bộ phận của thế giới có mối quan hệ vật chất thống nhất với nhau,
biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là sản phẩm của vật
chất, cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan, phổ biến của thế giới vật chất.
Ba là, Thế giới vật chất không do ai sinh ra và cũng không tự mất đi, tồn tại
vĩnh viễn, vô hạn và vô tận. Trong thế giới, các sự vật, hiện tượng luôn luôn vận
động, biến đổi không ngừng và chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân
và kết quả của nhau, về thực chất, đều là những quá trình vật chất.
Tính thống nhất vật chất của thế giới đã được kiểm nghiệm bởi các thành tựu
khoa học và bởi chính cuộc sống hiện thực của con người.
Những căn cứ khoa học cho luận điểm trên:
Một là, thiên văn học, quang phổ, vũ trụ, chứng minh không có thế giới siêu nhiên nào.
Hai là, sinh vật học từ phát hiện tế bào đến lý thuyết về gen về các phân tử
ADN và ARN là các bậc thang của quá trình tiến hóa của thế giới vật chất, của
thực vật, động vật cho tới con người.
Ba là, thành tựu mới về thiên văn học, cơ học lượng tử, thuyết tương đối cùng
với sự phát hiện ra trường hạt và phản hạt càng chứng minh không có thế giới phi vật chất.
Bốn là, xã hội loài người suy cho cùng cũng là cấp độ đặc biệt của tổ chức vật
chất. Xã hội loài người là một bộ phận của thế giới vật chất, có nền tảng tự nhiên,
tiến hóa từ giới tự nhiên, có kết cấu và quy luật vận động khách quan, không phụ
thuộc vào ý thức của con người. Con người có vai trò năng động sáng tạo trong thế
giới vật chất trên cơ sở dựa vào quy luật của thế giới vật chất. 9
Kết luận: Như vậy thế giới cả TN và XH, con người về bản chất là vật chất,
thống nhất ở tính vật chất của nó. Thế giới vật chất có nguyên nhân tự nó, vĩnh
hằng và vô tận với vô số những biểu hiện muôn hình muôn vẻ.
2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức
a) Nguồn gốc của ý thức
* Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm
Khi lý giải nguồn gốc ra đời của ý thức, các nhà triết học duy tâm cho rằng, ý
thức là nguyên nhân sinh thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất.
Đại biểu tiêu biểu như Platôn, G. Hêghen đã tuyệt đối hoá vai trò của lý tính,
khẳng định thế giới “ý niệm”, hay “ý niệm tuyệt đối” là bản thể, sinh ra toàn bộ thế
giới hiện thực. Ý thức của con người chỉ là sự “hồi tưởng” về “ý niệm”, hay “tự ý
thức” lại “ý niệm tuyệt đối”.
Đại biểu như G.Béccơli, E.Makhơ lại tuyệt đối hoá vai trò của cảm giác, coi ý
thức của con người là do cảm giác sinh ra.
* Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình
Đối lập với các quan niệm của chủ nghĩa duy tâm, các nhà duy vật siêu hình
phủ nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, tinh thần. Họ xuất phát từ thế giới hiện
thực để lý giải nguồn gốc của ý thức nhưng họ lại đồng nhất vật chất với ý thức.
Chẳng hạn, Phôgơtơ cho rằng óc tiết ra tư tưởng (ý thức) giống như gan tiết ra
mật, như tuyến vị tiết ra dịch vị mà thôi.
Phoiơbắc: Thừa nhận ý thức là sự phản ánh của hiện thực khách quan vào
trong bộ óc của con người. Song do không thấy được bản chất xã hội của con
người, nên không thấy được yếu tố xã hội, lịch sử của ý thức. Ông hiểu ý thức một
cách chung chung, trừu tượng, không thấy được bản chất xã hội của ý thức.
* Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Cho rằng ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
- Nguồn gốc tự nhiên: Ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất; nhưng không phải
của mọi dạng vật chất, mà là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc người.
+ Ý thức là thuộc tính của bộ não người - một dạng vật chất có tổ chức cao và
cấu trúc tinh vi, phức tạp.
Ý thức luôn tồn tại trên cơ sở hoạt động sinh lí thần kinh của bộ não người
nên khi bộ óc người bị tổn thương sẽ mất một phần hoặc toàn bộ ý thức.
