Viết báo cáo về Bảo tàng Báo chí Việt Nam | Bài thu hoạch thực tế chính trị

Nhắc đến lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của báo chí. Báo chí là tiếng nói của Đảng, là cầu nối giữa Đảng với  nhân dân, là công cụ tuyên truyền, cổ vũ cho các phong trào thi đua yêu nước, đồng thời là nơi phản ánh những vấn đề nóng hổi của đời sống xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
8 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Viết báo cáo về Bảo tàng Báo chí Việt Nam | Bài thu hoạch thực tế chính trị

Nhắc đến lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của báo chí. Báo chí là tiếng nói của Đảng, là cầu nối giữa Đảng với  nhân dân, là công cụ tuyên truyền, cổ vũ cho các phong trào thi đua yêu nước, đồng thời là nơi phản ánh những vấn đề nóng hổi của đời sống xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

71 36 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH
BÀI THU HOẠCH
MÔN: THỰC TẾ CHÍNH TRỊ
Đề: Viết báo cáo về Bảo tàng Báo chí Việt Nam
Sinh viên : Trịnh Khánh Duy
Mã SV : 2256060010
Lớp : Quay phim truyền hình K42
Hà Nội,2024
LỜI MỞ ĐẦU
Nhắc đến lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, không thể không nhắc đến
vai trò quan trọng của báo chí. Báo chí là tiếng nói của Đảng, là cầu nối giữa Đảng
với nhân dân, là công cụ tuyên truyền, cổ vũ cho các phong trào thi đua yêu nước,
đồng thời là nơi phản ánh những vấn đề nóng hổi của đời sống xã hội. Để ghi dấu
và tôn vinh những giá trị cao đẹp của ngành báo chí cách mạng Việt Nam, Bảo
tàng Báo chí Việt Nam đã được thành lập và chính thức mở cửa đón khách tham
quan từ năm 2020.
Chuyến đi thực tế đã giúp các bạn sinh viên có được kiến thức sâu sắc về
lịch sử và sự phát triển của báo chí Việt Nam. Giúp chúng em tăng thêm hiểu biết
về ngành nghề báo chí nói chung và được tiếp thêm động lực, định hướng nghề
nghiệp cho bản thân, đặc biệt với những bạn có niềm đam mê với ngành báo chí.
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................. .................................................... ...................................................... 2
NỘI DUNG BÁO CÁO................. .................................................... ........................................................ 4
I. Giới thiệu chung về Bảo tàng Báo chí Việt Nam.................................. ............................................ 4
II. Nội dung trưng bày trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam.................................. ....................... .........4
III. Cảm nhận của bản thân sau chuyến tham quan.................................. ......................................... 7
LỜI CẢM ƠN.................................. .................................................... ...................................................... 8
3
NỘI DUNG BÁO CÁO
I. Giới thiệu chung về Bảo tàng Báo chí Việt Nam
Bảo tàng Báo chí Việt Nam nằm trong khuôn viên tòa nhà Hội Nhà báo Việt
Nam (đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội), đây không chỉ là nơi lưu
giữ những tài liệu, hiện vật về lịch sử báo chí mà còn là nơi ghi dấu những ký ức
về lịch sử dân tộc, đời sống xã hội nói chung. Bảo tàng xuất phát từ ý tưởng, tâm
huyết gìn giữ, tôn vinh và phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ người làm
báo Việt Nam, Hội Nhà báo đã hoàn thiện Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt
Nam. Ngày 28/7/2017, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Bảo tàng
