Viếng Lăng Bác - Văn học dân gian | Trường Đại học Hùng Vương

Viếng Lăng Bác - Văn học dân gian | Trường Đại học Hùng Vương được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Có người đã nói rằng cuộc sống là một chuỗi vòng lặp vô vị. Sinh
ra và chết đi diễn ra như một câu chuyện muôn thuở. Nhưng thực
ra dù rằng cái chết đến với tất cả con người thì những thành tựu vĩ
đại sẽ dựng nên tượng đài, những mần non tốt đẹp trong tim mọi
người. Và Bác hồ chính là một minh chứng sáng giá nhất cho điều
ấy, dù rằng Bác đã ra đi mãi mãi nhưng hình ảnh giản dị, tư tưởng
và sự hi sinh cả đời Người sẽ luôn sống mãi trong trái tim các thế
hệ người Việt Nam. Có vô vàng các nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ, họa
sỹ lấy hình ảnh vị Cha gia kính yêu của dân tộc Việt Nam đem vào
cac tác phẩm. Một trong số đó chính là tác phẩm “ Viếng Lăng
Bác” của nhà thơ Viễn Phương- một người con Miền Nam, mang
trong mình sự kính yêu chân thành gửi đến Bác. Tác giả đã mươn
những từ ngữ và lời thơ để nói lên tình cảm của cá nhân và đồng
thời đại diện cho nhân dân miền Nam thể hiện lòng thành kính,
biết ơn đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh. Giọng thơ cứ chầm chậm, xôn
xao, buồn man mác, khiến các độc giả không khỏi xúc động trước
những dòng thơ:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
Được biết, bài thờ được sáng tác không lâu sau khi Miền Nam
được giải phóng, và cũng là lúc lăng Bác vừa được khánh thành-
năm 1976. Những nghệ thuật, những hình ảnh giàu chất thơ,
những dòng chữ buồn man mác, những xúc động sâu lắng ấy chí
cốt cũng chỉ để nói hộ tấm lòng của rất nhiều người, rất nhiều con
dân Việt Nam được ra thăm lăng Bác. Là một người con Miền Nam,
ấp ủ trong mình lòng biết ơn, sự kính trọng chân thành, tha thiết,
trong một lần đến viếng lăng Bác ông đã dành trọn những xúc
cảm, sự dồn nén trong tim tác giả được gói ghém trong những
nhịp thơ, điệu thơ.
Mở đầu bài thơ là những câu thơ mang một cảm xúc rõ rệt và
khác biệt của tác giả, cảm xúc xúc động của một người con ở xa
trở về thăm Người cha già kính yêu:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
Câu thơ đầu tiên vang lên như một lời chào, lời giới thiệu mộc mạc
đầy cảm xúc về hành trình của những đứa con từ miền Nam hành
hương về phương Bắc thăm Bác. Cùng với đó, Viễn Phương đã lựa
chọn xưng hô “con -Bác” gợi nên cảm giác gần gũi thân thương,
gợi mối quan hệ gắn bó như cha con ruột thịt. Nhà thơ trong đó
giống như một người con xa nhà, lâu ngày mới có dịp trở về thăm
hỏi người cha già kính yêu. Đồng thời, động từ “thăm” được sử
dụng nhằm mang ý nghĩa giảm nhẹ cho sự ra đi của Bác để nén
lại bớt cảm xúc mất mát đau thương, nỗi đau như cố giấu nhưng
giọng thơ vẫn chan chứa ngậm ngùi. Câu thơ tiếp theo, trước khi
vào Lăng Bác tác giả đã bắt gặp một hình ảnh rất quen thuộc, gận
gũi, đó là cây tre. Và thêm vào đó tác giả để sử dụng những từ láy
“bát ngát, xanh xanh”để thể hiện được khái quát sự rộng rãi,
mênh mông, bất tận của hàng tre. Biện pháp tả thực được tác giả
ứng dụng để cụ thể hóa các hình ảnh quanh Lăng Bác – một hình
ảnh như là sự tượng trưng xóm làng Việt Nam, như thể hiện cho
cả cuộc đời Bác đã sống- thật giản dị, gần gũi. Hình ảnh “hàng tre
bát ngát” được đánh bậc lên hàng loạt các hình ảnh hoài niệm về
Bác gắn liền vớ lịch sử tự tôn của dân tộc. Cảm xúc giờ đây được
nâng lên dạt dào, và nhà thơ cũng phải bật lên tiếng cảm thán
ôi!” Nó biểu thị những cảm xúc tự hào, thân thuộc và chỉ sau đó
ta bắt gặp một lần nữa hình ảnh “hang tre xanh xanh Việt Nam”.
