



Preview text:
Ví dụ về quy phạm pháp luật hình sự, dân sự, hành chính?
1. Quy phạm pháp luật là gì?
Căn cứ như khoản 1, điều 3, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định
pháp luật là quy tắc xử sự chung có hiệu lực bắt buộc chung được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều
lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định,
do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật ban hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện. Tóm lại thì quy phạm pháp luật là
quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo
Về nguyên tắc thì mỗi quy phạm pháp luật sẽ có ba bộ phận cấu thành đó là giả định, quy định và chế tài.
- Giả định là phần xác định chủ thể tham gia quan hệ pháp luật và những hoàn cảnh, điều
kiện mà chủ thể gặp phải trong thực tiễn. Tình huống đó xảy ra thì các chủ thể phải hành động
theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra. ví dụ như tại khoản 1 điều 141 bộ luật hình sự có quy
định như sau " Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể
tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác trái với ý muốn của nạn nhân thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm tù" , vậy thì bộ phậm
giải định của câu trên đó là " người nào dùng vũ vực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình
trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân"
- Quy định: là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật không thể thiếu được, nó nêu lên
các quy tắc xử sự mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà phần giả định
đã đặt ra. Ở bộ phận này thì thường trả lời cho các câu hỏi phải làm gi? được làm gì? không
được làm gì? làm như thế nào? ví dụ như trong câu " Mọi người có quyền tự do kinh doanh
trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm" thì trong phần này "có quyền tự do kinh
doanh" đang đi trả lời cho câu hỏi được làm gì? đây chính là phần quy định
- Chế tài: Đây là phần chỉ ra những biện pháp tác động mà nhà nước sẽ áp dụng đối với
chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì chủ thể phải gánh chịu những biện pháp
xử phạt. Tại điều 124 quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ quy định" Người mẹ nào do
ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng hoặc lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan dặc biệt mà
giết chết con mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi thì bị phạt từ 06 tháng đến 03 năm" như vậy thì
phần chế tài ở đây là "phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm" .
Mỗi quy phạm pháp luật sẽ có 03 phần đó là giả định, quy định và phần chế tài. Tuy nhiên
thì không phải mọi quy phạm pháp luật đều sẽ có đầy đủ 03 bộ phạn giả định, quy định và chế
tài. Có thể chỉ có mình phần quy định hoặc là sẽ có phần giải định và chế tài mà không có phần quy định....
Tóm lại: Quy phạm pháp luật là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, nội dung của nó thể
hiện hai mặt là cho phép và bắt buộc, nghĩa là, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự trong đó
chỉ ra các quyền và nghĩa vụ pháp lí của các bên tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.
Trong quy phạm pháp luật thường chứa đựng những chỉ dẫn về khả năng và các phạm vi có
thể tiến hành hành vi, cũng như những nghĩa vụ mà các bên tham gia quan hệ xã hội phải thực
hiện. Trong cơ chế điều chỉnh pháp luật quy phạm pháp luật có vai trò thực hiện chức năng
thông báo của nhà nước đến các chủ thể tham gia quan hệ xã hội về nội dung ý chí, mong muốn
của nhà nước để họ biết được cái gì có thể làm, cái gì không được làm, cái gì phải làm, cái gì
phải tránh không làm trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định nào đó...
Sau đây thì chúng tôi sẽ phân tích quy phạm pháp luật dân sự, quy phạm pháp luật hành
chính và quy phạm pháp luật hình sự để cho các bạn có thể hình dung một cách cụ thể nhất.
Các bạn có thể theo dõi ở các mục dưới đây.
2. Quy phạm pháp luật dân sự? Ví dụ
Quy phạm pháp luật dân sự cũng giống như là quy phạm pháp luật chung nó cũng được
cấu tạo bởi các phần giả định, quy định và chế tài. Và các quy phạm pháp luật dân sự cũng sẽ
không nhất thiết các phần như giả đinh, quy định và phần chế tài. Cũng có thể chế tài sẽ được
quy định ở phần khác thậm chí là còn được quy định ở văn bản pháp luật khác. Quy phạm pháp
luật dân sự và điều luật trong văn bản pháp luật dân sự không đồng nghĩa với nhau.
Ta có thể đưa ra một khái niệm về quy phạm pháp luật dân sự như sau: Quy phạm pháp
luật dân sự chính là những quy tắc xử xử chung do nhà nước đặt ra để điều chỉnh quan hệ tài
sản và quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của dân sự để các quan hệ đó phát sinh,
thay đổi và chấm dứt phù hợp với ý chí của nhà nước.