Báo chí Việt Nam và đã chính thức khai trương hệ thống trưng bày thường xuyên
và đón khách tham quan từ ngày 19/6/2020. Bảo tàng hiện trưng bày hơn 35.000
hiện vật tiêu biểu, thể hiện tiến trình lịch sử báo chí Việt Nam, sự đồng hành của
báo chí với lịch sử dân tộc. Cùng lớp tới thăm Bảo tàng, em thấy xúc động, vinh dự
khi được nghe, xem những câu chuyện qua từng hiện vật trong suốt chiều dài lịch
sử truyền thống của báo chí cách mạng Việt Nam. Phòng trưng bày với diện tích
gần 1.500 m2, sau 5 năm thành lập đã sưu tầm trên 35.000 tài liệu, hiện vật có
nhiều ý nghĩa, điểm nhấn với từng giai đoạn lịch sử như: Hình tượng bút sen ở gian
khánh tiết, bục kim cương ở gian 1865 - 1925, báo chí chiến khu gian 1945 - 1954,
làm báo dưới hầm gian 1954 - 1975, khu vực tưởng niệm các nhà báo đã ngã
xuống vì Tổ quốc và Nhân dân…
II. Nội dung trưng bày trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam
- Nội dung trưng bày tại Bảo tàng gồm năm phần: Báo chí Việt Nam giai
đoạn 1865 - 1925; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945; Báo chí Việt Nam giai
đoạn 1945 - 1954; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975; Báo chí Việt Nam giai
đoạn 1975 đến nay. Các không gian trưng bày được bố trí trên diện tích gần 1.500
m2 và được khai thác triệt để trên các diện trưng bày khác nhau: Trưng bày bằng
giải pháp đồ họa trên đai vách; bằng hiện vật, tư liệu gốc và phục chế trong tủ, bục,
giá, kệ, trục quay…; thông qua các giải pháp công nghệ phát thanh - truyền hình -
số hóa để phục vụ tối đa nhu cầu tham quan.
- Tiến vào khu vực trưng bày nội dung đầu tiên, phần trưng bày giai đoạn
(1865 - 1925). Chiếc bục hình viên kim cương trưng bày 10 tờ báo nổi tiếng, tiêu
biểu, đầu tiên của thế giới, đại diện cho các châu lục và Việt Nam, được Hiệp hội
Báo chí Thế giới xếp vào hiện vật cổ nhất thế giới với cái tên khá dài bằng tiếng
Đức (Có nghĩa là Bản ghi chép các sự kiện đặc biệt, đáng nhớ) được xuất bản năm
4
1609 (Ấn bản đầu tiên ra đời bằng tiếng Đức năm 1605 tại Strasbourg - nước Pháp
ngày nay). Trong đó, có 2 tờ báo đầu tiên của Việt Nam (Tờ Gia Định Báo, tờ báo
tiếng Việt đầu tiên, Báo Thanh Niên, tờ báo mở đầu cho báo chí Cách mạng Việt
Nam). Ngoài dòng báo chí quốc ngữ, trước 1865 và giai đoạn (1865 - 1925), ở Việt
Nam còn tồn tại song song một số tờ báo xuất bản bằng tiếng Hán, tiếng Pháp;
Đồng thời, còn có một dòng báo chí khác do những người Pháp hoặc những trí
thức người Việt tổ chức. Ở giai đoạn này, ngoài phần chữ truyền tải các tin tức, bài
viết… Đã xuất hiện thêm tranh vẽ và quảng cáo.
- Nội dung thứ hai, giai đoạn (1925 - 1945) là 20 năm đặc biệt đối với lịch
sử dân tộc Việt Nam, trong đó có lịch sử báo chí. Báo chí cách mạng giai đoạn
này, hoạt động rất tích cực, linh hoạt với nhiều hình thức, xuất bản bí mật, công
khai hay nửa bí mật nửa công khai. Khi cần công khai sẽ công khai, khi cần bí mật
sẽ chuyển vào bí mật. Một số tờ báo tiêu biểu được in ấn, xuất bản trong giai đoạn
này như: Báo Tranh Đấu, Dân chúng, Tin Tức, Nhành Lúa, Cờ Giải phóng, Quân
Giải Phóng, Lao Động, Cờ Vô Sản… Tờ Dân Chúng – Là tờ báo cách mạng xuất
bản công khai tại Sài Gòn, có số lượng độc giả lớn nhất ở Đông Dương lúc bấy
giờ… Một điều chắc chắn rằng, từ khi dòng báo chí cách mạng hình thành và lan
rộng thì báo chí Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc. Trên các mặt báo, tiếng nói
đấu tranh được sử dụng mạnh mẽ hơn, ngôn ngữ nhuần nhị hơn, nghiệp vụ cũng có
nhiều tiến bộ. Làm báo đã thực sự trở thành là một nghề ở Việt Nam giai đoạn này.
