V.I.Lênin đấu tranh chống CNDT ở Nga - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

V.I.Lênin đấu tranh chống CNDT ở Nga - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
5 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

V.I.Lênin đấu tranh chống CNDT ở Nga - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

V.I.Lênin đấu tranh chống CNDT ở Nga - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

43 22 lượt tải Tải xuống
V.I.Lênin đấu tranh chống chủ nghĩa dân
túy ở Nga và ý nghĩa đối với Việt Nam
hiện nay
Cũng như chủ nghĩa cơ hội, xét lại, chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam không có
sở kinh tế, chính trị - xã hội để tồn tại dưới dạng “chủ nghĩa”, nó chỉ tồn tại với
tính cách quan điểm, tư tưởng không thành hệ thống lý luậnbiểu hiện
phát ngôn, hành động vụn vặt của một số người, nhưng sức nguy hiểm của
các quan điểm, tư tưởng và hành động này là không nhỏ.
Chủ nghĩa dân túy (populist) vốn đã xuất hiện rất lâu trong phong trào cộng sản
công nhân quốc tế những năm giữa thế kỷ XIX Pháp. Nguồn gốc hội của chủ
nghĩa hội dân túy cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân, chủ yếu nông
dân, đòi ruộng đất, đòi thủ tiêu các hình thức bóc lột của chế độ nông nô. Bản chất
của chủ nghĩa dân túy sự hỗn tạp những tưởng dân chủ nông nghiệp với
những ước hội chủ nghĩa, với hy vọng bỏ qua chủ nghĩa bản - một biến
dạng của chủ nghĩa xã hội không tưởng tiểu tư sản ở nước Nga - đó là hệtưởng
của phái dân chủ nông dân
Đấu tranh chống chủ nghĩa dân túyvấn đềtính quy luật trong phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế qua mọi thời kỳ.
Hình thức cổ điển đầu tiên nhưng không phải duy nhất của hệ tưởng dân chủ
như thế chủ nghĩa dân túy Nga. Thực tiễn của phong trào giải phóng dân tộc thế
kỷ XX đã chứng minh thực điều dự đoán của V.I. Lênin về tính chất quốc tế của chủ
nghĩa dân túy, về những nét dân túy trong hệ tư tưởng dân chủ nông dân ở phương
Đông (chủ nghĩa Tôn Dật Tiên, chnghĩa Gan-đi…), mặc những hình thức hiện
đại của hệ tưởng dân túy khác rất nhiều với chủ nghĩa dân túy Nga. Cần nêu lên
rằng trong điều kiện ngày nay, phái dân chủ dân túy có những khả năng khác hẳn về
chất rộng lớn hơn nhiều. Sự so sánh lực lượng hội trong nội bộ những nước
đang phát triển và trên vũ đài quốc tế cho phép những đại biểu tiên tiến của nó thực
hiện một chương trình cải cách xã hội sâu sắc, hướng sự phát triển của những nước
này theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Những sự kiện tháng Sáu năm 1848 ở Pháptấn bi kịch Công xã Pa-ri đã ảnh
hưởng hết sức quan trọng tới sự hình thành hệ tưởng của chủ nghĩa hội dân
túy. Cuộc đấu tranh chính trị ở Nga triển khai trên cơ sở cuộc cải cách nông dân năm
1861 đã cho thấy rõ tính chất phản dân chủ của chủ nghĩa tự do, sự cần thiết phải có
phong trào độc lập của quần chúng để đạt được sự giải phóng cũng như ở các nước
phương Tây. Thông qua A.M. Ghéc- txen và N.P. Ô-ga-ri-ốp, N.G. Tséc-nư-sép-xki và
những nhà cách mạng những năm 70, phái dân chủ nông dân Nga đứng về phía chủ
nghĩa xã hội. Nhưng bởi vì những điều kiện khách quan của nước Nga vào nửa cuối
thế kỷ XIX đã đặt trước phong trào giải phóng những nhiệm vụ dân chủ sản chứ
không phải hội chủ nghĩa đã làm cho giai cấp nông dân trở thành lực lượng
cách mạng chủ yếu, cho nên từ những hoài bão những cương lĩnh hội chủ
nghĩa chủ quan của chủ nghĩa hội dân túy trên thực tế đã hình thành một cương
lĩnh của phái dân chủ nông dân. Ghéc-txen đưa ra những luận điểm cơ bản của chủ
nghĩa xã hội dân túy sau cách mạng năm 1848, đi đến kết luận rằng nước Nga nông
dân hoàn toàn không nhất thiết phải “đi qua mọi giai đoạn phát triển của châu Âu”,
rằng sự phát triển của nó có thể đi theo một con đường “độc đáo”, bỏ qua chủ nghĩa
bản, với cái tiền đề chế độ ruộng đất công xã. Theo sau Ghéc-txen, Tséc-nư-
sép-xki phát triển tư tưởng cho rằng nước Nga có thế phát triển bỏ qua chủ nghĩa
bản chuyển sang chủ nghĩa hội thông qua công nông dân, gắn khnăng
đất nước có thể chuyển sang chủ nghĩa xã hội thông qua công xã với việc giải quyết
những nhiệm vụ như thủ tiêu chế độ chuyên chế chuyển giao không bồi thường
toàn bộ ruộng đất cho nông dân.
