Vi phạm luật nhân đạo quốc tế - Luật quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Vi phạm luật nhân đạo quốc tế - Luật quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
23:44 2/8/24
VI PHẠM LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TRẺ EM TRO…
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA LUẬT QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
VI PHẠM LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ LIÊN
QUAN ĐẾN QUYỀN TRẺ EM TRONG XUNG ĐỘT
GIỮA ISRAEL VÀ PALESTINE
Họ và tên sinh viên: Lương Khánh Ngọc
Mã số sinh viên: LTMQT50C10938
Hà Nội – 2024 MỤC LỤC about:blank 1/23 23:44 2/8/24
VI PHẠM LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TRẺ EM TRO… MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CUỘC XUNG ĐỘT ISRAEL – PALESTINE 6
1. Chiến tranh giữa Israel và Palestine..................................................................6
1.1. Lịch sử xung đột giữa hai quốc gia 6
1.2. Tình hình xung đột hiện tại: 8
2. Vi phạm trong xung đột dựa trên quy định của Luật quốc tế.........................8
3. Vai trò Luật Nhân đạo quốc tế đối với trẻ em trong xung đột.......................11
3.1. Tầm quan trọng của Luật Nhân đạo quốc tế trong chiến tranh 11
3.2. Tầm quan trọng của Luật Nhân đạo quốc tế đối với trẻ em trong xung đột 12
CHƯƠNG 2: VI PHẠM LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN
QUYỀN TRẺ EM CỦA ISRAEL VÀ PALESTINE TRONG CHIẾN SỰ 13
1. Vi phạm trong xung đột Israel-Palestine đến các quy định về quyền trẻ em
thuộc Luật Nhân đạo quốc tế...............................................................................14
1.1. Quy tắc 7 – Luật tập quán quốc tế về luật nhân đạo 14
1.2. Điều 77.2 - Nghị định thư I (bổ sung) (1977) - Công ước Geneva 16
1.3. Điều 31, 32, 34 – Công ước Geneva (IV) 18
1.4. Điều 50 – Công ước Geneva (IV) 21
2. Tình hình đưa ra giải pháp ngăn ngừa vi phạm và khắc phục hậu quả gây
ra do vi phạm trong xung đột Israel-Palestine về trẻ em trong Luật Nhân đạo
quốc tế....................................................................................................................24
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 28 2 about:blank 2/23 23:44 2/8/24
VI PHẠM LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TRẺ EM TRO… MỞ ĐẦU
Trong suốt khoảng thời gian từ đầu thế kỉ XXI đến ngày nay, các quốc gia trên thế
giới luôn không ngừng tích cực tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc
tế với đường lối đối ngoại hợp tác và hòa bình để phát triển các mối quan hệ quốc tế.
Luật pháp quốc tế ngày nay cũng được đặc biệt chú trọng và không ngừng phát triển
để đảm bảo thực hiện tốt vai trò duy trì nền hòa bình và an ninh quốc tế trong thời đại
mới. Tuy nhiên, tính thực thi của Luật quốc tế vẫn chưa được đảm bảo: vẫn có rất
nhiều vi phạm trong khuôn khổ của pháp luật xảy ra không chỉ giữa các đảng, phái
trong nước, mà còn giữa các quốc gia độc lập với nhau. Thực trạng này có ảnh hưởng
vô cùng nghiêm trọng đến mối quan hệ giữa các quốc gia, đến tiến trình dựng xây hòa
bình trên toàn thế giới, và quan trọng hơn cả, đến những quyền và lợi ích cơ bản mà
người dân của các bên liên quan đang nắm trong tay.
Cuộc xung đột vũ trang giữa Israel và Palestine là một điển hình cho những vi
phạm của Luật quốc tế. Cuộc chiến kéo dài dai dẳng mang lại nhiều đau thương và
mất mát cho người dân hai bên, cũng như đem lại những mối lo ngại lớn cho các quốc
gia khác trên toàn thế giới về việc luật pháp quốc tế liên tục bị vi phạm và những sợi
dây pháp lý bảo vệ con người dường như đã mất đi tính hiệu quả.
Trong cuộc chiến giữa Israel và Palestine, một trong những đối tượng chịu ảnh
hưởng nhiều nhất và bị tước đoạt nhiều quyền lợi nhất, không ai khác, chính là trẻ em.
Những quyền lợi của trẻ em trong chiến tranh, những điều các quốc gia bị cấm thực
hiện với trẻ em trong chiến tranh, và một chuỗi những quy định khác liên quan đến
đối tượng này trong chiến sự đều được quy định trong Luật nhân đạo quốc tế, hay có
tên gọi khác là Luật Chiến tranh. Cả hai quốc gia tham gia vào chiến sự này đều đã vi
phạm những quyền lợi cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật nhân đạo quốc tế
và “góp phần” vào việc biến chiến trường trở thành một “thảm họa nhân đạo”.
Trên thực tế, trong suốt khoảng thời gian chiến tranh kéo dài giữa hai quốc gia, đã
có nhiều bài nghiên cứu pháp lý cũng như sách, báo chí, và tạp chí pháp luật quốc tế
đề cập tới mối tương quan giữa hai bên tham gia chiến sự và Luật quốc tế, điển hình
như cuốn “The least of all possible evils: Humanitarian Violence from Arendt to 3 about:blank 3/23 23:44 2/8/24
VI PHẠM LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TRẺ EM TRO… Gaza” của 1
Eyal Weizman nhấn mạnh vào tính thực thi của Luật quốc tế về Nhân
quyền và Luật Nhân đạo quốc tế trong cuộc chiến ở Gaza năm 2014. Tuy nhiên, vẫn
chưa có một bài nghiên cứu pháp lý cụ thể nào ra đời đề cập rõ ràng và đặc biệt đến
những quyền lợi cơ bản của đối tượng mong manh nhất trong chiến tranh, trẻ em, bị vi
phạm trong cuộc chiến này.
Bài tiểu luận này sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích – tổng hợp để làm
rõ những vi phạm liên quan đến trẻ em đã được quy định trong Luật Nhân đạo quốc tế
của Israel và Palestine trong xung đột từ khi cuộc chiến nổ ra đến nay, đặc biệt là
trong đợt xung đột gần đây nhất nổ ra ngày 7 tháng 10 năm 2023, và đưa ra một số đề
xuất, giải pháp để làm giảm tần suất vi phạm và tính nghiêm trọng của thực trạng.
Bài tiểu luận bao gồm 3 chương, với nội dung tổng quát như sau:
Chương I: cập nhật tình hình chiến sự cho đến thời điểm hiện tại, đưa ra các quy
định trong khuôn khổ pháp luật bị vi phạm trong cuộc chiến, và giải thích về mối liên
hệ giữa Luật Nhân đạo quốc tế và cuộc xung đột.
Chương II: phân tích những quy định liên quan đến quyền trẻ em trong Luật Nhân
đạo quốc tế mà hai bên tham gia chiến sự đã vi phạm và đưa ra đề xuất ngăn chặn vi phạm.
Chương III: Khái quát những điều cuộc chiến tranh vi phạm liên quan đến đối
tượng trẻ em được đề ra trong Luật Nhân đạo quốc tế.
1 Eyal Weizman (2017). The least of all possible evils : a short history of humanitarian violence. London: Verso. 4 about:blank 4/23 23:44 2/8/24
VI PHẠM LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TRẺ EM TRO… CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CUỘC XUNG ĐỘT ISRAEL – PALESTINE
1. Chiến tranh giữa Israel và Palestine
1.1. Lịch sử xung đột giữa hai quốc gia
Năm 1947, Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 181 với nội dung chính đề xuất
phân chia lãnh thổ quốc gia Palestine dưới sự ủy trị của Anh thành các quốc gia Ả Rập
và Do Thái. Vào ngày 14 tháng 5 năm 1948, Nhà nước Israel được thành lập, châm
ngòi cho chiến tranh Ả Rập – Israel. Chiến tranh kết thúc vào năm 1949 với chiến
thắng thuộc về Israel, tuy nhiên, cuộc chiến đã khiến 750 nghìn người Palestine phải
di dời và một lần nữa chia lãnh thổ của Palestine thành 3 phần, bao gồm: Nhà nước
Israel, Bờ Tây (sông Jordan), và dải Gaza.