- Đến chủ đề thứ ba là giai đoạn 1945 – 1954, chín năm kháng chiến trường
kỳ, lúc này báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước tiến khá dài về lượng
và chất. Báo chí lúc này không chỉ góp phần vào công cuộc đấu tranh, phục vụ
kháng chiến mà còn được chú trọng, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, được
quan tâm về nội dung và trình bày, khiến tin bài, ảnh trên các mặt báo có phần
phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, có thêm nhiều các chuyên mục mới,
viết được nhiều thể loại... Đến giai đoạn này, báo chí cách mạng Việt Nam (1925-
1945) đã bước đầu có sự chuyên nghiệp hóa với sự định hướng rõ rệt của hệ thống
chính trị và tổ chức Hội.
- Di chuyển tiếp đến nội dung thứ tư giai đoạn 1954 – 1975, là giai đoạn
Việt Nam bước vào một cuộc đấu tranh mới trước cuộc xâm lăng của đế quốc Mỹ.
Khi đó, đất nước bị chia cắt, miền Bắc làm nhiệm vụ hậu phương lớn chi viện cho
tiền tuyến miền Nam. Vì thế, không gian trưng bày được bố trí tập trung vào 3 nội
dung chính như: Báo chí miền Bắc - Hậu phương lớn; Báo chí tiền tuyến và Báo
chí đối ngoại; Báo chí các vùng đô thị miền Nam. Giai đoạn này, trải qua 21 năm
làm báo với nhiều bối cảnh khác nhau, người làm báo cũng phát triển theo từng gia
5
đoạn và tiến trình của lịch sử. Từ Sắc luật báo chí đầu tiên, đến tòa soạn báo dưới
hầm, từ chiếc loa bên bờ sông Bến Hải, đến chương trình truyền hình đầu tiên với
chiếc máy quay tự lắp mang tên “Ngựa Trời ở Hà Nội”, cùng những câu chuyện về
làm báo trong rừng, làm báo trên bàn đàm phán ngoại giao. Đây là giai đoạn huy
hoàng của báo chí, với nhiều nỗ lực vượt bậc, nhiều chiến công rực rỡ, nhưng cũng
chứa đựng nhiều mất mát, hy sinh.
- Giai đoạn cuối cùng, giai đoạn Báo chí Việt Nam từ 1975 đến nay, bao
gồm các phần trưng bày: Một số hình ảnh về sự kiện 30/4 và 1/5; Báo chí trong sự
nghiệp đổi mới đất nước; 04 cơ quan báo chí lớn và Hội Nhà báo Việt Nam; Khu
khám phá trải nghiệm về các loại hình báo chí; Khu chiếu phim và trưng bày
chuyên đề và khu Tưởng niệm các nhà báo đã hy sinh trong khi tác nghiệp qua các
thời kỳ.
- Ngoài các tài liệu, hiện vật quý hiếm như: Tờ Gia Định báo - tờ báo đầu
tiên xuất bản bằng chữ quốc ngữ, Báo Thanh Niên - tờ báo cách mạng đầu tiên của
Việt Nam, bảo tàng còn trưng bày nhiều hiện vật quý, trang thiết bị của người làm
báo cách mạng qua các thời kỳ. Những hiện vật, bức ảnh, trang báo được trưng bày
như đưa chúng em sống lại trong từng thời kỳ. Từ khi Báo Thanh Niên - tờ báo
cách mạng đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo được ra đời
(ngày 21/6/1925), báo chí đã đồng hành với Đảng, dân tộc Việt Nam trong suốt
quá trình đấu tranh và xây dựng đất nước. Báo chí luôn ở trên tuyến đầu, ở đâu có
khó khăn, gian khổ, hy sinh, ở đó có nhà báo. Thăm Bảo tàng, chúng em không chỉ
cảm nhận những thăng trầm của báo chí Việt Nam mà còn thấy được dòng chảy
của lịch sử, văn hóa trong quá trình đấu tranh, phát triển đất nước. Sự cống hiến âm
thầm của các nhà báo được thể hiện rất rõ trong các hiện vật, như những trang Báo
Nhân Dân được biên tập, xuất bản dưới hầm trong điều kiện không quân Mỹ dùng
"pháo đài bay” B52 điên cuồng bắn phá Hà Nội 12 ngày đêm (tháng 12/1972) vẫn
được xuất bản đều đặn để kịp đến tay đồng bào, chiến sĩ.