Sau cuộc cải cách nông dân năm 1861, chủ nghĩa hội dân túy trở thành khuynh
hướng chiếm ưu thế trong phong trào dân chủ ở Nga, nó có những nét mới nảy sinh
ra do việc biến lý luận dân túy thành cương lĩnh hoạt động thực tế trực tiếp của tầng
lớp trí thức bình dân “chủ nghĩa dân túy hiệu lực”.Vào những năm 70 của thế kỷ
XIX, các nhà tưởng của chủ nghĩa hội dân túy đã không thống nhất với nhau
về cách quan niệm các hình thức các phương pháp hoạt động cách mạng. Giữ
vai trò nổi bật nhất khuynh hướng nổi loạn (chủ nghĩa Ba-cu-nin). Nhà tưởng
của khuynh hướng tuyên truyền là P.L. La-vrốp đã khẳng định rằng giới trí thức, cũng
như nhân dân đều không sẵn sàng để thực hiện bước ngoặt hội, rằng trước khi
tiến hành cách mạng phải có sự tuyên truyền trong một thời gian dài, một cách có hệ
thống những tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Sau đó ít lâu hình thành khuynh hướng thứ
ba của chủ nghĩa hội dân túy khuynh hướng Blăng-ki. Người sáng lập ra
khuynh hướng này là P.N. Tơ-ca-sép coi âm mưu chính trị của một đảng cách mạng
kéo theo một cuộc nổi loạn của quần chúng là “phương tiện thích đáng nhất của một
cuộc đảo lộn chính trị”. Tính chất đặc biệt thiển cận của chủ nghĩa hội dân túy
những năm 70 không hiểu được ý nghĩa của cuộc cách mạng chính trị cuộc
đấu tranh vì những quyền chính trị và quyền tự do.
Các đại diện của phái dân túy tự do chủ nghĩa đã tiến hành một cuộc đấu tranh
quyết liệt với chủ nghĩa Mác trong cuộc đấu tranh này họ đã bị V.I.Lênin đập tan
về mặt tưởng.Vào đầu thế kỷ XX, các quan điểm dân túy được các đảng viên
đảng hội chủ nghĩa - cách mạng tiếp thu, những lời lẽ trống rỗng hội chủ
nghĩa của họ chỉ là nhằm che đậy tư tưởng cách mạng tiểu tư sản. Đảng xã hội chủ
nghĩa - cách mạng thường xuyên dao động giữa việc lệ thuộc vào sự lãnh đạo của
các nhà tự do chủ nghĩa việc đấu tranh kiên quyết chống chế độ địa chủ chiếm
hữu ruộng đất nhà nước nông nô. Thực chất thỏa hiệp tiểu sản của các đảng
viên đảng hội chủ nghĩa-cách mạng biểu hiện đặc biệt vào năm 1917, khi họ
(cùng với bọn men-sê-vích bọn dân chủ lập hiến), sau khi chế độ quân chủ của
Nga hoàng sụp đổ, đã trở thành một đảng cầm quyền và bằng chính sách liên minh
với tư sản đã tỏ rõ sự đoạn tuyệt hoàn toàn với chủ nghĩa xã hộidân chủ, và đã
biến thành một đảng của bọn cu-lắc đầu sỏ.
Chủ nghĩa dân túy một trào lưu hội chủ nghĩa không tưởng tiểu sản Nga.
Nó chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa vào nông dâncông xã nông thôn.
Phủ nhận sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga, phủ nhận vai trò cách mạng
lãnh đạo của giai cấp vô sản. Lúc này, chủ nghĩa dân túy lại khẳng định chủ nghĩa tư
bản có thể đi vào “đời sống nhân dân” mà không làm cho nông thôn phá sản, “không
bóc lột” nông dân lao động. Chủ nghĩa dân túy đưa ra những chương trình cải cách
nhỏ không hề đụng đến kinh tế phú nông, coi mâu thuẫn giai cấp ở nông thôn chỉ
một “tật xấu” tầm thường, mà một nhà nước “thường dân” có thể dễ dàng khắc phục.
Thực chất đó là thái độ thỏa hiệp với Nga Hoàng, là từ bỏ cuộc đấu tranh chống chế
độ Nga Hoàng, hy vọng vào chính phủ Nga Hoàng đứng trên các giai cấp khả
năng giúp đỡ nhân dân cải thiện đời sống của họ.
Ngay từ khi chủ nghĩa dân túy ra đời, đã bộc lộ bản chất phản động; do đó, V.I.
Lênin gọi phái “dân túy” kẻ thù công khai của phong tràoch mạng Nga đấu
tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa dân túy để bảo vệ sự trong sáng, cách
mạng của chủ nghĩa Mác. Bởi vì, chủ nghĩa “dân túy” đang cản trở việc truyền
chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga. Do đó, muốn đem chủ nghĩa Mác kết
hợp với phong trào công nhân Nga, muốn thành lập chính Đảng mácxít cách mạng
Nga, nhất thiết phải đập tan ảnh hưởng của chủ nghĩa dân túy trong phong trào cách
mạng Nga nói chung và trong phong trào công nhân Nga nói riêng.
Plêkhanốp và nhóm “giải phóng lao động Nga” đã làm việc đó nhưng chỉ có cuộc đấu
tranh của V.I. Lênin mới đập tan được chủ nghĩa dân túy. Trong tác phẩm “Những
người bạn dân thế nào, hđấu tranh chống những người dân chủ-xã hội ra sao”
(1894), “Sự phát triển của chủ nghĩa bản Nga” (1899), bài “Gửi nông dân
nghèo” (1903) đã liên tiếp đập những đòn chí tử vào chủ nghĩa dân túy.