Ở đây, tác giả đã dùng phép ẩn dụ để mang ý nghĩa tượng trưng,
tri ân đến những người chiến sĩ, những người con dân dũng cảm,
yêu nước.
“ Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
Đến câu thơ cuối cùng, tre được nhân hóa như con người qua từ
“đứng thẳng hàng”. Có thể nói đây là một phép nhân hóa và ẩn
dụ tài tình của nhà thơ. Câu thơ nhưng một lời khẳng định chắc
chắn về tinh thần, khí phách của con người, dân tộc ta, một dân
tộc cần cù, bình dị mà dũng cảm , kiên cường . Hình ảnh “ hàng
tre” “đứng thẳng hàng’ trong “ bão táp mưa sa” như sự ẩn dụ cho
ý nghĩa sâu sắc rằng cuộc đời Bác, Bác đã dành tất cả để lo lắng
cho tổ quốc, thì giờ đây đến khi Bác ra đi, chúng con những người
con, những hàng tre sẽ luôn bảo vệ quanh Lăng Bác, luôn túc
trực, mãi bên Bác.
Tiếp theo sau đó, là hàng loạt các hình ảnh khi nhà thơ vào Lăng,
ngắm cảnh vật, thiên nhiên của đất trời, và cảm xúc khi nhà
thơ được hòa mình vào dòng người đi viếng Lăng Bác:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Đến đây, nhà thơ tiếp tục sáng tạo những hình ảnh thơ vô cùng
độc đáo. Mặt trời trong câu văn đầu đã được nhân hóa lên
như “mặt trời đi”, “mặt trời thấy” nhầm làm nổi bật lên thiên
nhiên rực rỡ mỗi ngày bên Lăng, luôn dõi theo, quan tâm đến
Bác. Hình ảnh “Mặt trời đi qua trên lăng” ấy miêu tả thực
mặt trời của thiên nhiên, vũ trụ, ngày ngày mang đến ánh
sang và muôn vàn sự sống cho vạn vật. Trong lăng Bác – nơi
Bác yên nghỉ lại có một “mặt trời” khác “rất đỏ”. “mặt trời
trong lăng” chính là hình ảnh ẩn dụ tuyệt đẹp chỉ Bác Hồ
kính yêu, thể hiện niềm biết ơn thành kính với vị lãnh tụ như
vầng thái dương soi sáng đường đi, chở che cho cả dân tộc.
Tới đây, giọng thơ như nghẹn lại vì sự bồi hồi, tưởng nhớ đến
Bác- Người cha chung của dân tộc, Người đã soi sáng, dẫn
đường, đã chịu bao nhiêu vất vả để bảo vệ cho nền hòa bình,
nền độc lập, mà chí cốt cũng chỉ để dân ta có được cuộc
sống tự do, hạnh phúc. Tác giả đã áp dụng những nghệ thuật
tuyệt vời ấy với ngụ ý: Bác chính là mặt trời của chúng ta,
thậm chí Bác còn vĩ đại hơn cả nó, nên “ngày ngày” mặt trời
đi qua đều phải nghiêng mình ngưỡng mộ Người. Bắt gặp
cảm xúc ấy đang ngày một càng dâng cao khi hình ảnh tiếp
đó chính là “ dòng người đi trong thương nhớ” , và tại đây tác
giả đã sử dụng phép điệp cấu trúc để nhấn manh nên “ngày
ngày” ,một vong lặp thời gian nối tiếp, kéo dài vô tận, vì Bác
Hồ kính yêu sẽ mãi mãi sống trong con tim của hàng vạn con
người. Câu thơ ấy đã diễn tả hiện thực dòng người nối dài vô
tận, lặng lẽ trang nghiêm mỗi ngày tiến vào lăng Bác để bày
tỏ tình cảm với người cha già muôn vàn kính yêu. Họ là đại
diện cho người Việt Nam từ ba miền Bắc Trung Nam trên
khắp mọi miền Tổ Quốc. Họ kết thành hình ảnh ẩn dụ “tràng
hoa” biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của đất
nước và con người Việt Nam kính dâng lên Bác. Hơn thế nữa,
“tràng hoa” vốn không phải để viếng, mà lại gắn liền với
những vinh quang, thành tựu tốt đẹp được kết thành. “ Bảy
mươi chin mùa xuân” cũng là hình ảnh hoán dụ độc đáo, đầy
đẹp đẽ, Bác đã sống cuộc đời bảy mươi chin mùa xuân cống
hiến và hi sinh hết mình vì dân, vì nước. Một cuộc đời thật
đẹp đẽ và ý nghĩa, một cuộc đời vì mọi cuộc đời.