Bộ não người là một tổ chức vật chất sống đặc biệt, có cấu trúc tinh vi, phức
tạp bao gồm 14 -15 tỷ tế bào thần kinh. Chúng liên hệ với nhau và liên hệ với các
giác quan con người, tạo thành vô số các mối liên hệ qua lại với thế giới bên ngoài
thông qua các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.
+ Ý thức là hình thức phản ánh đặc trưng chỉ có ở con người và là hình thức
phản ánh cao nhất của thế giới vật chất.
Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của hệ thống vật chất này ở hệ thống
vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng. Phản ánh là thuộc tính chung của vật chất. 10
Kết quả phản ánh phụ thuộc vào vật tác động và vật nhận tác động trong đó
bao giờ vật nhận tác động cũng mang thông tin của vật tác động. Đây là điều quan
trọng làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Thuộc tính phản ánh của vật chất có sự phát triển từ thấp đến cao cùng với sự
phát triển của thế giới vật chất: Từ phản ánh của thế giới vô sinh đến phản ánh sinh
vật và khi con người hình thành thì xuất hiện phản ánh ý thức.
Vô cơ: Phản ánh cơ-lý- hóa. Hình thức phản ánh này còn đơn giản, sao chép,
thụ động, chưa có tính chọn lọc.
Ví dụ: Dấu chân trên cát, bắn vào bia, tòa nhà soi bóng trên mặt nước…
Hữu cơ, thực vật (chưa có hệ thần kinh và có hệ thần kinh): Phản ánh sinh
học, đã có định hướng, có sự lựa chọn...Gồm phản ánh mang tính kích thích, tính
cảm ứng và các phản xạ không điều kiện mang tính bẩm sinh.
Ví dụ: Cây hướng về mặt trời, động vật đổi màu da, rễ cây phát triển mạnh về phía có nhiều phân.
Động vật (có hệ thần kinh trung ương): Phản ánh tâm lý, phản xạ không điều
kiện và có điều kiện (thí nghiệm Páplốp: Chó thấy đèn sáng chạy ra ăn). Ở một số
loài như chó, khỉ, vượn đã đạt trình độ tâm lí động vật, song tất cả những phản ánh
của động vật bậc cao chỉ thể hiện bản năng sinh tồn.
Ví dụ: Có điều kiện: ta bắt con khỉ con thì khỉ mẹ rằng lại con, tỏ vẻ tức giận...
huấn luyện chó, cá heo….Không điều kiện: thả vịt mới nở xuống nước biết bơi.
Con người (Não): Đạt trình độ phản ánh cao nhất, phản ánh ý thức.
Nói cách khác, Ý thức là thuộc tính phản ánh của một dạng vật chất có tổ
chức cao nhất đó là óc người. Không phải mọi cơ quan của cơ thể con người hay
mọi dạng vật chất đều có phản ánh ý thức. Chỉ có óc người mới có khả năng tạo ra ý thức.
- Nguồn gốc xã hội: lao động, ngôn ngữ và quan hệ xã hội
Để ý thức ra đời nguồn gốc tự nhiên là tiền đề quan trọng không thể thiếu
song chưa đủ. Điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là nguồn gốc xã hội.
Nguồn gốc xã hội của ý thức là: Lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội.
+ Lao động: Lao động là quá trình con người sử dụng các công cụ lao động
tác động vào tự nhiên tạo ra của cải vật chất để thoả mãn các nhu cầu của mình.
Lao động là điều kiện đầu tiên và chủ yếu để con người tồn tại. Lao động
cung cấp cho con người những cái cần thiết để sống, đồng thời lao động sáng tạo
ra cả bản thân con người, làm cho sự tiến hoá của con vượn thành con người. Bộ
não vượn chuyển dần thành bộ óc người.
Lao động làm cho các giác quan và bộ não người ngày càng phát triển hoàn
thiện có khả năng phản ánh năng động sáng tạo đối với thế giới khách quan
Thông qua lao động làm cho con người nhìn xa hơn, tai thính hơn, mủi phát
triển hoàn thiện, từ chổ đi bằng bốn chi chuyển lên đi bằng hai chi, lưng thẳng…
Trình độ hiểu biết ngày càng sâu hơn, ngày càng bản chất hơn, khái quát cao hơn
Ví dụ: Nắng mưa: Lúc đầu, cho là do 1 vị thần…. ----> các kinh nghiệm:
chuồn chuồn,… cơn đằng đông vừa…..----> nhờ có tư duy, đã nắm được các quy
luật thời tiết, các chỉ số…----> sáng tạo ra máy dự báo thời tiết. 11
→ Thông qua lao động, con người tác động vào thế giới khách quan làm thế
giới khách quan bộc lộ các thuộc tính, kết cấu, quy luật vận động của nó và được
phản ánh vào não người hình thành nên các tri thức.