- Kết thúc chuyến tham quan, chúng em có thời gian để nghỉ ngơi trước khi
ra về tại khu vực tham quan cuối cùng. Ở khu vực này có một quyển sổ để nêu cảm
nghĩ của bản thân sau khi trải nghiệm bảo tàng. Trong cuốn sổ này, em có thể thấy
rất nhiều người đến từ mọi miền Tổ quốc, kể cả là người nước ngoài, đã để lại
những cảm nghĩ tích cực khi đến thăm bảo tàng Báo chí Việt Nam. Điều này đã
khiến em cảm thấy rất cảm phục đội ngũ cán bộ đã góp phần tạo nên bảo tàng này
và thêm yêu nền báo chí nước nhà hơn. Ngoài ra, để ghi dấu ấn của bản thân rằng
mình đã đến đây, bảo tàng còn có 1 bảng phông trắng để du khách tham quan có
6
thể để lại chữ kí của mình. Nhờ vậy mà em có cảm giác như mình vừa đạt được
một thành tựu mới trong đời là đã khám phá được lịch sử báo chí Việt Nam ta.
III. Cảm nhận của bản thân sau chuyến tham quan
- Sau hai tiếng tham quan, em cảm thấy rằng bảo tàng Báo chí Việt Nam
không chỉ là nơi lưu giữ ký ức lịch sử mà còn là nơi truyền cảm hứng cho thế hệ
trẻ. Qua những hiện vật, tài liệu được trưng bày, du khách sẽ hiểu thêm về truyền
thống tốt đẹp của ngành báo chí cách mạng Việt Nam, về những hy sinh thầm lặng
của các nhà báo, từ đó thêm yêu quý và trân trọng nghề báo cao quý. Bên cạnh
chức năng trưng bày, Bảo tàng còn tổ chức nhiều hoạt động giáo dục, truyền thông
nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò và tầm quan trọng của báo chí.
Các hoạt động như hội thảo khoa học, tọa đàm, triển lãm chuyên đề,... thu hút sự
tham gia của đông đảo các nhà báo, nhà nghiên cứu và công chúng yêu mến báo
chí. Bảo tàng Báo chí Việt Nam là một địa chỉ văn hóa - lịch sử quan trọng, là
điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu về truyền thống vẻ vang của ngành
báo chí cách mạng Việt Nam. Đến với Bảo tàng, mỗi người sẽ thêm yêu quý và
trân trọng những giá trị cao đẹp mà báo chí mang lại cho cuộc sống.
- Việc thăm các địa điểm lịch sử và văn hóa đã mở ra một cửa sổ mới về quá
khứ và văn hóa của đất nước. Em đã có cơ hội tìm hiểu về những câu chuyện,
truyền thống và giai thoại đặc biệt của ngành báo chí nước nhà. Cảm giác được hòa
mình vào lịch sử phát triển của ngành báo mình là một trải nghiệm tuyệt vời và
làm cho em cảm thấy kích thích và đầy hứng khởi.
- Tóm lại, chuyến tham quan đã để lại trong em những cảm nhận khó quên
và sâu sắc về vẻ đẹp và sự phong phú của lịch sử báo chí Việt Nam, cũng như giá
trị của việc khám phá và học hỏi. Đó thực sự là một trải nghiệm đáng nhớ và đầy ý
nghĩa.
7
LỜI CẢM ƠN
Qua chuyến đi thực tế vừa qua, một lần nữa em xin chân thành gửi lời cảm
ơn tới sự hỗ trợ của Ban lãnh đạo của Bảo tàng Báo chí Việt Nam nói chung và cô
hướng dẫn viên nói riêng đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong chuyến đi vừa rồi.