Khi vào trong Lăng cảm xúc của tác giả giờ đây như thắt lại, nén
đau thương, để rồi cũng vỡ òa, dâng cao, đau nhói:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Đến đây, Viễn Phương vẫn tiếp tục dùng phép nói giảm, nói tránh
từ “giấc ngủ bình yên” như muốn cố gắng giảm bớt sự thật
đau đớn, tang thương về sự ra đi mãi mãi của Bác. Nhà thơ
tái hiện trước mắt người đọc khung cảnh chân thực đầy xúc
động: Bác nằm trong lăng, gương mặt thân thương của Bác
trở nên hồng hào, dịu hiền như vầng trăng dưới ánh đèn
hồng mờ ảo. “ vầng trăng sáng dịu hiền” ấy phải chăng lại là
dụng ý của người thi nhân, hình ảnh hoán dụ, biểu tượng cho
sự cao cả, vĩ đại,bất diệt, khẳng định lại rằng Bác vẫn sẽ còn
mãi bên chúng ta, Người đã hóa thân vào non sông, đất
nước. Ngoài ra, “ánh trăng” ấy cũng chính là người bạn tri kỉ
của Bác trong những năm tháng bần cùng, khổ cực:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Phép ẩn dụ tác giả sử dụng, như ngầm ý rằng Bác đã thực sự ra
đi, ra đi trong sự thanh thản,cùng với người bạn tri kỉ luôn
đồng hành bên Bác. Nhưng dù thế, trong giây phút đứng
trước di hài người cha quá cố, Viễn Phương cũng không thể
kìm lòng, nén nỗi xúc động:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Một lần nữa,Viễn Phương ẩn dụ hình ảnh “ trời xanh” biểu hiện
nên sự vĩ đại, ngời sáng về Bác. Đồng thơi, trời xanh cũng
chính là những quy luật tự nhiên, không ai có thể tránh khỏi,
cũng là Sinh- lão – bệnh –tử tái hiện nên cuộc đời Bác. Cùng
với đó, hình ảnh “trời xanh” và “mãi mãi” là những hình ảnh
thực tế thể hiện sự trường tồn vĩnh cửu của thiên nhiên đồng
thời cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tình cảm của nhân dân với
Bác. Nó kết hợp với cặp quan hệ từ “vẫn biết – mà sao” diễn
tả cảm xúc nghẹn ngào trào dâng. Biết rằng Người sẽ luôn
sống mãi trong lòng dân tộc nhưng sự thật rằng Bác đã ra đi
mãi mãi vẫn khiến nhà thơ “nghe nhói ở trong Tim”, sự thổn
thức, nhói lòng của Viễn Phương giờ đây lại hóa thành những
mũi kim sắc nhọn đâm vào trái tim mong manh của độc giả.
Nỗi đau giờ đây đã được dâng đến cao trào, biểu hiện cụ thể,
trực tiếp, đó là nỗi đau, niềm thương nhớ của đứa con về
muộn bên di hài Người cha thương mến, là một nỗi đau
chung của dân tộc, một nỗi niềm, sự nhói đau chung cho
những đứa con của Người.
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa.. (Tố Hữu)
Trong một tập thơ khác, nhà văn học cách mạng vĩ đại Tố Hữu
cùng từng bày tỏ cảm xúc đau đớn ấy, nỗi xót xa quặn thắt
được ví với thiên nhiên. Cho thấy cả không gian và không khí
những ngày sau Bác ra đi, cả vạn vật điều tiếc nuối không
nguôi, đau đớn tột cùng.
Không một nỗi vui nào bằng nỗi vui đoàn tụ cũng chẳng nỗi đau
nào xót bằng nỗi đau ra đi”, danh ngôn này quả là rất đúng.
Sau cuộc hội ngộ, viếng thăm Bác, đến cuối cùng nhà thơ
Viễn Phưỡng cũng không nỡ nói lời từ biệt:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
Khép lại nỗi đau mất mác là những giọt nước mắt luyến tiếc bịn
rịn không rời. “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” lại là
một câu tỏ bày giản đơn mộc mạc của tác giả, nhịp điệu thơ
giờ đây dần chậm hơn, và cảm xúc được dâng lên dạt dào.