Vào năm 1979, Israel và Ai Cập đã ký Hiệp định Camp David (Camp David
Accords) – hiệp ước hòa bình chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 30 năm giữa Ai Cập và
Israel. Tuy hiệp ước đã giúp cải thiện mối quan hệ giữa Israel và các quốc gia láng
giềng, những vấn đề liên quan đến lãnh thổ, quyền tự quyết, tự quản của người dân
Palestine vẫn chưa được giải quyết.
Năm 1987, hàng trăm nghìn người Palestine sống ở Bờ Tây và Dải Gaza đã nổi
dậy chống lại chính phủ Israel (cuộc nổi dậy được gọi là intifada đầu tiên). Hiệp định
Oslo I ra đời năm 1993 đóng vai trò làm trung gian cho cuộc xung đột, cho phép
người Palestine tự quản Bờ Tây và Dải Gaza và thúc đẩy sự công nhận lãnh thổ lẫn
nhau giữa Chính quyền Palestine mới thành lập và chính phủ Israel. Năm 1995, Hiệp
định Oslo II ra đời, bổ sung thêm các điều khoản bắt buộc Israel rút quân hoàn toàn
khỏi 6 thành phố và 450 thị trấn ở Bờ Tây, thuộc quyền tự quản của người dân Palestine.
Năm 2000, Irael vẫn cố giành quyền kiểm soát đối với Bờ Tây, khiến tiến trình
hòa bình hóa bị trì trệ. Vào tháng 9, xuất phát từ sự bất bình, người dân Palestine đã
phát động cuộc nổi dậy thứ hai (intifada thứ hai) kéo dài đến năm 2005 để chống lại
sự kiểm soát của Israel. Đáp lại, năm 2002, chính phủ Israel phê chuẩn việc xây dựng 5 about:blank 5/23 23:44 2/8/24
VI PHẠM LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TRẺ EM TRO…
bức tường chăn xung quanh Bờ Tây, bất chấp sự phản đối đến từ Tòa án Công lý quốc
tế và Tòa án Hình sự quốc tế.
Năm 2006, Hamas, phong trào chính trị và quân sự phát triển từ Tổ chức Anh em
Hồi giáo Palestine, lật đổ đảng đa số lâu năm Fatah để giành chiến thắng trong cuộc
bầu cử quốc hội của chính quyền Palestine và chiếm quyền kiểm soát Gaza. Bạo lực
giữa Hamas và Fatah nổ ra sau khi Hamas giành được quyền kiểm soát. Từ năm 2006
đến năm 2011, một loạt các cuộc đàm phán hòa bình được tổ chức nhưng đều thất bại.
Năm 2014, Fatah và Hamas chính thức tham gia thành lập chính phủ đoàn kết.
Mùa hè năm 2014, chiến tranh quân sự nổ ra giữa quân đội Israel và Hamas.
Hamas đã bắn gần 3000 quả tên lửa vào Israel. Như một động thái trả đũa, Israel bắt
đầu một cuộc tấn công lớn vào Dải Gaza. Cuộc chiến khiến 73 người Israel và 2251
người Palestine thiệt mạng và chấm dứt vào cuối tháng 8 cùng năm với thỏa thuận
ngừng bắn do Ai Cập làm trung gian.
Tháng 3 năm 2018, quân đội Israel đã giết chết 183 người Palestine và làm bị
thương 6000 người khác sau khi một số người dân Palestine biểu tình tại hàng rào
vành đai giữa Gaza và Israel. Vài tháng sau, Hamas đã bắn hơn 100 quả rocket vào
Israel, và Israel đáp trả bằng các cuộc tấn công trong 24 giờ xung đột. Về mặt chính
trị, Fatah và Hamas mất đoàn kết trở lại, dẫn đến kết cục Bờ Tây do Fatah kiểm soát
và Hamas cai trị Dải Gaza.
Đầu tháng 5 năm 2021, lực lượng cảnh sát Israel sử dụng vũ lực chống lại các
cuộc biểu tình nổ ra. Hamas phóng hàng trăm quả tên lửa vào lãnh thổ Israel để chấm
dứt bạo lực biểu tình. Israel đáp trả bằng các cuộc pháo kích và không kích, tấn công
cả cơ sở hạ tầng quân sự, tòa nhà dân cư, cơ sở chăm sóc sức khỏe và người tị nạn.
Sau 11 ngày, hai bên đều đồng ý ngừng bắn, tuy nhiên cuộc giao tranh đã làm thiệt
mạng hơn 250 người Palestine và ít nhất 13 người Israel, làm bị thương gần 2500
người và khiến 72000 người Palestine bị buộc phải di dời.
1.2. Tình hình xung đột hiện tại:
Đầu tháng 10 năm 2023, Hamas đã bắn tên lửa vào Israel và tấn công các thành
phố và thị trấn phía nam Israel dọc biên giới Dải Gaza, làm thiệt mạng 1300 người 6 about:blank 6/23 23:44 2/8/24
VI PHẠM LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TRẺ EM TRO…
Israel, bị thương 3300 người và bắt cóc hàng trăm người làm con tin. Chính phủ Israel
sau đó đã chính thức tuyên chiến chống lại Hamas theo chỉ thị tiến hành một “cuộc
bao vây toàn diện” từ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Israel.
Ngày 28 tháng 10, lực lượng quân đội Israel đã bao vây toàn bộ miền Bắc của Dải
Gaza, cắt đứt con đường liên kết với miền Nam nơi này. Hàng trăm nghìn thường dân
vẫn còn ở lại Gaza khi cơn bao vây diễn ra. Theo các quan chức y tế tại Dải Gaza,
cuộc xung đột này đã làm thiệt mạng hơn 10000 người Palestine, trong đó có tới hơn
4000 trẻ em, và con số vẫn liên tục tăng từng ngày. Khu vực này cũng đang trong tình
trạng thiếu nước uống, nhiên liệu, và vật tư trầm trọng vì Israel đã từ chối hỗ trợ nhân
đạo và hạn chế lượng viện trợ ra vào khu vực.
Tình hình chiến sự với căng thẳng leo thang và các hành động quân sự đáp trả lẫn
nhau giữa Israel và Palestine vẫn tiếp tục từng ngày và chưa có dấu hiệu đi tới hồi kết.2
2. Vi phạm trong xung đột dựa trên quy định của Luật quốc tế
Trên thực tế, cuộc chiến giữa Israel và Palestine, hầu hết là từ phía chính phủ Nhà
nước Israel, đã vi phạm rất nhiều quy định trong các bộ luật quốc tế, các công ước,
hiệp định quốc tế khác nhau mà hai quốc gia này đều chịu ràng buộc về mặt pháp lý.
Những vi phạm này đều đã được quy định là những vi phạm pháp luật trong các văn
bản pháp luật quốc tế, điển hình như việc Israel vi phạm quyền con người của người
dân Palestine trên quy mô lớn, bao gồm tra tấn, bỏ tù trong khi không bị buộc tội hay
xét xử, tich thu đất đai, xả súng gây thương vong, gián đoạn không chính đáng chăm
sóc y tế, thương mại, việc làm, tự do di chuyển,... được quy định tại Điều 1 thuộc Hiến
chương Liên Hợp Quốc (1945) và Nguyên tắc 5 thuộc Tuyên bố về những nguyên tắc
của Luật Quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia phù hợp với Hiến
chương Liên hợp quốc (1970); hay việc quân đội Israel phá hủy toàn bộ các khu dân
cư hoặc tich thu đất nông nghiệp công cộng, san phẳng nhà cửa, phong tỏa nhiều khu
vực nhất định mà không cho phép dân thường người Palestine ra khỏi nhà trong thời
gian kéo dài – là hành vi vi phạm được nêu rõ tại Điều 33 Công ước Geneva IV
2 Global Conflict Tracker. (n.d.). Israeli-Palestinian Conflict. [online] Available at:
https://cfr.org/global-conflict-tracker/conflict/israeli-palestinian-conflict. 7 about:blank 7/23 23:44 2/8/24
VI PHẠM LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TRẺ EM TRO…
(1949) và Điều 75(2d) Nghị định thư I (1977) thuộc Công ước Geneva . Dù 3 Israel vẫn
chưa phê chuẩn và đồng ý ký kết chấp thuận tuân theo Nghị định thư I và II của Công
ước này, nhưng Điều 75 của Nghị định thư I từ lâu đã được coi là một phần của luật
tập quán quốc tế, do đó điều khoản này sẽ có giá trị pháp lý ràng buộc đối với Israel.
