Ví dụ lượng chất - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Bước nhảy là sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đósinh ra. Nói cách khác bước nhảy chỉ giai đoạn chuyển hoá về chất do nhữngthay đổi về lượng trước đó sinh ra. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Bước nhảy sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó
sinh ra. Nói cách khác bước nhảy chỉ giai đoạn chuyển hoá về chất do những
thay đổi về lượng trước đó sinh ra.
VD: Sau khi đã hoàn thành chương trình lớp 12 vàthi THPT, học sinh đó
đủ điều kiện để tốt nghiệp và trở thành sinh viên.
→ Giai đoạn từ một học sinh trở thành một sinh viên được gọi là bước nhảy.
Điểm nútđiểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng làm thay đổi về
chất.
VD: Tại thời điểm bế giảng, nhận giấy tốt nghiệp ra trường được gọi
điểm nút.
VÍ DỤ THỰC TIỄN
1.Ví dụ như một sinh viên A tốt nghiệp ngành Luật, khi ra trường A xin vào làm
thực tập sinh pháp chế cho 1 công ty sản xuất B. Sau khi trải qua 3 tháng làm thực
tập sinh, A được công ty xét duyệt lên vị trí chuyên viên pháp chế, sau khi làm
chuyên viên pháp chế được 5 năm, A được bổ nhiệm lên chức giám đốc pháp chế
của công ty.
Như vậy qua ví dụ trên có thể thấy A từ 1 sinh viên mới ra trường chập chững bước
vào nghề, qua quá trình làm việc chăm chỉ, học hỏi trau dồi kiến thức, kinh
nghiệm, kỹ năng A đã dần trở tích lũy đủ cho mình một lượng kiến thức, kỹ năng
kinh nghiệm trong công việc. Đó quy trình chuyển hóa từ sự thay đổi về
lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Khi A đã dần bước qua những vị trí từ thấp đến
cao trong công việc của mình.
2. Ví dụ về tình yêu. Khi hai người mới gặp nhau thường thì họ chỉ có một chút gì
đó mến cảm với nhau lúc đầu thôi chứ khó có thể nói là đã yêu nhau được (Trừ
tình yêu kiểu sét đánh). Sau khi đã quen biết nhau, họ bắt đầu đi lại nhiều hơn, nói
chuyện với nhau nhiều hơn, cùng nhau làm một số việc như cùng học, cùng đi
chơi... qua những chuyện đó họ sẽ dần dần hiểu nhau hơn, hiểu về con người, tính
cách, cá tính và nét duyên dáng đáng yêu của nhau hơn. Dần dần trong họ bắt đầu
nảy nở tình yêu vì thấy rằng đối phương là một người rất đáng yêu trong các hoàn
cảnh của cuộc sống. Việc tích lũy về những hiểu biết, những tình cảm, cảm xúc về
nhau đó được xem là việc tích lũy về lượng. Khi những sự hiểu biết đó, những tình
cảm đó đủ lớn, tình cảm đó sẽ có thể chuyển thành tình yêu. Nhưng thường để
chính thức được công nhận là người yêu, họ thường qua một bước gọi là ngỏ lời
yêu và nhận lời yêu. Đây được xem là một "bước nhảy" trong quan hệ giữa hai
người chuyển từ chất này (tình bạn) qua chất khác (tình yêu).
3. Ví dụ điển hình nhất đó là quá trình học tập. Việc chuyển từ học phổ thông sang
học đại học được coi là một bước chuyển về chất. Khi chúng ta học phổ thông,
chúng ta tích lũy kiến thức dần dần, ngày này qua ngày khác, sau một thời gian dài
chúng ta sẽ học hết toàn bộ chương trình, nắm vững các kiến thức đó và chúng ta
sẽ tiến hành cuộc thi đại học. Đối với những người đã tích lũy đủ những kiến thức
cần thiết họ sẽ vượt qua kỳ thi và trở thành sinh viên đại học. Đối với những người
khác do việc tích lũy kiến thức chưa đủ lượng, chưa đủ nhiều, chưa sâu sắc thì họ
sẽ chưa vượt qua được kỳ thi, họ có thể sẽ mất thêm thời gian để tích lũy thêm
bằng cách thi vào năm sau hoặc có thể họ sẽ không thi nữa.