Qua ba câu thơ tiếp theo, ắt hẳn ta cũng cảm nhận được
phần nào sự luyến lưu, muốn được ở lại mãi bên Lăng Bác
của nhà thơ . Điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh nên sự khao
khát mãnh liệt, ước vọng được ở lại bên Lăng chăm sóc
Người. tác giả chỉ mong mỏi những điều bình dị, đơn giản
như chỉ muốn làm con chim nhỏ để cất tiếng hót quanh Bác
mỗi ngày, muốn làm đóa hoa để tỏa hương thơm ngát, để tô
sắc thắm cho nơi đây. Và lời ước nguyện cuối cùng của tác
giả là có thể làm một cây tre trung hiếu. Nguyện trung thành
và hiếu kính với Người suốt một đời. Luôn học tập và đi theo
con đường lí tưởng cách mạng của Người: “Trung với nước,
hiếu với dân” Ước nguyện đâu phải chỉ của riêng mình Viễn
Phương đâu mà còn là ước nguyện của con dân miền Nam, là
ước nguyện của cả dân tộc. Ở đây, hình ảnh cây tre được lặp
lại giống với đầu khổ thơ, tạo nên kết cẩu tương xứng hoản
hảo của bài thơ, tô đậm lên hình ảnh ấn tượng và làm trọn
vẹn nên những xúc cảm.
Cảm xúc, sắc thái, ngữ điệu, giọng thơ, ngôn ngữ thơ tất cả đã
được thi nhân Viễn Phương sử dụng một cách thật tài tình, tinh tế.
Ông đã hoàn toàn thành công trong việc chạm đến cảm xúc của
độc giả. Cho ta cảm nhận được lòng thành kính, nghiệm trang,
lòng biết ơn và sự đau xót, nghẹn ngào vừa bồi hồi , nuối tiếc của
những ai đến Lăng thăm Bác.
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
Bài thơ đã làm rõ nên một thông điệp tri ân ý nghĩa và sâu sắc
đến với Bác Hồ. Đất nước, dân tộc này thành công, đẹp đẽ được
như hôm nay là vì có Bác. Đất nước, dân tộc này được tự do, hành
phúc là vì có Bác. “Bác Hồ là vị Cha chung, là sao Bắc Đẩu, là
vầng thái dương”. Việt Nam này đẹp nhất là vì có tên Bác, tên của
một nhà cách mạng vĩ đại, một công dân yêu nước tuyệt vời. Cả
đời Bác đã phải hy sinh, trăn trở rất nhiều, như Bác từng nói: “ Một
ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là một
ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Vì thế, trong giấc ngủ
cuối cùng này, Bác hãy yên tâm ngon giấc, hàng ngàn hàng vạn
con người Việt Nam sẽ luôn túc trực, cận kề bên Bác, và đó cũng
chính là ý nghĩa sâu xa, to lớn thanh cao và cốt lõi của tác phẩm
viếng Lăng Bác” của thi nhân Viễn Phương.
Dù rằng đến cuối cùng những những lời thơ thật mộc mạc, dòng
cảm xúc ấy cứ day dứt, thiết tha, những hình ảnh giảu chất
thơ, chất trữ tình cứ qua lại trong kí ức, những khát vọng
khát khao được bộc lộ rõ rang, rành mạch, mạnh mẽ tác
động đến từng suy nghĩ. Tất cả đã hòa quyện trong một bài
thơ cho ta bao cảm giác thăng trầm, xao xuyến. Tác phẩm
như một lời nhắc nhở rằng: “Lịch sử chỉ được phép gác lại
chứ không bao giờ được phép quên đi”. Ngày ngày vẫn sẽ
maicx có những người đến viếng bên Lăng Bác, vẫn sẽ có
người còn thương tiếc, đau thương. HÌnh ảnh về Bác sẽ sống
mãi, qua muôn đời vì sự hy sinh lớn lao, cả cuộc đời Bác đã
quan tâm lo lắng về hòa bình và tự do cho dân tộc, nên khi
Bác ra đi, cả hàng vạn người con sẽ đồn lòng hiếu kính với
Cha, Người cha kính yêu của cả dân tộc. Còn tôi, tôi đã nhân
ra những giá trị cốt lõi của lòng biết ơn, những cảm xúc chân
thành mà tôi vốn đã bỏ qua, tôi nhận ra những giá trị lịch sử,
nhận ra rằng Bác chính là một lãnh tụ vĩ đại nhất. Mai sau,
và cả hiện tại tôi sẽ cố hết sức để rèn luyện, trau dồi bản
thân để mai sau có thể tạo nên những thành tựu, những điều
xứng đáng với sự hy sinh, cống hiến của những thế hệ ông
cha trước đây.