Và em xin đặc biệt cảm ơn thầy Lê Ngọc Tùng – cố vấn của lớp hành chính Quay
phim truyền hình K42 đã tổ chức và lựa chọn địa điểm đáng giá này. Những điều
em được nhìn, được thấy và được nghe trong suốt quá trình ấy thực sự là những
điều giúp em mở mang tầm mắt và kiến thức của bản thân. Em xin chân thành cảm
ơn!
8
| 1/8

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH BÀI THU HOẠCH
MÔN: THỰC TẾ CHÍNH TRỊ
Đề: Viết báo cáo về Bảo tàng Báo chí Việt Nam
Sinh viên : Trịnh Khánh Duy
Mã SV : 2256060010
Lớp : Quay phim truyền hình K42 Hà Nội,2024 LỜI MỞ ĐẦU
Nhắc đến lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, không thể không nhắc đến
vai trò quan trọng của báo chí. Báo chí là tiếng nói của Đảng, là cầu nối giữa Đảng
với nhân dân, là công cụ tuyên truyền, cổ vũ cho các phong trào thi đua yêu nước,
đồng thời là nơi phản ánh những vấn đề nóng hổi của đời sống xã hội. Để ghi dấu
và tôn vinh những giá trị cao đẹp của ngành báo chí cách mạng Việt Nam, Bảo
tàng Báo chí Việt Nam đã được thành lập và chính thức mở cửa đón khách tham quan từ năm 2020.
Chuyến đi thực tế đã giúp các bạn sinh viên có được kiến thức sâu sắc về
lịch sử và sự phát triển của báo chí Việt Nam. Giúp chúng em tăng thêm hiểu biết
về ngành nghề báo chí nói chung và được tiếp thêm động lực, định hướng nghề
nghiệp cho bản thân, đặc biệt với những bạn có niềm đam mê với ngành báo chí. 2 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................2
NỘI DUNG BÁO CÁO.............................................................................................................................4
I. Giới thiệu chung về Bảo tàng Báo chí Việt Nam..............................................................................4
II. Nội dung trưng bày trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam..................................................................4
III. Cảm nhận của bản thân sau chuyến tham quan...........................................................................7
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................8 3 NỘI DUNG BÁO CÁO
I. Giới thiệu chung về Bảo tàng Báo chí Việt Nam
Bảo tàng Báo chí Việt Nam nằm trong khuôn viên tòa nhà Hội Nhà báo Việt
Nam (đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội), đây không chỉ là nơi lưu
giữ những tài liệu, hiện vật về lịch sử báo chí mà còn là nơi ghi dấu những ký ức
về lịch sử dân tộc, đời sống xã hội nói chung. Bảo tàng xuất phát từ ý tưởng, tâm
huyết gìn giữ, tôn vinh và phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ người làm
báo Việt Nam, Hội Nhà báo đã hoàn thiện Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt
Nam. Ngày 28/7/2017, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Bảo tàng
Báo chí Việt Nam và đã chính thức khai trương hệ thống trưng bày thường xuyên
và đón khách tham quan từ ngày 19/6/2020. Bảo tàng hiện trưng bày hơn 35.000
hiện vật tiêu biểu, thể hiện tiến trình lịch sử báo chí Việt Nam, sự đồng hành của
báo chí với lịch sử dân tộc. Cùng lớp tới thăm Bảo tàng, em thấy xúc động, vinh dự
khi được nghe, xem những câu chuyện qua từng hiện vật trong suốt chiều dài lịch
sử truyền thống của báo chí cách mạng Việt Nam. Phòng trưng bày với diện tích
gần 1.500 m2, sau 5 năm thành lập đã sưu tầm trên 35.000 tài liệu, hiện vật có
nhiều ý nghĩa, điểm nhấn với từng giai đoạn lịch sử như: Hình tượng bút sen ở gian
khánh tiết, bục kim cương ở gian 1865 - 1925, báo chí chiến khu gian 1945 - 1954,
làm báo dưới hầm gian 1954 - 1975, khu vực tưởng niệm các nhà báo đã ngã
xuống vì Tổ quốc và Nhân dân…
II. Nội dung trưng bày trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam
- Nội dung trưng bày tại Bảo tàng gồm năm phần: Báo chí Việt Nam giai
đoạn 1865 - 1925; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945; Báo chí Việt Nam giai
đoạn 1945 - 1954; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975; Báo chí Việt Nam giai
đoạn 1975 đến nay. Các không gian trưng bày được bố trí trên diện tích gần 1.500
m2 và được khai thác triệt để trên các diện trưng bày khác nhau: Trưng bày bằng
giải pháp đồ họa trên đai vách; bằng hiện vật, tư liệu gốc và phục chế trong tủ, bục,
giá, kệ, trục quay…; thông qua các giải pháp công nghệ phát thanh - truyền hình -
số hóa để phục vụ tối đa nhu cầu tham quan.
