Vật chất ý thức - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Đề tài: Lý luận Mác – xít về mối quan hệ giữa vật chất - ý thức và sự vận dụngtrong việc giải quyết vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường tại ViệtNam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

⁂⁂⁂
TIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài: Lý luận Mác – xít về mối quan hệ giữa vật chất - ý thức và sự vận dụng
trong việc giải quyết vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường tại Việt
Nam.
Hạ Long, 2021
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 2
a) Cơ sở khoa học 2
i) Cơ sở lý luận CNXH KH (Lý thuyết) 2
(1) Vật chất 2
(2) Ý thức 3
(3) Mối liên hệ giữa hai phạm trù nêu trên 5
(4) Ý nghĩa phương pháp luận 6
ii) Cơ sở lý luận khác 6
(1) Tháp nhu cầu Maslow 6
(2) Hiệu ứng Dunning – Kruger () 7
b) Cơ sở thực tiễn 7
C. VẬN DỤNG 8
1. Thực trạng việc làm 8
2. Giải thích thực trạng 9
3. Đề xuất giải pháp 13
4. Vận dụng trong cuộc sống thông qua những phân tích trên 14
D. KẾT LUẬN 16
E. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
A. LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới muôn hình vạn trạng chứa đựng hàng nghìn những sự vật, hiện tượng
khác nhau. Tuy nhiên, dẫu đa dạng và phong phú đến đâu, chúng vẫn được quy về hai
loại: . Trong quá trình phát triển của lịch sử loài người, nhiều quan vật chất và ý thức
điểm đã được đưa ra nhằm bàn luận về mối quan hệ giữa hai phạm trù nêu trên. Song,
quan điểm triết học Mác – Lênin bao quát đầy đủ và rõ ràng nhất: vật chất và ý thức
có mối quan hệ biện chứng, vật chất quyết định ý thức, ý thức có sự tác động trở lại
vật chất.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức có ảnh hưởng quan trọng tới mọi khía cạnh
trong cuộc sống. Đặc biệt, với bối cảnh dịch bệnh diễn ra ngày một căng thẳng, thế
giới lại ngày càng phát triển và đi lên, ở sinh viên sau khi ra tình trạng thất nghiệp
trường đang được không chỉ Chính phủ mà còn nhiều nhóm đối tượng khác trong xã
hội quan tâm. Một khi giải quyết được vấn đề việc làm, ta có thể tối ưu hoá nguồn
nhân lực góp phần cho sự phát triển của đất nước. Sau đây, em sẽ vận dụng “Lý luận
Mác – xít về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức” để phân tích, đồng thời
đề xuất một số giải pháp cho bài toán hóc búa về tình trạng thất nghiệp.
Lời cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo Lê Ngọc
Thông, cảm ơn thầy đã giúp đỡ và hướng dẫn tỉ mỉ cho chúng em mọi khía cạnh của
Triết học, cho em cái nhìn khách quan, sâu sắc và khơi dậy sự hứng thú, say mê của
em với môn học tuyệt vời này.
Em rất biết ơn và chúc thầy những điều tốt đẹp nhất!
B. NỘI DUNG
a) Cơ sở khoa học
i) Cơ sở lý luận CNXH KH (Lý thuyết)
(1) Vật chất
Khái niệm
- Lênin đã đưa ra định nghĩa hết sức hoàn chỉnh và toàn diện về vật chất như sau:
“Vật chất là một gắn liền với tác động đếnphạm trù triết học thực tại khách quan,
con người thông qua cảm giác, tồn tại độc lập so với cảm giác, được cảm giác
chép, chụp và phản ánh lại.”
- Hiểu một cách đơn giản, nội dung về định nghĩa của vật chất bao gồm:
+ Vật chất là thực tại khách quan và độc lập với ý thức con người. Chúng hiện hữu
xung quanh con người chứ không phải là hư vô, mang tính khách quan thay vì chủ
quan.
+ Trong quá trình tương tác trực tiếp hoặc gián tiếp với các giác quan của con
người, vật chất tạo ra cảm giác.
+ Các hiện tượng tinh thần như cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật
chất.
Hình thức tồn tại
o Vận động
Vận động là một đặc tính sẵn có của vật chất, nhờ có vận động mà mọi sự vật,
hiện tượng mới có thể tồn tại. Ph.Ăngghen đã chia vận động của vật chất thành năm hình
thức cơ bản: vận động cơ học, vận động vật lý, vận động hoá học, vận động sinh học và
xã hội. Dẫu đa dạng với những trình độ, tính chất và quy mô khác nhau, các hình thức vận
động tồn tại trong mối liên hệ khăng khít, không thể tách rời. Ngoài ra, trình độ vật chất
được xét đến cần phải tương ứng với hình thức vận động của nó.
Ví dụ: Chạy, nhảy, các hoạt động thường ngày của con người được liệt kê vào hình thức
vận động cơ học.
Ngoài ra, theo chủ nghĩa Mác – Lênin, vận động còn bao gồm sự đứng im. Tuy
nhiên, sự đứng im nói trên chỉ mang tính tương đối, tạm thời.
o Không gian, thời gian
Khái niệm:
- Không gian: xét về mặt quảng tính, không gian được sử dụng khi vật chất cùng tồn
tại, có trật tự, kết cấu và sự tác động tới nhau.
- Thời gian: xét về độ dài diễn biến, thời gian xuất hiện khi có sự kế tiếp của nhiều
quá trình.
Đặc trưng:
- Tính khách quan: do vật chất mang tính khách quan nên hình thức tồn tại của nó,
tức không gian và thời gian cũng bao gồm tính chất này.
- Tính vĩnh cửu (hay tính vô tận): không có tận cùng. Nếu đặt tính vĩnh cửu trong
hình thức của một chuỗi số bất kỳ, cho dù thêm bất cứ đơn vị nào đi chăng nữa,
cũng không bao giờ giới hạn được khả năng tiếp tục đếm.
- Không gian có ba chiều (dài – rộng – cao), thời gian chỉ có một chiều (quá khứ -
tương lai).
Tính thống nhất vật chất
- Để hình thành sự thống nhất, vật chất trước hết phải tồn tại.
- Tính vật chất của sự vật, hiện tượng cũng cần nhất quán.
(2) Ý thức
Khái niệm
Ý thức tái hiện lại bức tranh về hiện thực khách quan trong khối não con người
theo chiều hướng sáng tạo, mới mẻ, mang tính chủ quan và tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân.
Nguồn gốc
o Nguồn gốc tự nhiên:
- Ý thức là thuộc tính của dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất – bộ óc người.
Sinh lý cùng ý thức được coi như hai mặt của quá trình sinh lý thần kinh trong bộ
óc ấy.
- Ý thức còn là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào đầu óc con người thông qua tác
động của vật chất xung quanh lên các giác quan.
o Nguồn gốc xã hội:
- Lao động: là quá trình con người tác động vào các yếu tố trong tự nhiên nhằm tạo
ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của bản thân. Thông qua lao động, con người nảy
sinh các nhu cầu khác nhau như giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm và kết nối.
- Ngôn ngữ: xuyên suốt thời kỳ lao động, con người mong muốn trao đổi thông tin
và chia sẻ kiến thức. Những kỳ vọng đó dẫn tới sự hình thành của ngôn ngữ. Ngôn
ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản trong xã hội, được phản ánh trong ý thức tập
thể và là công cụ để trừu tượng hoá hiện thực. Nhờ có ngôn ngữ, ý thức xã hội có
thể thâm nhập vào ý thức của mỗi cá nhân và ý thức cá nhân cũng hoà hợp, biến
tấu thành ý thức xã hội.
Bản chất
- Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, phản ánh một cách
tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan trong bộ óc con người.
+ Tính xã hội: ý thức luôn song hành với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối của
quy luật sinh học và quy luật xã hội. Thông qua giao tiếp cũng như làm việc, ý
thức con người được thay đổi và ngày một nâng cao, thậm chí có thể truyền tải từ
đối tượng này sang đối tượng khác.
+ Tính tích cực, sáng tạo: gắn liền với thực tiễn xã hội. Trong quá trình phát triển,
con người không ngừng thu thập và xử lý thông tin; khám phá bề rộng, chiều sâu
của các sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh nhằm biến đổi thế giới, nâng cao tầm
hiểu biết về thế giới.
+ Tính phản ánh: tuỳ thuộc vào các yếu tố khác nhau như đối tượng, điều kiện lịch
sự - xã hội hay phẩm chất, năng lực… quá trình phản ánh sẽ đem lại những kết quả
riêng biệt. Con người phản ánh về giới tự nhiên một cách chủ động, phù hợp với
trình độ và đặc điểm của mỗi chủ thể; do đó, sự phản ánh dù có chính xác đến mức
nào cũng chỉ mang tính gần đúng.
Kết cấu
- Các lớp cấu trúc của ý thức bao gồm: tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí… Trong
đó, tri thức là yếu tố cốt lõi. Muốn cải tạo thế giới, con người phải có sự hiểu biết
sâu sắc về các sự vật tồn tại trong thế giới đó. Ngoài ra, trên con đường khám phá
tinh tuý của nhân loại, khó khăn và thử thách là những yếu tố không thể tránh khỏi.
Vì vậy, con người cần trang bị cho mình ý chí và niềm tin để vượt qua chông gai.
- Các cấp độ của ý thức: khi nghiên cứu về ý thức trong chiều sâu nội tâm con
người, ta nhận thấy rằng nhiều yếu tố khác nhau cần được xem xét: tự ý thức, tiềm
thức, vô thức… Nhờ những cấp độ ấy, đời sống tinh thần con người trở nên phong
phú và đa dạng hơn.