Phái “Mác xít hợp pháp” là nhóm trí thức tư sản tự do, núp dưới chiêu bài chủ nghĩa
Mác, đưa ra những quan điểm chính trị trên sách báo được Nga Hoàng cho phép
xuất bản. Phái này đã phê phán chủ nghĩa “dân túy” là kẻ bảo vệ nền sản xuất nhỏ,
nhưng lại tán dương chủ nghĩa bản, tìm cách làm cho chủ nghĩa Mác phong
trào công nhân thích nghi với chủ nghĩa tư bản.
V.I.Lênin tạm thời bắt tay với phái này để cùng chống “dân túy”, nhưng về nguyên
tắc vẫn kịch liệt phê phán phái “Mác xít hợp pháp” cắt xén chủ nghĩa Mác, mưu
toan làm cho chủ nghĩa Mác thích nghi với chủ nghĩa tư bản, là xét lại chủ nghĩa Mác
về cách mạng xã hội chủ nghĩa, về chuyên chính vô sản.
V.I.Lênin gọi phái “dân túy” là kẻ thù công khai phái “Mác xít hợp pháp” kẻ thù
giấu mặt của phong trào cách mạng Nga. Về sau, phái “Mác xít hợp pháp” chuyển
thành đảng của giai cấp tư sản tự do, hoàn toàn chống lại chủ nghĩa Mác.
Phái “kinh tế” trào lưu hội trong phong trào công nhân Nga, quan ngôn
luận riêng là tạp chí “Sự nghiệp công nhân”. Đó là mối nguy cơ đặc biệt đối với cách
mạng Nga. Quan điểm cơ bản của phái “kinh tế” được tuyên bố công khai trắng trợn
như sau: đấu tranh cho địa vị quyền lợi kinh tế, đấu tranh chống chế độ bản
trên cơ sở những lợi ích hàng ngày, bãi công là phương tiện của cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân. Còn đấu tranh chính trị công việc của giai cấp sản tự
do.Thực chất đó là phủ nhận vai trò chính trị độc lập của giai cấp sản, phủ nhận
việc phảichính đảng độc lập của giai cấp vô sản, biến giai cấp vô sản phụ thuộc
về chính trị vào giai cấp tư sản tự do. Về tổ chức đó là quan điểm bè phái, chia rẽ.
vậy, phái “kinh tế” ở Nga chỉ là một biến tướng của chủ nghĩa cơ hội trong Quốc tế II
từ sau khi Ph.Ăngghen mất năm 1895.
V.I.Lênin đã đập tan quan điểm của phái “kinh tế”: chính trịcông việc của giai cấp
sản; đảng không nên lực lượng lãnh đạo can thiệp vào tính tự phát của
phong trào công nhân mà phải chờ đợi phong trào công nhân tự phát, vì phong trào
tự phát tất yếu cũng sẽ tạo nên sự giác ngộ hội chủ nghĩa của giai cấp công
nhân. Chính tác phẩm “Làm gì?”, Lênin đã nêu rõ: Đảng mácxít là sự kết hợp phong
trào công nhân với chủ nghĩa Mác; nêu rõ tầm quan trọng của lý luận với phong trào
tự phát của công nhânđối với mọi hoạt động của Đảng. Đảng là lãnh tụ chính trị
của giai cấp công nhân, người lãnh đạo phong trào tự phát của công nhân. Qua
đó, Lênin cũng vạch trần nguồn gốc của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa dân túy.
Tóm lại, tất cả các phái “dân túy”, “mác xít hợp nhất”, “kinh tế” về lý luận thì phủ nhận
đấu tranh giai cấp, sứ mệnh lịch sử của giai cấp sản, cách mạng sản
chuyên chính vô sản; về chính trị thì hạ thấp đấu tranh chính trị mà đề cao đấu tranh
kinh tế, chỉ thấy lợi ích trước mắt không thấy lợi ích lâu dài, phủ nhận cách mạng
bạo lực, đề cao đấu tranh “hợp pháp”, “hòa bình”; về tổ chức thì sùng bái tính tự
phát, tính tản mạn tự do tiểu tư sản, phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ…
Sự kiên quyết, tính hiệu quả của việc vạch trần nguồn gốc, bản chất và đập tan chủ
nghĩa dân túy Nga của V.I.Lênin ý nghĩa nhiều mặt đối với cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam hiện nay. Trong bài viết “Chủ nghĩa dân túy
những cảnh báo đối với Việt Nam”, đồng chíVăn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định: “Liệu chủ
nghĩa dân túy có xuất hiện ở Việt Nam khi mà trên thế giới nguy cơ của nó đang hiện
hữu xu hướng mở rộng? Câu trả lời là: Không không thể”. Từ nhận
định đó, chúng tôi cho rằng, cũng như chủ nghĩa cơ hội, xét lại, chủ nghĩa dân túy
Việt Nam không cósở kinh tế, chính trị - xã hội để tồn tại dưới dạng “chủ nghĩa”,
chỉ tồn tại với tính cách quan điểm, tưởng không thành hệ thống luận
biểu hiện ở phát ngôn, hành động vụn vặt của một số người, nhưng sức nguy hiểm
của các quan điểm, tư tưởng và hành động này là không nhỏ. Hiện nay, ngoài những
biểu hiện được đồng chí Văn Thưởng nhận diện trên, chúng ta thể thấy
những biểu hiện khác, đó là:
Một là, đòi xét lại những nguyên xây dựng Đảng kiểu mới của chủ nghĩa Mác -
Lênin, biến Đảng thành tổ chức ô hợp; đòi đa nguyên chính trị, đa Đảng đối lập; đòi
để nhân dân tự chọn món ăn tinh thần, không cần định hướng, quản lý trong lĩnh vực
văn hoá, tưởng, đòi dân chủ một cách tự do, tổ chức, hạn độ, dân chủ
không gắn với kỷ luật, kỷ cương…
Hai là, xuyên tạc, bôi đen lịch sử tiến đến phủ nhận lịch sử, cho những năm tháng
hào hùng của cách mạng sản dựng nước giữ nước “thời kỳ đen tối”, “sai
lầm” không thể chấp nhận. Từ đó, ra sức xuyên tạc lịch sử, hạ bệ lãnh tụ, nói xấu
Đảng Cộng sản Việt Nam, từ bỏ con đường hội chủ nghĩa chân chính, để chấp
nhận “chủ nghĩa xã hội nhân đạo, dân chủ”- một biểu hiện của tư tưởng dân túy - cái
mà họ cho là xã hội duy nhất đem lại cuộc sống xứng đáng cho con người.
