Vi phạm pháp luật & trách nhiệm pháp lý - Pháp luật đại cương | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý mà chủ thể phải gánh chịu khi có hành vi vi phạm pháp luật. Đây là biện pháp chế tài nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm đến các quy định pháp luật, gây ra hậu quả bất lợi và phải chịu chế tài theo luật định.

Ni dung VI PHM PHÁP LUT
VI PHẠM PHÁP LUẬT & TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
1. VI PHẠM PHÁP LUẬT
1.1. Khái niệm
- VPPL là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có
năng lực hành vi thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
VD: Buôn bán tàng trữ ma túy, Giết người,…
1.2. Các dấu hiệu của VPPL
- Là hành vi xác định của chủ thể
+ Thể hiện dưới hình thức hành động hoặc không hành động
+ Thể hiện ra bằng hành vi cụ thể
+ Là hành động có ý chí
+ Hành vi vi phạm phải có tính chất nguy hiểm cho xã hội ở mức độ nhất định
- Là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được PL bảo vệ.
+ Vi phạm một quy định cụ thể nào đó của pháp luật:
+ Làm một việc mà pháp luật cấm
+ Sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn PL cho phép
+ Không thực hiện nghĩa vụ mà Nhà nước buộc phải làm
- Là hành vi có lỗi của chủ thể
+ Lỗi là thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật mà họ đã thực hiện. Theo đó chủ
thể có thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình nhưng cố ý hay vô ý thực hiện hành
vi trái pháp luật.
- Chủ thể thực hiện hành vi VPPL phải có năng lực trách nhiệm pháp lý
Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý của chủ
thể, do Nhà nước quy định
Căn cứ xác định:
+ Đủ độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý
+ Có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi
1.3. Cấu thành của VPPL
- Mặt khách quan: là những biểu hiện bên ngoài của hành vi VPPL.
+ Hậu quả của hành vi gây ra, mối quan hệ nhân quả và các yếu tố khác (Thời gian, địa
điểm,...)
+ Mức độ hành vi và hậu quả càng nghiêm trọng thì trách nhiệm pháp lý càng lớn
- Mặt chủ quan: là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp
luật, bao gồm: Lỗi (cố ý hoặc vô ý), động cơ và mục đích
+ Lỗi cố ý:
+ Lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu quả đó
xảy ra.
+ Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra, nhưng có ý thức để mặc
cho hậu quả đó xảy ra.
+ Lỗi vô ý:
+ Lỗi vô ý vì quá tự tin: Chủ thể vi phạm gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội trong
trường hợp nhận thấy trước hậu quả đó nhưng tin tưởng hậu quả đó không xảy ra
hoặc có thể ngăn ngừa được.
+ Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể vi phạm đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội trong
trường hợp không nhận thấy trước được hậu quả đó mặc dù cần phải thấy trước và có
thể thấy trước hậu quả đó.
+ Mục đích: là kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi trái
pháp luật
+ Động cơ: là yếu tố thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm.
- Chủ thể: là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi
trái pháp luật. Là một tròn những căn cứ để phân loại hành vi vi phạm pháp luật
- Khách thể: là các QHXH được PL bảo vệ và bị chủ thể xâm hại. (Ví dụ: A trộm cắp 1
chiếc xe máy của B. Tình huống này khách thể chính là quyền sở hữu tài sản là chiếc xe
máy của B bị A xâm phạm.)
Tình huống:
– Tháng 9/2008, Bộ tài nguyên môi trường đã phát hiện ra vụ việc sai phạm của công
ty Bột ngọt Vedan (Công ty TNHH Vedan Việt Nam).
– Theo đó thì công ty Vedan đã hằng ngày sả nước thải bẩn (chưa qua xử lý) trực tiếp
ra sông Thị Vải (Đồng Nai) suốt 14 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động (1994): khoảng
45.000m3/tháng.