(3) Mối liên hệ giữa hai phạm trù nêu trên
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, vật chất và ý thức liên kết với nhau qua mối quan
hệ biện chứng, nếu như vật chất quyết định ý thức thì ý thức tác động tích cực trở lại vật
chất trong các hoạt động của con người.
Vật chất quyết định ý thức
Ta có thể thấy tác động của vật chất lên ý thức qua các khía cạnh như sau:
- Vật chất có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với nguồn gốc của ý thức. Vật
chất được chứng minh là cái có trước, là tính thứ nhất, trong khi đó ý thức có sau,
là tính thứ hai.
- Vật chất chứa tác động tiên quyết lên nội dung của ý thức. Suy cho cùng, ý thức
cũng chỉ là sự phản ánh của hiện thực khách quan.
- Ý thức và cốt lõi của nó được quyết định bởi vật chất. Trong quá trình hình thành
và phát triển, con người sáng tạo, khai phá thế giới thông qua các hoạt động thực
tiễn, đặt nó làm bàn đạp để biến đổi cuộc sống. Ý thức thông qua đó phản ánh lại,
sự phản ánh và sự sáng tạo lồng ghép, đan xen nhau.
- Vật chất thay đổi kéo theo sự vận động, phát triển của ý thức. Rõ ràng là, khi một
sự vật mang tính xã hội thay đổi, dù theo chiều hướng tiêu cực hay tích cực thì ý
thức, “tấm gương” phản ánh sự vật ấy cũng sẽ biến đổi theo. Lấy ví dụ về sự
nghiệp học tập của con người, một cá nhân càng học lên cao sẽ càng tiếp thu được
nhiều tri thức nhân loại, tham gia nhiều hoạt động và trải nghiệm mới lạ, từ đó, ý
thức hay nhận thức của người đó về thế giới cũng thay đổi.
- Như vậy, vật chất và ý thức tuy là hai mặt đối lập trong một quang phổ, nhưng
hiện tượng đối lập chỉ mang tính tương đối, tuyệt đối là vô cùng hạn chế. Do đó,
cần rèn luyện tư duy và cái nhìn biện chứng đối với hai phạm trù triết học này.
Ý thức tác động ngược trở lại vật chất
Ta có thể xem xét mối quan hệ này dựa trên các khía cạnh như sau:
- Tính độc lập tương đối: mặc dù ý thức được chứng minh là sự phản ánh của vật
chất và bộ óc người, nhưng khi tiếp cận với thế giới bên ngoài, chúng mang trong
mình bản sắc riêng, quy luật vận động riêng, cách phát triển riêng thay vì chỉ phụ
thuộc vào đặc trưng của vật chất.
- Hoạt động thực tiễn của con người là sợi dây liên kết giữa vật chất và ý thức. Nhờ
vào những tri thức, thông tin tiếp thu được trong cuộc sống hàng ngày, con người
đề ra các mục tiêu và giải pháp để rèn luyện kỹ năng của chính bản thân.
- Ý thức đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn lối hoạt động của con người, quyết
định tính đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực từ chúng. Sự sáng tạo, trí thông minh
của con người có thể phát triển hơn nữa nếu ý thức được vận dụng một cách đúng
đắn, ngược lại, tác động tiêu cực sẽ được tạo ra nếu ý thực bị phản ánh sai lạc.
- Thế giới đang tiến vào thời đại toàn cầu hoá, các tri thức ngày càng được nâng cao
và mở rộng trên mọi lĩnh vực: công nghệ thông tin, kinh tế, chính trị… kéo theo sự
đi lên trong vai trò của ý thức. Hiểu được nguyên lý cơ bản ấy và theo sát mọi thay
đổi mang tính thời đại sẽ giúp con người đạt được thành công.
(4) Ý nghĩa phương pháp luận
Điều kiện tiên quyết khi nghiên cứu phương pháp luận đó là tôn trọng tính
khách quan cũng như khai thác tính năng động chủ quan. Một mặt, ta cần học tập và hành
động theo qui luật khách quan, đảm bảo tính chính xác, bản chất của sự vật, hiện tượng,
tránh bôi đen hay tô hồng. Mặt khác, phải biết phát huy năng lực của con người, phê phán
tư tưởng thụ động, ỷ lại và thiếu tính sáng tạo.
ii) Cơ sở lý luận khác
(1) Tháp nhu cầu Maslow
- Một học thuyết khoa học do nhà tâm lý học Abraham Maslow nghiên cứu vào năm
1943. Tháp nhu cầu Maslow chỉ ra các nhu cầu căn bản mà mỗi cá nhân cần trong
quá trình sinh sống, học tập và làm việc.
- Các yếu tố có trong tháp nhu cầu Maslow là:
+ Tầng thứ nhất: Các nhu cầu căn bản như đồ ăn, thức uống, nơi trú ngụ
(physiological)
+ Tầng thứ hai: Được đảm bảo an toàn (safety)
+ Tầng thứ ba: Được yêu thương và thuộc về (love/belonging)
+ Tầng thứ tư: Được tôn trọng (esteem)
+ Tầng thứ năm: Nhu cầu được thể hiện bản thân (self-actualization)
- Tháp nhu cầu Maslow giúp con người xác định được những yếu tố quan trọng để
đảm bảo một lối sống khoẻ mạnh và phát triển trong trạng thái tốt nhất.
(2) Hiệu ứng Dunning – Kruger (1)
- Hiệu ứng Dunning - Kruger do hai nhà tâm lý học xã hội của Đại học Cornell -
David Dunning & Justin Kruger phát hiện, chỉ ra rằng con người luôn có xu hướng
đánh giá cao nhận thức và khả năng thực tế của bản thân.
- Nguyên nhân của hiệu ứng tâm lý này có thể được ví như trường hợp “sai số”.
Trong quá trình đánh giá năng lực bản thân, con người đã vô tình mất đi tính khách
quan do ảnh hưởng của ảo tưởng tự tôn, thiên kiến xác nhận (confirmation bias).
2
b) Cơ sở thực tiễn
- Thực tiễn là việc con người sử dụng các công cụ vật chất để tác động vào đối
tượng vật chất khác trong tự nhiên nhằm biến đổi chúng và phục vụ cho hoạt động
sống của con người.
- Ta có thể nhận biết hoạt động thực tiễn qua ba dạng:
+ Sản xuất vật chất: các công cụ lao động được áp dụng vào tự nhiên nhằm tạo ra
của cải vật chất, duy trì sự sống của con người.
+ Hoạt động chính trị xã hội: hoạt động của các cá nhân, tổ chức trong xã hội để
cải biến các mối quan hệ chính trị xã hội và gây dựng một diễn đàn quốc tế văn
minh, tiến bộ.
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học: với kỷ nguyên số, hoạt động thực nghiệm
khoa học đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đây là hoạt động nghiên cứu giới
tự nhiên, các sinh vật trong và ngoài vũ trụ vì mục tiêu nâng cao kiến thức cũng
như bảo vệ cuộc sống của mỗi người.
1
https://www.psychologytoday.com/us/basics/dunning-kruger-effect
2
https://www.simplypsychology.org/confirmation-bias.html
- Tầm quan trọng của hoạt động thực tiễn với ý thức:
+ Thực tiễn là cơ sở hình thành nhận thức. Có hoạt động thực tiễn, con người mới
hiểu và đưa ra các mục tiêu, lộ trình, con đường đúng đắn cho chính bản thân
mình.
+ Thực tiễn tạo động lực cho ý thức. Thông qua quá trình hoạt động thực tiễn, con
người không ngừng phát triển, tư duy trở nên logic hơn, vốn hiểu biết về thế giới
và sự vật, hiện tượng trong thế giới cũng ngày một mở rộng hơn.
+ Thực tiễn giúp các sự vật, hiện tượng bộc lộ thuộc tính, là cầu nối cho mối quan
hệ giữa vật chất – ý thức và các mối liên hệ hữu cơ khác trong xã hội. Ví dụ: Nhờ
có hoạt động giáo dục, ta hiểu được mối quan hệ giữa ý chí cố gắng và sự thành
công, mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên.
C. VẬN DỤNG
1. Thực trạng việc làm
Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm đối với sinh viên mới ra trường không còn là
một vấn đề lạ lẫm đối với xã hội hiện nay. Đặc biệt, trong giai đoạn đại dịch Covid - 19
bùng nổ, mọi hoạt động kinh tế trở nên trì trệ, tình trạng này lại càng gia tăng đáng kể.
Theo Tổng cục Thống kê , trong quý 1 năm 2021, nhóm lao động có trình độ Đại học trở
3
lên chiếm tới 38,6% tỷ lệ thất nghiệp dù đã qua đào tạo chuyên nghiệp. Giải quyết vấn đề
việc làm, tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp ở Việt Nam là một bài
toán khó đang được Chính phủ cũng như nhiều đối tượng trong xã hội quan tâm, trăn trở.
Có thể nói, thất nghiệp còn tồn đọng đồng nghĩa với việc một lượng lớn nguồn nhân lực
trong xã hội đang bị bỏ qua, trong khi gìn giữ và phát huy nguồn trí tuệ dồi dào mới là tôn
chỉ của mỗi quốc gia, cụ thể là quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Tuy nhiên, việc giải quyết và lý giải hiện tượng này không phải là điều khó. Mối
quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong quan điểm triết học Mác-Lênin sẽ giúp
ta có được cái nhìn rõ ràng hơn về chủ đề này.