Ba là, thông qua những tuyên bố gây sốc cộng với những hành vi hình ảnh “mị
dân”, lấy lòng đám đông trong giải quyết những vấn đề nóng bỏng, dễ gây bức xúc
trong hội, chạm được những lợi ích trước mắt của một bộ phận nhân dân, lại
truyền thông hậu thuẫn và tung xuất hiện dày đặc trên các phương tiện thông tin
đại chúng đều mang màu sắc dân túy. nước ta, tệ tham nhũng, tình trạng quan
liêu trì trệ, coi thường quốc pháp, sự lộng hành của các nhóm lợi ích, sự phân hóa
giàu nghèo bất công hội cùng những rủi ro của kinh tế thị trường đã đang
tạo mảnh đất màu mỡ cho những kẻ dân túy, chủ nghĩa dân túy nảy sinh.
Để đấu tranh phòng ngừa đập tan chủ nghĩa dân túy Việt Nam hiện nay; một
mặt, phải quán triệt vận dụng sáng tạo tinh thần cách mạng tiến công, tấn công
trực diện và không khoan nhượng đối với chủ nghĩa dân túy như V.I.Lênin đấu tranh
chống chủ nghĩa dân túy ở Nga đã trình bày ở trên. Mặt khác, cần thực hiện tốt một
số vấn đề sau:
Thứ nhất, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đứng vững trên
lập trường của giai cấp công nhân trong đấu tranh chống chnghĩa dân túy. Trong
xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, không có khoa học nào vô tư đứng trên giai
cấp, đứng ngoài chính trị mà đều phục vụ mục đích chính trị của giai cấp nhất định -
giai cấp thống trị hội. Do đó, thiếu một lập trường kiên định, vững vàng thì sớm
muộn sẽ rơi vào những quan điểm sai lầm bị giai cấp sản đánh gục. Chỉ kiên
định chủ nghĩa Mác - Lênin và đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân mới
thế giới quan khoa học, phương pháp luận biện chứng, nhân sinh quan cách mạng
để xem xét, nhận định, phân tích một cách khách quan toàn diện các hiện tượng
chính trị - hội đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên thế giới, khu vực trong
nước để thái độ, trách nhiệm đề ra quyết sách chính trị đúng đắn giải quyết
hợp lý, hợp tình mọi vấn đề chính trị - hội. vậy, hơn lúc nào hết, để đấu tranh
giành thắng lợi, Đảng ta phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tưởng Hồ Chí
Minh, đồng thời kiên trì đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, đấu tranh cho
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam.
Thứ hai, kết hợp chặt chẽ cuộc đấu tranh chống những kẻ dân túy đấu tranh
chống kẻ cơ hội, xét lại. Vì chúng thường cấu kết với nhau, dựa vào nhau để chống
phá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị
quyết TƯ4 khóa XII của Đảng và Chỉ thị số 05/CT-TW của Bộ Chính trị.
Thứ ba, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên toàn thể nhân dân
nhận diện những biểu hiện, nguy cơ, tác hại và tính tất yếu phải đấu tranh chống chủ
nghĩa dân túy Việt Nam hiện nay. Theo đó, phải tăng cường giáo dục chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, làm
cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ địa vị thống trị trong đời sống
tinh thần xã hội, tạo ra chất miễn dịch tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng
để chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của những kẻ dân túy.
Thứ tư, tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng quản nhà nước về lĩnh vực
truyền thông, nhất là hoạt động của báo chí trong tình hình mới. Đối với báo chí, khi
tự do hóa được mở rộng, rất có thể nhiều phương tiện thông tin đại chúng sẽ bị các
nhà chính trị dân túy sử dụng làm công cụ. Do đó, trong khi tôn trọng nguyên tắc của
tự do báo chí; cũng cần nâng cao tính định hướng chính trị, định hướng dư luận tích
cực của báo chí.
Ngay từ bây giờ, cả hệ thống chính trị và mỗi công dân cần nhận thức rõ, biết cảnh
giác phải từng bước đấu tranh với những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy dưới
mọi màu sắc./.