Penny Green, Giáo sư Luật và Toàn cầu hóa, đồng thời là Giám đốc Sáng kiến Tội
phạm Nhà nước Quốc tế tại Đại học Queen Mary ở London, đã khẳng định: “Trên
thực tế, Israel đã vi phạm 28 Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mà
không phải chịu bất cứ hình phạt tuyệt đối nào.”4
Không chỉ từ phía Israel, mà quân đội Palestine cũng như tổ chức vũ trang Hamas
cũng đã vi phạm các điều khoản của Luật Chiến tranh, hay chính là Luật Nhân đạo
quốc tế, vốn được thiết kế để bảo vệ dân thường và tài sản của họ trong chiến tranh.
Điển hình, Hamas đã vi phạm yêu cầu đối xử nhân đạo với dân thường và những
thành phần không tham chiến thuộc Hơn nữa, Hamas cũng vi phạm một loạt điều
khoản về tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người trong điều 7 và 8 của Đạo
luật Rome được ban hành bởi Tòa án Hình sự quốc tế5.
Có nhiều tranh luận nổ ra xung quanh việc một chủ thể phi nhà nước như Hamas
có phải chịu nghĩa vụ pháp lý không, hay nhiều dấu hỏi được đặt ra về nghĩa vụ pháp
lý của các quốc gia mà các chủ thể này dẫn đầu xung đột hoặc tham gia vào xung đột.
Tuy nhiên, rõ ràng rằng, Palestine đã phê chuẩn các nghị định thư, vì vậy, là một quốc
gia thành viên, không thể phủ nhận những điều khoản pháp lý quốc gia này phải chịu
ràng buộc. Hamas, với tư cách là cơ quan quản lý Dải Gaza và là một phần của
Palestine, có nghĩa vụ phải tuân theo Công ước Geneva và các Nghị định thư liên
quan. Ngoài ra, Palestine cũng là quốc gia thành viên của Đạo luật Rome, nên Hamas
3 LIST OF INTRNATIONAL LAW VIOLATIONS BY THE STATE OF ISREAL. (n.d.). Available
at: https://itisapartheid.org/Documents_pdf_etc/IsraelViolationsInternationalLaw.pdf.
4 School of Law - Queen Mary University of London. (2023). Professor Penny Green discusses
violations of international law in the Israel-Palestine war. [online] Available at:
https://www.qmul.ac.uk/law/news/2023/items/professor-penny-green-discusses-violations-of-
international-law-in-the-israel-palestine-war.html [Accessed 7 Jan. 2024].
5 International Criminal Court (1998). Rome Statute of the International Criminal Court. [online]
International Criminal Court. Available at: https://www.icc-cpi.int/sites/default/files/RS-Eng.pdf. 8 about:blank 8/23 23:44 2/8/24
VI PHẠM LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TRẺ EM TRO…
cũng phải chịu trách nhiệm về tội diệt chủng, tội ác chống loài người và tội ác chiến tranh.6
Ngoài ra, hành động ngăn cản hỗ trợ nhân đạo cho dân thường và những người
không tham gia vào chiến sự tại dải Gaza đã vi phạm nghiêm trọng Luật tập quán
quốc tế. Trong đó quy định, tất cả các bên tham gia trong xung đột đều có nghĩa vụ
cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu trợ nhân đạo nhanh chóng và không
bị cản trở cho thường dân đang gặp khó khăn hoặc trong khu vực tâm điểm chiến sự.7
Trong cuộc trò chuyện với tờ The New Humanitarian, giáo sư và chuyên gia hàng
đầu về luật quốc tế tại Đại học Geneva, Thuy Sĩ, Macro Sassòli đã nói rằng khi quân
đội Israel sử dụng vũ lực chống lại các mục tiêu quân sự, quốc gia này phải tính đến
các tác động dự kiến ảnh hưởng đến dân thường, và nếu tác động vượt quá mức có lợi
so với lợi ích quân sự thì cuộc tấn công sẽ bị cấm. Ông cũng nói thêm rằng “mục tiêu
quân sự” mà ông đề cập không thể là toàn bộ cả Dải Gaza, toàn bộ thành viên của
Hamas hay bất kỳ thường dân nào. “mục tiêu quân sự” chỉ được phép nhắm vào các
chiến binh tham chiến của Hamas và các cơ sở hạ tầng của họ thôi. Vì vậy, mọi cuộc
tấn công gây ra hàng nghìn thương vong cho người dân Palestine tại Gaza từ quân đội
Israel, theo lời giáo sư Macro, đã vi phạm Luật Nhân đạo quốc tế8.
Vào ngày 12 tháng 10 năm 2023, các chuyên gia Liên hợp quốc đã lên án những
tội ác khủng khiếp mà Hamas gây ra đối với người già và trẻ em và cho rằng đây là
“hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp và tội phạm quốc tế”. Về phía Israel, họ
cũng lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công quân sự của Israel nhằm vào người dân
Palestine ở Gaza, bao gồm hơn 2,3 triệu người với gần một nửa trong số đó là trẻ em.
Các chuyên gia cho biết, dù từ phía Hamas hay Israel, hành vi bạo lực nhắm vào dân
6 Scheffer, D. (2023). What International Law Has to Say about the Israel-Hamas War. [online]
Council on Foreign Relations. Available at: https://www.cfr.org/article/what-international-law-has- say-about-israel-hamas-war.
7 reliefweb.int. (2023). The Situation in Israel and Gaza: Legal Analysis by Eminent Professors -
occupied Palestinian territory | ReliefWeb. [online] Available at: https://reliefweb.int/report/occupied-
palestinian-territory/situation-israel-and-gaza-legal-analysis-eminent-professors.
8 www.thenewhumanitarian.org. (2023). The New Humanitarian | How have Israel and Hamas broken the laws of war? [online] Available at:
https://www.thenewhumanitarian.org/interview/2023/10/17/how-have-israel-and-hamas-broken-laws- war. 9 about:blank 9/23 23:44 2/8/24
VI PHẠM LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TRẺ EM TRO…
thường vô tội một cách bừa bãi cũng “bị cấm theo luật pháp quốc tế và bị coi là tội ác chiến tranh” .9
3. Vai trò Luật Nhân đạo quốc tế đối với trẻ em trong xung đột
3.1. Tầm quan trọng của Luật Nhân đạo quốc tế trong chiến tranh
Luật Nhân đạo quốc tế (tên tiếng Anh: International Humanitarian Law) (sau đây
sẽ gọi là IHL), hay có tên khác là Luật Chiến tranh (Law of War), bắt nguồn từ Công
ước Geneva (1949) và luật tập quán quốc tế, được thiết kế để bảo vệ những người dân
thường không tham chiến hoặc những người không còn tham gia vào chiến sự chung
(như lính đầu hàng), đồng thời hạn chế việc sử dụng vũ khí và các chiến thuật chiến
đấu. Các điều khoản của IHL có tính ràng buộc với tất cả các quốc gia và các nhóm vũ
trang phi nhà nước trong một cuộc xung đột hoặc chiến tranh, với quy định nghiêm
cấm các cuộc tấn công bừa bãi, nhắm vào dân thường và trừng phạt tập thể, bao gồm
cả các hành vi tấn công quân sự và hành động trả đũa . 10
Không chỉ vậy, IHL còn có các quy định chung liên quan đến việc bảo vệ các vật
thể dân sự và cơ sở hạ tầng phi quân sự, bao gồm trường học, nhà cửa,.. Những đối
tượng được tăng cường bảo vệ bao gồm các đơn vị y tế và phương tiện vận tải, tài sản
thuộc về văn hóa quốc gia và tôn giáo, địa điểm mang tính chất là môi trường tự
nhiên, và một số đối tượng dân sự khác đóng vai trò quan trọng, quyết định sự sống còn của dân chúng.11
9 Israel/occupied Palestinian territory: UN experts deplore attacks on civilians, call for truce and
urge international community to address root causes of violence (2023). Available at:
https://www.ohchr.org/en/press-releases/2023/10/israeloccupied-palestinian-territory-un-experts- deplore-attacks-civilians.
10 OCHA (2023). Alleged violations of International Humanitarian Law in the Israel-Palestine
conflict: a simple explainer - occupied Palestinian territory | ReliefWeb. [online] reliefweb.int. Available at:
https://reliefweb.int/report/occupied-palestinian-territory/alleged-violations-
international-humanitarian-law-israel-palestine-conflict-simple-explainer.