- Tiến vào khu vực trưng bày nội dung đầu tiên, phần trưng bày giai đoạn
(1865 - 1925). Chiếc bục hình viên kim cương trưng bày 10 tờ báo nổi tiếng, tiêu
biểu, đầu tiên của thế giới, đại diện cho các châu lục và Việt Nam, được Hiệp hội
Báo chí Thế giới xếp vào hiện vật cổ nhất thế giới với cái tên khá dài bằng tiếng
Đức (Có nghĩa là Bản ghi chép các sự kiện đặc biệt, đáng nhớ) được xuất bản năm 4
1609 (Ấn bản đầu tiên ra đời bằng tiếng Đức năm 1605 tại Strasbourg - nước Pháp
ngày nay). Trong đó, có 2 tờ báo đầu tiên của Việt Nam (Tờ Gia Định Báo, tờ báo
tiếng Việt đầu tiên, Báo Thanh Niên, tờ báo mở đầu cho báo chí Cách mạng Việt
Nam). Ngoài dòng báo chí quốc ngữ, trước 1865 và giai đoạn (1865 - 1925), ở Việt
Nam còn tồn tại song song một số tờ báo xuất bản bằng tiếng Hán, tiếng Pháp;
Đồng thời, còn có một dòng báo chí khác do những người Pháp hoặc những trí
thức người Việt tổ chức. Ở giai đoạn này, ngoài phần chữ truyền tải các tin tức, bài
viết… Đã xuất hiện thêm tranh vẽ và quảng cáo.
- Nội dung thứ hai, giai đoạn (1925 - 1945) là 20 năm đặc biệt đối với lịch
sử dân tộc Việt Nam, trong đó có lịch sử báo chí. Báo chí cách mạng giai đoạn
này, hoạt động rất tích cực, linh hoạt với nhiều hình thức, xuất bản bí mật, công
khai hay nửa bí mật nửa công khai. Khi cần công khai sẽ công khai, khi cần bí mật
sẽ chuyển vào bí mật. Một số tờ báo tiêu biểu được in ấn, xuất bản trong giai đoạn
này như: Báo Tranh Đấu, Dân chúng, Tin Tức, Nhành Lúa, Cờ Giải phóng, Quân
Giải Phóng, Lao Động, Cờ Vô Sản… Tờ Dân Chúng – Là tờ báo cách mạng xuất
bản công khai tại Sài Gòn, có số lượng độc giả lớn nhất ở Đông Dương lúc bấy
giờ… Một điều chắc chắn rằng, từ khi dòng báo chí cách mạng hình thành và lan
rộng thì báo chí Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc. Trên các mặt báo, tiếng nói
đấu tranh được sử dụng mạnh mẽ hơn, ngôn ngữ nhuần nhị hơn, nghiệp vụ cũng có
nhiều tiến bộ. Làm báo đã thực sự trở thành là một nghề ở Việt Nam giai đoạn này.