Thiếu tá, Tiến sĩ Hà Sơn Thái
Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng
| 1/5

Preview text:

V.I.Lênin đấu tranh chống chủ nghĩa dân
túy ở Nga và ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay
Cũng như chủ nghĩa cơ hội, xét lại, chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam không có cơ
sở kinh tế, chính trị - xã hội để tồn tại dưới dạng “chủ nghĩa”, nó chỉ tồn tại với
tính cách là quan điểm, tư tưởng không thành hệ thống lý luận và biểu hiện ở
phát ngôn, hành động vụn vặt của một số người, nhưng sức nguy hiểm của

các quan điểm, tư tưởng và hành động này là không nhỏ.
Chủ nghĩa dân túy (populist) vốn đã xuất hiện rất lâu trong phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế những năm giữa thế kỷ XIX ở Pháp. Nguồn gốc xã hội của chủ
nghĩa xã hội dân túy là cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân, chủ yếu là nông
dân, đòi ruộng đất, đòi thủ tiêu các hình thức bóc lột của chế độ nông nô. Bản chất
của chủ nghĩa dân túy là sự hỗn tạp những tư tưởng dân chủ nông nghiệp với
những ước mơ xã hội chủ nghĩa, với hy vọng bỏ qua chủ nghĩa tư bản - một biến
dạng của chủ nghĩa xã hội không tưởng tiểu tư sản ở nước Nga - đó là hệ tư tưởng của phái dân chủ nông dân
Đấu tranh chống chủ nghĩa dân túy là vấn đề có tính quy luật trong phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế qua mọi thời kỳ.
Hình thức cổ điển đầu tiên nhưng không phải là duy nhất của hệ tư tưởng dân chủ
như thế là chủ nghĩa dân túy Nga. Thực tiễn của phong trào giải phóng dân tộc thế
kỷ XX đã chứng minh thực điều dự đoán của V.I. Lênin về tính chất quốc tế của chủ
nghĩa dân túy, về những nét dân túy trong hệ tư tưởng dân chủ nông dân ở phương
Đông (chủ nghĩa Tôn Dật Tiên, chủ nghĩa Gan-đi…), mặc dù những hình thức hiện
đại của hệ tư tưởng dân túy khác rất nhiều với chủ nghĩa dân túy Nga. Cần nêu lên
rằng trong điều kiện ngày nay, phái dân chủ dân túy có những khả năng khác hẳn về
chất và rộng lớn hơn nhiều. Sự so sánh lực lượng xã hội trong nội bộ những nước
đang phát triển và trên vũ đài quốc tế cho phép những đại biểu tiên tiến của nó thực
hiện một chương trình cải cách xã hội sâu sắc, hướng sự phát triển của những nước
này theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Những sự kiện tháng Sáu năm 1848 ở Pháp và tấn bi kịch Công xã Pa-ri đã có ảnh
hưởng hết sức quan trọng tới sự hình thành hệ tư tưởng của chủ nghĩa xã hội dân
túy. Cuộc đấu tranh chính trị ở Nga triển khai trên cơ sở cuộc cải cách nông dân năm
1861 đã cho thấy rõ tính chất phản dân chủ của chủ nghĩa tự do, sự cần thiết phải có
phong trào độc lập của quần chúng để đạt được sự giải phóng cũng như ở các nước
phương Tây. Thông qua A.M. Ghéc- txen và N.P. Ô-ga-ri-ốp, N.G. Tséc-nư-sép-xki và
những nhà cách mạng những năm 70, phái dân chủ nông dân Nga đứng về phía chủ
nghĩa xã hội. Nhưng bởi vì những điều kiện khách quan của nước Nga vào nửa cuối
thế kỷ XIX đã đặt trước phong trào giải phóng những nhiệm vụ dân chủ tư sản chứ
không phải xã hội chủ nghĩa và đã làm cho giai cấp nông dân trở thành lực lượng
cách mạng chủ yếu, cho nên từ những hoài bão và những cương lĩnh xã hội chủ
nghĩa chủ quan của chủ nghĩa xã hội dân túy trên thực tế đã hình thành một cương
lĩnh của phái dân chủ nông dân. Ghéc-txen đưa ra những luận điểm cơ bản của chủ
nghĩa xã hội dân túy sau cách mạng năm 1848, đi đến kết luận rằng nước Nga nông
dân hoàn toàn không nhất thiết phải “đi qua mọi giai đoạn phát triển của châu Âu”,
rằng sự phát triển của nó có thể đi theo một con đường “độc đáo”, bỏ qua chủ nghĩa
tư bản, với cái tiền đề là chế độ ruộng đất công xã. Theo sau Ghéc-txen, Tséc-nư-
sép-xki phát triển tư tưởng cho rằng nước Nga có thế phát triển bỏ qua chủ nghĩa tư
bản và chuyển sang chủ nghĩa xã hội thông qua công xã nông dân, gắn khả năng
đất nước có thể chuyển sang chủ nghĩa xã hội thông qua công xã với việc giải quyết
những nhiệm vụ như thủ tiêu chế độ chuyên chế và chuyển giao không bồi thường
toàn bộ ruộng đất cho nông dân.