3
https://www.gso.gov.vn
2. Giải thích thực trạng
a) Tác động của vật chất tới ý thức
Vật chất ở đây là những tác động đến chủ thể sinh viên như: bốyếu tố khách quan
mẹ, bạn bè, thầy cô, môi trường học tập, các đối thủ cạnh tranh và nhà tuyển dụng. Vĩ mô
hơn, chúng là hệ thống cơ sở vật chất, thị trường việc làm, điều kiện sống của mỗi cá
nhân.
Song, ý thức là cách các đối tượng chủ thể (sinh viên) về thế giới, cáchnhìn nhận
họ từ thế giới đó và chuyển hoá chúng thành tư duy, quan điểm của tiếp nhận thông tin
bản thân.
Khi xét mối quan hệ biện chứng đã nêu đồng thời cân nhắc chúng trong cái tương
quan với hoạt động thực tiễn, ta thấy vật chất có tác động to lớn đến ý thức.
Thứ nhất, tình trạng thất nghiệp diễn ra là do ảnh hưởng của sự thiếu thốn trong
hệ thống cơ sở vật chất tới ý thức con người. Một cách rõ ràng, ý thức của chúng ta đều là
sự phản ánh cuộc sống của chính mình. Tại các cơ sở giáo dục Việt Nam, cơ sở vật chất
hiện đại như dụng cụ thí nghiệm, thiết bị điện tử, tài liệu khoa học…là vô cùng hiếm
không mang tính phổ quát. Chính vì thiếu thốn trong cơ sở vật chất, phương pháp giảng
dạy dần chú trọng vào lý thuyết hàn lâm hơn là các hoạt động thực hành. Điều đó dẫn tới
tình trạng các sinh viên trở nên , lúng túng hoang mang trước những yêu cầu mang tính
thực tiễn cao từ nhà tuyển dụng, không phát huy được , tính sáng tạo năng động hay bản
sắc cá nhân
trong quá trình làm việc. Theo một vài cuộc phỏng vấn với các nhà tuyển
4
dụng, đại diện công ty Trách nhiệm hữu hạn Tân Hiệp Phát cho hay: “Trong tổng số 200
người nộp đơn, chỉ có khoảng 10 người tạm đáp ứng được nhu cầu kỹ năng và kinh
nghiệm căn bản của doanh nghiệp” và chỉ khoảng 10% trong số sinh viên sau khi ra
trường được trang bị đầy đủ với kỹ năng mềm.
Tiếp theo, nó có thể được giải thích bằng mối quan hệ giữa điều kiện sống với
nguồn gốc của ý thức – ngôn ngữ. Việt Nam là một nước đang phát triển, có tới khoảng
10,83% nhóm đối tượng thuộc diện khó khăn trong giai đoạn 2015 – 2020 (cung cấp bởi
4
https://tdu.edu.vn
Bộ LĐ - Thương binh và Xã hội ). Sự thiếu thốn về mặt vật chất này được coi như một
5
cản trở lớn trên con đường hướng tới nền giáo dục mang tính “toàn cầu”, đặc biệt trong
việc học tập các ngôn ngữ thứ hai như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn… Song, Việt
Nam hiện đang đẩy mạnh công cuộc với nước ngoài, trao đổi ngôn hội nhập sâu rộng
ngữ là hình thức tốt nhất để , mở rộng tư duy một cách đa chiều, đatiếp thu ý thức xã hội
văn hoá. Thiếu đi cơ hội học tập ngôn ngữ mới, sinh viên không thể thâm nhập vào kỳ
vọng và chỉ tiêu đánh giá của các công ty lớn nhỏ trong nước cũng như quốc tế, nhất là
khi vai trò của các chứng chỉ ngôn ngữ (IELTS, TOPIK, HSK) ngày càng được coi trọng.
Thứ ba, tác động của các yếu tố khách quan đến tri thức, ý thức chủ thể cũng góp
phần nghiêm trọng hoá tình trạng tiêu cực này. Cụ thể, bố mẹ nhà trường chưa có biện
pháp nâng cao tầm quan trọng của cho sinh viên, nhiều gia đình công tác hướng nghiệp
bắt con em chạy theo mà không thực sự hiểu và yêu thích. Do đó, ngành top, trường top
sinh viên luôn trong trạng thái mục đích thực sự của việc theo đuổi mơ hồ, phân vân
ngành học hiện tại là gì. Khi bị đặt ở vị trí điểm mù quá lâu, các cá nhân sẽ mất đi định
hướng trong cuộc sống và dễ rơi vào tình trạng “ ” (existential khủng hoảng nhân sinh
crisis) hoặc “ ” (identity crisis). Hậu quả là, sinh viên sẽ luôn hoài khủng hoảng danh tính
nghi về sự tồn tại, tài năng cũng như phẩm chất của chính bản thân, đặt ra hàng loạt những
câu hỏi “đổ lỗi” cho bản thân như: Mình không có tài năng gì đặc biệt? Có phải mình kém
cỏi nên cứ liên tục thất bại hay không? Trong khi đó, sinh viên nói riêng hay giới trẻ nói
chung, là một trong những nhóm đối tượng nhất. Theo dễ mắc các vấn đề về tâm lý
nghiên cứu của UNICEF về dịch tễ học, khoảng 8% - 29% người trẻ hiện đang phải đối
mặt với tổn thương do sức khoẻ tinh thần gây ra. Như vậy, “mưa dầm thấm lâu”, sự xuống
dốc liên tục về mặt tinh thần làm cho sinh viên nữa, không còn niềm tin vào bản thân
cũng mình thực sự yêu thích và phù hợp.không còn động lực để tìm kiếm công việc
Cuối cùng, khi xét tới yếu tố môi trường học tập làm việc, ta nhận thấy
bối cảnh dịch bệnh cũngnh hưởng đáng kể tới tri thức, ý thức của mỗi người. Đại
dịch
Covid - 19 khiến cho các sinh viên phải học tập tại nhà, nhịp độ học tập dần trở nên trì
trệ hơn. Do không thể tích cực trao đổi, chia sẻ kiến thức với bạn bè và thầy cô, nhiều bạn
trẻ xu hướng sống khép kín, mệt mỏi “lười giao tiếp.” Thêm nữa, đặt Tháp nhu
cầu
5
https://tgpl.moj.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?ItemID=1886&l=Nghiencuutraodoi
Maslow” làm thang đo trong trường hợp này, sinh viên đã không được đảm bảo một trong
những nhu cầu cơ bản của con người – quyền được thể hiện bản sắc của cá nhân (Self-
actualization). Nó có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển một cách toàn diện, sự hình
thành nhân cách, tư duy của mỗi người. Như vậy, sinh viên hiện nay không thể phát huy
năng lực cá nhân một cách hiệu quả nhất.
Kết luận lại, vật chất có ảnh hưởng quan trọng tới ý thức, là chìa khoá quyết định
chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta: thất nghiệp hay có công việc ổn định.
b) Tác động của ý thức tới vật chất
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất – ý thức là một mối quan hệ hai chiều. Khi
vật chất tác động lên ý thức, ý thức cũng có sự tác động trở lại vật chất qua các hoạt động
của con người.
Ba yếu tố liên quan tới ý thức mà ta đã kể đến đó là: (i) Tư duy thụ động, máy
móc, trọng lý thuyết hơn thực hành. (ii) Tâm lý hoang mang, lúng túng trước những yêu
cầu, kỳ vọng thực tế của nhà tuyển dụng. (iii) Sự trì trệ, mất ý chí, không còn động lực và
niềm tin vào bản thân. Cơ sở ý thức này đang đem lại tác động tiêu cực tới vật chất theo
quy luật biện chứng của Mác – Lênin.
(i) Nếu nhận thức bị bó hẹp trong khuôn khổ nhất định, sinh viên sẽ không thể
phát huy tính sáng tạo ý tưởng độc đáo sáng kiến mớiđể xây dựng những , những
lạ. Trong khi đó, xuyên suốt quá trình tuyển dụng hiện nay, điều quan trọng nhất là
bạn phải thể hiện được sự năng động, đột phá của bản thân. Hoàn toàn có thể thấy
rằng, một bộ óc với tư duy đa dạng đem lại lợi ích tích cực cho sự phát triển của cả
một cộng đồng. Ví dụ điển hình là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, với những cải tiến
dựa trên cơ sở của các nhà Cách mạng đương thời, đã tìm ra con đường cứu nước
đúng đắn nhất, khắc phục thiếu sót trong đường lối Cách mạng cũ.
(ii) Khi rơi vào trạng thái hoang mang, lúng túng, sinh viên rất dễ gặp khó khăn
trong việc hoạch định kế hoạch học tập, đặt ra những nhiệm vụ thích hợp để nâng
cao giá trị của bản thân, chứng tỏ tính duy nhất của bản thân khi nộp đơn vào các
công ty, chi nhánh doanh nghiệp. Michinao Kono , tội phạm của vụ án tấn công
6
chấn động Nhật Bản, là một ví dụ điển hình cho việc thiếu đi kỹ năng xã hội kế
hoạch cho tương lai dẫn đến rơi vào con đường lầm lỗi, thất nghiệp, ăn bám cha
mẹ.
(iii) Mất đi niềm tin về tương lai, mất đi nguồn động lực đúng đắn, họ cũng không
đủ tỉnh táo để đưa ra những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn cho con đường học tập
của mình, không đủ kiên định để tiếp tục theo đuổi công việc mình yêu thích.
Cuối cùng, do không đạt được tiêu chí “sự thể hiện bản thân” trong tháp nhu cầu
Maslow, sinh viên cũng mất đi cơ hội được ,khai phá những yếu tố tiềm tàng
những tài năng ẩn sâu trong chính bản thân mình.
