Vùng du lịch trung du và miền núi bắc bộ - Địa lý du lịch | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Vùng du lịch trung du và miền núi bắc bộ - Địa lý du lịch | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
VÙNG DU LỊCH TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.2.1. Di tích lịch sử – văn hóa
Vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ có trên 7.000 di tích lịch
sử – văn hóa các loại, trong đó có 560 di tích được xếp hạng quốc gia và 19
di tích cấp quốc gia đặc biệt. di tích lịch sử văn hóa như di chỉ khảo cổ Nậm
Tun (Lai Châu), di chỉ khảo cổ Thẳm Khương (Hòa Bình), di tích khảo cổ Hang
Đồng Thớt (Hòa Bình), Động Tiên (Hòa Bình), di tích lịch sử đền Đông Cuông,
bia Lê Lợi (Lai Châu), di tích mộ Nguyễn Thái Học,…
di tích lịch sử khảo cổ học Hắc Y (Yên Bái),
di tích lịch sử Bến Âu Lâu (Yên Bái),
di tích lịch sử Đền Trung Đô (Lào Cai), …
Những di tích lịch sử cách mạng cũng là những tài nguyên du lịch văn
hóa đặc trưng của Trung du và miền núi phía Bắc với các ATK như ATK
Định Hóa (Thái Nguyên), ATK Chợ Đồn (Bắc Kạn), ATK Tân Trào (Tuyên
Quang), Pác Bó (Cao B ằng)...
Trong khu vực có 3 bảo tàng chính đó là Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên,
Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Thái Nguyên), Bảo tàng Lực lượng
vũ trang Việt Bắc. Những bảo tàng này cũng là địa chỉ tham quan của m ột số đoàn khách du lịch.
Các di tích quốc gia đặc biệt của vùng tiêu biểu là
1. DTLS và KTNT Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)
2. DTLS rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng)
3. DTLS chiến trường Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên)
4. DTLS Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang)
5. DTLS Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ)
6. di tích lịch sử (DTLS) ATK Chợ Đồn (Bắc Kạn)
7. DTLS Pác Bó (tỉnh Cao Bằng)
8. những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế (tỉnh Bắc Giang)
9. DTLS An toàn khu Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên)
10.DTLS nhà tù Sơn La (tỉnh Sơn La)
11.DTLS và KTNT Chùa Bổ Bà (Bắc Giang)
12.DTLS Địa điểm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ....
Vùng còn có 3 di sản văn hóa phi vật thể thế giới là dân ca quan họ (tỉnh
Bắc Giang, cùng với tỉnh Bắc Ninh), hát Xoan và tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương (tỉnh Phú Thọ). Đây chính là tài nguyên văn hóa đặc trưng của vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ, tạo nên các sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn
khách du lịch trong và ngoài nước. 2.2.2. Lễ hội
Đây là vùng có tới 40 dân tộc anh em cùng sinh sống, đa dạng nhất
trong 7 vùng du lịch. Văn hóa Tày Nùng ở Đông Bắc và Thái Mường ở Tây
Bắc có vai trò quan trọng trong cộng đồng các dân tộc. Ngoài ra còn có các dân
tộc khác mang bản sắc của vùng như người Mông, Dao, Khơmú, Sán Chay,
người Xinh Mun, người Lào.
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nổi tiếng với các lễ hội như:
Lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Sơn La, Lai Châu, Hà Giang.
Lễ hội hoa Ban của dân tộc Thái ở Tây Bắc diễn ra vào tháng 2 âm lịch...
lễ hội Kin Pang Then
lễ hội “Xên Mường”
Bên cạnh đó, vùng còn có các lễ hội lịch sử cách mạng như lễ kỷ niệm
chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5 dương lịch); lễ hội Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang
(16/8 dương lịch); lễ hội Yên Thế diễn ra ngày 10/3 âm lịch tại xã Phồn Xương,
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Các lễ hội văn hóa du lịch tiêu biểu trong vùng
là Lễ hội du lịch về nguồn (Phú Thọ – Yên Bái – Lào Cai); Ngày hội Văn hóa
các dân tộc Đông Bắc (hai năm tổ chức một lần);
Lễ hội Thổ Hà (Bắc Giang), lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn (Hà Giang)...
Tất cả các lễ hội trên đều mang ý nghĩa tâm linh gồm cầu phúc, cầu mùa
màng bội thu, cuộc sống bình yên, no ấm. Trong lễ hội thường diễn ra các
trò chơi dân gian cổ truyền như ném còn, bịt m ắt bắt dê, hát lượn..
Những lễ hội này đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng
rất quan trọng trong đời sống tinh thần, là một bộ phận cấu thành văn hóa của cư dân Tây Bắc. 2.2.3. Làng nghề
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có trên 400 làng nghề (chiếm
20% tổng số làng nghề của cả nước). Một số làng nghề hiện nay đã trở thành
điểm tham quan hấp dẫn trong hoạt động du lịch như:
Sản phẩm thường gặp nhất và khá đặc trưng cho các vùng miền núi
là hàng thổ cẩm (quần áo, khăn, túi xách, ví...).
Lạng Sơn có làng dệt thổ cẩm ở xã Hòa Cư.