Quy phạm pháp luật dân sự bao gồm quy phạm định nghĩa, quy phạm mệnh lệnh và quy
phạm tùy nghi. Quy phạm định nghĩa chính là quy phạm nêu ra các khái niệm và phạm vi giới
hạn của một vấn đề nhất định. Quy phạm mệnh lệnh chính là cách ứng xử mà luật quy định đối
với mọi chủ thể khi nằm trong hoàn cảnh như vậy. Còn quy phạm tùy nghi là tùy nghi theo
thỏa thuận cho phép các chủ thể có thể tự định đoạt.
Ví dụ về quy phạm pháp luật dân sự
- Quy phạm định nghĩa: tại điều 76 bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau " Pháp nhân
phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, nếu có lợi nhuận
thì cũng không được phân chia cho các thành viên" hay tại khoản 1 điều 108 có quy định" Tài
sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài
sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch"
- Quy phạm mệnh lệnh: Tại điều 117 khoản 1 thì có quy đinh về giao dịch dân sự có hiệu
lực khi đầy đủ các điều kiện như sau:
+ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập
+ Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện
+ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Quy phạm tùy nghi: tại điều 277 bộ luật dân sự " địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận" .
Như vậy thì quy phạm pháp luật dân sự cũng có những đặc điểm giống như quy phạm
pháp luật chung, vừa có tính hệ thống vừa có tính độc lập tương đối.
3. Quy phạm pháp luật hành chính? Ví dụ
Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật hành chính
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong quá trình quản lý hành chính nhà nước.
Thông thường thì quy phạm pháp luật hành chính có các tính chất như có tính chất bắt
buộc chung, thường áp dụng nhiều lần và hiệu lực của chúng không chấm dứt khi đã được áp
dụng. Quy phạm pháp luật hành chính có tính mệnh lệnh do quan hệ quản lý mà luật hành
chính điều chỉnh có bản chất quyền uy, mệnh lệnh- phục tục. Chủ thể ban hành quy phạm pháp
luật hành chính thì khá là đa dạng trong đó đa số thuộc về cơ quan hành chính. Một đặc điểm
nữa của quy phạm pháp luật hành chính có thể phân biệt với các quy phạm hình sự hay là quy
phạm dân sự đó là quy phạm pháp luật hành chính là các quy phạm điều chỉnh quan hệ hành chính nhà nước.
Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành thì phải phù
hợp với những nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên
ban hành. Bởi bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất nên đòi hỏi phải có sự thống nhất
từ trên xuống dưới, văn bản cấp dưới phải phục tùng ý chí và nguyện vọng sự điều hành của
cơ quan nhà nước cấp trên.
Ví dụ Tại khoản 2 điều 165 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì " thủ
tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đỉnh chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn
bộ văn bản quy phạm pháp luật của bộ trưởng, thủ tường cơ quan ngang bộ , ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt trái với Hiến pháp, luật
và văn bản quy phạm pháp lyaatj của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành một
phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn
bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị ủy ban thương vụ Quốc hội bãi bỏ".
Các quy phạm pháp luật hành chính do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ban
hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do tập thể cơ quan đó ban hành.
4. Quy phạm pháp luật hình sự? Ví dụ
Quy phạm pháp luật hình sự là những quy tắc xử sự mà do nhà nước ban hành, nhằm điều
chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể tham gia quan hệ hình sự. Quy phạm pháp luật hình sự được
thể hiện qua các quy định của luật hình sự hay nói cách khác là qua các điều luật. Giữa quy
phạm pháp luật hình sự và điều luật của luật hình sự khác nhau, một điều luật quy định về tội
phạm cụ thể mới chỉ thể hiện qua nội dung cơ bản của quy phạm pháp luật hình sự mà chưa
phải một quy phạm luật hình sự hoàn chỉnh. Một quy phạm pháp luật hình sự hoàn chỉnh thì
cũng sẽ bao gồm các phần như giả định, quy định và chế tài.
ví dụ về quy phạm pháp luật hình sự
Tại điều 201 Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự
"Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao
nhất quy định trong bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng lên đến dưới
100.000.000 đồng hoặc đã xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000
đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm"
Như vậy thì phần giả định sẽ là" người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất
gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000
đồng lên đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc
bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm"
Phần chế tài là " phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm"
Thông thường thì trong pháp luật hình sự thì cấu thành tội phạm hình sự bao gồm hai phần
đó là giả định và chế tài. Tuy nhiên thì có khá nhiều những tranh cãi xung quanh vấn đề này,
cụ thể đó là có nhiều quan điểm cho rằng quy phạm pháp luật hình sự chỉ bao gồm hai phần đó
là giả định và quy định hoặc là giả định và chế tài, chứ không có đầy đủ 3 phần như là giả định,
quy định và chế tài. Quan điểm này thì đang gặp khá là nhiều tranh cãi tuy nhiên thì thông
thường ta có thể rõ ràng nhận thấy rằng là có rất nhiều các quy phạm pháp luật hình sự chỉ có
02 bô phận đó là giả định và chế tài.