4. Trong học tập, nếu bạn tăng thời gian chuẩn bị bài ở nhà thì khi đến lớp bạn
sẽ mau hiểu và nhớ bài hơn. Nếu bạn tăng thời gian tự học ở nhà, giảm thời
gian chơi game online thì sẽ thu nhận được nhiều kiến thức hơn. Khi đó bạn
sẽ tích lũy được đủ về lượng. Từ đó với một lượng kiến thức “đầy đủ”, bạn
sẽ thực hiện một bước nhảy, đó là kì thi. Cứ như vậy, quá trình nhận thức
(tích lũy về lượng) liên tục diễn ra, tạo nên sự biến đổi về chất trong quá
trình tồn tại và phát triển của mỗi con người, giúp con người ngày càng đạt
đến trình độ cao hơn, tạo động lực cho xã hội phát triển.
VÍ DỤ MINH HỌA
1. Ví dụ để năm 2020 chúng ta có nhà máy điện nguyên tử thì cần phải có sự
tích lũy về lượng ngay bây giờ đó là sự tích lũy về con người (cần phải có sự
đào tạo con người để có thể quản lý, đièu hành công nghệ mới, muốn vậy Bộ
Giáo dục phải mở các ngành mới về đào tạo các ngành công nghệ nguyên tử,
đào tạo về quản lý, tổ chức...), cần phải chuẩn bị về vốn (nguồn vốn xây
dựng nhà máy ODA, hay FDI...), chuẩn bị về thẩm định dự án đầu tư (chọn
công nghệ điện hạt nhân nào cho an toàn, hiện đại...). Và còn nhiều vấn đề
khác nữa....
Như vậy tất cả các quá trình đấy là sự tích lũy về lượng. Khi tích lũy đã đủ
thì chúng ta sẽ có để thay đổi về chất (từ chất cũ là chưa có nhà bước nhảy
máy điện nguyên tử đến chất mới là có nhà máy điện nguyên tử).
2. Ví dụ khi ta nung một thỏi sắt tinh khiết ở trong lò, nhiệt độ của lò nung có
thể lên tới hàng nghìn độ song thỏi sắt vẫn ở trạng thái rắn chứ chưa chuyển
sang trạng thái lỏng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định, là ở
nhiệt độ 1538 độ C sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay đổi về chất, nghĩa là
thỏi sắt đó sẽ tan chảy và ở nhiệt độ đạt ngưỡng 2862 độ C thì nó sẽ sôi.
3. Xét “nước” nguyên chất, trong điều kiện atmotphe ở trạng thái thể lỏng
(chất) được quy định bởi lượng nhiệt độ (lượng) từ 0°C đến 100°C (độ). Khi
lượng nhiệt độ biến thiên nằm ngoài khoảng giới hạn 0°C hoặc 100°C đó
(điểm nút) thì tất yếu xảy ra quá trình biến đổi trạng thái của nước từ trạng
thái lỏng sang trạng thái rắn hoặc khí (bước nhảy). Như vậy sự phát triển
của bất cứ của sự vật nào cũng bắt đầu từ sự tích luỹ về lượng trong độ nhất
định cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất.
Vế 2 câu hỏi:
- Trong nhận thức và thực tiễn, muốn có sự thay đổi về chất cần phải
sự tích lũy về lượng, khi đủ lượng cần phải kịp thời thay đổi về chất.
+ Muốn đạt được điểm cao để qua môn, sinh viên cần phải chăm chú nghe
giảng, tích lũy những kiến thức từ thầy tự tìm tòi, học hỏi thêm trong quá
trình học tập.
+ Em bé khi đủ 3 - 4 tháng tuổi sẽ bắt đầu tập nói. Nếu trong khoảng độ tuổi
này chưa tập nói (đủ lượng nhưng chưa thay đổi về chất) thì thể
dẫn đến việc chậm nói.
- Tránh tưởng chủ quan nóng vội, đốt cháy giai đoạn, đồng thời
chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ.
+ , nếu để lửa lớn để chín nhanh hơn thì sẽ dẫn đến bênKhi chiên
ngoài chín, bên trong còn sống. Muốn cá chín đều từ trong ra ngoài, thì phải
để lửa nhỏ và chiên trong thời gian lâu hơn.
+ Ngày này, hội đang ngày càng phát triển, hội nhập hóa, ngoài sử dụng
tiếng mẹ đẻ, con người cũng cần để dễ dàng tiếphọc thêm ngôn ngữ thứ 2, thứ 3
cận hơn với những thành tựu, phát triển khoa học của thế giới.