Tổng hoà các hệ quả đó, tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra
trường ở Việt Nam lại càng gia tăng. Họ không thể xác định được mục tiêu, con đường
đúng đắn để nâng cao năng lực của bản thân, không chứng tỏ được điểm mạnh, điểm đặc
biệt của chính mình để xứng đáng làm việc trong môi trường cạnh tranh mà họ mong
muốn. Và khi không thể xác định hoạt động thích hợp, sinh viên sa đà vào “ ”, học cho có
“học lan man” để rồi những kỹ năng nghiệp vụ cơ bản cũng không được đảm bảo.
Cuối cùng, ta có thể thấy rõ một thực trạng đáng báo động trong nhận thức hiện
7
nay của sinh viên đó là: chỉ thích công việc , không muốn với mức lương cao, nhàn hạ
chịu khổ, chịu thử thách, . Trong quá trình sống và làm sợ hãi trước những trải nghiệm
việc, họ bị ảnh hưởng bởi và những với truyền thông bài báo về “lăng kính màu hồng”
tiêu đề giật tít như “Bỏ học nhưng vẫn thành công” hay “18 tuổi làm ra triệu đô”, mà
không thực sự hiểu làm thế nào để đạt được điều đó. Ngoài ra, họ còn chịu sự chi phối của
hiệu ứng Dunning – Kruger (Hiệu ứng chỉ ra con người có xu hướng đánh giá cao khả
năng nhận thức thực tế của bản thân) nên luôn giữ trong mình suy nghĩ rằng bản thân
xuất sắc, không cần phải “Học, học nữa, học mãi”. Vì vậy, nhiều cử nhân sau khi ra
6
https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/gia-dinh/the-he-trung-nien-that-nghiep-an-bam-cha-me-o-nhat-ban-
680495.html
7
https://tienphong.vn/vong-luan-quan-cua-nhung-cu-nhan-quen-an-bam-post854892.tpo
trường, rơi vào , ăn bám cha mẹ chỉ vì muốn vòng lẩn quẩn của việc thất nghiệp thành
công ngay từ bước đầu tiên. (Error! Reference source not found.
c) Ý nghĩa phương pháp luận
Có thể thấy, các yếu tố khách quan xung quanh luôn có sự tác động mạnh mẽ tới
con người, góp phần hình thành nhân cách và ý thức của mỗi cá nhân. Mọi sự biến đổi,
thay đổi trong nhận thức đều xuất phát từ thực tại khách quan. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào
sức mạnh ý chí khác nhau sẽ có những cách đối mặt với khó khăn khác nhau. Trong
trường hợp này, các sinh viên đã không tối đa hoá được khả năng của trí lực để phát
triển và tác động vào thực tại nhằm tạo ra cơ hội cho bản thân, thay vào đó, họ bị cuốn
theo thực tại khách quan, bị những thiếu sót trong phạm trù vật chất ấy “chiếm trọn” để
rồi rơi vào tình trạng thất nghiệp.
3. Đề xuất giải pháp
Vận dụng một cách hiệu quả mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, ta có
thể giải quyết được tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường tại Việt Nam.
a) Khách quan
- Thứ nhất, các tổ chức giáo dục và nhà trường nên tăng cường những chương trình
hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên; để học sinh, sinh viên được lên tiếng về
những thắc mắc, trăn trở trong quá trình chọn ngành, chọn nghề của bản thân.
- Nhà nước, cơ quan, tổ chức doanh nghiệp… nên mở rộng các chương trình đào tạo
kỹ năng chuyên ngành, kỹ năng mềm, một số hoạt động thực tập để sinh viên có cơ
hội làm việc thực tiễn đồng thời giao lưu, học hỏi với mọi người xung quanh.
- Các trường Đại học tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai, tổ
chức các buổi giảng dạy chứng chỉ (IELTS, TOEIC…) với mức giá hợp lý, cung
cấp tài liệu miễn phí cho sinh viện tự ôn luyện tại nhà.
b) Chủ quan
- Mỗi sinh viên cần rèn luyện được tâm thế đối mặt với áp lực, “Học, học nữa, học
mãi”, không ngừng trau dồi kiến thức và kinh nghiệm của bản thân.
- Áp dụng (Điểm mạnh – Strength, điểm yếu – Weakness, cơ hội –mô hình SWOT
Opportunity, thách thức – Threat) để xác định được đúng năng lực của bản thân,
xây dựng một lộ trình hợp lý cho đúng chuyên ngành, tránh học lan man, học cho
có.
- Nâng cao tư duy phản biện, tư duy đa chiều, cố gắng phát huy tính sáng tạo, đổi
mới trong quá trình làm việc.
- Có niềm tin vào bản thân, cân bằng giữa việc học và việc nghỉ ngơi để phát triển
và vượt qua khủng hoảng danh tính.
4. Vận dụng của Nguyễn Khánh Linh, 11213266, Marketing 63B trong cuộc sống
thông qua những phân tích trên
Dựa trên mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, em – Nguyễn Khánh
Linh, 11213266, Marketing 63B đã có sự vận dụng như sau:
a. Thành công:
- Không ngừng nâng cao nhận thức của bản thân: Trau dồi ngôn ngữ bằng việc học
Tiếng anh, tham gia vào các khoá học IELTS và tự luyện tại nhà. Nhờ có chứng
chỉ IELTS đã thành công được nhận vào trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Không ngại khó khăn, vượt lên hoàn cảnh: Dù chỉ là một học sinh – sinh viên, kiến
thức còn non trẻ, em đã tiếp thêm kinh nghiệm bằng việc tham gia các hoạt động
ngoại khoá, thử việc tại các chi nhánh doanh nghiệp với nhiều vị trí như làm Nội
dung, viết bài Truyền thông hay trợ giảng và đạt được mức lương nhất định.
- Không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi bối cảnh Covid – 19: Em đã tìm nguồn động lực
và cải thiện vốn kiến thức thông qua việc đăng ký những khoá học chuyên ngành
Marketing tại các website miễn phí như Microsoft, Youtube, Hubpost…
- Tham gia, thử sức bản thân ở các môi trường học tập miễn phí như câu lạc bộ
Marketing của trường, các Tổ chức phi chính phủ (NGOs).
b. Thất bại:
- Chưa có nhiều vốn hiểu biết đối với các môn học trong năm nhất như: Triết học,
Vi mô hay Toán kinh tế, dẫn tới việc học và làm bài tập còn chậm.
- Tồn đọng, vội vàng trong việc hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng như: bài
tập, deadline. Do đó, chất lượng công việc chưa được đảm bảo, chưa khai thác
được nhiều nhất năng lực của bản thân trong lĩnh vực đó.
- Còn chưa có sự tương tác, năng nổ trong các hoạt động với trường, lớp.
- Chưa phát huy hết sự sáng tạo trong quá trình hoạt động với các câu lạc bộ, hội
nhóm, suy nghĩ còn máy móc, thụ động.
c. Nguyên nhân:
- Tâm lý trì hoãn dẫn tới suy nghĩ chủ quan trong việc hoàn thiện công việc, nghĩ
rằng “Ngày mai vẫn kịp”. Chính nhận thức sai lầm đã dẫn tới hành động sai lầm đó
là dồn công việc vào một ngày, khiến thời gian trở nên gấp gáp, không đủ.
- Sự lười biếng trong phát triển nhận thức cũng dẫn tới việc chưa xây dựng một lộ
trình hợp lý cho sự nghiệp học tập của bản thân, chưa đọc thêm nhiều kiến thức bổ
sung và mở rộng nguồn kiến thức.
- Xu hướng “Chấp nhận thực tại”: Thuộc kiểu tính cách hướng nội nên còn e ngại
trong việc giao tiếp, kết nối với bạn bè, ngại hỏi, ngại trao đổi.
d. Đề xuất giải pháp cho bản thân:
- Bước ra khỏi “Vùng an toàn”. Trong các thời điểm khác nhau, đặt ra những mục
tiêu khác nhau như (i) Trao đổi kiến thức với bạn bè (ii) Giơ tay phát biểu trước
lớp (iii) Đóng góp ý kiến trong công việc của lớp Marketing 63B.
- Sắp xếp thời gian biểu hợp lý hơn. Tránh “năng suất độc hại” mà thay vào đó nên
học một cách có chất lượng, hoàn thành công việc của từng ngày và luyện tập cách
áp dụng.
- Tích cực tham gia thực tập để tăng cường kỹ năng thực chiến, đặc biệt trong lĩnh
vực Marketing.
D. KẾT LUẬN
Tóm lại, vật chất có tác động hết sức to lớn tới ý thức, là cái có trước, nhưng ý
thức cũng có thể tác động ngược trở lại vật chất, đặc biệt thông qua những hoạt động hàng
ngày của con người. Điều quan trọng là, bên cạnh việc tuân theo những quy luật khách
quan của thực tại, ta cần biết cách sáng tạo, đổi mới và không ngừng nâng cao năng lực
nhận thức để phát triển bản thân. Có như vậy, ta mới tránh được những ảnh hưởng tiêu
cực mà thực tại khách quan tác động lên chính bản thân.