11 Red Cross Canada. (2017). What is International Humanitarian Law? - Canadian Red Cross.
[online] Available at: https://www.redcross.ca/how-we-help/international-humanitarian-law/what-is-
international-humanitarian-law#:~:text=IHL%20protects%20people%20who%20are. 10 about:blank 10/23 23:44 2/8/24
VI PHẠM LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TRẺ EM TRO…
3.2. Tầm quan trọng của Luật Nhân đạo quốc tế đối với trẻ em trong xung đột
Khi nói về các quy định trong Luật Nhân đạo quốc tế, một trong những đối tượng
chính được quan tâm đặc biệt và bảo vệ trong các cuộc chiến tranh chính là trẻ em.
Trẻ em chiếm đến 40% trong số nạn nhân dân sự trong các cuộc dân sự và hơn 50%
số người tị nạn và di tản trong nước. Đối tượng này có nguy cơ bị tước đoạt các quyền
lợi và nhu cầu cơ bản như thực phẩm, nước uống, chăm sóc y tế và nguy cơ bị lạm
dụng cao hơn các đối tượng khác trong chiến tranh . 12
Do đó, trẻ em phải là đối tượng được tôn trọng đặc biệt và sẽ được bảo vệ khỏi
mọi hình thức tấn công vô nhân đạo trong chiến tranh .
13 IHL là rào cản pháp lý ngăn
ngừa việc trẻ em dưới 15 tuổi bị ép buộc hoặc trực tiếp tham gia vào chiến sự và giảm
thiểu số trường hợp trẻ bị mồ côi hoặc tách khỏi gia đình do hậu quả của xung đột vũ
trang. Luật này cũng quy định phải tạo thuận lợi cho trẻ em được tham gia vào hoạt
động giáo dục và tôn giáo trong mọi hoàn cảnh,...14 CHƯƠNG 2
VI PHẠM LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN
QUYỀN TRẺ EM CỦA ISRAEL VÀ PALESTINE TRONG CHIẾN SỰ
Như đã đề cập từ trước, trẻ em là thành phần được đặc biệt quan tâm và bảo vệ
trong bất kỳ một cuộc xung đột hay chiến tranh nào, kể cả trên mặt trận quốc tế hay
phi quốc tế. Trong tình hình chiến sự của Israel và Palestine từ khi các cuộc xung đột
lần lượt bùng nổ và lan rộng, người dân nói chung và trẻ em nói riêng, đặc biệt là trẻ
em người Palestine, đã phải chịu những ảnh hưởng nặng nề không chỉ về mặt thể chất
mà cả trên phương diện tinh thần. Luật Nhân đạo quốc tế là công cụ pháp lý, là rào
cản ngăn cản những đối tượng như vậy bị tác động quá nặng nề và giảm thiểu nguy
hiểm cho họ. Tuy nhiên, chiến tranh Israel – Palestine từ khi nổ ra đã vi phạm rất
12 guide-humanitarian-law.org. (n.d.). Doctors without borders | The Practical Guide to Humanitarian Law. [online] Available at:
https://guide-humanitarian-law.org/content/article/3/children/.
13 Công ước Geneva, Nghị định thư bổ sung (1977), Điều 77.
14 ICRC. (2014). International Humanitarian Law: Answers to your questions. [online] Available at:
https://www.icrc.org/en/doc/assets/files/other/icrc-002-0703.pdf [Accessed 5 Jan. 2024]. 11 about:blank 11/23 23:44 2/8/24
VI PHẠM LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TRẺ EM TRO…
nhiều quy định của Luật Nhân đạo quốc tế, bao gồm Công ước Geneva và các tập
quán quốc tế khác, liên quan đặc biệt đến trẻ em.
Chương này đề cập hoàn toàn đến các quy định bị vi phạm của Luật Nhân đạo
quốc tế có liên quan cụ thể đến đối tượng là trẻ em. Các quy định liên quan gián tiếp
đến trẻ em như các quy định chung về gia đình, giáo dục,... cũng sẽ được đề cập. Đây
đều là các điều khoản trao cho trẻ em sự bảo vệ đặc biệt bên cạnh sự bảo vệ dành cho
người dân nói chung. Kể cả trong trường hợp trẻ em tham gia chiến sự, dù bị tước đi
sự bảo vệ chung cho dân thường, nhưng sự bảo vệ đặc biệt cho trẻ em vẫn sẽ được bảo
đảm15. Tình hình thực tế trong tiến trình đưa ra các giải pháp cũng sẽ được đề cập sau
đó để góp phần vào việc ngăn chặn các vi phạm tương tự tiếp tục xảy ra và kéo dài trong tương lai
1. Vi phạm trong xung đột Israel-Palestine đến các quy định về quyền trẻ em
thuộc Luật Nhân đạo quốc tế
1.1. Quy tắc 7 – Luật tập quán quốc tế về luật nhân đạo
1.1.1. Quy tắc 7 – Luật tập quán quốc tế về luật nhân đạo
Theo quy tắc 7 thuộc Luật tập quán quốc tế về luật nhân đạo (sau đây sẽ gọi là
CIHL), các bên tham gia trong xung đột phải luôn phân biệt giữa các đối tượng dân sự
và các mục tiêu quân sự, cũng như giữa dân thường và quân tham chiến. Các cuộc tấn
công chỉ có thể nhắm vào các mục tiêu quân sự, chứ không phải các đối tượng dân sự.
Quy tắc này được áp dụng trong cả xung đột vũ trang quốc tế và phi quốc tế . 16
Đối tượng dân sự được định nghĩa là tất cả đối tượng không phải mục tiêu quân
sự, bao gồm các thị trấn, thành phố, làng mạc, khu dân cư, nhà ở, trường học, phương
tiện vận tải dân sư, bệnh viện, nhờ thờ, địa điểm trú ẩn di dời, tài sản văn hóa,... 17
Trong khi đó, mục tiêu quân sự là đối tượng, vật thể góp phần vào hoạt động quân sự,
các hoạt động phá hủy, tấn công một phần hoặc toàn phần nhằm mang lại lợi ích quân
15 International Committee of the Red Cross SUMMARY TABLE OF IHL PROVISIONS
SPECIFICALLY APPLICABLE TO CHILDREN Summary table of provisions of international
humanitarian law and other provisions of international law specifically applicable to children in war Preliminary remarks. (n.d.). Available at:
https://www.humanitarianlibrary.org/sites/default/files/2014/09/ang03_04a_tableaudih_total_logo.pdf . 16 Icrc.org. (2024). Available at:
https://ihl-databases.icrc.org/en/customary-ihl/v1/rule7#Fn_CE51A79E_00010 [Accessed 6 Jan. 2024].
17 www.globalprotectioncluster.org. (n.d.). Attacks on Civilians and other Unlawful Killings, and
Attacks on Civilian Objects | Global Protection Cluster. [online] Available at:
https://www.globalprotectioncluster.org/Attacks_on_Civilians. 12 about:blank 12/23 23:44 2/8/24
VI PHẠM LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TRẺ EM TRO… sự nhất định .
18 Mọi hoạt động mang tính chất quân sự chỉ được phép hướng vào mục
tiêu quân sự được xác định rõ ràng, dứt khoát, và có khả năng thực hiện . 19
Không chỉ Luật tập quán quốc tế, quy định về việc phân biệt giữa đối tượng dân
sự và mục tiêu quân sự, giữa dân thường và chiến binh, cũng được nêu rõ trong Điều
48, Nghị định thư bổ sung I, Công ước Geneva: “Để đảm bảo sự tôn trọng và bảo vệ
đối với dân thường và vật thể dân sự, các bên trong xung đột phải luôn phân biệt giữa
dân thường và chiến binh, giữa vật thể dân sự và mục tiêu quân sự, từ đó sẽ chỉ chỉ
đạo hoạt động cử mình nhắm vào các mục tiêu quân sự.”20
Trong vụ kiện Vũ khí Hạt nhân, Tòa án Công lý Quốc tế đã khẳng định trong phần
ý kiến tư vấn rằng nguyên tắc phân biệt (giữa mục tiêu quân sự và đối tượng dân sự)
là một trong những “nguyên tắc cơ bản” của Luật Nhân đạo quốc tế và là một trong
những “nguyên tắc không thể xâm phạm của Luật tập quán quốc tế”.21
1.1.2. Vi phạm của Israel và Palestine trong xung đột
Sau sự kiện Israel cáo buộc Hamas bắt cóc 3 thiếu niên định cư nước mình và đáp
trả bằng cách bắt giữ hàng loạt con tin thuộc Bờ Tây vào mùa hè năm 2014, cả hai bên
đã liên tục có những hành động tấn công quân sự và trả đũa bằng các cuộc tấn công
không quân và hỏa lực. Xung đột lên đến đỉnh điểm trong giai đoạn từ ngày 1 đến
ngày 26 tháng 8, quân đội Israel vẫn tiếp tục các cuộc tấn công trên không, hải quân
và đường bộ cùng sự đáp trả bằng rocket và súng cối từ Hamas và Palestine.
Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc
(UNOCHA) công bố ngày 3 tháng 10 năm 2014, tại Gaza và các khu vực liên quan,
đã có 513 trẻ em Palestine thiệt mạng (70% trong số đó là trẻ em dưới 12 tuổi), 3374
trẻ em khác bị thương; 17800 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn, 252 trường học và 78
bệnh viện bị hư hại, trong đó có 1 trường học do Liên hợp quốc quản lý và điều hành.
Theo UNOCHA, quy mô thiệt hại trong cuộc xung đột này là khủng khiếp chưa từng có trước đây.22
Dân số tại Dải Gaza ước tính là 2,3 triệu người, và khoảng một nửa trong số đó là
trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi. Trong cuộc xung đột gần đây nhất nổ ra từ ngày 7 tháng
10 năm 2023, tính đến ngày 4 tháng 12 cùng năm, hơn 6600 trẻ em Palestine đã bị lực
lượng quân đội Israel giết hại ở Dải Gaza. Tổ chức Bảo vệ Trẻ em Quốc tế ở Palestine
18 guide-humanitarian-law.org. (n.d.). Doctors without borders | The Practical Guide to Humanitarian Law. [online] Available at:
https://guide-humanitarian-law.org/content/article/3/military-objectives/#:~:text=Military
%20objectives%20are%20objects%20that.
19 Mod.gov.vn. (2024). Các nguyên tắc chiến tranh cơ bản. [online] Available at:
https://mod.gov.vn/home/detail?current=true&urile=wcm:path:/mod/sa-mod-site/sa-ttk/sa-ttdv-
kienthucqp/sa-ttk-ktqp-ntqs/sa-ttk-ktqp-ntqs-tg/sa-ttk-ktqp-bp/d4cad089-69fb-4223-8161-
7fa3ea283ee2 [Accessed 6 Jan. 2024].
20 Icrc.org. (2022). Available at: https://ihl-databases.icrc.org/en/ihl-treaties/api-1977/article-48.
21 Legality of the Threat or Use of Nuclear Weapons, Advisory Opinion, 1. C.J. Reports 1996, p. 226
22 Interactive Encyclopedia of the Palestine Question – palquest. (n.d.). The 2014 Gaza War. [online]
Available at: https://www.palquest.org/en/highlight/30097/2014-gaza-war. 13 about:blank 13/23 23:44 2/8/24
VI PHẠM LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TRẺ EM TRO…
cho biết, trong tháng 10, quân đội Israel đã giết hại số trẻ em ở Gaza nhiều gấp đôi so
với tổng số trẻ Palestine thiệt mạng ở Bờ Tây và Dải Gaza cộng lại kể từ năm 1967.23
Có thể nhận thấy rõ ràng các hoạt động tấn công và trả đũa mang tính chất quân sự
xuất phát từ cả phía quân đội Israel và lực lượng vũ trang Hamas đều được thực hiện
một cách bừa bãi, cố ý nhằm vào dân thường, đặc biệt là trẻ em và các đối tượng dân
sự khác tại Dải Gaza trong cả hai cuộc xung đột năm 2014 và 2023. Việc gây ra hàng
nghìn thương vong cho đối tượng là trẻ em và trẻ vị thành niên bằng các động thái
quân sự cố ý thực hiện bừa bãi trong cuộc xung đột rõ ràng là đã vi phạm nghiêm
trọng quy tắc 7 thuộc CIHL.
1.2. Điều 77.2 - Nghị định thư I (bổ sung) (1977) - Công ước Geneva
1.2.1. Điều 77.2 - Nghị định thư I (bổ sung) (1977) - Công ước Geneva
Theo Điều 77.2 thuộc Nghị định thư bổ sung I (sau đây sẽ gọi là API) trong Công
ước Geneva (sau đây sẽ gọi là GC), các bên tham gia trong xung đột sẽ phải áp dụng
mọi biện pháp khả thi để ngăn trẻ em chưa đủ 15 tuổi tham gia trực tiếp vào chiến sự
và đặc biệt bị cấm tuyển dụng đối tượng này vào lực lượng vũ trang. Khi tuyển dụng
những người đủ 15 tuổi những dưới 18 tuổi, các bên liên quan trong xung đột phải cố
gắng ưu tiên cho những người lớn tuổi hơn.
Việc tuyển dụng trẻ em có thể được phân loại thành ép buộc tham gia hoặc tình
nguyện tham gia vào chiến sự .
24 Tuy nhiên, dù là trong bất cứ hình thức nào, tuyển
dụng trẻ em dưới 15 tuổi để trực tiếp tham gia vào xung đột đều là hành vi vi phạm
pháp luật quốc tế theo Điều 77.2 API của GC.
1.2.2. Vi phạm của Israel và Palestine trong xung đột
Vào tháng 6 năm 2002, phụ tá cấp cao Abu Mazen dưới trướng Yasser Arafat,
Cựu Tổng thống Chính quyền Palestine, thừa nhận với tờ Kuwait rằng trẻ em
Palestine mà ông thuê được trả 5 shekel (khoảng 1 USD) cho mỗi quả bom ống chúng
ném thành công25. Trong các cuộc nổi dậy của Palestine cùng năm (intifada), trẻ em và
thanh thiếu niên người Palestine đã đóng vai trò không thể thiếu . 26
Đầu tháng 1 năm 2024, IDF đã đưa ra bằng chứng chứng minh Hamas và các tổ
chức liên quan đến Thánh chiến Hồi giáo đã sử dụng trẻ em ở Dải Gaza cho các hoạt
động khủng bố, thúc đẩy, và huấn luyện về cách thức khủng bố cũng như kích động
trẻ em hành động. Người phát ngôn của IDF cũng cho biết thêm về việc Hamas
23 Al Jazeera. (n.d.). Photos: No end to suffering of Gaza children as Israeli attacks rage on. [online]
Available at: https://www.aljazeera.com/gallery/2023/12/4/no-end-to-suffering-of-gaza-children-as- israeli-attacks-rage-on.
24 Pérez-García, D. (2022), Child soldiers in Palestinian groups: forced recruitment and use of minors
as a violation of International Humanitarian Law, Revista Internacional de Estudios sobre Terrorismo, issue 7: 21-33.
25 www.jewishvirtuallibrary.org. (n.d.). Where Does the Palestinian Aid Money Go? [online]
Available at: https://www.jewishvirtuallibrary.org/where-does-the-palestinian-aid-money-go.
26 Jerusalem Center for Public Affairs. (n.d.). The Recruitment of Children in Current Palestinian
Strategy. [online] Available at: https://jcpa.org/article/the-recruitment-of-children-in-current- palestinian-strategy/. 14 about:blank 14/23 23:44 2/8/24
VI PHẠM LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TRẺ EM TRO…
thường tổ chức các trại hè quân sự để dạy trẻ em học cách dùng súng trường, chiến
đấu trong đường hầm và thậm chí là bắt cóc binh lính làm con tin. IDF tiết lộ thêm về
việc các nhóm khủng bố đã khai thác từ đối tượng là trẻ em để giao nhiều nhiệm vụ
khác nhau như đi truyền tin quân sự hoặc vận chuyển vũ khí và chất nổ được ngụy
trang, vì chúng biết rằng IDF sẽ không làm hại trẻ em . 27
Những bằng chứng này được đưa ra đã chứng minh được hoàn toàn tội ác của
Hamas trong cuộc xung đột trên phương diện chiêu mộ trẻ em làm chiến binh và là cơ
sở chứng minh tổ chức này đã vi phạm nghiêm trọng Điều 77.2 được quy định trong API thuộc GC.
Ngoài Điều 77.2 thuộc API, quy định cấm tuyển dụng hoặc cho phép trẻ em dưới
15 tuổi tham gia vào chiến sự cũng được quy định trong Điều 4 Nghị định thư bổ sung
II (sau đây gọi là APII) .