– Hành động này gây ô nhiễm nặng cho dòng sông Thị Vải, gây chết các sinh vật sống
ở sông này và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân ven sông…
Phân tích:
– Chủ thể: Công ty Vedan - có giấy phép kinh doanh từ năm 1994
– Mặt chủ quan:
+ Lỗi: là lỗi cố ý gián tiếp. Vì, Công ty khi thực hiện hành vi này thì nhận thấy trước
hậu quả, tuy không mong muốn nhưng vẫn để hậu quả xảy ra.
+ Mục đích: nhằm giảm bớt chi phí xử lý nước thải.
– Khách thể: Việc làm của công ty đã xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà nước: vi
phạm trật tự quản lý nhà nước, làm tổn hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo
vệ.
– Mặt khách quan:
+ Hành vi nguy hiểm: sả nước thải bẩn chưa qua xử lý ra sông Thi Vải.
+ Hậu quả: dòng sông bị ô nhiễm nặng, gây chết các sinh vật sống ở sông này và ảnh
hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân ven sông…. Những thiệt hại đó do hành vi
trái pháp luật của công ty gây ra trực tiếp và gián tiếp.
1.4. Phân loại VPPL
4 loại VPPL
- VPPL Hình sự (Tội phạm): Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm quy
định tại Bộ luật Hình sự. (Ví dụ: Anh A đã cố ý đâm chết anh là B vì mâu thuẫn trong việc
chia lợi nhuận từ một vụ buôn bán ma túy. => Hành vi giết người, được quy định tại Điều
123 Bộ luật Hình sự.)
- VPPL Hành chính: Là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp
hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước. (Ví dụ: Đi xe máy không đội mũ bảo
hiểm, Đi vượt quá tốc độ cho phép,... =>Vi phạm hành chính, bị coi là vi phạm trật tự an
toàn giao thông đường bộ, được quy định tại Điều 6 Nghị định số 46/2016/Nghị Định-Chính
Phủ.)
- VPPL Dân sự: Là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản (quan hệ
sở hữu,...) và quan hệ nhân thân (quyền khai sinh,...). (Ví dụ: Chị C đã không trả nợ đúng
thời hạn cho chị D, với số tiền là 100 triệu đồng. => Đây là vi phạm dân sự, bị coi là vi
phạm nghĩa vụ dân sự, được quy định tại Điều 301 Bộ luật Dân sự.)
- Vi phạm kỷ luật: Là vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà
nước... do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ. (Ví dụ: Quay cóp khi làm bài
thi, Học sinh đánh nhau trong trường,...)
2. Trách nhiệm pháp lý
2.1 Khái niệm TNPL
Trách nhệm pháp lí là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật và được thể hiện trong việc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với người đã có lỗi trong việc vi phạm pháp luật
bằng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của nhà nước do ngành luật tương ứng quy định.
2.2 Đặc điểm của TNPL
- Trách nhiệm pháp lý là hậu quả của hành vi VPPL, do đó trách nhiệm pháp lí chỉ phát sinh
khi có sự VPPL.
VD. Chiến sĩ cảnh sát giao thông không thể xử phạt vi phạm hành chính đối với người tham
gia giao thông nếu họ không vi phạm quy tắc an toàn giao thông. Tuy nhiên, điều này không
có nghĩa là cứ có hành vi vi phạm pháp luật thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí.
- Trách nhiệm pháp luôn được thực hiện trong phạm vi của quan hệ pháp luật giữa hai
bên với tính chất hai chủ thể các quyền nghĩa vụ nhất định (một bên Nhà nước,
một bên là người đã thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội).
- Trách nhiệm pháp được xác định bằng một trình tự, thủ tục đặc biệt bởi quan nhà
nước có thẩm quyền mà trình tự đó phải do pháp luật quy định.
VD: Trong lĩnh vực luật hình sự: trình tự, thủ tục theo Bộ luật Tố tụng hình sự, …
- Trách nhiệm pháp chỉ được thực hiện trong văn bản đã có hiệu lực pháp luật bằng việc
áp dụng đối với người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật một hoặc nhiều chế tài của
Nhà nước do pháp luật quy định.
*Chú ý: Tuy nhiên, như đã nói trên, không phải mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải
chịu trách nhiệm pháp lý. Các trường hợp sau đây, mặc hành vi này đã cấu thành vi
phạm pháp luật nhưng không truy cứu tráchnhiệm pháp lý:
+ Tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ.