Liên kết với việc “Áp dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất – ý thức vào
việc giải quyết tình trạng thất nghiệp của sinh viên Việt Nam sau khi ra trường”, mỗi sinh
viên cần có lộ trình thích hợp để học tập và khai thác khả năng tiềm ẩn của bản thân, cần
có niềm tin, sự kiên cường trước những tình huống xấu trong thực tế. Bên cạnh đó, nhà
trường, gia đình và xã hội cũng cần có những biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ sinh viên vì họ là
nguồn nhân lực trẻ đóng góp vào sự đi lên của cả một đất nước trong tương lai.
| 1/22

Preview text:

⁂⁂⁂
TIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài: Lý luận Mác – xít về mối quan hệ giữa vật chất - ý thức và sự vận dụng
trong việc giải quyết vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường tại Việt Nam. Hạ Long, 2021 MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU 1 B. NỘI DUNG 2 a) Cơ sở khoa học 2 i)
Cơ sở lý luận CNXH KH (Lý thuyết) 2 (1) Vật chất 2 (2) Ý thức 3
(3) Mối liên hệ giữa hai phạm trù nêu trên 5
(4) Ý nghĩa phương pháp luận 6 ii) Cơ sở lý luận khác 6 (1) Tháp nhu cầu Maslow 6
(2) Hiệu ứng Dunning – Kruger () 7 b) Cơ sở thực tiễn 7 C. VẬN DỤNG 8 1. Thực trạng việc làm 8 2. Giải thích thực trạng 9 3. Đề xuất giải pháp 13 4.
Vận dụng trong cuộc sống thông qua những phân tích trên 14 D. KẾT LUẬN 16
E. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 A. LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới muôn hình vạn trạng chứa đựng hàng nghìn những sự vật, hiện tượng
khác nhau. Tuy nhiên, dẫu đa dạng và phong phú đến đâu, chúng vẫn được quy về hai
loại: vật chất và ý thức. Trong quá trình phát triển của lịch sử loài người, nhiều quan
điểm đã được đưa ra nhằm bàn luận về mối quan hệ giữa hai phạm trù nêu trên. Song,
quan điểm triết học Mác – Lênin bao quát đầy đủ và rõ ràng nhất: vật chất và ý thức
có mối quan hệ biện chứng, vật chất quyết định ý thức, ý thức có sự tác động trở lại vật chất.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức có ảnh hưởng quan trọng tới mọi khía cạnh
trong cuộc sống. Đặc biệt, với bối cảnh dịch bệnh diễn ra ngày một căng thẳng, thế
giới lại ngày càng phát triển và đi lên, tình trạng thất nghiệp ở sinh viên sau khi ra
trường đang được không chỉ Chính phủ mà còn nhiều nhóm đối tượng khác trong xã
hội quan tâm. Một khi giải quyết được vấn đề việc làm, ta có thể tối ưu hoá nguồn
nhân lực góp phần cho sự phát triển của đất nước. Sau đây, em sẽ vận dụng “Lý luận
Mác – xít về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức” để phân tích, đồng thời
đề xuất một số giải pháp cho bài toán hóc búa về tình trạng thất nghiệp.
Lời cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo Lê Ngọc
Thông, cảm ơn thầy đã giúp đỡ và hướng dẫn tỉ mỉ cho chúng em mọi khía cạnh của
Triết học, cho em cái nhìn khách quan, sâu sắc và khơi dậy sự hứng thú, say mê của
em với môn học tuyệt vời này.
Em rất biết ơn và chúc thầy những điều tốt đẹp nhất! B. NỘI DUNG a) Cơ sở khoa học
i) Cơ sở lý luận CNXH KH (Lý thuyết) (1) Vật chất ⮚ Khái niệm
- Lênin đã đưa ra định nghĩa hết sức hoàn chỉnh và toàn diện về vật chất như sau:
“Vật chất là một phạm trù triết học gắn liền với thực tại khách quan, tác động đến
con người thông qua cảm giác, tồn tại độc lập so với cảm giác, được cảm giác
chép, chụp và phản ánh lại.”
- Hiểu một cách đơn giản, nội dung về định nghĩa của vật chất bao gồm:
+ Vật chất là thực tại khách quan và độc lập với ý thức con người. Chúng hiện hữu
xung quanh con người chứ không phải là hư vô, mang tính khách quan thay vì chủ quan.
+ Trong quá trình tương tác trực tiếp hoặc gián tiếp với các giác quan của con
người, vật chất tạo ra cảm giác.
+ Các hiện tượng tinh thần như cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất. ⮚ Hình thức tồn tại o Vận động
Vận động là một đặc tính sẵn có của vật chất, nhờ có vận động mà mọi sự vật,
hiện tượng mới có thể tồn tại. Ph.Ăngghen đã chia vận động của vật chất thành năm hình
thức cơ bản: vận động cơ học, vận động vật lý, vận động hoá học, vận động sinh học và
xã hội. Dẫu đa dạng với những trình độ, tính chất và quy mô khác nhau, các hình thức vận
động tồn tại trong mối liên hệ khăng khít, không thể tách rời. Ngoài ra, trình độ vật chất
được xét đến cần phải tương ứng với hình thức vận động của nó.
Ví dụ: Chạy, nhảy, các hoạt động thường ngày của con người được liệt kê vào hình thức vận động cơ học.
Ngoài ra, theo chủ nghĩa Mác – Lênin, vận động còn bao gồm sự đứng im. Tuy
nhiên, sự đứng im nói trên chỉ mang tính tương đối, tạm thời. o Không gian, thời gian ▪ Khái niệm:
- Không gian: xét về mặt quảng tính, không gian được sử dụng khi vật chất cùng tồn
tại, có trật tự, kết cấu và sự tác động tới nhau.
- Thời gian: xét về độ dài diễn biến, thời gian xuất hiện khi có sự kế tiếp của nhiều quá trình. ▪ Đặc trưng:
- Tính khách quan: do vật chất mang tính khách quan nên hình thức tồn tại của nó,
tức không gian và thời gian cũng bao gồm tính chất này.
- Tính vĩnh cửu (hay tính vô tận): không có tận cùng. Nếu đặt tính vĩnh cửu trong
hình thức của một chuỗi số bất kỳ, cho dù thêm bất cứ đơn vị nào đi chăng nữa,
cũng không bao giờ giới hạn được khả năng tiếp tục đếm.
- Không gian có ba chiều (dài – rộng – cao), thời gian chỉ có một chiều (quá khứ - tương lai).
⮚ Tính thống nhất vật chất
- Để hình thành sự thống nhất, vật chất trước hết phải tồn tại.
- Tính vật chất của sự vật, hiện tượng cũng cần nhất quán. (2) Ý thức ⮚ Khái niệm
Ý thức tái hiện lại bức tranh về hiện thực khách quan trong khối não con người
theo chiều hướng sáng tạo, mới mẻ, mang tính chủ quan và tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân. ⮚ Nguồn gốc o Nguồn gốc tự nhiên:
- Ý thức là thuộc tính của dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất – bộ óc người.
Sinh lý cùng ý thức được coi như hai mặt của quá trình sinh lý thần kinh trong bộ óc ấy.
- Ý thức còn là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào đầu óc con người thông qua tác
động của vật chất xung quanh lên các giác quan. o Nguồn gốc xã hội:
- Lao động: là quá trình con người tác động vào các yếu tố trong tự nhiên nhằm tạo
ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của bản thân. Thông qua lao động, con người nảy
sinh các nhu cầu khác nhau như giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm và kết nối.
- Ngôn ngữ: xuyên suốt thời kỳ lao động, con người mong muốn trao đổi thông tin
và chia sẻ kiến thức. Những kỳ vọng đó dẫn tới sự hình thành của ngôn ngữ. Ngôn
ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản trong xã hội, được phản ánh trong ý thức tập
thể và là công cụ để trừu tượng hoá hiện thực. Nhờ có ngôn ngữ, ý thức xã hội có
thể thâm nhập vào ý thức của mỗi cá nhân và ý thức cá nhân cũng hoà hợp, biến
tấu thành ý thức xã hội. ⮚ Bản chất
- Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, phản ánh một cách
tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan trong bộ óc con người.
+ Tính xã hội: ý thức luôn song hành với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối của
quy luật sinh học và quy luật xã hội. Thông qua giao tiếp cũng như làm việc, ý
thức con người được thay đổi và ngày một nâng cao, thậm chí có thể truyền tải từ
đối tượng này sang đối tượng khác.
+ Tính tích cực, sáng tạo: gắn liền với thực tiễn xã hội. Trong quá trình phát triển,
con người không ngừng thu thập và xử lý thông tin; khám phá bề rộng, chiều sâu
của các sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh nhằm biến đổi thế giới, nâng cao tầm
hiểu biết về thế giới.
+ Tính phản ánh: tuỳ thuộc vào các yếu tố khác nhau như đối tượng, điều kiện lịch
sự - xã hội hay phẩm chất, năng lực… quá trình phản ánh sẽ đem lại những kết quả
riêng biệt. Con người phản ánh về giới tự nhiên một cách chủ động, phù hợp với
trình độ và đặc điểm của mỗi chủ thể; do đó, sự phản ánh dù có chính xác đến mức
nào cũng chỉ mang tính gần đúng. ⮚ Kết cấu
- Các lớp cấu trúc của ý thức bao gồm: tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí… Trong
đó, tri thức là yếu tố cốt lõi. Muốn cải tạo thế giới, con người phải có sự hiểu biết
sâu sắc về các sự vật tồn tại trong thế giới đó. Ngoài ra, trên con đường khám phá
tinh tuý của nhân loại, khó khăn và thử thách là những yếu tố không thể tránh khỏi.
Vì vậy, con người cần trang bị cho mình ý chí và niềm tin để vượt qua chông gai.
- Các cấp độ của ý thức: khi nghiên cứu về ý thức trong chiều sâu nội tâm con
người, ta nhận thấy rằng nhiều yếu tố khác nhau cần được xem xét: tự ý thức, tiềm
thức, vô thức… Nhờ những cấp độ ấy, đời sống tinh thần con người trở nên phong phú và đa dạng hơn.