- Đến chủ đề thứ ba là giai đoạn 1945 – 1954, chín năm kháng chiến trường
kỳ, lúc này báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước tiến khá dài về lượng
và chất. Báo chí lúc này không chỉ góp phần vào công cuộc đấu tranh, phục vụ
kháng chiến mà còn được chú trọng, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, được
quan tâm về nội dung và trình bày, khiến tin bài, ảnh trên các mặt báo có phần
phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, có thêm nhiều các chuyên mục mới,
viết được nhiều thể loại... Đến giai đoạn này, báo chí cách mạng Việt Nam (1925-
1945) đã bước đầu có sự chuyên nghiệp hóa với sự định hướng rõ rệt của hệ thống
chính trị và tổ chức Hội.
- Di chuyển tiếp đến nội dung thứ tư giai đoạn 1954 – 1975, là giai đoạn
Việt Nam bước vào một cuộc đấu tranh mới trước cuộc xâm lăng của đế quốc Mỹ.
Khi đó, đất nước bị chia cắt, miền Bắc làm nhiệm vụ hậu phương lớn chi viện cho
tiền tuyến miền Nam. Vì thế, không gian trưng bày được bố trí tập trung vào 3 nội
dung chính như: Báo chí miền Bắc - Hậu phương lớn; Báo chí tiền tuyến và Báo
chí đối ngoại; Báo chí các vùng đô thị miền Nam. Giai đoạn này, trải qua 21 năm
làm báo với nhiều bối cảnh khác nhau, người làm báo cũng phát triển theo từng gia 5
đoạn và tiến trình của lịch sử. Từ Sắc luật báo chí đầu tiên, đến tòa soạn báo dưới
hầm, từ chiếc loa bên bờ sông Bến Hải, đến chương trình truyền hình đầu tiên với
chiếc máy quay tự lắp mang tên “Ngựa Trời ở Hà Nội”, cùng những câu chuyện về
làm báo trong rừng, làm báo trên bàn đàm phán ngoại giao. Đây là giai đoạn huy
hoàng của báo chí, với nhiều nỗ lực vượt bậc, nhiều chiến công rực rỡ, nhưng cũng
chứa đựng nhiều mất mát, hy sinh.
- Giai đoạn cuối cùng, giai đoạn Báo chí Việt Nam từ 1975 đến nay, bao
gồm các phần trưng bày: Một số hình ảnh về sự kiện 30/4 và 1/5; Báo chí trong sự
nghiệp đổi mới đất nước; 04 cơ quan báo chí lớn và Hội Nhà báo Việt Nam; Khu
khám phá trải nghiệm về các loại hình báo chí; Khu chiếu phim và trưng bày
chuyên đề và khu Tưởng niệm các nhà báo đã hy sinh trong khi tác nghiệp qua các thời kỳ.
- Ngoài các tài liệu, hiện vật quý hiếm như: Tờ Gia Định báo - tờ báo đầu
tiên xuất bản bằng chữ quốc ngữ, Báo Thanh Niên - tờ báo cách mạng đầu tiên của
Việt Nam, bảo tàng còn trưng bày nhiều hiện vật quý, trang thiết bị của người làm
báo cách mạng qua các thời kỳ. Những hiện vật, bức ảnh, trang báo được trưng bày
như đưa chúng em sống lại trong từng thời kỳ. Từ khi Báo Thanh Niên - tờ báo
cách mạng đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo được ra đời
(ngày 21/6/1925), báo chí đã đồng hành với Đảng, dân tộc Việt Nam trong suốt
quá trình đấu tranh và xây dựng đất nước. Báo chí luôn ở trên tuyến đầu, ở đâu có
khó khăn, gian khổ, hy sinh, ở đó có nhà báo. Thăm Bảo tàng, chúng em không chỉ
cảm nhận những thăng trầm của báo chí Việt Nam mà còn thấy được dòng chảy
của lịch sử, văn hóa trong quá trình đấu tranh, phát triển đất nước. Sự cống hiến âm
thầm của các nhà báo được thể hiện rất rõ trong các hiện vật, như những trang Báo
Nhân Dân được biên tập, xuất bản dưới hầm trong điều kiện không quân Mỹ dùng
"pháo đài bay” B52 điên cuồng bắn phá Hà Nội 12 ngày đêm (tháng 12/1972) vẫn
được xuất bản đều đặn để kịp đến tay đồng bào, chiến sĩ.