+ Phòng vệ chính đáng.
+ Thi hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Quá thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý.
+ Các đối tượng được miễn trừ ngoại giao trong các đại sứ quán, lãnh sự quán.
2.3 Các loại TNPL
- : là dạng trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất và là hậu quảTrách nhiệm pháp lý hình sự
của việc thực hiện tội phạm do Tòa án áp dụng đối với chủ thể có hành vi phạm tội.
VD. Nam vận chuyển ma túy bị công an bắt quả tang => Nam bị chịu trách nhiệm hình sự
- (trách nhiệm hành chính): hậu quả của hành vi VPPLTrách nhiệm pháp hành chính
hành chính được thể hiện trong việc quan nhà nước thẩm quyền áp dụng đối với
người lỗi trong việc vi phạm pháp luật hành chính một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế
của nhà nước do pháp luật hành chính quy định.
VD. A uống rượu, lái xe máy chạy quá tốc độ. Bị cảnh sát giao thông bắt và xử phạt vi
phạm hành chính về lỗi nồng độ cồn, chạy quá tốc độ theo quy định của nghị định
100/2019/NĐ-CP.
- (trách nhiệm dân sự):hậu quả của hànhvi VPPL dân sựTrách nhiệm pháp lý dân sự
được thể hiện trong việc quan nhà nước thẩm quyền áp dụng đối với người lỗi
trong việc VPPL dân sự một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của nhà nước do pháp luật dân
sự quy định.
VD. A lái xe máy do không để ý đã đâm đổ bờ tường của UBND Xã. => Do đó, A phải chịu
trách nhiệm dân sự, xin lỗi buộc phải bồi thường khắc phục lại bờ tường bị đổ do mình
gây ra
- : là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan, xí nghiệp, trườngTrách nhiệm pháp lý kỷ luật
học…áp dụng đối với cán bộ, công chức, nhân viên, sinh viên…củaquan, trường học…
của mình khi họ vi phạm pháp luật.
VD. A làm việc tại công ty X. Trong thời gian làm việc, thường xuyên đi làm muộn
không hoàn thành đúng thời hạn các công việc được giao. => Do đó ban giám đốc đã tiến
hành kỷ luật A, đồng thời giảm trừ lương của A trong tháng đó.
| 1/4

Preview text:

Nội dung VI PHẠM PHÁP LUẬT
VI PHẠM PHÁP LUẬT & TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
1. VI PHẠM PHÁP LUẬT 1.1. Khái niệm
- VPPL là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có
năng lực hành vi thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
VD: Buôn bán tàng trữ ma túy, Giết người,…
1.2. Các dấu hiệu của VPPL
- Là hành vi xác định của chủ thể
+ Thể hiện dưới hình thức hành động hoặc không hành động
+ Thể hiện ra bằng hành vi cụ thể
+ Là hành động có ý chí
+ Hành vi vi phạm phải có tính chất nguy hiểm cho xã hội ở mức độ nhất định
- Là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được PL bảo vệ.
+ Vi phạm một quy định cụ thể nào đó của pháp luật:
+ Làm một việc mà pháp luật cấm
+ Sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn PL cho phép
+ Không thực hiện nghĩa vụ mà Nhà nước buộc phải làm
- Là hành vi có lỗi của chủ thể
+ Lỗi là thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật mà họ đã thực hiện. Theo đó chủ
thể có thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình nhưng cố ý hay vô ý thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Chủ thể thực hiện hành vi VPPL phải có năng lực trách nhiệm pháp lý
 Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý của chủ
thể, do Nhà nước quy định  Căn cứ xác định:
+ Đủ độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý
+ Có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi
1.3. Cấu thành của VPPL
- Mặt khách quan: là những biểu hiện bên ngoài của hành vi VPPL.
+ Hậu quả của hành vi gây ra, mối quan hệ nhân quả và các yếu tố khác (Thời gian, địa điểm,...)