(3) Mối liên hệ giữa hai phạm trù nêu trên
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, vật chất và ý thức liên kết với nhau qua mối quan
hệ biện chứng, nếu như vật chất quyết định ý thức thì ý thức tác động tích cực trở lại vật
chất trong các hoạt động của con người.
⮚ Vật chất quyết định ý thức
Ta có thể thấy tác động của vật chất lên ý thức qua các khía cạnh như sau:
- Vật chất có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với nguồn gốc của ý thức. Vật
chất được chứng minh là cái có trước, là tính thứ nhất, trong khi đó ý thức có sau, là tính thứ hai.
- Vật chất chứa tác động tiên quyết lên nội dung của ý thức. Suy cho cùng, ý thức
cũng chỉ là sự phản ánh của hiện thực khách quan.
- Ý thức và cốt lõi của nó được quyết định bởi vật chất. Trong quá trình hình thành
và phát triển, con người sáng tạo, khai phá thế giới thông qua các hoạt động thực
tiễn, đặt nó làm bàn đạp để biến đổi cuộc sống. Ý thức thông qua đó phản ánh lại,
sự phản ánh và sự sáng tạo lồng ghép, đan xen nhau.
- Vật chất thay đổi kéo theo sự vận động, phát triển của ý thức. Rõ ràng là, khi một
sự vật mang tính xã hội thay đổi, dù theo chiều hướng tiêu cực hay tích cực thì ý
thức, “tấm gương” phản ánh sự vật ấy cũng sẽ biến đổi theo. Lấy ví dụ về sự
nghiệp học tập của con người, một cá nhân càng học lên cao sẽ càng tiếp thu được
nhiều tri thức nhân loại, tham gia nhiều hoạt động và trải nghiệm mới lạ, từ đó, ý
thức hay nhận thức của người đó về thế giới cũng thay đổi.
- Như vậy, vật chất và ý thức tuy là hai mặt đối lập trong một quang phổ, nhưng
hiện tượng đối lập chỉ mang tính tương đối, tuyệt đối là vô cùng hạn chế. Do đó,
cần rèn luyện tư duy và cái nhìn biện chứng đối với hai phạm trù triết học này.
⮚ Ý thức tác động ngược trở lại vật chất
Ta có thể xem xét mối quan hệ này dựa trên các khía cạnh như sau:
- Tính độc lập tương đối: mặc dù ý thức được chứng minh là sự phản ánh của vật
chất và bộ óc người, nhưng khi tiếp cận với thế giới bên ngoài, chúng mang trong
mình bản sắc riêng, quy luật vận động riêng, cách phát triển riêng thay vì chỉ phụ
thuộc vào đặc trưng của vật chất.
- Hoạt động thực tiễn của con người là sợi dây liên kết giữa vật chất và ý thức. Nhờ
vào những tri thức, thông tin tiếp thu được trong cuộc sống hàng ngày, con người
đề ra các mục tiêu và giải pháp để rèn luyện kỹ năng của chính bản thân.
- Ý thức đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn lối hoạt động của con người, quyết
định tính đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực từ chúng. Sự sáng tạo, trí thông minh
của con người có thể phát triển hơn nữa nếu ý thức được vận dụng một cách đúng
đắn, ngược lại, tác động tiêu cực sẽ được tạo ra nếu ý thực bị phản ánh sai lạc.
- Thế giới đang tiến vào thời đại toàn cầu hoá, các tri thức ngày càng được nâng cao
và mở rộng trên mọi lĩnh vực: công nghệ thông tin, kinh tế, chính trị… kéo theo sự
đi lên trong vai trò của ý thức. Hiểu được nguyên lý cơ bản ấy và theo sát mọi thay
đổi mang tính thời đại sẽ giúp con người đạt được thành công.
(4) Ý nghĩa phương pháp luận
Điều kiện tiên quyết khi nghiên cứu phương pháp luận đó là tôn trọng tính
khách quan cũng như khai thác tính năng động chủ quan. Một mặt, ta cần học tập và hành
động theo qui luật khách quan, đảm bảo tính chính xác, bản chất của sự vật, hiện tượng,
tránh bôi đen hay tô hồng. Mặt khác, phải biết phát huy năng lực của con người, phê phán
tư tưởng thụ động, ỷ lại và thiếu tính sáng tạo. ii) Cơ sở lý luận khác (1) Tháp nhu cầu Maslow
- Một học thuyết khoa học do nhà tâm lý học Abraham Maslow nghiên cứu vào năm
1943. Tháp nhu cầu Maslow chỉ ra các nhu cầu căn bản mà mỗi cá nhân cần trong
quá trình sinh sống, học tập và làm việc.
- Các yếu tố có trong tháp nhu cầu Maslow là:
+ Tầng thứ nhất: Các nhu cầu căn bản như đồ ăn, thức uống, nơi trú ngụ (physiological)
+ Tầng thứ hai: Được đảm bảo an toàn (safety)
+ Tầng thứ ba: Được yêu thương và thuộc về (love/belonging)
+ Tầng thứ tư: Được tôn trọng (esteem)
+ Tầng thứ năm: Nhu cầu được thể hiện bản thân (self-actualization)
- Tháp nhu cầu Maslow giúp con người xác định được những yếu tố quan trọng để
đảm bảo một lối sống khoẻ mạnh và phát triển trong trạng thái tốt nhất.
(2) Hiệu ứng Dunning – Kruger (1)
- Hiệu ứng Dunning - Kruger do hai nhà tâm lý học xã hội của Đại học Cornell -
David Dunning & Justin Kruger phát hiện, chỉ ra rằng con người luôn có xu hướng
đánh giá cao nhận thức và khả năng thực tế của bản thân.
- Nguyên nhân của hiệu ứng tâm lý này có thể được ví như trường hợp “sai số”.
Trong quá trình đánh giá năng lực bản thân, con người đã vô tình mất đi tính khách
quan do ảnh hưởng của ảo tưởng tự tôn, thiên kiến xác nhận (confirmation bias).2 b) Cơ sở thực tiễn
- Thực tiễn là việc con người sử dụng các công cụ vật chất để tác động vào đối
tượng vật chất khác trong tự nhiên nhằm biến đổi chúng và phục vụ cho hoạt động sống của con người.
- Ta có thể nhận biết hoạt động thực tiễn qua ba dạng:
+ Sản xuất vật chất: các công cụ lao động được áp dụng vào tự nhiên nhằm tạo ra
của cải vật chất, duy trì sự sống của con người.
+ Hoạt động chính trị xã hội: hoạt động của các cá nhân, tổ chức trong xã hội để
cải biến các mối quan hệ chính trị xã hội và gây dựng một diễn đàn quốc tế văn minh, tiến bộ.
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học: với kỷ nguyên số, hoạt động thực nghiệm
khoa học đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đây là hoạt động nghiên cứu giới
tự nhiên, các sinh vật trong và ngoài vũ trụ vì mục tiêu nâng cao kiến thức cũng
như bảo vệ cuộc sống của mỗi người.
1 https://www.psychologytoday.com/us/basics/dunning-kruger-effect
2 https://www.simplypsychology.org/confirmation-bias.html
- Tầm quan trọng của hoạt động thực tiễn với ý thức:
+ Thực tiễn là cơ sở hình thành nhận thức. Có hoạt động thực tiễn, con người mới
hiểu và đưa ra các mục tiêu, lộ trình, con đường đúng đắn cho chính bản thân mình.
+ Thực tiễn tạo động lực cho ý thức. Thông qua quá trình hoạt động thực tiễn, con
người không ngừng phát triển, tư duy trở nên logic hơn, vốn hiểu biết về thế giới
và sự vật, hiện tượng trong thế giới cũng ngày một mở rộng hơn.
+ Thực tiễn giúp các sự vật, hiện tượng bộc lộ thuộc tính, là cầu nối cho mối quan
hệ giữa vật chất – ý thức và các mối liên hệ hữu cơ khác trong xã hội. Ví dụ: Nhờ
có hoạt động giáo dục, ta hiểu được mối quan hệ giữa ý chí cố gắng và sự thành
công, mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên. C. VẬN DỤNG 1. Thực trạng việc làm
Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm đối với sinh viên mới ra trường không còn là
một vấn đề lạ lẫm đối với xã hội hiện nay. Đặc biệt, trong giai đoạn đại dịch Covid - 19
bùng nổ, mọi hoạt động kinh tế trở nên trì trệ, tình trạng này lại càng gia tăng đáng kể.
Theo Tổng cục Thống kê3, trong quý 1 năm 2021, nhóm lao động có trình độ Đại học trở
lên chiếm tới 38,6% tỷ lệ thất nghiệp dù đã qua đào tạo chuyên nghiệp. Giải quyết vấn đề
việc làm, tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp ở Việt Nam là một bài
toán khó đang được Chính phủ cũng như nhiều đối tượng trong xã hội quan tâm, trăn trở.
Có thể nói, thất nghiệp còn tồn đọng đồng nghĩa với việc một lượng lớn nguồn nhân lực
trong xã hội đang bị bỏ qua, trong khi gìn giữ và phát huy nguồn trí tuệ dồi dào mới là tôn
chỉ của mỗi quốc gia, cụ thể là quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Tuy nhiên, việc giải quyết và lý giải hiện tượng này không phải là điều khó. Mối
quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong quan điểm triết học Mác-Lênin sẽ giúp
ta có được cái nhìn rõ ràng hơn về chủ đề này. 3 https://www.gso.gov.vn
2. Giải thích thực trạng
a) Tác động của vật chất tới ý thức
Vật chất ở đây là những yếu tố khách quan tác động đến chủ thể sinh viên như: bố
mẹ, bạn bè, thầy cô, môi trường học tập, các đối thủ cạnh tranh và nhà tuyển dụng. Vĩ mô
hơn, chúng là hệ thống cơ sở vật chất, thị trường việc làm, điều kiện sống của mỗi cá nhân.