VẾ 2 CÂU HỎI:
Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó,
tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn
Từ quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về
chất và ngược lại có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa phương pháp luận trong
việc học tập và rèn luyện của sinh viên như sau: để có thể cầm được tấm bằng Cử
nhân, sinh viên phải tích luỹ đủ số lượng các tín chỉ môn học; để môn học có kết
quả tốt, sinh viên phải tích luỹ đủ số lượng tiết của các môn học. Có thể coi thời
gian học là độ, các bài kiểm tra là các điểm nút và điểm số đạt yêu cầu là bước
nhảy. Khi kết quả thi (bước nhảy) đạt kết quả tốt phản ánh sự kết thúc môt giai
đoạn tích luỹ kiến thức trong quá trình học tập rèn luyện của sinh viên. Vì vậy,
trong việc học tập và các hoạt động học thuật khác, sinh viên phải từng bước tích
luỹ kiến thức (lượng) để làm thay đổi kết quả học tập (chất) theo quy luật. Trong
quá trình học tập và rèn luyện, sinh viên cần tránh tư tưởng nhảy cấp. Nghĩa là sau
khi hoàn thành kiến thức cơ bản, tức đã có sự biến đổi về chất thì sinh viên mới có
thể tiếp tục nghiên cứu những kiến thức khó hơn. Ví dụ như trước khi lên Đại học
sinh viên phải vượt qua kì thi tốt nghiệp THPT trước, nếu không, tình trạng mất
gốc sẽ xảy ra. Hay trong quá trình học tập và nghiên cứu, sinh viên luôn bị xao
nhãng bởi những chuyện ngoài lề. Cho đến khi giai đoạn thi đến gần mới bắt đầu
học lại từ đầu, đó là giai đoạn ôn thi chứ không phải giai đoạn học lại kiến thức
mới. Chính vì vậy, dù sinh viên có chăm học cũng không thể đảm bảo đủ lượng
kiến thức để vượt qua kì thi. Tóm lại, muốn tiếp thu được nhiều kiến thức và có kết
quả cao trong các kì thi, sinh viên phải học dần mỗi ngày, từ kiến thức cơ bản đến
nâng cao. Từ đó, sự biến đổi về lượng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất theo hướng
tích cực
Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ
quan
Để có thể bước ra ngoài xã hội khắc nghiệt, những sinh viên cần trang bị cho mình
từ những điều đơn giản nhất như kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ,… cho đến những
kiến thức to lớn, thành tựu trong cuộc sống về các lĩnh vực khoa học – nghệ thuật.
Việc trải qua hơn 12 năm học tập là khoảng thời gian bước đệm cho hành trình tích
luỹ ấy. Không những thế, chúng ta vẫn phải tiếp thu những kỹ năng mềm cho cuộc
sống mai sau. Trong quá trình liên tục phấn đấu học tập ấy,quá trình chuyển hoá từ
sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại được thể hiện ở việc
sinh viên tích luỹ kiến thức.
Áp dụng quy luật lượng chất, sinh viên liên tục phấn đấu học tập, tìm kiếm những
thông tin, mang về những “lượng” tốt, có cơ sở và đầy đủ. Từ đó, làm biến đổi
“chất” tốt hơn, tạo nên các thành tích, thành tựu tương ứng cho sự nỗ lực ấy. Ở
trường Đại học, ngoài các bài giảng trên lớp, sinh viên còn tự tìm tòi, nghiên cứu ở
thư viện, giáo trình, luận văn, luận án, thầ cô, bạn bè,… tích luỹ và học hỏi những
kĩ năng mềm thiết yếu cho mai sau. Được tự do sáng tạo và trau dồi những “lượng”
ở mức tối ưu nhất, sinh viên luôn đạt được những thứ “chất” lượng nhất: tấm bằng
cử nhân, những học bổng,… và tự tin bước ra đời. Cứ như vậy, quá trình chuyển
đổi giữa chất lượng liên tục diễn ra không ngừng nghỉ trong sự phát triển, liên tục
phấn đấu không ngừng ở mỗi sinh viên, giúp họ tự tin vững bước trong hành trang
cuộc đời mình. Khi ấy, nhiệm vụ của sinh viên là khai phá hết tiềm năng tri thức,
kho dữ liệu và ứng dụng vào thực tiễn và tiếp tục mở rộng con đường khoa học –
nghệ thuật, tránh bị tư tưởng bảo thủ và chủ quan nghĩ rằng mình đã làm hết sức có
thể.
| 1/8

Preview text:

– Bước nhảy là sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó
sinh ra. Nói cách khác bước nhảy chỉ giai đoạn chuyển hoá về chất do những
thay đổi về lượng trước đó sinh ra.