+ Mức độ hành vi và hậu quả càng nghiêm trọng thì trách nhiệm pháp lý càng lớn
- Mặt chủ quan: là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp
luật, bao gồm: Lỗi (cố ý hoặc vô ý), động cơ và mục đích + Lỗi cố ý:
+ Lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
+ Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra, nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. + Lỗi vô ý:
+ Lỗi vô ý vì quá tự tin: Chủ thể vi phạm gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội trong
trường hợp nhận thấy trước hậu quả đó nhưng tin tưởng hậu quả đó không xảy ra
hoặc có thể ngăn ngừa được.
+ Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể vi phạm đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội trong
trường hợp không nhận thấy trước được hậu quả đó mặc dù cần phải thấy trước và có
thể thấy trước hậu quả đó.
+ Mục đích: là kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi trái pháp luật
+ Động cơ: là yếu tố thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm.
- Chủ thể: là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi
trái pháp luật. Là một tròn những căn cứ để phân loại hành vi vi phạm pháp luật
- Khách thể: là các QHXH được PL bảo vệ và bị chủ thể xâm hại. (Ví dụ: A trộm cắp 1
chiếc xe máy của B. Tình huống này khách thể chính là quyền sở hữu tài sản là chiếc xe
máy của B bị A xâm phạm.) Tình huống:
– Tháng 9/2008, Bộ tài nguyên môi trường đã phát hiện ra vụ việc sai phạm của công
ty Bột ngọt Vedan (Công ty TNHH Vedan Việt Nam).

– Theo đó thì công ty Vedan đã hằng ngày sả nước thải bẩn (chưa qua xử lý) trực tiếp
ra sông Thị Vải (Đồng Nai) suốt 14 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động (1994): khoảng 45.000m3/tháng.

– Hành động này gây ô nhiễm nặng cho dòng sông Thị Vải, gây chết các sinh vật sống
ở sông này và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân ven sông…
Phân tích:
– Chủ thể: Công ty Vedan - có giấy phép kinh doanh từ năm 1994 – Mặt chủ quan:
+ Lỗi: là lỗi cố ý gián tiếp. Vì, Công ty khi thực hiện hành vi này thì nhận thấy trước
hậu quả, tuy không mong muốn nhưng vẫn để hậu quả xảy ra.
+ Mục đích: nhằm giảm bớt chi phí xử lý nước thải.

– Khách thể: Việc làm của công ty đã xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà nước: vi
phạm trật tự quản lý nhà nước, làm tổn hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. – Mặt khách quan:
+ Hành vi nguy hiểm: sả nước thải bẩn chưa qua xử lý ra sông Thi Vải.
+ Hậu quả: dòng sông bị ô nhiễm nặng, gây chết các sinh vật sống ở sông này và ảnh
hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân ven sông…. Những thiệt hại đó do hành vi
trái pháp luật của công ty gây ra trực tiếp và gián tiếp. 1.4. Phân loại VPPL
4 loại VPPL
- VPPL Hình sự (Tội phạm): Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm quy
định tại Bộ luật Hình sự. (Ví dụ: Anh A đã cố ý đâm chết anh là B vì mâu thuẫn trong việc
chia lợi nhuận từ một vụ buôn bán ma túy. => Hành vi giết người, được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự.)
- VPPL Hành chính: Là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp
hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước. (Ví dụ: Đi xe máy không đội mũ bảo
hiểm, Đi vượt quá tốc độ cho phép,... =>Vi phạm hành chính, bị coi là vi phạm trật tự an
toàn giao thông đường bộ, được quy định tại Điều 6 Nghị định số 46/2016/Nghị Định-Chính Phủ.)
- VPPL Dân sự: Là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản (quan hệ
sở hữu,...) và quan hệ nhân thân (quyền khai sinh,...). (Ví dụ: Chị C đã không trả nợ đúng
thời hạn cho chị D, với số tiền là 100 triệu đồng. => Đây là vi phạm dân sự, bị coi là vi
phạm nghĩa vụ dân sự, được quy định tại Điều 301 Bộ luật Dân sự.)
- Vi phạm kỷ luật: Là vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà
nước... do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ. (Ví dụ: Quay cóp khi làm bài
thi, Học sinh đánh nhau trong trường,...)