28 Quy định này hiện nay đã trở thành thông lệ trong luật pháp
quốc tế - được coi là Luật tập quán quốc tế có giá trị ràng buộc áp dụng lên tất cả các
quốc gia29. Do đó, những hành động chiêu mộ này của tổ chức khủng bố Hamas trong
cuộc xung đột Israel-Palestine kéo dài không chỉ vi phạm Điều 77.2 API mà đồng thời
còn vi phạm cả Điều 4 APII quy định về việc tuyển dụng trẻ em trong chiến tranh.
Việc Hamas tích cực tổ chức trại hè huấn luyện quân sự để đưa trẻ em dưới 15 tuổi
vào trong lực lượng để tham gia chiến sự chính xác là một “tội ác chiến tranh” . 30
Không chỉ riêng Hamas, các tổ chức khủng bố hoặc các nhóm vũ trang Palestine
khác cũng đã vi phạm các quy định tương tự về việc tuyển dụng và sử dụng trẻ em
cho mục đích quân sự và chính trị.
1.3. Điều 31, 32, 34 – Công ước Geneva (IV)
1.3.1. Điều 31, 32, 34 – Công ước Geneva (IV)
Điều 31, 32 và 34 thuộc Công ước Geneva IV (sau đây sẽ gọi là GCIV) có nội
dung chủ yếu quy định nghiêm cấm mọi hành động trừng phạt thân thể, tra tấn, cưỡng
bức, ép buộc cả về thể xác và tinh thần hoặc thực hiện hành vi bắt làm con tin đối với
27 Zitun, Y. (2024). Terror groups train kids in art of terrorism. Ynetnews. [online] 3 Jan. Available at:
https://www.ynetnews.com/article/sjc9mzq00a [Accessed 6 Jan. 2024].
28 Diplomatic Conference on the Reaffirmation and Development of International Humanitarian Law
applicable in Armed Conflicts (1977). Protocol Additional to the Geneva Conventions of 12 August
1949, and Relating to the Protection of Victims of Non-International Armed Conflicts (Protocol II). [online] OHCHR. Available at:
https://www.ohchr.org/en/instruments-mechanisms/instruments/protocol-additional-geneva-
conventions-12-august-1949-and-0.
29 reliefweb.int. (2000). Report of the Secretary-General on the establishment of a Special Court for
Sierra Leone (S/2000/915) - Sierra Leone | ReliefWeb. [online] Available at:
https://reliefweb.int/report/sierra-leone/report-secretary-general-establishment-special-court-sierra-
leone-s2000915 [Accessed 6 Jan. 2024].
30 Quy chế của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), thông qua ngày 17 tháng 7 năm 1998, Điều 8.2.b.xxvi và 8.2.e.vii 15 about:blank 15/23 23:44 2/8/24
VI PHẠM LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TRẺ EM TRO…
những người được bảo vệ (dân thường, trong đó có trẻ em, và những thành phần
không trực tiếp tham gia vào chiến sự). 31 32 33
Đặc biệt, Điều 32 của Công ước này nhấn mạnh hành động nghiêm cấm không chỉ
áp dụng cho hành vi giết hại, tra tấn, nhục hình, cắt xẻo và thí nghiệm y tế - khoa học
không cần thiết cho việc điều trị y tế, mà còn áp dụng cho bất kỳ biện pháp tàn bạo
nào khác. Điều 31 cũng làm rõ hành vi cưỡng bức những đối tượng được bảo vệ nhằm
cố lấy thông tin từ họ hoặc từ bên thứ ba cũng hoàn toàn bị cấm.
Rõ ràng, các quy định này của Công ước được thiết kế nhằm đảm bảo giảm thiểu
tối đa mức chịu thiệt hại về thể chất và tinh thần cho các đối tượng không tham chiến
trong xung đột, trong đó bao gồm cả trẻ em.
1.3.2. Vi phạm của Israel và Palestine trong xung đột
Trong cuộc tấn công kéo dài của Israel vào phía Bắc Dải Gaza để đàn áp cuộc biểu
tình vào năm 2004, lực lượng chiến đóng của Israel đã dùng pháo binh hạng nặng và
lính bắn tỉa để chống lại những người biểu tình của Palestine. Sau cuộc bạo lực, Ban
Thư ký Quốc tế của Tổ chức thế giới về Chống tra tấn đã nhận được báo cáo về việc 7
trẻ em thiệt mạng, nhỏ nhất là 4 tuổi, lớn nhất là 16 tuổi, cùng một cậu bé 13 tuổi bị
tra tấn và sử dụng làm “lá chắn sống”. Cậu bé bị binh lính Israel đánh đập nhiều lần
trước khi bị trói lại và bị bắt ngồi lên mui xe jeep để làm khiên chắn cho người biểu
tình Palestine ném đá. Theo Tổ chức thế giới về Chống tra tấn, những hành vi này rõ
ràng đã vi phạm Điều 32 Công ước Geneva (IV) về cấm tra tấn, giết hại,... các đối
tượng được bảo vệ.34
Ước tính có khoảng 10000 trẻ em Palestine bị giam giữ trong các cơ sở giam giữ
thuộc quyền quản lý và giám sát của Israel trong 20 năm qua. Năm 2023, 35 sau đợt tấn
công ngày 7 tháng 10, khoảng 145 trẻ em đã bị chính quyền quân sự Israel giam giữ,
bên cạnh một số lượng lớn trẻ em khác bị giam giữ mà không hề bị buộc tội hay xét
xử theo thủ tục pháp lý và không đáp ứng các tiêu chuẩn tư pháp quốc tế dành cho trẻ
em và trẻ vị thành niên.36
31 Icrc.org. (2023). Available at: https://ihl-databases.icrc.org/en/ihl-treaties/gciv-1949/article-31? activeTab=undefined.
32 Icrc.org. (2024). Available at: https://ihl-databases.icrc.org/en/ihl-treaties/gciv-1949/article-32? activeTab=undefined.
33 Icrc.org. (2024). Available at: https://ihl-databases.icrc.org/en/ihl-treaties/gciv-1949/article-34? activeTab=undefined.
34 reliefweb.int. (2004). Israel / OPT: ISR 290404.CC - Seven children killed and one boy used as
human shield by Israeli forces - Israel | ReliefWeb. [online] Available at:
https://reliefweb.int/report/israel/israel-opt-isr-290404cc-seven-children-killed-and-one-boy-used-
human-shield-israeli [Accessed 7 Jan. 2024].
35 reliefweb.int. (2023). Save the Children condemns exploitation of children for geopolitical end as
first group of child hostages and child detainees released - occupied Palestinian territory | ReliefWeb. [online] Available at:
https://reliefweb.int/report/occupied-palestinian-territory/save-children-
condemns-exploitation-children-geopolitical-end-first-group-child-hostages-and-child-detainees-
released#:~:text=A%20Save%20the%20Children%20report [Accessed 7 Jan. 2024].
36 www.amnesty.org.uk. (n.d.). Israel/OPT: surge in arbitrary detention of West Bank Palestinians,
with torture rife. [online] Available at: https://www.amnesty.org.uk/press-releases/israelopt-surge-
arbitrary-detention-west-bank-palestinians-torture-rife. 16 about:blank 16/23 23:44 2/8/24
VI PHẠM LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TRẺ EM TRO…
Một báo cáo tháng 7 năm 2023 từ Tổ chức cứu trợ trẻ em Save the Children cho
thấy 65% trẻ em Palestine trong các cuộc xung đột bị bắt làm con tin bất ngờ trong
đêm và phải chịu giam giữ. Phần lớn trẻ em đã trải qua mức độ lạm dụng thể chất và
tinh thần khủng khiếp, bao gồm bị đánh đập dã man (86%), bị đe dọa tấn công (70%),
và bị đánh bằng gậy hoặc tấn công bằng súng (60%). Một số trẻ em khác còn bị bạo
lực và lạm dụng tình dục . 37
Lãnh đạo Israel đã biện minh cho hành vi bạo lực của mình đối với trẻ em
Palestine bằng cách đổ lỗi cho chính người dân Palestine về cái chết và tình trạng gặp
bạo lực của con cái họ. Chính phủ nước này cho rằng Hamas và người Palestine nói
chung đã sử dụng con cái làm “lá chắn sống”, dẫn đến việc các cuộc tấn công dễ xảy
ra hơn.38 Thủ tướng Benjamin Netanyahu của Israel cho biết cha mẹ người Palestine
đã từng cầu xin cảnh sát biên giới Israel bắn chết chính đứa con của mình. Ông đổ lỗi
cho hành vi của đối tượng người này là vô nhân đạo và là nền tảng cho sự thiếu tôn
trọng mạng sống của người dân các quốc gia láng giềng, trong đó bao gồm Israel . 39
Ông cũng biện minh cho những hành động người Israel đã làm, ví dụ như hành quyết,
với trẻ em người Palestine. Ông đổ lỗi cho trẻ em Palestine đã cố gắng giết hại người
vô tội ở Israel và phá vỡ nền hòa bình, nên việc hành quyết là cần thiết để ngăn bạo lực gia tăng . 40
Dù có bao nhiêu lời biện minh hay giải thích, một điều không thể chối bỏ là toàn
bộ hành động của Israel liên quan đến việc bắt cóc, cưỡng bức, tra tấn, giết hại trẻ em
trong xung đột đều nằm trong khuôn khổ quy định Điều 31, 32, và 34 của GCIV. Mọi
hành động như vậy của Israel, dù đặt trong hoàn cảnh nào, cũng đã vi phạm những
quy định nói trên của Công ước này.