Song, ý thức là cách các đối tượng chủ thể (sinh viên) nhìn nhận về thế giới, cách
họ tiếp nhận thông tin từ thế giới đó và chuyển hoá chúng thành tư duy, quan điểm của bản thân.
Khi xét mối quan hệ biện chứng đã nêu đồng thời cân nhắc chúng trong cái tương
quan với hoạt động thực tiễn, ta thấy vật chất có tác động to lớn đến ý thức.
Thứ nhất, tình trạng thất nghiệp diễn ra là do ảnh hưởng của sự thiếu thốn trong
hệ thống cơ sở vật chất tới ý thức con người. Một cách rõ ràng, ý thức của chúng ta đều là
sự phản ánh cuộc sống của chính mình. Tại các cơ sở giáo dục Việt Nam, cơ sở vật chất
hiện đại như dụng cụ thí nghiệm, thiết bị điện tử, tài liệu khoa học…là vô cùng hiếm và
không mang tính phổ quát. Chính vì thiếu thốn trong cơ sở vật chất, phương pháp giảng
dạy dần chú trọng vào lý thuyết hàn lâm hơn là các hoạt động thực hành. Điều đó dẫn tới
tình trạng các sinh viên trở nên lúng túng, hoang mang trước những yêu cầu mang tính
thực tiễn cao từ nhà tuyển dụng, không phát huy được tính sáng tạo, năng động hay bản
sắc cá nhân trong quá trình làm việc. Theo một vài cuộc phỏng vấn 4với các nhà tuyển
dụng, đại diện công ty Trách nhiệm hữu hạn Tân Hiệp Phát cho hay: “Trong tổng số 200
người nộp đơn, chỉ có khoảng 10 người tạm đáp ứng được nhu cầu kỹ năng và kinh
nghiệm căn bản của doanh nghiệp” và chỉ khoảng 10% trong số sinh viên sau khi ra
trường được trang bị đầy đủ với kỹ năng mềm.
Tiếp theo, nó có thể được giải thích bằng mối quan hệ giữa điều kiện sống với
nguồn gốc của ý thức – ngôn ngữ. Việt Nam là một nước đang phát triển, có tới khoảng
10,83% nhóm đối tượng thuộc diện khó khăn trong giai đoạn 2015 – 2020 (cung cấp bởi 4 https://tdu.edu.vn
Bộ LĐ - Thương binh và Xã hội5). Sự thiếu thốn về mặt vật chất này được coi như một
cản trở lớn trên con đường hướng tới nền giáo dục mang tính “toàn cầu”, đặc biệt trong
việc học tập các ngôn ngữ thứ hai như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn… Song, Việt
Nam hiện đang đẩy mạnh công cuộc hội nhập sâu rộng với nước ngoài, trao đổi ngôn
ngữ là hình thức tốt nhất để tiếp thu ý thức xã hội, mở rộng tư duy một cách đa chiều, đa
văn hoá. Thiếu đi cơ hội học tập ngôn ngữ mới, sinh viên không thể thâm nhập vào kỳ
vọng và chỉ tiêu đánh giá của các công ty lớn nhỏ trong nước cũng như quốc tế, nhất là
khi vai trò của các chứng chỉ ngôn ngữ (IELTS, TOPIK, HSK) ngày càng được coi trọng.
Thứ ba, tác động của các yếu tố khách quan đến tri thức, ý thức chủ thể cũng góp
phần nghiêm trọng hoá tình trạng tiêu cực này. Cụ thể, bố mẹ và nhà trường chưa có biện
pháp nâng cao tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp cho sinh viên, nhiều gia đình
bắt con em chạy theo ngành top, trường top mà không thực sự hiểu và yêu thích. Do đó,
sinh viên luôn trong trạng thái mơ hồ, phân vân mục đích thực sự của việc theo đuổi
ngành học hiện tại là gì. Khi bị đặt ở vị trí điểm mù quá lâu, các cá nhân sẽ mất đi định
hướng trong cuộc sống và dễ rơi vào tình trạng “ ” (existential khủng hoảng nhân sinh
crisis) hoặc “khủng hoảng danh tính” (identity crisis). Hậu quả là, sinh viên sẽ luôn hoài
nghi về sự tồn tại, tài năng cũng như phẩm chất của chính bản thân, đặt ra hàng loạt những
câu hỏi “đổ lỗi” cho bản thân như: Mình không có tài năng gì đặc biệt? Có phải mình kém
cỏi nên cứ liên tục thất bại hay không? Trong khi đó, sinh viên nói riêng hay giới trẻ nói
chung, là một trong những nhóm đối tượng dễ mắc các vấn đề về tâm lý nhất. Theo
nghiên cứu của UNICEF về dịch tễ học, khoảng 8% - 29% người trẻ hiện đang phải đối
mặt với tổn thương do sức khoẻ tinh thần gây ra. Như vậy, “mưa dầm thấm lâu”, sự xuống
dốc liên tục về mặt tinh thần làm cho sinh viên không còn niềm tin vào bản thân nữa,
cũng không còn động lực để tìm kiếm công việc mình thực sự yêu thích và phù hợp.
Cuối cùng, khi xét tới yếu tố môi trường học tập và làm việc, ta nhận thấy
bối cảnh dịch bệnh cũng ảnh hưởng đáng kể tới tri thức, ý thức của mỗi người. Đại dịch
Covid - 19 khiến cho các sinh viên phải học tập tại nhà, nhịp độ học tập dần trở nên trì
trệ hơn. Do không thể tích cực trao đổi, chia sẻ kiến thức với bạn bè và thầy cô, nhiều bạn
trẻ có xu hướng sống khép kín, mệt mỏi và “lười giao tiếp.” Thêm nữa, đặt “Tháp nhu cầu
5 https://tgpl.moj.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?ItemID=1886&l=Nghiencuutraodoi
Maslow” làm thang đo trong trường hợp này, sinh viên đã không được đảm bảo một trong
những nhu cầu cơ bản của con người – quyền được thể hiện bản sắc của cá nhân (Self-
actualization). Nó có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển một cách toàn diện, sự hình
thành nhân cách, tư duy của mỗi người. Như vậy, sinh viên hiện nay không thể phát huy
năng lực cá nhân một cách hiệu quả nhất.
Kết luận lại, vật chất có ảnh hưởng quan trọng tới ý thức, là chìa khoá quyết định
chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta: thất nghiệp hay có công việc ổn định.
b) Tác động của ý thức tới vật chất
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất – ý thức là một mối quan hệ hai chiều. Khi
vật chất tác động lên ý thức, ý thức cũng có sự tác động trở lại vật chất qua các hoạt động của con người.
Ba yếu tố liên quan tới ý thức mà ta đã kể đến đó là: (i) Tư duy thụ động, máy
móc, trọng lý thuyết hơn thực hành. (ii) Tâm lý hoang mang, lúng túng trước những yêu
cầu, kỳ vọng thực tế của nhà tuyển dụng. (iii) Sự trì trệ, mất ý chí, không còn động lực và
niềm tin vào bản thân. Cơ sở ý thức này đang đem lại tác động tiêu cực tới vật chất theo
quy luật biện chứng của Mác – Lênin.
(i) Nếu nhận thức bị bó hẹp trong khuôn khổ nhất định, sinh viên sẽ không thể
phát huy tính sáng tạo để xây dựng những ý tưởng độc đáo, những sáng kiến mới
lạ. Trong khi đó, xuyên suốt quá trình tuyển dụng hiện nay, điều quan trọng nhất là
bạn phải thể hiện được sự năng động, đột phá của bản thân. Hoàn toàn có thể thấy
rằng, một bộ óc với tư duy đa dạng đem lại lợi ích tích cực cho sự phát triển của cả
một cộng đồng. Ví dụ điển hình là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, với những cải tiến
dựa trên cơ sở của các nhà Cách mạng đương thời, đã tìm ra con đường cứu nước
đúng đắn nhất, khắc phục thiếu sót trong đường lối Cách mạng cũ.
(ii) Khi rơi vào trạng thái hoang mang, lúng túng, sinh viên rất dễ gặp khó khăn
trong việc hoạch định kế hoạch học tập, đặt ra những nhiệm vụ thích hợp để nâng
cao giá trị của bản thân, chứng tỏ tính duy nhất của bản thân khi nộp đơn vào các
công ty, chi nhánh doanh nghiệp. Michinao Kono6, tội phạm của vụ án tấn công
chấn động Nhật Bản, là một ví dụ điển hình cho việc thiếu đi kỹ năng xã hội và kế
hoạch cho tương lai dẫn đến rơi vào con đường lầm lỗi, thất nghiệp, ăn bám cha mẹ.
(iii) Mất đi niềm tin về tương lai, mất đi nguồn động lực đúng đắn, họ cũng không
đủ tỉnh táo để đưa ra những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn cho con đường học tập
của mình, không đủ kiên định để tiếp tục theo đuổi công việc mình yêu thích.
Cuối cùng, do không đạt được tiêu chí “sự thể hiện bản thân” trong tháp nhu cầu
Maslow, sinh viên cũng mất đi cơ hội được khai phá những yếu tố tiềm tàng,
những tài năng ẩn sâu trong chính bản thân mình.