VD: Sau khi đã hoàn thành chương trình lớp 12 và kì thi THPT, học sinh đó
đủ điều kiện để tốt nghiệp và trở thành sinh viên.
→ Giai đoạn từ một học sinh trở thành một sinh viên được gọi là bước nhảy.
– Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng làm thay đổi về chất.
VD: Tại thời điểm bế giảng, nhận giấy tốt nghiệp ra trường được gọi là điểm nút. VÍ DỤ THỰC TIỄN
1.Ví dụ như một sinh viên A tốt nghiệp ngành Luật, khi ra trường A xin vào làm
thực tập sinh pháp chế cho 1 công ty sản xuất B. Sau khi trải qua 3 tháng làm thực
tập sinh, A được công ty xét duyệt lên vị trí chuyên viên pháp chế, sau khi làm
chuyên viên pháp chế được 5 năm, A được bổ nhiệm lên chức giám đốc pháp chế của công ty.
Như vậy qua ví dụ trên có thể thấy A từ 1 sinh viên mới ra trường chập chững bước
vào nghề, qua quá trình làm việc chăm chỉ, học hỏi và trau dồi kiến thức, kinh
nghiệm, kỹ năng A đã dần trở tích lũy đủ cho mình một lượng kiến thức, kỹ năng
và kinh nghiệm trong công việc. Đó là quy trình chuyển hóa từ sự thay đổi về
lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Khi A đã dần bước qua những vị trí từ thấp đến
cao trong công việc của mình.
2. Ví dụ về tình yêu. Khi hai người mới gặp nhau thường thì họ chỉ có một chút gì
đó mến cảm với nhau lúc đầu thôi chứ khó có thể nói là đã yêu nhau được (Trừ
tình yêu kiểu sét đánh). Sau khi đã quen biết nhau, họ bắt đầu đi lại nhiều hơn, nói
chuyện với nhau nhiều hơn, cùng nhau làm một số việc như cùng học, cùng đi
chơi... qua những chuyện đó họ sẽ dần dần hiểu nhau hơn, hiểu về con người, tính
cách, cá tính và nét duyên dáng đáng yêu của nhau hơn. Dần dần trong họ bắt đầu
nảy nở tình yêu vì thấy rằng đối phương là một người rất đáng yêu trong các hoàn
cảnh của cuộc sống. Việc tích lũy về những hiểu biết, những tình cảm, cảm xúc về
nhau đó được xem là việc tích lũy về lượng. Khi những sự hiểu biết đó, những tình
cảm đó đủ lớn, tình cảm đó sẽ có thể chuyển thành tình yêu. Nhưng thường để
chính thức được công nhận là người yêu, họ thường qua một bước gọi là ngỏ lời
yêu và nhận lời yêu. Đây được xem là một "bước nhảy" trong quan hệ giữa hai
người chuyển từ chất này (tình bạn) qua chất khác (tình yêu).
3. Ví dụ điển hình nhất đó là quá trình học tập. Việc chuyển từ học phổ thông sang
học đại học được coi là một bước chuyển về chất. Khi chúng ta học phổ thông,
chúng ta tích lũy kiến thức dần dần, ngày này qua ngày khác, sau một thời gian dài
chúng ta sẽ học hết toàn bộ chương trình, nắm vững các kiến thức đó và chúng ta
sẽ tiến hành cuộc thi đại học. Đối với những người đã tích lũy đủ những kiến thức
cần thiết họ sẽ vượt qua kỳ thi và trở thành sinh viên đại học. Đối với những người
khác do việc tích lũy kiến thức chưa đủ lượng, chưa đủ nhiều, chưa sâu sắc thì họ
sẽ chưa vượt qua được kỳ thi, họ có thể sẽ mất thêm thời gian để tích lũy thêm
bằng cách thi vào năm sau hoặc có thể họ sẽ không thi nữa.
4. Trong học tập, nếu bạn tăng thời gian chuẩn bị bài ở nhà thì khi đến lớp bạn
sẽ mau hiểu và nhớ bài hơn. Nếu bạn tăng thời gian tự học ở nhà, giảm thời
gian chơi game online thì sẽ thu nhận được nhiều kiến thức hơn. Khi đó bạn
sẽ tích lũy được đủ về lượng. Từ đó với một lượng kiến thức “đầy đủ”, bạn
sẽ thực hiện một bước nhảy, đó là kì thi. Cứ như vậy, quá trình nhận thức
(tích lũy về lượng) liên tục diễn ra, tạo nên sự biến đổi về chất trong quá
trình tồn tại và phát triển của mỗi con người, giúp con người ngày càng đạt
đến trình độ cao hơn, tạo động lực cho xã hội phát triển. VÍ DỤ MINH HỌA
1. Ví dụ để năm 2020 chúng ta có nhà máy điện nguyên tử thì cần phải có sự
tích lũy về lượng ngay bây giờ đó là sự tích lũy về con người (cần phải có sự
đào tạo con người để có thể quản lý, đièu hành công nghệ mới, muốn vậy Bộ
Giáo dục phải mở các ngành mới về đào tạo các ngành công nghệ nguyên tử,
đào tạo về quản lý, tổ chức...), cần phải chuẩn bị về vốn (nguồn vốn xây
dựng nhà máy ODA, hay FDI...), chuẩn bị về thẩm định dự án đầu tư (chọn
công nghệ điện hạt nhân nào cho an toàn, hiện đại...). Và còn nhiều vấn đề khác nữa....
Như vậy tất cả các quá trình đấy là sự tích lũy về lượng. Khi tích lũy đã đủ
thì chúng ta sẽ có bước nhảy để thay đổi về chất (từ chất cũ là chưa có nhà
máy điện nguyên tử đến chất mới là có nhà máy điện nguyên tử).
2. Ví dụ khi ta nung một thỏi sắt tinh khiết ở trong lò, nhiệt độ của lò nung có
thể lên tới hàng nghìn độ song thỏi sắt vẫn ở trạng thái rắn chứ chưa chuyển
sang trạng thái lỏng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định, là ở
nhiệt độ 1538 độ C sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay đổi về chất, nghĩa là
thỏi sắt đó sẽ tan chảy và ở nhiệt độ đạt ngưỡng 2862 độ C thì nó sẽ sôi.
3. Xét “nước” nguyên chất, trong điều kiện atmotphe ở trạng thái thể lỏng
(chất) được quy định bởi lượng nhiệt độ (lượng) từ 0°C đến 100°C (độ). Khi
lượng nhiệt độ biến thiên nằm ngoài khoảng giới hạn 0°C hoặc 100°C đó
(điểm nút) thì tất yếu xảy ra quá trình biến đổi trạng thái của nước từ trạng
thái lỏng sang trạng thái rắn hoặc khí (bước nhảy). Như vậy sự phát triển
của bất cứ của sự vật nào cũng bắt đầu từ sự tích luỹ về lượng trong độ nhất
định cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất. Vế 2 câu hỏi:
- Trong nhận thức và thực tiễn, muốn có sự thay đổi về chất cần phải có
sự tích lũy về lượng, khi đủ lượng cần phải kịp thời thay đổi về chất.
+ Muốn đạt được điểm cao để qua môn, sinh viên cần phải chăm chú nghe
giảng, tích lũy những kiến thức từ thầy cô và tự tìm tòi, học hỏi thêm trong quá trình học tập.
+ Em bé khi đủ 3 - 4 tháng tuổi sẽ bắt đầu tập nói. Nếu trong khoảng độ tuổi
này mà bé chưa tập nói (đủ lượng nhưng chưa thay đổi về chất) thì có thể
dẫn đến việc chậm nói.
- Tránh tư tưởng chủ quan nóng vội, đốt cháy giai đoạn, đồng thời
chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ.
+ Khi chiên cá, nếu để lửa lớn để cá chín nhanh hơn thì sẽ dẫn đến bên
ngoài chín, bên trong còn sống. Muốn cá chín đều từ trong ra ngoài, thì phải
để lửa nhỏ và chiên trong thời gian lâu hơn.
+ Ngày này, xã hội đang ngày càng phát triển, hội nhập hóa, ngoài sử dụng
tiếng mẹ đẻ, con người cũng cần học thêm ngôn ngữ thứ 2, thứ 3 để dễ dàng tiếp
cận hơn với những thành tựu, phát triển khoa học của thế giới. VẾ 2 CÂU HỎI:
Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó,
tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn
Từ quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về
chất và ngược lại có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa phương pháp luận trong
việc học tập và rèn luyện của sinh viên như sau: để có thể cầm được tấm bằng Cử
nhân, sinh viên phải tích luỹ đủ số lượng các tín chỉ môn học; để môn học có kết
quả tốt, sinh viên phải tích luỹ đủ số lượng tiết của các môn học. Có thể coi thời
gian học là độ, các bài kiểm tra là các điểm nút và điểm số đạt yêu cầu là bước
nhảy. Khi kết quả thi (bước nhảy) đạt kết quả tốt phản ánh sự kết thúc môt giai
đoạn tích luỹ kiến thức trong quá trình học tập rèn luyện của sinh viên. Vì vậy,
trong việc học tập và các hoạt động học thuật khác, sinh viên phải từng bước tích
luỹ kiến thức (lượng) để làm thay đổi kết quả học tập (chất) theo quy luật. Trong
quá trình học tập và rèn luyện, sinh viên cần tránh tư tưởng nhảy cấp. Nghĩa là sau
khi hoàn thành kiến thức cơ bản, tức đã có sự biến đổi về chất thì sinh viên mới có
thể tiếp tục nghiên cứu những kiến thức khó hơn. Ví dụ như trước khi lên Đại học
sinh viên phải vượt qua kì thi tốt nghiệp THPT trước, nếu không, tình trạng mất
gốc sẽ xảy ra. Hay trong quá trình học tập và nghiên cứu, sinh viên luôn bị xao
nhãng bởi những chuyện ngoài lề. Cho đến khi giai đoạn thi đến gần mới bắt đầu
học lại từ đầu, đó là giai đoạn ôn thi chứ không phải giai đoạn học lại kiến thức
mới. Chính vì vậy, dù sinh viên có chăm học cũng không thể đảm bảo đủ lượng
kiến thức để vượt qua kì thi. Tóm lại, muốn tiếp thu được nhiều kiến thức và có kết
quả cao trong các kì thi, sinh viên phải học dần mỗi ngày, từ kiến thức cơ bản đến
nâng cao. Từ đó, sự biến đổi về lượng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất theo hướng tích cực
Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan
Để có thể bước ra ngoài xã hội khắc nghiệt, những sinh viên cần trang bị cho mình
từ những điều đơn giản nhất như kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ,… cho đến những
kiến thức to lớn, thành tựu trong cuộc sống về các lĩnh vực khoa học – nghệ thuật.
Việc trải qua hơn 12 năm học tập là khoảng thời gian bước đệm cho hành trình tích
luỹ ấy. Không những thế, chúng ta vẫn phải tiếp thu những kỹ năng mềm cho cuộc
sống mai sau. Trong quá trình liên tục phấn đấu học tập ấy,quá trình chuyển hoá từ
sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại được thể hiện ở việc
sinh viên tích luỹ kiến thức.
Áp dụng quy luật lượng chất, sinh viên liên tục phấn đấu học tập, tìm kiếm những
thông tin, mang về những “lượng” tốt, có cơ sở và đầy đủ. Từ đó, làm biến đổi
“chất” tốt hơn, tạo nên các thành tích, thành tựu tương ứng cho sự nỗ lực ấy. Ở
trường Đại học, ngoài các bài giảng trên lớp, sinh viên còn tự tìm tòi, nghiên cứu ở
thư viện, giáo trình, luận văn, luận án, thầ cô, bạn bè,… tích luỹ và học hỏi những
kĩ năng mềm thiết yếu cho mai sau. Được tự do sáng tạo và trau dồi những “lượng”
ở mức tối ưu nhất, sinh viên luôn đạt được những thứ “chất” lượng nhất: tấm bằng
cử nhân, những học bổng,… và tự tin bước ra đời. Cứ như vậy, quá trình chuyển
đổi giữa chất lượng liên tục diễn ra không ngừng nghỉ trong sự phát triển, liên tục
phấn đấu không ngừng ở mỗi sinh viên, giúp họ tự tin vững bước trong hành trang
cuộc đời mình. Khi ấy, nhiệm vụ của sinh viên là khai phá hết tiềm năng tri thức,
kho dữ liệu và ứng dụng vào thực tiễn và tiếp tục mở rộng con đường khoa học –
nghệ thuật, tránh bị tư tưởng bảo thủ và chủ quan nghĩ rằng mình đã làm hết sức có thể.