Nếu như thổ cẩm cùa người Thái vùng Mường Lò (Văn Chấn, Yên Bái)
có màu thầm hơn, sử dụng nhiều gam màu trầm thế hiện cuộc sống thiên vê nội
tâm thì thô câm cúa người Thái Mộc Châu (Sơn La) lại tươi sáng, rực rỡ, bay
bống những ước mơ, khát vọng.
Màu sắc của thổ cấm khá phong phú, có màu trắng, màu đỏ, màu
vàng, màu xanh lá cây, màu tím ... Họa tiết thường đối xứng với nhau, phản
ánh nhận thức về thế giới xung quanh
Để phục vụ cuộc sống hàng ngày, còn có những làng chuyên chế tác
sản phẩm mây tre đan và sản xuất các công cụ gia đình, công cụ sản xuất
như làng mây tre đan Tăng Tiến (Bắc Giang);
Làng nghề truyền thống đúc, rèn để sản xuất công cụ lao động và vật
dụng gia đình cũng khá phát triển ở tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc,
ví dụ, các làng rèn của nhiều bà con dân tộc ở các huyện VỊ Xuyên, Xín Mần,
Mèo Vạc (Hà Giang), làng rèn Phúc Sen thuộc xã Phúc Sen, Quàng Uyên, Cao
Bằng, làng rèn huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, xuất hiện cách đây 1.000 năm
Bên cạnh đó, còn có làng gốm Thổ Hà (Băc Giang)...
Đối với đồng bào miền núi, rượu là thức uống quen thuộc hàng ngày,
do vậy, bên cạnh việc tự nấu rượu trong từng gia đình, những làng nghề
nấu rượu cũng khá nhiều. Những loại rưọru nổi tiếng trong khu vực được
khách du lịch gần xa biết đến như rưọoi làng Vân huyện Việt Yên (Bắc
Giang), rượu ngô Bản Phố - Bắc Hà (Lào Cai), ruợu Mầu Sơn (Lạng Sơn)...
Hai nghề khá đặc trưng trong cộng đồng ở tiếu vùng du lịch miền núi
Đông Bắc là nghề chạm bạc truyền thống (các làng nghề chạm bạc truyền
thống ở huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên, Yên Minh, Mèo Vạc (Hà
Giang), làng nghề chạm bạc truyền thống của người Dao ở Thái Học, huyện
Nguyên Bình Cao B ằng...)
Nghề làm nhạc cụ truyền thống (khèn truyền thổng ở các xã Hố
Quáng Phin, Sủng Trái và vần Chải, huyện Đồng Văn (Hà Giang).
2.2.4. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
Văn hóa Tày Nùng có vai trò quan trọng trong cộng đồng các tộc người
ở Đông Bắc. Văn hóa người Nùng có nhiều yếu tố của người Hán, trong khi đó
văn hóa người Tày mang nhiều nét tưong đồng văn hóa của người Kinh. Người
Tày, Nùng là cư dân bản địa sinh sống ở đây từ lâu đời, có trình độ phát
triển kinh tế văn hóa xã hội cao, có số dân đông nên có ảnh hưởng sâu sắc
đến văn hóa các tộc người khác trong khu vực. Họ thường sống trong các
bản ven đưòng, cạnh sông suối hay thung lũng. Nhà đất đang chiếm dần ưu
thế so với nhà sàn. Trang phục không phức tạp, không sặc sỡ mà thiên theo
hướng thanh lịch, tinh tế. Đồ trang sức cũng khá đơn giản.
Một trong những hình ảnh đặc trưng của văn hóa Đông Bắc là sinh hoạt
văn hóa ngày chợ. Chợ là nơi giao lưu văn hóa, gặp gỡ, giao lưu, múa hát
(sli, lượn, then), là nơi hẹn hò (chợ tình Khâu Vai). Đây cũng là một điều kiện
rất thuận lợi để ngành du lịch tiểu vùng xây dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn cho khách du lịch.
2.2.5. Các tài nguyên nhân văn khác
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có văn hóa ẩm thực mang sắc thái
núi rừng phía Bắc đặc trưng như cơm lam, xôi ngũ sắc; rêu đá nướng; cá
suối, rêu đá nướng, rau bò khai, cá suối, cá bống, thịt trâu gác bếp, thịt lợn Mán, ...
Các món ăn đặc trưng của vùng núi Tây Bắc có thế được khai thác để
trở thành sản phẩm du lịch ẩm thực đặc trưng vùng miền như cá suối
nướng (“pỉnh tộp”), thịt trâu gác bếp, cơm lam người Thái, mật ong rừng
Tây Bắc, lợn cỏ thui luộc, xôi ngũ sắc...
Đời sống tinh thần của người Tây Bắc thế hiện qua sự đa dạng của
các làn điệu dân ca, dân vũ. Hát Then - điệu hát “thần tiên” của đồng bào
Tây Băc, là một di sản văn hóa đặc săc ở vùng núi rừng này. Dưới góc nhìn
địa văn hóa, khách du lịch có thể cảm nhận được những giai điệu ở đây
thường rất cao, giống như địa hình của vùng này vậy.