Tổng hoà các hệ quả đó, tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra
trường ở Việt Nam lại càng gia tăng. Họ không thể xác định được mục tiêu, con đường
đúng đắn để nâng cao năng lực của bản thân, không chứng tỏ được điểm mạnh, điểm đặc
biệt của chính mình để xứng đáng làm việc trong môi trường cạnh tranh mà họ mong
muốn. Và khi không thể xác định hoạt động thích hợp, sinh viên sa đà vào “học cho có”,
“học lan man” để rồi những kỹ năng nghiệp vụ cơ bản cũng không được đảm bảo.
Cuối cùng, ta có thể thấy rõ một thực trạng 7đáng báo động trong nhận thức hiện
nay của sinh viên đó là: chỉ thích công việc với mức lương cao, nhàn hạ, không muốn
chịu khổ, chịu thử thách, sợ hãi trước những trải nghiệm. Trong quá trình sống và làm
việc, họ bị ảnh hưởng bởi truyền thông và những bài báo về “lăng kính màu hồng” với
tiêu đề giật tít như “Bỏ học nhưng vẫn thành công” hay “18 tuổi làm ra triệu đô”, mà
không thực sự hiểu làm thế nào để đạt được điều đó. Ngoài ra, họ còn chịu sự chi phối của
hiệu ứng Dunning – Kruger (Hiệu ứng chỉ ra con người có xu hướng đánh giá cao khả
năng nhận thức thực tế của bản thân) nên luôn giữ trong mình suy nghĩ rằng bản thân
xuất sắc, không cần phải “Học, học nữa, học mãi”. Vì vậy, nhiều cử nhân sau khi ra
6 https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/gia-dinh/the-he-trung-nien-that-nghiep-an-bam-cha-me-o-nhat-ban- 680495.html
7 https://tienphong.vn/vong-luan-quan-cua-nhung-cu-nhan-quen-an-bam-post854892.tpo
trường, rơi vào vòng lẩn quẩn của việc thất nghiệp, ăn bám cha mẹ chỉ vì muốn thành
công ngay từ bước đầu tiên. (Error! Reference source not found.
c) Ý nghĩa phương pháp luận
Có thể thấy, các yếu tố khách quan xung quanh luôn có sự tác động mạnh mẽ tới
con người, góp phần hình thành nhân cách và ý thức của mỗi cá nhân. Mọi sự biến đổi,
thay đổi trong nhận thức đều xuất phát từ thực tại khách quan. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào
sức mạnh ý chí khác nhau sẽ có những cách đối mặt với khó khăn khác nhau. Trong
trường hợp này, các sinh viên đã không tối đa hoá được khả năng của trí lực để phát
triển và tác động vào thực tại nhằm tạo ra cơ hội cho bản thân, thay vào đó, họ bị cuốn
theo thực tại khách quan, bị những thiếu sót trong phạm trù vật chất ấy “chiếm trọn” để
rồi rơi vào tình trạng thất nghiệp. 3. Đề xuất giải pháp
Vận dụng một cách hiệu quả mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, ta có
thể giải quyết được tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường tại Việt Nam. a) Khách quan
- Thứ nhất, các tổ chức giáo dục và nhà trường nên tăng cường những chương trình
hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên; để học sinh, sinh viên được lên tiếng về
những thắc mắc, trăn trở trong quá trình chọn ngành, chọn nghề của bản thân.
- Nhà nước, cơ quan, tổ chức doanh nghiệp… nên mở rộng các chương trình đào tạo
kỹ năng chuyên ngành, kỹ năng mềm, một số hoạt động thực tập để sinh viên có cơ
hội làm việc thực tiễn đồng thời giao lưu, học hỏi với mọi người xung quanh.
- Các trường Đại học tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai, tổ
chức các buổi giảng dạy chứng chỉ (IELTS, TOEIC…) với mức giá hợp lý, cung
cấp tài liệu miễn phí cho sinh viện tự ôn luyện tại nhà. b) Chủ quan
- Mỗi sinh viên cần rèn luyện được tâm thế đối mặt với áp lực, “Học, học nữa, học
mãi”, không ngừng trau dồi kiến thức và kinh nghiệm của bản thân.
- Áp dụng mô hình SWOT (Điểm mạnh – Strength, điểm yếu – Weakness, cơ hội –
Opportunity, thách thức – Threat) để xác định được đúng năng lực của bản thân,
xây dựng một lộ trình hợp lý cho đúng chuyên ngành, tránh học lan man, học cho có.
- Nâng cao tư duy phản biện, tư duy đa chiều, cố gắng phát huy tính sáng tạo, đổi
mới trong quá trình làm việc.
- Có niềm tin vào bản thân, cân bằng giữa việc học và việc nghỉ ngơi để phát triển
và vượt qua khủng hoảng danh tính.
4. Vận dụng của Nguyễn Khánh Linh, 11213266, Marketing 63B trong cuộc sống
thông qua những phân tích trên
Dựa trên mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, em – Nguyễn Khánh
Linh, 11213266, Marketing 63B đã có sự vận dụng như sau: a. Thành công:
- Không ngừng nâng cao nhận thức của bản thân: Trau dồi ngôn ngữ bằng việc học
Tiếng anh, tham gia vào các khoá học IELTS và tự luyện tại nhà. Nhờ có chứng
chỉ IELTS đã thành công được nhận vào trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Không ngại khó khăn, vượt lên hoàn cảnh: Dù chỉ là một học sinh – sinh viên, kiến
thức còn non trẻ, em đã tiếp thêm kinh nghiệm bằng việc tham gia các hoạt động
ngoại khoá, thử việc tại các chi nhánh doanh nghiệp với nhiều vị trí như làm Nội
dung, viết bài Truyền thông hay trợ giảng và đạt được mức lương nhất định.
- Không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi bối cảnh Covid – 19: Em đã tìm nguồn động lực
và cải thiện vốn kiến thức thông qua việc đăng ký những khoá học chuyên ngành
Marketing tại các website miễn phí như Microsoft, Youtube, Hubpost…
- Tham gia, thử sức bản thân ở các môi trường học tập miễn phí như câu lạc bộ
Marketing của trường, các Tổ chức phi chính phủ (NGOs). b. Thất bại:
- Chưa có nhiều vốn hiểu biết đối với các môn học trong năm nhất như: Triết học,
Vi mô hay Toán kinh tế, dẫn tới việc học và làm bài tập còn chậm.
- Tồn đọng, vội vàng trong việc hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng như: bài
tập, deadline. Do đó, chất lượng công việc chưa được đảm bảo, chưa khai thác
được nhiều nhất năng lực của bản thân trong lĩnh vực đó.
- Còn chưa có sự tương tác, năng nổ trong các hoạt động với trường, lớp.
- Chưa phát huy hết sự sáng tạo trong quá trình hoạt động với các câu lạc bộ, hội
nhóm, suy nghĩ còn máy móc, thụ động. c. Nguyên nhân:
- Tâm lý trì hoãn dẫn tới suy nghĩ chủ quan trong việc hoàn thiện công việc, nghĩ
rằng “Ngày mai vẫn kịp”. Chính nhận thức sai lầm đã dẫn tới hành động sai lầm đó
là dồn công việc vào một ngày, khiến thời gian trở nên gấp gáp, không đủ.
- Sự lười biếng trong phát triển nhận thức cũng dẫn tới việc chưa xây dựng một lộ
trình hợp lý cho sự nghiệp học tập của bản thân, chưa đọc thêm nhiều kiến thức bổ
sung và mở rộng nguồn kiến thức.
- Xu hướng “Chấp nhận thực tại”: Thuộc kiểu tính cách hướng nội nên còn e ngại
trong việc giao tiếp, kết nối với bạn bè, ngại hỏi, ngại trao đổi.
d. Đề xuất giải pháp cho bản thân:
- Bước ra khỏi “Vùng an toàn”. Trong các thời điểm khác nhau, đặt ra những mục
tiêu khác nhau như (i) Trao đổi kiến thức với bạn bè (ii) Giơ tay phát biểu trước
lớp (iii) Đóng góp ý kiến trong công việc của lớp Marketing 63B.
- Sắp xếp thời gian biểu hợp lý hơn. Tránh “năng suất độc hại” mà thay vào đó nên
học một cách có chất lượng, hoàn thành công việc của từng ngày và luyện tập cách áp dụng.
- Tích cực tham gia thực tập để tăng cường kỹ năng thực chiến, đặc biệt trong lĩnh vực Marketing. D. KẾT LUẬN
Tóm lại, vật chất có tác động hết sức to lớn tới ý thức, là cái có trước, nhưng ý
thức cũng có thể tác động ngược trở lại vật chất, đặc biệt thông qua những hoạt động hàng
ngày của con người. Điều quan trọng là, bên cạnh việc tuân theo những quy luật khách
quan của thực tại, ta cần biết cách sáng tạo, đổi mới và không ngừng nâng cao năng lực
nhận thức để phát triển bản thân. Có như vậy, ta mới tránh được những ảnh hưởng tiêu
cực mà thực tại khách quan tác động lên chính bản thân.
Liên kết với việc “Áp dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất – ý thức vào
việc giải quyết tình trạng thất nghiệp của sinh viên Việt Nam sau khi ra trường”, mỗi sinh
viên cần có lộ trình thích hợp để học tập và khai thác khả năng tiềm ẩn của bản thân, cần
có niềm tin, sự kiên cường trước những tình huống xấu trong thực tế. Bên cạnh đó, nhà
trường, gia đình và xã hội cũng cần có những biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ sinh viên vì họ là
nguồn nhân lực trẻ đóng góp vào sự đi lên của cả một đất nước trong tương lai.