1.4. Điều 50 – Công ước Geneva (IV)
1.4.1. Điều 50 – Công ước Geneva (IV)
Điều 50 trong Công ước Geneva IV đề cập đến quyền lợi trẻ em được hưởng trên
các khía cạnh liên quan đến việc nhận chăm sóc y tế, bảo đảm lương thực và hoạt
động giáo dục. Theo đó, điều này quy định, các quốc gia chiếm đóng, với sự hợp tác
của chính quyền quốc gia và địa phương, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả tổ chức
chăm sóc và giáo dục trẻ em hoạt động hiệu quả. Quốc gia chiếm đóng không được
37 Save the Children. (2023). STRIPPED, BEATEN AND BLINDFOLDED: NEW RESEARCH
REVEALS ONGOING VIOLENCE AND ABUSE OF PALESTINIAN CHILDREN DETAINED BY
ISRAELI MILITARY. [online] Available at: https://www.savethechildren.net/news/stripped-beaten-
and-blindfolded-new-research-reveals-ongoing-violence-and-abuse-palestinian# [Accessed 7 Jan. 2024].
38 Perugini, N.G. (n.d.). The fallacy of Israel’s human shields claims in Gaza. [online] Al Jazeera.
Available at: https://www.aljazeera.com/opinions/2018/6/18/the-fallacy-of-israels-human-shields-
claims-in-gaza/ [Accessed 7 Jan. 2024].
39 Bennett: Palestinian Parents Don’t Keep Children From Terrorism Because PA Pays Them.
(n.d.). Haaretz. [online] Available at:
https://www.haaretz.com/israel-news/2016-02-22/ty-
article/.premium/bennett-palestinians-dont-keep-kids-from-terrorism-because-they-get-pa-funds/
0000017f-db20-df9c-a17f-ff388e950000 [Accessed 7 Jan. 2024].
40 Mfa.gov.il. (2024). Available at: https://mfa.gov.il/MFA/PressRoom/2015/Pages/PM-Netanyahu-
holds-press-conference-for-international-media-15-Oct-2015.aspx [Accessed 7 Jan. 2024]. 17 about:blank 17/23 23:44 2/8/24
VI PHẠM LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TRẺ EM TRO…
cản trở việc áp dụng bất kỳ biện pháp bổ sung hỗ trợ nào liên quan đến lương thực,
chăm sóc y tế và bảo vệ khỏi tác động của chiến tranh được áp dụng trước khi chiếm
đóng nhằm hỗ trợ trẻ em dưới mười lăm tuổi.41
1.4.2. Vi phạm của Israel và Palestine trong xung đột
Mùa thu năm 2007, Israel tuyên bố Dải Gaza dưới sự quản lý của đội quân Hamas
là một thực thể thù địch và cho tiến hành một loạt biện pháp trừng phạt bao gồm cắt
điện, hạn chế nhập khẩu và đóng cửa biên giới. Tháng 1 năm 2008, Israel phong tỏa
hoàn toàn biên giới Dải Gaza và ngăn chặn nhập khẩu nhiên liệu.42
Năm 2023, sau khi cuộc xung đột một lần nữa lại nổ ra vào ngày 7 tháng 10, các
cuộc không kích của Israel đã tấn công và phá hủy trường học, bệnh viện, xe cứu
thương tại Gaza và dẫn đến nhiều thương vong cho dân thường. Ít nhất 300 trường
học bị hư hại và 183 giáo viên đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công. Phần lớn các
bệnh viện ở Gaza không còn hoạt động . 43
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Israel, Yoav Gallant, đưa ra thông báo về lệnh phong
tỏa hoàn toàn dải Gaza, bao gồm trong đó là lệnh cấm tiếp nhận thực phẩm, điện và
nhiên liệu như một phần của “cuộc bao vây toàn diện” tại Gaza.
Người phát ngôn quân sự chính của Israel, Deniel Hagari, cho biết xe tăng và máy
bay không người lái của Israel đã và đang canh gác các lỗ hổng bên hàng rào biên giới
để ngăn chặn các cuộc xâm nhập vào Dải Gaza trong thời gian phong tỏa. 44
Các phương tiện truyền thông ngày 17/10 đưa tin Israel đã từ chối cho phép cứu
trợ và hỗ trợ nhân đạo vào Gaza. Tình trạng thiếu thiết bị, vật tư y tế và thuốc men ở
Gaza đã vượt ngoài tưởng tượng. Trong khi các nhân viên thuộc tổ chức nhân đạo và
viện trợ bị chặn ở cửa khẩu biên giới, hàng loạt bệnh viện đã bị buộc phải đóng cửa,
bao gồm Bệnh viện nhi Mohammed al-Durra ở phía đông Gaza và các đơn vị chăm
sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh được hỗ trợ bởi các tổ chức nhân đạo từ thiện. Ủy ban
Quốc tế của Giám đốc khu vực của Hiệp hội Chữ thập đỏ cũng nói thêm rằng rằng
bệnh viện có nguy cơ biến thành “nhà xác” do sự thiếu hụt về điện. Omar Shatat, Phó
Tổng giám đốc Cơ quan cấp nước đô thị ven biển của Gaza cho biết có khoảng
600000 người không có nước sạch vì Israel đã cắt toàn bộ nước vào ngày 11 tháng 10
và hầu hết quá trình khử muối nước sạch cũng bị ép phải dừng lại do điện bị cắt.45
Bill Van Esveld, Phó Giám đốc Ban Quyền trẻ em của tổ chức Human Rights
Watch, cho biết Israel đã cắt hết những hàng hóa cơ bản và cần thiết nhất cho sự sinh
41 Icrc.org. (2023). Available at: https://ihl-databases.icrc.org/en/ihl-treaties/gciv-1949/article-50.
42 Zeidan, A. (n.d.). Gaza Strip - Blockade. [online] Encyclopedia Britannica. Available at:
https://www.britannica.com/place/Gaza-Strip/Blockade.
43 reliefweb.int. (2023). Israel/Gaza Hostilities Take Horrific Toll on Children [EN/AR] - occupied
Palestinian territory | ReliefWeb. [online] Available at: https://reliefweb.int/report/occupied-
palestinian-territory/israelgaza-hostilities-take-horrific-toll-children-enar.
44 www.aljazeera.com. (2023). Israel announces ‘total’ blockade on Gaza. [online] Available at:
https://www.aljazeera.com/news/2023/10/9/israel-announces-total-blockade-on-gaza.
45 Human Rights Watch (2023). Israel: Unlawful Gaza Blockade Deadly for Children | Human Rights
Watch. [online] Human Rights Watch. Available at: https://www.hrw.org/news/2023/10/18/israel-
unlawful-gaza-blockade-deadly-children. 18 about:blank 18/23 23:44 2/8/24
VI PHẠM LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TRẺ EM TRO…
tồn trong thời điểm hiện tại tại Gaza, nơi đang có hơn một triệu mạng sống trẻ em bị đe dọa.