| 1/9

Preview text:

Có người đã nói rằng cuộc sống là một chuỗi vòng lặp vô vị. Sinh
ra và chết đi diễn ra như một câu chuyện muôn thuở. Nhưng thực
ra dù rằng cái chết đến với tất cả con người thì những thành tựu vĩ
đại sẽ dựng nên tượng đài, những mần non tốt đẹp trong tim mọi
người. Và Bác hồ chính là một minh chứng sáng giá nhất cho điều
ấy, dù rằng Bác đã ra đi mãi mãi nhưng hình ảnh giản dị, tư tưởng
và sự hi sinh cả đời Người sẽ luôn sống mãi trong trái tim các thế
hệ người Việt Nam. Có vô vàng các nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ, họa
sỹ lấy hình ảnh vị Cha gia kính yêu của dân tộc Việt Nam đem vào
cac tác phẩm. Một trong số đó chính là tác phẩm “ Viếng Lăng
Bác” của nhà thơ Viễn Phương- một người con Miền Nam, mang
trong mình sự kính yêu chân thành gửi đến Bác. Tác giả đã mươn
những từ ngữ và lời thơ để nói lên tình cảm của cá nhân và đồng
thời đại diện cho nhân dân miền Nam thể hiện lòng thành kính,
biết ơn đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh. Giọng thơ cứ chầm chậm, xôn
xao, buồn man mác, khiến các độc giả không khỏi xúc động trước những dòng thơ:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
Được biết, bài thờ được sáng tác không lâu sau khi Miền Nam
được giải phóng, và cũng là lúc lăng Bác vừa được khánh thành-
năm 1976. Những nghệ thuật, những hình ảnh giàu chất thơ,
những dòng chữ buồn man mác, những xúc động sâu lắng ấy chí
cốt cũng chỉ để nói hộ tấm lòng của rất nhiều người, rất nhiều con
dân Việt Nam được ra thăm lăng Bác. Là một người con Miền Nam,
ấp ủ trong mình lòng biết ơn, sự kính trọng chân thành, tha thiết,
trong một lần đến viếng lăng Bác ông đã dành trọn những xúc
cảm, sự dồn nén trong tim tác giả được gói ghém trong những nhịp thơ, điệu thơ.
Mở đầu bài thơ là những câu thơ mang một cảm xúc rõ rệt và
khác biệt của tác giả, cảm xúc xúc động của một người con ở xa
trở về thăm Người cha già kính yêu:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
Câu thơ đầu tiên vang lên như một lời chào, lời giới thiệu mộc mạc
đầy cảm xúc về hành trình của những đứa con từ miền Nam hành
hương về phương Bắc thăm Bác. Cùng với đó, Viễn Phương đã lựa
chọn xưng hô “con -Bác” gợi nên cảm giác gần gũi thân thương,
gợi mối quan hệ gắn bó như cha con ruột thịt. Nhà thơ trong đó
giống như một người con xa nhà, lâu ngày mới có dịp trở về thăm
hỏi người cha già kính yêu. Đồng thời, động từ “thăm” được sử
dụng nhằm mang ý nghĩa giảm nhẹ cho sự ra đi của Bác để nén
lại bớt cảm xúc mất mát đau thương, nỗi đau như cố giấu nhưng
giọng thơ vẫn chan chứa ngậm ngùi. Câu thơ tiếp theo, trước khi
vào Lăng Bác tác giả đã bắt gặp một hình ảnh rất quen thuộc, gận
gũi, đó là cây tre. Và thêm vào đó tác giả để sử dụng những từ láy
“bát ngát, xanh xanh”để thể hiện được khái quát sự rộng rãi,
mênh mông, bất tận của hàng tre. Biện pháp tả thực được tác giả
ứng dụng để cụ thể hóa các hình ảnh quanh Lăng Bác – một hình
ảnh như là sự tượng trưng xóm làng Việt Nam, như thể hiện cho
cả cuộc đời Bác đã sống- thật giản dị, gần gũi. Hình ảnh “hàng tre
bát ngát” được đánh bậc lên hàng loạt các hình ảnh hoài niệm về
Bác gắn liền vớ lịch sử tự tôn của dân tộc. Cảm xúc giờ đây được
nâng lên dạt dào, và nhà thơ cũng phải bật lên tiếng cảm thán
“ôi!” Nó biểu thị những cảm xúc tự hào, thân thuộc và chỉ sau đó
ta bắt gặp một lần nữa hình ảnh “hang tre xanh xanh Việt Nam”.