Sau cuộc cải cách nông dân năm 1861, chủ nghĩa xã hội dân túy trở thành khuynh
hướng chiếm ưu thế trong phong trào dân chủ ở Nga, nó có những nét mới nảy sinh
ra do việc biến lý luận dân túy thành cương lĩnh hoạt động thực tế trực tiếp của tầng
lớp trí thức bình dân “chủ nghĩa dân túy có hiệu lực”.Vào những năm 70 của thế kỷ
XIX, các nhà tư tưởng của chủ nghĩa xã hội dân túy đã không thống nhất với nhau
về cách quan niệm các hình thức và các phương pháp hoạt động cách mạng. Giữ
vai trò nổi bật nhất là khuynh hướng nổi loạn (chủ nghĩa Ba-cu-nin). Nhà tư tưởng
của khuynh hướng tuyên truyền là P.L. La-vrốp đã khẳng định rằng giới trí thức, cũng
như nhân dân đều không sẵn sàng để thực hiện bước ngoặt xã hội, rằng trước khi
tiến hành cách mạng phải có sự tuyên truyền trong một thời gian dài, một cách có hệ
thống những tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Sau đó ít lâu hình thành khuynh hướng thứ
ba của chủ nghĩa xã hội dân túy là khuynh hướng Blăng-ki. Người sáng lập ra
khuynh hướng này là P.N. Tơ-ca-sép coi âm mưu chính trị của một đảng cách mạng
kéo theo một cuộc nổi loạn của quần chúng là “phương tiện thích đáng nhất của một
cuộc đảo lộn chính trị”. Tính chất đặc biệt thiển cận của chủ nghĩa xã hội dân túy
những năm 70 là không hiểu được ý nghĩa của cuộc cách mạng chính trị và cuộc
đấu tranh vì những quyền chính trị và quyền tự do.
Các đại diện của phái dân túy tự do chủ nghĩa đã tiến hành một cuộc đấu tranh
quyết liệt với chủ nghĩa Mác và trong cuộc đấu tranh này họ đã bị V.I.Lênin đập tan
về mặt tư tưởng.Vào đầu thế kỷ XX, các quan điểm dân túy được các đảng viên
đảng xã hội chủ nghĩa - cách mạng tiếp thu, và những lời lẽ trống rỗng xã hội chủ
nghĩa của họ chỉ là nhằm che đậy tư tưởng cách mạng tiểu tư sản. Đảng xã hội chủ
nghĩa - cách mạng thường xuyên dao động giữa việc lệ thuộc vào sự lãnh đạo của
các nhà tự do chủ nghĩa và việc đấu tranh kiên quyết chống chế độ địa chủ chiếm
hữu ruộng đất và nhà nước nông nô. Thực chất thỏa hiệp tiểu tư sản của các đảng
viên đảng xã hội chủ nghĩa-cách mạng biểu hiện đặc biệt rõ vào năm 1917, khi họ
(cùng với bọn men-sê-vích và bọn dân chủ lập hiến), sau khi chế độ quân chủ của
Nga hoàng sụp đổ, đã trở thành một đảng cầm quyền và bằng chính sách liên minh
với tư sản đã tỏ rõ sự đoạn tuyệt hoàn toàn với chủ nghĩa xã hội và dân chủ, và đã
biến thành một đảng của bọn cu-lắc đầu sỏ.
Chủ nghĩa dân túy là một trào lưu xã hội chủ nghĩa không tưởng tiểu tư sản ở Nga.
Nó chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa vào nông dân và công xã nông thôn.
Phủ nhận sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga, phủ nhận vai trò cách mạng và
lãnh đạo của giai cấp vô sản. Lúc này, chủ nghĩa dân túy lại khẳng định chủ nghĩa tư
bản có thể đi vào “đời sống nhân dân” mà không làm cho nông thôn phá sản, “không
bóc lột” nông dân lao động. Chủ nghĩa dân túy đưa ra những chương trình cải cách
nhỏ không hề đụng đến kinh tế phú nông, coi mâu thuẫn giai cấp ở nông thôn chỉ là
một “tật xấu” tầm thường, mà một nhà nước “thường dân” có thể dễ dàng khắc phục.
Thực chất đó là thái độ thỏa hiệp với Nga Hoàng, là từ bỏ cuộc đấu tranh chống chế
độ Nga Hoàng, hy vọng vào chính phủ Nga Hoàng đứng trên các giai cấp có khả
năng giúp đỡ nhân dân cải thiện đời sống của họ.
Ngay từ khi chủ nghĩa dân túy ra đời, nó đã bộc lộ bản chất phản động; do đó, V.I.
Lênin gọi phái “dân túy” là kẻ thù công khai của phong trào cách mạng Nga và đấu
tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa dân túy để bảo vệ sự trong sáng, cách
mạng của chủ nghĩa Mác. Bởi vì, chủ nghĩa “dân túy” đang cản trở việc truyền bá
chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga. Do đó, muốn đem chủ nghĩa Mác kết
hợp với phong trào công nhân Nga, muốn thành lập chính Đảng mácxít cách mạng
Nga, nhất thiết phải đập tan ảnh hưởng của chủ nghĩa dân túy trong phong trào cách
mạng Nga nói chung và trong phong trào công nhân Nga nói riêng.
Plêkhanốp và nhóm “giải phóng lao động Nga” đã làm việc đó nhưng chỉ có cuộc đấu
tranh của V.I. Lênin mới đập tan được chủ nghĩa dân túy. Trong tác phẩm “Những
người bạn dân là thế nào, họ đấu tranh chống những người dân chủ-xã hội ra sao”
(1894), “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga” (1899), và bài “Gửi nông dân
nghèo” (1903) đã liên tiếp đập những đòn chí tử vào chủ nghĩa dân túy.