- Kết thúc chuyến tham quan, chúng em có thời gian để nghỉ ngơi trước khi
ra về tại khu vực tham quan cuối cùng. Ở khu vực này có một quyển sổ để nêu cảm
nghĩ của bản thân sau khi trải nghiệm bảo tàng. Trong cuốn sổ này, em có thể thấy
rất nhiều người đến từ mọi miền Tổ quốc, kể cả là người nước ngoài, đã để lại
những cảm nghĩ tích cực khi đến thăm bảo tàng Báo chí Việt Nam. Điều này đã
khiến em cảm thấy rất cảm phục đội ngũ cán bộ đã góp phần tạo nên bảo tàng này
và thêm yêu nền báo chí nước nhà hơn. Ngoài ra, để ghi dấu ấn của bản thân rằng
mình đã đến đây, bảo tàng còn có 1 bảng phông trắng để du khách tham quan có 6
thể để lại chữ kí của mình. Nhờ vậy mà em có cảm giác như mình vừa đạt được
một thành tựu mới trong đời là đã khám phá được lịch sử báo chí Việt Nam ta.
III. Cảm nhận của bản thân sau chuyến tham quan
- Sau hai tiếng tham quan, em cảm thấy rằng bảo tàng Báo chí Việt Nam
không chỉ là nơi lưu giữ ký ức lịch sử mà còn là nơi truyền cảm hứng cho thế hệ
trẻ. Qua những hiện vật, tài liệu được trưng bày, du khách sẽ hiểu thêm về truyền
thống tốt đẹp của ngành báo chí cách mạng Việt Nam, về những hy sinh thầm lặng
của các nhà báo, từ đó thêm yêu quý và trân trọng nghề báo cao quý. Bên cạnh
chức năng trưng bày, Bảo tàng còn tổ chức nhiều hoạt động giáo dục, truyền thông
nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò và tầm quan trọng của báo chí.
Các hoạt động như hội thảo khoa học, tọa đàm, triển lãm chuyên đề,... thu hút sự
tham gia của đông đảo các nhà báo, nhà nghiên cứu và công chúng yêu mến báo
chí. Bảo tàng Báo chí Việt Nam là một địa chỉ văn hóa - lịch sử quan trọng, là
điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu về truyền thống vẻ vang của ngành
báo chí cách mạng Việt Nam. Đến với Bảo tàng, mỗi người sẽ thêm yêu quý và
trân trọng những giá trị cao đẹp mà báo chí mang lại cho cuộc sống.
- Việc thăm các địa điểm lịch sử và văn hóa đã mở ra một cửa sổ mới về quá
khứ và văn hóa của đất nước. Em đã có cơ hội tìm hiểu về những câu chuyện,
truyền thống và giai thoại đặc biệt của ngành báo chí nước nhà. Cảm giác được hòa
mình vào lịch sử phát triển của ngành báo mình là một trải nghiệm tuyệt vời và
làm cho em cảm thấy kích thích và đầy hứng khởi.
- Tóm lại, chuyến tham quan đã để lại trong em những cảm nhận khó quên
và sâu sắc về vẻ đẹp và sự phong phú của lịch sử báo chí Việt Nam, cũng như giá
trị của việc khám phá và học hỏi. Đó thực sự là một trải nghiệm đáng nhớ và đầy ý nghĩa. 7 LỜI CẢM ƠN
Qua chuyến đi thực tế vừa qua, một lần nữa em xin chân thành gửi lời cảm
ơn tới sự hỗ trợ của Ban lãnh đạo của Bảo tàng Báo chí Việt Nam nói chung và cô
hướng dẫn viên nói riêng đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong chuyến đi vừa rồi.
Và em xin đặc biệt cảm ơn thầy Lê Ngọc Tùng – cố vấn của lớp hành chính Quay
phim truyền hình K42 đã tổ chức và lựa chọn địa điểm đáng giá này. Những điều
em được nhìn, được thấy và được nghe trong suốt quá trình ấy thực sự là những
điều giúp em mở mang tầm mắt và kiến thức của bản thân. Em xin chân thành cảm ơn! 8