Ở đây, tác giả đã dùng phép ẩn dụ để mang ý nghĩa tượng trưng,
tri ân đến những người chiến sĩ, những người con dân dũng cảm, yêu nước.
“ Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
Đến câu thơ cuối cùng, tre được nhân hóa như con người qua từ
“đứng thẳng hàng”. Có thể nói đây là một phép nhân hóa và ẩn
dụ tài tình của nhà thơ. Câu thơ nhưng một lời khẳng định chắc
chắn về tinh thần, khí phách của con người, dân tộc ta, một dân
tộc cần cù, bình dị mà dũng cảm , kiên cường . Hình ảnh “ hàng
tre” “đứng thẳng hàng’ trong “ bão táp mưa sa” như sự ẩn dụ cho
ý nghĩa sâu sắc rằng cuộc đời Bác, Bác đã dành tất cả để lo lắng
cho tổ quốc, thì giờ đây đến khi Bác ra đi, chúng con những người
con, những hàng tre sẽ luôn bảo vệ quanh Lăng Bác, luôn túc trực, mãi bên Bác.
Tiếp theo sau đó, là hàng loạt các hình ảnh khi nhà thơ vào Lăng,
ngắm cảnh vật, thiên nhiên của đất trời, và cảm xúc khi nhà
thơ được hòa mình vào dòng người đi viếng Lăng Bác:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Đến đây, nhà thơ tiếp tục sáng tạo những hình ảnh thơ vô cùng
độc đáo. Mặt trời trong câu văn đầu đã được nhân hóa lên
như “mặt trời đi”, “mặt trời thấy” nhầm làm nổi bật lên thiên
nhiên rực rỡ mỗi ngày bên Lăng, luôn dõi theo, quan tâm đến
Bác. Hình ảnh “Mặt trời đi qua trên lăng” ấy miêu tả thực
mặt trời của thiên nhiên, vũ trụ, ngày ngày mang đến ánh
sang và muôn vàn sự sống cho vạn vật. Trong lăng Bác – nơi
Bác yên nghỉ lại có một “mặt trời” khác “rất đỏ”. “mặt trời
trong lăng” chính là hình ảnh ẩn dụ tuyệt đẹp chỉ Bác Hồ
kính yêu, thể hiện niềm biết ơn thành kính với vị lãnh tụ như
vầng thái dương soi sáng đường đi, chở che cho cả dân tộc.
Tới đây, giọng thơ như nghẹn lại vì sự bồi hồi, tưởng nhớ đến
Bác- Người cha chung của dân tộc, Người đã soi sáng, dẫn
đường, đã chịu bao nhiêu vất vả để bảo vệ cho nền hòa bình,
nền độc lập, mà chí cốt cũng chỉ để dân ta có được cuộc
sống tự do, hạnh phúc. Tác giả đã áp dụng những nghệ thuật
tuyệt vời ấy với ngụ ý: Bác chính là mặt trời của chúng ta,
thậm chí Bác còn vĩ đại hơn cả nó, nên “ngày ngày” mặt trời
đi qua đều phải nghiêng mình ngưỡng mộ Người. Bắt gặp
cảm xúc ấy đang ngày một càng dâng cao khi hình ảnh tiếp
đó chính là “ dòng người đi trong thương nhớ” , và tại đây tác
giả đã sử dụng phép điệp cấu trúc để nhấn manh nên “ngày
ngày” ,một vong lặp thời gian nối tiếp, kéo dài vô tận, vì Bác
Hồ kính yêu sẽ mãi mãi sống trong con tim của hàng vạn con
người. Câu thơ ấy đã diễn tả hiện thực dòng người nối dài vô
tận, lặng lẽ trang nghiêm mỗi ngày tiến vào lăng Bác để bày
tỏ tình cảm với người cha già muôn vàn kính yêu. Họ là đại
diện cho người Việt Nam từ ba miền Bắc Trung Nam trên
khắp mọi miền Tổ Quốc. Họ kết thành hình ảnh ẩn dụ “tràng
hoa” biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của đất
nước và con người Việt Nam kính dâng lên Bác. Hơn thế nữa,
“tràng hoa” vốn không phải để viếng, mà lại gắn liền với
những vinh quang, thành tựu tốt đẹp được kết thành. “ Bảy
mươi chin mùa xuân” cũng là hình ảnh hoán dụ độc đáo, đầy
đẹp đẽ, Bác đã sống cuộc đời bảy mươi chin mùa xuân cống
hiến và hi sinh hết mình vì dân, vì nước. Một cuộc đời thật
đẹp đẽ và ý nghĩa, một cuộc đời vì mọi cuộc đời.