Phái “Mác xít hợp pháp” là nhóm trí thức tư sản tự do, núp dưới chiêu bài chủ nghĩa
Mác, đưa ra những quan điểm chính trị trên sách báo được Nga Hoàng cho phép
xuất bản. Phái này đã phê phán chủ nghĩa “dân túy” là kẻ bảo vệ nền sản xuất nhỏ,
nhưng lại tán dương chủ nghĩa tư bản, tìm cách làm cho chủ nghĩa Mác và phong
trào công nhân thích nghi với chủ nghĩa tư bản.
V.I.Lênin tạm thời bắt tay với phái này để cùng chống “dân túy”, nhưng về nguyên
tắc vẫn kịch liệt phê phán phái “Mác xít hợp pháp” là cắt xén chủ nghĩa Mác, mưu
toan làm cho chủ nghĩa Mác thích nghi với chủ nghĩa tư bản, là xét lại chủ nghĩa Mác
về cách mạng xã hội chủ nghĩa, về chuyên chính vô sản.
V.I.Lênin gọi phái “dân túy” là kẻ thù công khai và phái “Mác xít hợp pháp” là kẻ thù
giấu mặt của phong trào cách mạng Nga. Về sau, phái “Mác xít hợp pháp” chuyển
thành đảng của giai cấp tư sản tự do, hoàn toàn chống lại chủ nghĩa Mác.
Phái “kinh tế” là trào lưu cơ hội trong phong trào công nhân Nga, có cơ quan ngôn
luận riêng là tạp chí “Sự nghiệp công nhân”. Đó là mối nguy cơ đặc biệt đối với cách
mạng Nga. Quan điểm cơ bản của phái “kinh tế” được tuyên bố công khai trắng trợn
như sau: đấu tranh cho địa vị và quyền lợi kinh tế, đấu tranh chống chế độ tư bản
trên cơ sở những lợi ích hàng ngày, và bãi công là phương tiện của cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân. Còn đấu tranh chính trị là công việc của giai cấp tư sản tự
do.Thực chất đó là phủ nhận vai trò chính trị độc lập của giai cấp vô sản, phủ nhận
việc phải có chính đảng độc lập của giai cấp vô sản, biến giai cấp vô sản phụ thuộc
về chính trị vào giai cấp tư sản tự do. Về tổ chức đó là quan điểm bè phái, chia rẽ. Vì
vậy, phái “kinh tế” ở Nga chỉ là một biến tướng của chủ nghĩa cơ hội trong Quốc tế II
từ sau khi Ph.Ăngghen mất năm 1895.
V.I.Lênin đã đập tan quan điểm của phái “kinh tế”: chính trị là công việc của giai cấp
tư sản; đảng không nên là lực lượng lãnh đạo và can thiệp vào tính tự phát của
phong trào công nhân mà phải chờ đợi phong trào công nhân tự phát, vì phong trào
tự phát tất yếu cũng sẽ tạo nên sự giác ngộ xã hội chủ nghĩa của giai cấp công
nhân. Chính tác phẩm “Làm gì?”, Lênin đã nêu rõ: Đảng mácxít là sự kết hợp phong
trào công nhân với chủ nghĩa Mác; nêu rõ tầm quan trọng của lý luận với phong trào
tự phát của công nhân và đối với mọi hoạt động của Đảng. Đảng là lãnh tụ chính trị
của giai cấp công nhân, là người lãnh đạo phong trào tự phát của công nhân. Qua
đó, Lênin cũng vạch trần nguồn gốc của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa dân túy.
Tóm lại, tất cả các phái “dân túy”, “mác xít hợp nhất”, “kinh tế” về lý luận thì phủ nhận
đấu tranh giai cấp, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản và
chuyên chính vô sản; về chính trị thì hạ thấp đấu tranh chính trị mà đề cao đấu tranh
kinh tế, chỉ thấy lợi ích trước mắt không thấy lợi ích lâu dài, phủ nhận cách mạng
bạo lực, đề cao đấu tranh “hợp pháp”, “hòa bình”; về tổ chức thì sùng bái tính tự
phát, tính tản mạn tự do tiểu tư sản, phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ…
Sự kiên quyết, tính hiệu quả của việc vạch trần nguồn gốc, bản chất và đập tan chủ
nghĩa dân túy ở Nga của V.I.Lênin có ý nghĩa nhiều mặt đối với cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam hiện nay. Trong bài viết “Chủ nghĩa dân túy và
những cảnh báo đối với Việt Nam”, đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định: “Liệu chủ
nghĩa dân túy có xuất hiện ở Việt Nam khi mà trên thế giới nguy cơ của nó đang hiện
hữu và có xu hướng mở rộng? Câu trả lời là: Không có gì là không thể”. Từ nhận
định đó, chúng tôi cho rằng, cũng như chủ nghĩa cơ hội, xét lại, chủ nghĩa dân túy ở
Việt Nam không có cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội để tồn tại dưới dạng “chủ nghĩa”,
nó chỉ tồn tại với tính cách là quan điểm, tư tưởng không thành hệ thống lý luận và
biểu hiện ở phát ngôn, hành động vụn vặt của một số người, nhưng sức nguy hiểm
của các quan điểm, tư tưởng và hành động này là không nhỏ. Hiện nay, ngoài những
biểu hiện được đồng chí Võ Văn Thưởng nhận diện ở trên, chúng ta có thể thấy
những biểu hiện khác, đó là:
Một là, đòi xét lại những nguyên lý xây dựng Đảng kiểu mới của chủ nghĩa Mác -
Lênin, biến Đảng thành tổ chức ô hợp; đòi đa nguyên chính trị, đa Đảng đối lập; đòi
để nhân dân tự chọn món ăn tinh thần, không cần định hướng, quản lý trong lĩnh vực
văn hoá, tư tưởng, và đòi dân chủ một cách tự do, vô tổ chức, vô hạn độ, dân chủ
không gắn với kỷ luật, kỷ cương…
Hai là, xuyên tạc, bôi đen lịch sử tiến đến phủ nhận lịch sử, cho những năm tháng
hào hùng của cách mạng vô sản dựng nước và giữ nước là “thời kỳ đen tối”, “sai
lầm” không thể chấp nhận. Từ đó, ra sức xuyên tạc lịch sử, hạ bệ lãnh tụ, nói xấu
Đảng Cộng sản Việt Nam, từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa chân chính, để chấp
nhận “chủ nghĩa xã hội nhân đạo, dân chủ”- một biểu hiện của tư tưởng dân túy - cái
mà họ cho là xã hội duy nhất đem lại cuộc sống xứng đáng cho con người.