2. Trách nhiệm pháp lý 2.1 Khái niệm TNPL
Trách nhệm pháp lí là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật và được thể hiện trong việc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với người đã có lỗi trong việc vi phạm pháp luật
bằng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của nhà nước do ngành luật tương ứng quy định.
2.2 Đặc điểm của TNPL
- Trách nhiệm pháp lý là hậu quả của hành vi VPPL, do đó trách nhiệm pháp lí chỉ phát sinh khi có sự VPPL.
VD. Chiến sĩ cảnh sát giao thông không thể xử phạt vi phạm hành chính đối với người tham
gia giao thông nếu họ không vi phạm quy tắc an toàn giao thông. Tuy nhiên, điều này không
có nghĩa là cứ có hành vi vi phạm pháp luật thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí.
- Trách nhiệm pháp lý luôn được thực hiện trong phạm vi của quan hệ pháp luật giữa hai
bên với tính chất là hai chủ thể có các quyền và nghĩa vụ nhất định (một bên là Nhà nước,
một bên là người đã thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội).
- Trách nhiệm pháp lý được xác định bằng một trình tự, thủ tục đặc biệt bởi cơ quan nhà
nước có thẩm quyền mà trình tự đó phải do pháp luật quy định.
VD: Trong lĩnh vực luật hình sự: trình tự, thủ tục theo Bộ luật Tố tụng hình sự, …
- Trách nhiệm pháp lý chỉ được thực hiện trong văn bản đã có hiệu lực pháp luật bằng việc
áp dụng đối với người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật một hoặc nhiều chế tài của
Nhà nước do pháp luật quy định.
*Chú ý: Tuy nhiên, như đã nói ở trên, không phải mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải
chịu trách nhiệm pháp lý. Các trường hợp sau đây, mặc dù hành vi này đã cấu thành vi
phạm pháp luật nhưng không truy cứu tráchnhiệm pháp lý:
+ Tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ. + Phòng vệ chính đáng.
+ Thi hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Quá thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý.
+ Các đối tượng được miễn trừ ngoại giao trong các đại sứ quán, lãnh sự quán. 2.3 Các loại TNPL
- Trách nhiệm pháp lý hình sự: là dạng trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất và là hậu quả
của việc thực hiện tội phạm do Tòa án áp dụng đối với chủ thể có hành vi phạm tội.
VD. Nam vận chuyển ma túy bị công an bắt quả tang => Nam bị chịu trách nhiệm hình sự
- Trách nhiệm pháp lý hành chính (trách nhiệm hành chính): là hậu quả của hành vi VPPL
hành chính và được thể hiện trong việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với
người có lỗi trong việc vi phạm pháp luật hành chính một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế
của nhà nước do pháp luật hành chính quy định.
VD. A uống rượu, lái xe máy chạy quá tốc độ. Bị cảnh sát giao thông bắt và xử phạt vi
phạm hành chính về lỗi nồng độ cồn, chạy quá tốc độ theo quy định của nghị định 100/2019/NĐ-CP.
- Trách nhiệm pháp lý dân sự (trách nhiệm dân sự): là hậu quả của hànhvi VPPL dân sự và
được thể hiện trong việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với người có lỗi
trong việc VPPL dân sự một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của nhà nước do pháp luật dân sự quy định.
VD. A lái xe máy do không để ý đã đâm đổ bờ tường của UBND Xã. => Do đó, A phải chịu
trách nhiệm dân sự, xin lỗi và buộc phải bồi thường khắc phục lại bờ tường bị đổ do mình gây ra
- Trách nhiệm pháp lý kỷ luật: là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan, xí nghiệp, trường
học…áp dụng đối với cán bộ, công chức, nhân viên, sinh viên…của cơ quan, trường học…
của mình khi họ vi phạm pháp luật.
VD. A làm việc tại công ty X. Trong thời gian làm việc, thường xuyên đi làm muộn và
không hoàn thành đúng thời hạn các công việc được giao. => Do đó ban giám đốc đã tiến
hành kỷ luật A, đồng thời giảm trừ lương của A trong tháng đó.