Khi vào trong Lăng cảm xúc của tác giả giờ đây như thắt lại, nén
đau thương, để rồi cũng vỡ òa, dâng cao, đau nhói:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Đến đây, Viễn Phương vẫn tiếp tục dùng phép nói giảm, nói tránh
từ “giấc ngủ bình yên” như muốn cố gắng giảm bớt sự thật
đau đớn, tang thương về sự ra đi mãi mãi của Bác. Nhà thơ
tái hiện trước mắt người đọc khung cảnh chân thực đầy xúc
động: Bác nằm trong lăng, gương mặt thân thương của Bác
trở nên hồng hào, dịu hiền như vầng trăng dưới ánh đèn
hồng mờ ảo. “ vầng trăng sáng dịu hiền” ấy phải chăng lại là
dụng ý của người thi nhân, hình ảnh hoán dụ, biểu tượng cho
sự cao cả, vĩ đại,bất diệt, khẳng định lại rằng Bác vẫn sẽ còn
mãi bên chúng ta, Người đã hóa thân vào non sông, đất
nước. Ngoài ra, “ánh trăng” ấy cũng chính là người bạn tri kỉ
của Bác trong những năm tháng bần cùng, khổ cực:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Phép ẩn dụ tác giả sử dụng, như ngầm ý rằng Bác đã thực sự ra
đi, ra đi trong sự thanh thản,cùng với người bạn tri kỉ luôn
đồng hành bên Bác. Nhưng dù thế, trong giây phút đứng
trước di hài người cha quá cố, Viễn Phương cũng không thể
kìm lòng, nén nỗi xúc động:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Một lần nữa,Viễn Phương ẩn dụ hình ảnh “ trời xanh” biểu hiện
nên sự vĩ đại, ngời sáng về Bác. Đồng thơi, trời xanh cũng
chính là những quy luật tự nhiên, không ai có thể tránh khỏi,
cũng là Sinh- lão – bệnh –tử tái hiện nên cuộc đời Bác. Cùng
với đó, hình ảnh “trời xanh” và “mãi mãi” là những hình ảnh
thực tế thể hiện sự trường tồn vĩnh cửu của thiên nhiên đồng
thời cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tình cảm của nhân dân với
Bác. Nó kết hợp với cặp quan hệ từ “vẫn biết – mà sao” diễn
tả cảm xúc nghẹn ngào trào dâng. Biết rằng Người sẽ luôn
sống mãi trong lòng dân tộc nhưng sự thật rằng Bác đã ra đi
mãi mãi vẫn khiến nhà thơ “nghe nhói ở trong Tim”, sự thổn
thức, nhói lòng của Viễn Phương giờ đây lại hóa thành những
mũi kim sắc nhọn đâm vào trái tim mong manh của độc giả.
Nỗi đau giờ đây đã được dâng đến cao trào, biểu hiện cụ thể,
trực tiếp, đó là nỗi đau, niềm thương nhớ của đứa con về
muộn bên di hài Người cha thương mến, là một nỗi đau
chung của dân tộc, một nỗi niềm, sự nhói đau chung cho
những đứa con của Người.
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa.. (Tố Hữu)
Trong một tập thơ khác, nhà văn học cách mạng vĩ đại Tố Hữu
cùng từng bày tỏ cảm xúc đau đớn ấy, nỗi xót xa quặn thắt
được ví với thiên nhiên. Cho thấy cả không gian và không khí
những ngày sau Bác ra đi, cả vạn vật điều tiếc nuối không
nguôi, đau đớn tột cùng.
“Không một nỗi vui nào bằng nỗi vui đoàn tụ cũng chẳng nỗi đau
nào xót bằng nỗi đau ra đi”, danh ngôn này quả là rất đúng.
Sau cuộc hội ngộ, viếng thăm Bác, đến cuối cùng nhà thơ
Viễn Phưỡng cũng không nỡ nói lời từ biệt:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
Khép lại nỗi đau mất mác là những giọt nước mắt luyến tiếc bịn
rịn không rời. “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” lại là
một câu tỏ bày giản đơn mộc mạc của tác giả, nhịp điệu thơ
giờ đây dần chậm hơn, và cảm xúc được dâng lên dạt dào.