Ba là, thông qua những tuyên bố gây sốc cộng với những hành vi và hình ảnh “mị
dân”, lấy lòng đám đông trong giải quyết những vấn đề nóng bỏng, dễ gây bức xúc
trong xã hội, chạm được những lợi ích trước mắt của một bộ phận nhân dân, lại có
truyền thông hậu thuẫn và tung hô xuất hiện dày đặc trên các phương tiện thông tin
đại chúng đều mang màu sắc dân túy. Ở nước ta, tệ tham nhũng, tình trạng quan
liêu trì trệ, coi thường quốc pháp, sự lộng hành của các nhóm lợi ích, sự phân hóa
giàu nghèo và bất công xã hội cùng những rủi ro của kinh tế thị trường đã và đang
tạo mảnh đất màu mỡ cho những kẻ dân túy, chủ nghĩa dân túy nảy sinh.
Để đấu tranh phòng ngừa và đập tan chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam hiện nay; một
mặt, phải quán triệt và vận dụng sáng tạo tinh thần cách mạng tiến công, tấn công
trực diện và không khoan nhượng đối với chủ nghĩa dân túy như V.I.Lênin đấu tranh
chống chủ nghĩa dân túy ở Nga đã trình bày ở trên. Mặt khác, cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:
Thứ nhất, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đứng vững trên
lập trường của giai cấp công nhân trong đấu tranh chống chủ nghĩa dân túy. Trong
xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, không có khoa học nào vô tư đứng trên giai
cấp, đứng ngoài chính trị mà đều phục vụ mục đích chính trị của giai cấp nhất định -
giai cấp thống trị xã hội. Do đó, thiếu một lập trường kiên định, vững vàng thì sớm
muộn sẽ rơi vào những quan điểm sai lầm và bị giai cấp tư sản đánh gục. Chỉ kiên
định chủ nghĩa Mác - Lênin và đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân mới có
thế giới quan khoa học, phương pháp luận biện chứng, nhân sinh quan cách mạng
để xem xét, nhận định, phân tích một cách khách quan toàn diện các hiện tượng
chính trị - xã hội đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên thế giới, khu vực và trong
nước để có thái độ, trách nhiệm và đề ra quyết sách chính trị đúng đắn giải quyết
hợp lý, hợp tình mọi vấn đề chính trị - xã hội. Vì vậy, hơn lúc nào hết, để đấu tranh
giành thắng lợi, Đảng ta phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đồng thời kiên trì đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, đấu tranh cho
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Thứ hai, kết hợp chặt chẽ cuộc đấu tranh chống những kẻ dân túy và đấu tranh
chống kẻ cơ hội, xét lại. Vì chúng thường cấu kết với nhau, dựa vào nhau để chống
phá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị
quyết TƯ4 khóa XII của Đảng và Chỉ thị số 05/CT-TW của Bộ Chính trị.
Thứ ba, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân
nhận diện những biểu hiện, nguy cơ, tác hại và tính tất yếu phải đấu tranh chống chủ
nghĩa dân túy ở Việt Nam hiện nay. Theo đó, phải tăng cường giáo dục chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, làm
cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ địa vị thống trị trong đời sống
tinh thần xã hội, tạo ra chất miễn dịch tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng
để chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của những kẻ dân túy.
Thứ tư, tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước về lĩnh vực
truyền thông, nhất là hoạt động của báo chí trong tình hình mới. Đối với báo chí, khi
tự do hóa được mở rộng, rất có thể nhiều phương tiện thông tin đại chúng sẽ bị các
nhà chính trị dân túy sử dụng làm công cụ. Do đó, trong khi tôn trọng nguyên tắc của
tự do báo chí; cũng cần nâng cao tính định hướng chính trị, định hướng dư luận tích cực của báo chí.
Ngay từ bây giờ, cả hệ thống chính trị và mỗi công dân cần nhận thức rõ, biết cảnh
giác và phải từng bước đấu tranh với những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy dưới mọi màu sắc./.
Thiếu tá, Tiến sĩ Hà Sơn Thái
Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng