-
Thông tin
-
Quiz
Ví dụ về phản xạ có điều kiện (Top 20 ví dụ hay nhất) | Sinh học 8
Phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với kích thích của môi trường bên ngoài cũng như bên trong của cơ thể. Phản ứng này được thực hiện nhờ thần kinh, qua năm phần cơ bản hợp thành cung phản xạ: - Bộ phận cảm thụ: Các phân tủ cảm thụ thường nằm trên da, bề mặt da, bề mặt khớp, thành mạch, bề mặt các tạng, cơ quan trong cơ thể. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu chung Khoa học tự nhiên 8 61 tài liệu
Khoa học tự nhiên 8 1.1 K tài liệu
Ví dụ về phản xạ có điều kiện (Top 20 ví dụ hay nhất) | Sinh học 8
Phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với kích thích của môi trường bên ngoài cũng như bên trong của cơ thể. Phản ứng này được thực hiện nhờ thần kinh, qua năm phần cơ bản hợp thành cung phản xạ: - Bộ phận cảm thụ: Các phân tủ cảm thụ thường nằm trên da, bề mặt da, bề mặt khớp, thành mạch, bề mặt các tạng, cơ quan trong cơ thể. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tài liệu chung Khoa học tự nhiên 8 61 tài liệu
Môn: Khoa học tự nhiên 8 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Khoa học tự nhiên 8
Preview text:
Ví dụ về phản xạ có điều kiện (Top 20 ví dụ hay nhất)
Phản xạ có điều kiện là gì? Ví dụ về phản xạ có điều kiện? Cùng tìm hiểu về phản xạ có điều kiện và lấy
ví dụ về phản xạ có điều kiện trong bài viết này.
Mục lục bài viết
1. Phản xạ là gì?
Phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với kích thích của môi trường bên ngoài cũng như bên trong của
cơ thể. Phản ứng này được thực hiện nhờ thần kinh, qua năm phần cơ bản hợp thành cung phản xạ:
- Bộ phận cảm thụ: Các phân tủ cảm thụ thường nằm trên da, bề mặt da, bề mặt khớp, thành mạch,
bề mặt các tạng, cơ quan trong cơ thể.
- Dây thần kinh truyền vào: Dây cảm giác hoặc dây thần kinh thực vật
- Trung tâm thần kinh
- Dây thần kinh truyền ra: Dây thần kinh vận động hoặc dây thần kinh thực vật.
- Bộ phận đáp ứng là cơ hoặc tuyến.
2. Phản xạ có điều kiện là gì?
Khoảng cuối những năm 1890, Pavlov nghiên cứu chức năng dạ dày của loài chó bằng cách quan sát sự
tiết dịch vị của chúng, sau đó ông tính toán và phân tích dịch vụ của chó và phản xạ của chúng dưới
các điều kiện khác nhau. Ông để ý rằng chó thường tiết dịch vị khi phát hiện ra các tín hiệu báo hiệu
sự xuất hiện của thức ăn. Sau này Pavlov đã xây dựng trên định luật cơ bản mà ông gọi là "phản xạ có
điều kiện" dựa trên hàng loạt thí nghiệm mà ông đã tiến hành trước đó. Nhưng thí nghiệm này chỉ có
tác dụng với những chú chó làm thí nghiệm đã được huấn luyện lâu dài, còn với những chú chó mới
sinh ra và chưa qua huấn luyện thì không được. Pavlov cho rằng đây là một phản ứng đối với sự kích
thích từ bên ngoài, ông gọi nó là "phản xạ có điều kiện" của động vật. Phản xạ có điều kiện dễ mất đi
nếu không được củng cố thường xuyên.
Sau này Pavlov còn đi sâu nghiên cứu về những vấn đề này đồng thời đã viết ra tác phẩm nổi tiếng của
mình. Vì những thành tựu này, ông đã nhận được giải thưởng Nobel năm 1904 (Nobel Prize in Physiology or Medicine).
Phản xạ có điều kiện là một phương thức phản xạ của động vật bậc cao, lần đầu tiên được nghiên cứu
chi tiết và công bố bởi nhà khoa học Nga là Ivan Pavlov, thông qua các thí nghiệm với chó được công
bố năm 1897, phương thức phản xạ này cũng xảy ra ở người.
Phản xạ có điều kiện là những phản xạ được hình thành trong đời sống qua một quá trình học tập, rèn
luyện. Phản xạ có điều kiện để thay đổi, tạo điều kiện cho cơ thể thích nghi với điều kiện sống mới.
Phản xạ có điều kiện dễ mất nếu không được thường xuyên củng cố.