Qua ba câu thơ tiếp theo, ắt hẳn ta cũng cảm nhận được
phần nào sự luyến lưu, muốn được ở lại mãi bên Lăng Bác
của nhà thơ . Điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh nên sự khao
khát mãnh liệt, ước vọng được ở lại bên Lăng chăm sóc
Người. tác giả chỉ mong mỏi những điều bình dị, đơn giản
như chỉ muốn làm con chim nhỏ để cất tiếng hót quanh Bác
mỗi ngày, muốn làm đóa hoa để tỏa hương thơm ngát, để tô
sắc thắm cho nơi đây. Và lời ước nguyện cuối cùng của tác
giả là có thể làm một cây tre trung hiếu. Nguyện trung thành
và hiếu kính với Người suốt một đời. Luôn học tập và đi theo
con đường lí tưởng cách mạng của Người: “Trung với nước,
hiếu với dân” Ước nguyện đâu phải chỉ của riêng mình Viễn
Phương đâu mà còn là ước nguyện của con dân miền Nam, là
ước nguyện của cả dân tộc. Ở đây, hình ảnh cây tre được lặp
lại giống với đầu khổ thơ, tạo nên kết cẩu tương xứng hoản
hảo của bài thơ, tô đậm lên hình ảnh ấn tượng và làm trọn
vẹn nên những xúc cảm.
Cảm xúc, sắc thái, ngữ điệu, giọng thơ, ngôn ngữ thơ tất cả đã
được thi nhân Viễn Phương sử dụng một cách thật tài tình, tinh tế.
Ông đã hoàn toàn thành công trong việc chạm đến cảm xúc của
độc giả. Cho ta cảm nhận được lòng thành kính, nghiệm trang,
lòng biết ơn và sự đau xót, nghẹn ngào vừa bồi hồi , nuối tiếc của
những ai đến Lăng thăm Bác.
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
Bài thơ đã làm rõ nên một thông điệp tri ân ý nghĩa và sâu sắc
đến với Bác Hồ. Đất nước, dân tộc này thành công, đẹp đẽ được
như hôm nay là vì có Bác. Đất nước, dân tộc này được tự do, hành
phúc là vì có Bác. “Bác Hồ là vị Cha chung, là sao Bắc Đẩu, là
vầng thái dương”. Việt Nam này đẹp nhất là vì có tên Bác, tên của
một nhà cách mạng vĩ đại, một công dân yêu nước tuyệt vời. Cả
đời Bác đã phải hy sinh, trăn trở rất nhiều, như Bác từng nói: “ Một
ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là một
ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Vì thế, trong giấc ngủ
cuối cùng này, Bác hãy yên tâm ngon giấc, hàng ngàn hàng vạn
con người Việt Nam sẽ luôn túc trực, cận kề bên Bác, và đó cũng
chính là ý nghĩa sâu xa, to lớn thanh cao và cốt lõi của tác phẩm
“viếng Lăng Bác” của thi nhân Viễn Phương.
Dù rằng đến cuối cùng những những lời thơ thật mộc mạc, dòng
cảm xúc ấy cứ day dứt, thiết tha, những hình ảnh giảu chất
thơ, chất trữ tình cứ qua lại trong kí ức, những khát vọng
khát khao được bộc lộ rõ rang, rành mạch, mạnh mẽ tác
động đến từng suy nghĩ. Tất cả đã hòa quyện trong một bài
thơ cho ta bao cảm giác thăng trầm, xao xuyến. Tác phẩm
như một lời nhắc nhở rằng: “Lịch sử chỉ được phép gác lại
chứ không bao giờ được phép quên đi”. Ngày ngày vẫn sẽ
maicx có những người đến viếng bên Lăng Bác, vẫn sẽ có
người còn thương tiếc, đau thương. HÌnh ảnh về Bác sẽ sống
mãi, qua muôn đời vì sự hy sinh lớn lao, cả cuộc đời Bác đã
quan tâm lo lắng về hòa bình và tự do cho dân tộc, nên khi
Bác ra đi, cả hàng vạn người con sẽ đồn lòng hiếu kính với
Cha, Người cha kính yêu của cả dân tộc. Còn tôi, tôi đã nhân
ra những giá trị cốt lõi của lòng biết ơn, những cảm xúc chân
thành mà tôi vốn đã bỏ qua, tôi nhận ra những giá trị lịch sử,
nhận ra rằng Bác chính là một lãnh tụ vĩ đại nhất. Mai sau,
và cả hiện tại tôi sẽ cố hết sức để rèn luyện, trau dồi bản
thân để mai sau có thể tạo nên những thành tựu, những điều
xứng đáng với sự hy sinh, cống hiến của những thế hệ ông cha trước đây.