→ Lao động còn làm cho con người hình thành được các phương pháp tư duy khoa học. + Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức, là vỏ vật chất của tư duy, là
hiện thực trực tiếp của tư tưởng.
Ngôn ngữ bao gồm có 2 yếu tố cơ bản là: tiếng nói, chữ viết
→ Ngôn ngữ vừa là phương tiện để giao tiếp vừa là công cụ của tư duy nhằm
khái quát hóa, trừu tượng hoá trong phản ánh hiện thực, ghi nhận sự hiểu biết của
con người về thế giới.
→ Ngôn ngữ giúp con người tổng kết được thực tiễn, trao đổi thông tin, trao
đổi tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác thế hệ khác, nhờ đó mà ý thức của loài
người không ngừng phát triển.
Đồng thời, ý thức là một hiện tượng có tính XH, do đó không có phương tiện
trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành và phát triển được.
+ Quan hệ xã hội là quan hệ giữa người với người.
Các mối quan hệ xã hội không chỉ là đối tượng phản ánh của ý thức mà còn
là môi trường tồn tại và phát triển của ý thức.
- Mối quan hệ giữa nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội
Nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần, còn nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ để
ý thức hình thành, tồn tại và phát triển.
Nếu chỉ nhấn mạnh mặt tự nhiên mà quên đi mặt xã hội, hoặc ngược lại chỉ nhấn
mạnh mặt xã hội mà quên đi mặt tự nhiên của nguồn gốc ý thức đều dẫn đến những
quan niệm sai lầm, phiến diện của chủ nghĩa duy tâm hoặc duy vật siêu hình.
b) Bản chất của ý thức
- Quan điểm của triết học ngoài mácxit
+ Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm
Ý thức là một thực thể tồn tại độc lập, là thực tại duy nhất, là nguồn gốc từ đó
sinh ra toàn bộ thế giới vật chất.
+ Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình
Coi ý thức cũng chỉ là một dạng cấu trúc của vật chất; hoặc coi ý thức chỉ là
sự phản ánh giản đơn, thụ động thế giới vật chất, tách rời thực tiễn xã hội.
- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá
trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người.
+ Xem xét ý thức từ mặt bản thể luận, thì ý thức chỉ là “hình ảnh” về hiện
thực khách quan trong óc người. Kết quả phản ánh của ý thức tùy thuộc vào nhiều
yếu tố: đối tượng phản ánh, điều kiện lịch sử - xã hội, phẩm chất, năng lực, kinh
nghiệm sống của chủ thể phản ánh.
Ví dụ: Cùng một bức tranh phong cảnh nhưng mỗi người khi ngắm nó sẽ có
có cảm xúc, hiểu biết khác nhau. 12
Cùng một nội dung bài học nhưng mỗi người có một cách tiếp cận, khả năng
tiếp thu khác nhau. Và vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn trên từng cương vị,
từng vùng công tác cũng khác nhau.
→ Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan, ý thức không phải là sự vật,
mà chỉ là hình ảnh của sự vật ở trong óc người.
→ Ý thức tồn tại phi cảm tính, đối lập với các đối tượng vật chất mà nó phản
ánh luôn tồn tại cảm tính.
+ Về nội dung mà ý thức phản ánh là khách quan, còn hình thức phản ánh là chủ quan.
Vật chất được phản ánh vào óc người sẽ bị biến đổi tùy thuộc vào các yếu tố
khách quan và chủ quan của mỗi người. Như đối tượng phản ánh, điều kiện lịch sử
- xã hội, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm sống của chủ thể phản ánh.
+ Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội.
Một là, ý thức mang tính tích cực, sáng tạo
Thông qua thực tiễn, con người làm biến đổi thế giới và qua đó chủ động
khám phá sâu, rộng các đối tượng phản ánh.
Phản ánh sáng tạo của ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt:
Thứ nhất, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh
Thứ hai, mô hình hoá đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần.
Thứ ba, chuyển hoá mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan.
Hai là, ý thức mang tính xã hội
Bởi vì, ý thức là một hiện tượng xã hội. Sự ra đời, tồn tại của ý thức gắn liền
với hoạt động thực tiễn xã hội, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật sinh vật
mà còn chủ yếu chịu sự chi phối của các quy luật xã hội, nhu cầu giao tiếp xã hội
và các điều kiện sinh hoạt hiện thực xã hội của con người quy định.