Thuật ngữ "phản xạ có điều kiện" hiện được dùng phổ biến ở Nga, Việt Nam,... Đã có một thời gian
khá dài, các tư tưởng của Pavlov họp thành "học thuyết phản xạ có điều kiện" hoặc "học thuyết
Pavlov", được giảng dạy phổ biến trong nhiều trường học của nhà nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Sau đó, trải qua hơn nửa thế kỷ, sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại - tuy vẫn công nhận
cống hiến của Pavlov đã dẫn đến các học thuyết khác về sự hình thành tập tính cuat động vật, cũng
"có điều kiện",... nên khái niệm "phản xạ có điều kiện" này còn được gọi là "có điều kiện kiểu Pavlov"
(conditioning Pavlovian) hoặc "có điều kiện cổ điển" (classical conditioning) ở nhiều nước phương Tây.
3. Cơ sở hình thành phản xạ có điều kiện
Điều kiện thứ nhất: Chọn kích thích, phải có sự phối hợp giữa kích thích trung tính và kích thích không điều kiện.
Thức ăn tác động lên khoang miệng là một kích thích không điều kiện. Việc cho ăn của Chó được phối
hợp với tín hiệu là ánh sáng mà trước đây không có quan hệ gì với thức ăn thì ánh sáng là kích thích
trung tính, sau nhiều lần lặp lại phối hợp với thức ăn thì ánh sáng sẽ trở thành kích thích có điều kiện
của phản xạ tiết nước bọt. Khi có ánh sáng, ở con chó thí nghiệm sẽ tiết nước bọt mà không cần phải có thức ăn.
Điều kiện thứ hai: Tác động của kích thích có điều kiện phải xảy ra trước kích thích không điều kiện,
trong ví dụ trên ánh sáng xảy ra trước sau đó mới cho vật thí nghiệm ăn. Thời gian giữa hai kích thích phải hợp lý.
Điều kiện thứ ba: Là cơ thể phải ở trong tình trạng tỉnh táo, các trung tâm tương ứng của phản xạ có
tính hưng phấn cao. Trạng thái hoạt động của vỏ não là điều kiện quan trọng để xây dựng các phản xạ
có điều kiện ở con người, kể cả việc tập luyện các kỹ năng kỷ xảo và các động tác thể thao.
Điều kiện thứ tư: Là tránh kích thích không cần thiết để có thể gây những phản xạ không được dự
định, các kích thích gây nhiễu như nói chuyện, tiếng ồn, nóng, lạnh... ảnh hưởng xấu tới việc hình
thành phản xạ có điều kiện. Ví dụ: Đang gõ nhịp thì tiếng động mạnh.
4. Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện
Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường dây liên hệ tạm thời giữa các trung
tâm của kích thích không điều kiện và có điều kiện trên vỏ não.
Trong phản xạ tiết nước bọt bằng ánh sáng đó là đường dây liên hệ tạm thời giữa trung tâm thị giác
(thùy chẩm) và thức ăn (hành não đường dây liên hệ này được hình thành như sau: Khi có kích thích
trung tính (ánh sáng) tác động vào cơ quan cảm thụ (võng mạc mắt), ở vùng cảm giác tương ứng trên
vỏ não (thùy chẩm) xuất hiện hưng phấn, sau đó kích thích không điều kiện (thức ăn) sẽ gây một vùng
hưng phấn trên vỏ não (hành não).
Theo nguyên tắc ưu thế vùng hưng phấn mạnh mẽ lôi cuốn các trung tâm hưng phấn yếu hơn về phía
mình và như vậy giữa hai trung tâm hình thành đường dây liên hệ tạm thời, chưa có từ trước, đường
dây này được lặp đi lặp lại nhiều lần hình thành định hình động lực và khi bỏ thức ăn chỉ sử dụng ánh
sáng thì chó vẫn tiết nước bọt.
5. Ví dụ về phản xạ có điều kiện
Sau đây là một số ví dụ về phản xạ có điều kiện:
- Xe máy, xe ô tô dừng lại khi có đèn đỏ
- Trời lạnh, tự biết mặc thêm áo khoác vào
- Khi thấy chõ dữ, bạn bỏ chạy hoặc đứng yên để né tránh nó
- Khi nhà tối, bạn tự biết bật đèn cho sáng lên
- Nghe tiếng ai gọi tên mình, liền quay đầu lại
- Biết bật quạt khi trời nóng
- Biết chữ, biết làm toán
- Thấy mưa biết mặc áo mưa - Chạy xe đạp
- Thầy giáo bước vào lớp, cả lớp đứng dậy chào
- Gặp người lớn phải chào
- Biết bật quạt khi trời nóng.