46 Hãng tin AP News ngày 15 tháng 10 cũng đã đưa tin về trường học một bác
sĩ tại Palestine điều trị cho 15 trường hợp trẻ em mắc bệnh kiết lỵ gây ra bởi vi khuẩn
do thiếu nguồn nước sạch (bao gồm cả trẻ sơ sinh), ngoài ra nó cũng có thể gây ra các
bệnh khác như dịch tả với đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi.47
Tuy nhiên, vi phạm không chỉ đến đơn phương từ một phía chính quyền Israel. Sự
phối hợp bị đình trệ giữa chính quyền Palestine và Israel đã gián tiếp gây ra cái chết
cho hai bé trai sơ sinh, một bé 8 tháng tuổi và bé khác mới được 9 ngày tuổi – cả hai
bé đều mắc bệnh tim và cần được phẫu thuật tại Gaza, nhưng không được phép cứu
chữa và chăm sóc kịp thời. Ngoài ra, 15 trong số 50 trẻ mắc bệnh ung thư trên Gaza
đang ở trong tình trạng nghiêm trọng và có thể không qua khỏi nếu không được điều
trị sớm, tuy nhiên các phương pháp điều trị ung thư là hóa trị và X-quang lại đều
không khả thi do bị Israel hạn chế đưa thuốc vào Gaza và Palestine không hành động đủ để cứu trợ.48
Không chỉ hạn chế hỗ trợ y tế và cứu trợ nhân đạo vào Gaza, mà Israel cũng ngăn
chặn tất cả các cố gắng đưa trẻ em ra khỏi biên giới Gaza để tiếp nhận điều trị hoặc hỗ
trợ nhân đạo. Tất cả các hành động của cả hai bên trong xung đột, mà chủ yếu xuất
phát từ chính quyền và các lực lượng quân đội Israel, đóng vai trò then chốt trong việc
phủ nhận các quyền lợi cơ bản của trẻ em quy định trong IHL, mà cụ thể ở đây là Điều
50 đề cập trong Công ước Geneva IV. Vi phạm đến từ cả hai quốc gia tham gia là một
trong những nguyên nhân biến Gaza trở thành “nghĩa địa cho hàng nghìn trẻ em”.49
2. Tình hình đưa ra giải pháp ngăn ngừa vi phạm và khắc phục hậu quả gây ra
do vi phạm trong xung đột Israel-Palestine về trẻ em trong Luật Nhân đạo quốc tế
Rõ ràng, qua hàng loạt các vi phạm đề cập ở trên, Luật Nhân đạo Quốc tế chỉ tồn
tại trên danh nghĩa và không có đủ sức mạnh để buộc Israel hay Palestine phải tuân theo. Vì 50
vậy, rất cần có những hành động, đề xuất xử lý hoặc giải pháp cho những
khủng hoảng trầm trọng về mặt nhân đạo đang diễn ra này để kịp thời bảo vệ được
46 www.commondreams.org. (n.d.). Human Rights Watch Says Countless More Children Will Die If
Israel Doesn’t End Gaza Siege. [online] Available at: https://www.commondreams.org/news/israel-
blockade-children#:~:text=%22Israel%20has%20cut%20off%20the [Accessed 7 Jan. 2024].
47 AP News. (2023). Lack of water worsens misery in besieged Gaza as Israeli airstrikes continue. [online] Available at:
https://apnews.com/article/israel-palestinians-gaza-hamas-water-
4cc305b209437eec7235e975cf4c47d6.
48 reliefweb.int. (2020). ‘Denial of healthcare outside Gaza is a death sentence for children’: Save the
Children - occupied Palestinian territory | ReliefWeb. [online] Available at:
https://reliefweb.int/report/occupied-palestinian-territory/denial-healthcare-outside-gaza-death-
sentence-children-save [Accessed 7 Jan. 2024].
49 The War Turns Gaza Into a ‘Graveyard’ for Children. (2023). The New York Times. [online] 18 Nov. Available at:
https://www.nytimes.com/2023/11/18/world/middleeast/gaza-children-
israel.html#:~:text=Gaza%2C%20the%20United%20Nations%20warns [Accessed 7 Jan. 2024].
50 www.aa.com.tr. (n.d.). OPINION - Collapse of International Humanitarian Law in Israel-Palestine
conflict. [online] Available at: https://www.aa.com.tr/en/analysis/opinion-collapse-of-international-
humanitarian-law-in-israel-palestine-conflict/2220937. 19 about:blank 19/23 23:44 2/8/24
VI PHẠM LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TRẺ EM TRO…
phần nào đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất – trẻ em - trong tình huống tiến trình hòa
bình bị ảnh hưởng do cuộc xung đột chuyển từ lạnh sang nóng như hiện nay.
Giải pháp đầu tiêu được cân nhắc để giảm thiểu số thương vong cùng hậu quả
nặng nề và hạn chế thêm các vi phạm chính là kêu gọi cả hai bên ngừng bắn. Ủy ban
Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, vào tháng 11 vừa qua, đã khẳng định: “Lệnh ngừng
bắn phải là khởi đầu của các cuộc thảo luận nhằm thiết lập một nền hòa bình công
bằng và lâu dài trong khu vực để trẻ em có thể được hưởng đầy đủ tất cả các
quyền...”51 Bên cạnh đó, gói cứu trợ nhân đạo kèm theo hỗ trợ y tế và cả lương thực
cũng được đề xuất vận chuyển đến bệnh viện, gia đình, những người không có điều kiện ở nơi trú ẩn.
Tuy nhiên, chính phủ Israel mới chỉ đồng ý thông qua việc tiếp nhận hỗ trợ nhân
đạo một phần qua Ai Cập làm trung gian. Các giải pháp quân sự như thỏa thuận
ngừng bắn hay đình chiến cũng được cho là không hiệu quả và không phải là giải pháp hòa bình lâu dài.52
Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Save the Children đã kêu gọi các quan chức Palestine và
Israel phải phối hợp, cố gắng chấm dứt phong tỏa Gaza và cho phép trẻ em cần điều
trị y tế khẩn cấp ra vào Gaza cùng cha mẹ. Tổ chức này đề xuất chính phủ Israel và
chính quyền Palestine nên tái cam kết đàm phán để giải quyết xung đột một cách hòa
bình thông qua tiến trình hòa bình qua trung gian quốc tế, dựa trên luật pháp quốc tế,
và công nhận quyền tự quyết của người Palestine. Đồng thời, chính quyền Palestine
cũng nên hành động nhiều hơn để cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy khả năng tiếp cận
dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu và bảo vệ bệnh nhân ở Gaza.53
Về hành vi chiêu mộ trẻ em vào lực lượng vũ trang hoặc sử dụng sức mạnh của
đối tượng này vào chiến sự quy định tại Điều 77.2 Nghị định thư bổ sung I thuộc
Công ước Geneva (1977), từ năm 2004, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã nhiều lần lên án
hành vi sử dụng trẻ em để thực hiện hoặc hỗ trợ trong các cuộc tấn công vũ trang của
các nhóm vũ trang Palestine dưới bất kỳ hình thức nào. Tổ chức này yêu cầu các
nhóm vũ trang này, đặc biệt nhấn mạnh Hamas, lữ đoàn Thánh chiến Hồi giáo và al-
Aqsa Martyrs, phải chấm dứt ngay lập tức việc sử dụng hoặc lôi kéo trẻ em vào bất cứ
hoạt động vũ trang nào. Từ “phải” (“must”) đã nhấn mạnh tính cấp thiết và bắt buộc
thực hiện chấm dứt hành vi này. Các nhà lãnh đạo Palestine cũng được tổ chức này
khẩn thiết kêu gọi công khai tố cáo và có biện pháp xử lý hành động phi nhân đạo này,
nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất cứ hành động cụ thể nào được đưa ra.54
51 reliefweb.int. (2023). UN Child Rights Committee condemns killing of children in Gaza Strip -
occupied Palestinian territory | ReliefWeb. [online] Available at: https://reliefweb.int/report/occupied-
palestinian-territory/un-child-rights-committee-condemns-killing-children-gaza-strip [Accessed 7 Jan. 2024].
52 Minges |, M. (2023). A Conflict Resolution Expert on Peace and the Israel-Hamas War. [online]
American University. Available at: https://www.american.edu/sis/news/20231024-a-conflict-
resolution-expert-on-peace-and-the-israel-hamas-war.cfm.
53 reliefweb.int. (2020). ‘Denial of healthcare outside Gaza is a death sentence for children’: Save the
Children - occupied Palestinian territory | ReliefWeb. [online] Available at:
https://reliefweb.int/report/occupied-palestinian-territory/denial-healthcare-outside-gaza-death- sentence-children-save. 20 about:blank 20/23