+ Ý thức phản ánh ngày càng sâu sắc, từng bước xâm nhập các tầng bản chất,
quy luật, điều kiện đem lại hiệu quả hoạt động thực tiễn.
Bằng những thao tác của tư duy trừu tượng đem lại những tri thức mới để chỉ
đạo hoạt động thực tiễn, chủ động cải tạo thế giới trong hiện thực, sáng tạo ra
“thiên nhiên thứ hai” in đậm dấu ấn của con người.
Như vậy, sáng tạo là đặc trưng bản chất nhất của ý thức. Ý thức phản ánh hiện
thực khách quan vào bộ óc người, song đây là sự phản ánh đặc biệt, gắn liền với
thực tiễn sinh động cải tạo thế giới khách quan theo nhu cầu của con người.
Sự phản ánh ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt:
Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Đây là quá
trình mang tính hai chiều, có định hướng và chọn lọc các thông tin cần thiết.
Hai là, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần.
Thực chất đây là quá trình “sáng tạo lại” hiện thực của ý thức theo nghĩa: mã hóa
các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất.
Ba là, chuyển hóa mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức là quá trình
hiện thực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái
thực tại, biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực. 13
Để thúc đẩy quá trình chuyển hóa này, con người cần sáng tạo đồng bộ nội
dung, phương pháp, phương tiện, công cụ phù hợp để tác động vào hiện thực
khách quan nhằm thực hiện mục đích của mình. Phản ánh và sáng tạo là hai mặt
thuộc bản chất của ý thức.
Từ kết quả nghiên cứu nguồn gốc và bản chất của ý thức cho thấy, ý thức là
hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực khách quan trên
cơ sở thực tiễn xã hội - lịch sử.

c) Kết cấu của ý thức
* Các lớp cấu trúc của ý thức
Muốn cải tạo được sự vật, trước hết con người phải có sự hiểu biết sâu sắc về
sự vật đó. Do đó, nội dung và phương thức tồn tại cơ bản của ý thức phải là tri
thức. Ý thức mà không bao hàm tri thức, không dựa vào tri thức thì ý thức đó là
một sự trừu tượng trống rỗng, không giúp ích gì cho con người trong hoạt động thực tiễn.
Nhận thức không phải là một quá trình dễ dàng, phẳng lặng mà là một quá
trình phản ánh những khó khăn, gian khổ thường gặp phải trên mỗi bước đường đi
tới chân lý. Muốn vượt qua khó khăn để đạt tới mục đích, chủ thể nhận thức phải
có ý chí, quyết tâm cao. Ý chí chính là những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động
mọi tiềm năng trong mỗi con người vào hoạt động để có thể vượt qua mọi trở ngại,
đạt mục đích đề ra. Nhận rõ vị trí, vai trò của các nhân tố cấu thành ý thức và mối
quan hệ giữa các yếu tố đó, đòi hỏi mỗi chủ thể phải luôn tích cực học tập, rèn
luyện, bồi dưỡng nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí trong nhận thức và cải tạo thế giới.
* Các cấp độ của ý thức
Khi xem xét ý thức theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, cần nhận
thức được các yếu tố: tự ý thức, tiềm thức, vô thức... Tất cả những yếu tố đó cùng
với những yếu tố khác hợp thành ý thức, quy định tính phong phú, nhiều vẻ của đời
sống tinh thần của con người.
- Tự ý thức là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan hệ
với ý thức về thế giới bên ngoài. Đây là một thành tố rất quan trọng của ý thức,
đánh dấu trình độ phát triển của ý thức.
Ví dụ: Tự ý thức trong việc học.
- Tiềm thức là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý
thức. Về thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước
nhưng đã gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu ý thức
của chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng
-+ Vô thức là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển, nằm
ngoài phạm vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát được trong một lúc nào đó.
Chẳng hạn: giấc mơ; bị thôi miên; bản năng ham muốn…
* Vấn đề “trí tuệ nhân tạo”
Ngày nay, khoa học và công nghệ hiện đại đã có những bước phát triển mạnh
mẽ, sản xuất ra nhiều loại máy móc không những có khả năng thay thế lao động cơ
bắp, mà còn có thể thay thế cho một phần lao động trí óc của con người.
Ví dụ: máy tính điện tử, “người máy thông minh”, “trí tuệ nhân tạo”. 14