



Preview text:
Xác định trình độ lý luận chính trị 2024 như thế nào?
1. Lý luận chính trị là gì?
Lý luận chính trị là hệ thống tri thức về lĩnh vực chính trị, nó là bộ phận quan trọng trong kho tàng
lý luận của nhân loại giới hạn trong lĩnh vực chính trị, là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa
học và thực hiện chính trị của nhiều người, qua nhiều thế hệ.
Theo Quy định 57-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ngày 08 tháng 02 năm 2022 quy định:
Đào tạo lý luận chính trị là quá trình truyền thụ, tiếp thu hệ thống tri thức lý luận chính trị; củng
cố thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luật khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao
nhận thức và bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa;
nâng cao tầm nhìn, tư duy, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiến cho đội
ngũ cán bộ. Đào tạo lý luận chính trị gồm ba cấp: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp.
+ Sơ cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cơ sở cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên,
hội viên... ở cơ sở; trang bị những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kỹ năng vận dụng thực tiễn.
+ Trung cấp lý luận chính trị là cấp đào tại lý luận chính trị cho đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản
lý cấp cơ sở; trang bị cơ bản, có hệ thống, cập nhật về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng
cao nhận thức và hoàn thiện kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn.
+ Cao cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo; quản lý trung và
cao cấp; trang bị cơ bản, hệ thống, thực tiễn và hiện đại, toàn diện về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nước; nâng cao tầm nhìn, tư duy chiến lược; nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn.
Phân cấp đào tạo lý luận chính trị là phân định thẩm quyền, trách nhiêm của cấp uỷ các cấp, các
học viện, trường, trung tâm và cơ quan liên quan trong việc chủ trì, phối hợp xây dnwgj kế hoạch,
nội dung và tổ chức đào tạo (xét, cử cán bộ đúng đối tượng, tiêu chuẩn tham gia đào tạo; quản lý
đào tạo và kiểm tra, giám sát công tác đào tạo lý luận chính trị) phù hợp các cấp học.
2. Đối tượng, tiêu chuẩn đào tạo lý luận chính trị
2.1. Đối tượng, tiêu chuẩn đào tạo sơ cấp lý luận chính trị - Đối tượng:
+ Đảng viên; đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở.
+ Công chức cấp xã (trừ trưởng công an và chỉ huy trưởng quân sự cấp xã).
+ Người hoạt động không chuyên trách cấp xã; ở thôn; tổ dân phố và một số đối tượng khác có
nguyện vọng phù hợp với yêu cầu chung.
- Tiêu chuẩn: Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
2.2. Đối tượng, tiêu chuẩn đào tại tạo trung cấp lý luận chính trị Đối tượng:
- Cán bộ, công chức, viên chức:
+ Cấp uỷ viên cấp xã; chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, cấp trường, cấp
phó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.
+ Phó trưởng phòng và cấp phó các đơn vị tương đương cấp phòng của cấp huyện, cấp tỉnh; phó
ban (đơn vị tương đương cấp ban) trực thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
+ Quy hoạch phó trưởng phòng (các đơn vị tương đường cấp phòng) ở Trung ương. Quy hoạch
các chức vụ quy định tại Điểm a,b.
- Cán bộ quân đội; Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã, chỉ huy cấp tiểu đoàn; phó chỉ huy
trưởng, phó tham mưu trưởng, chính trị viên, phó ban chỉ huy quân sự cấp huyện; phó tham mưu
trường, phó chủ nhiệm chính trị trung đoàn; lãnh đạo phòng (ban) cấp lữ đoàn, sư đoan, bộ chỉ huy
quân sự, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh (tương đương). Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên.
- Cán bộ công an: Đội trưởng, trưởng công an cấp xã, tiểu đoàn trưởng, phó đội trưởng, phó trưởng
công an cấp xã, phó tiểu đoàn trưởng và tương đương; phó trưởng phòng, phó trưởng công an cấp
huyện, phó trung đoàn trưởng và tương đương. Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên.
- Cán bộ có đủ 6 năm giữ ngạch, bậc chuyên viên và tương đương; chức danh, vị trí việc làm theo
quy định phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị và trong dự nguồn ngạch trung câos (tương đương).
- Giảng viên lý luận chính trị ở trường, trung tâm có nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị. Tiêu chuẩn:
- Đảng viên dự bị hoặc chính thức.
- Tốt nghiệp cao đẳng trở lên (tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên đối với cán bộ là người dân
tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu. vùng xa, vùng dân tộc
thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).
- Cán bộ học hệ không tập trung: Nữ từ 33 tuổi, nam từ 35 tuổi trở lên.
2.3. Đối tượng, tiêu chuẩn đào tạo cao cấp lý luận chính trị Đối tượng:
- Cán bộ, công chức, viên chức
+ Trưởng phòng (các đơn vị tương đương cấp phòng) cấp huyện, cấp tỉnh.
+ Cấp uỷ viên cấp huyện trở lên; cấp uỷ viên cấp tỉnh, lãnh đạo cấp ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh.
+ Trưởng phòng (các đơn vị tương đương cấp phòng) trở lên của các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, đảng uỷ trực thuộc Trung ương;
cấp uỷ viên, ban giám đốc, hội đồng thành viên (quản trị), trưởng ban (các đơn vị tương đương
cấp ban) ở các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
+ Phó trưởng phòng (các đơn vị tương đương cấp phòng) ở Trung ương.
+ Phó trưởng phòng quy hoạch trưởng phòng cấp huyện, cấp tỉnh. Quy hoạch các chức vụ quy định tại Điểm b, c.
- Cán bộ quân đội: Chỉ huy trưởng, chính trị viên ban chỉ huy quân sự cấp huyện; trung đoàn
trưởng, chính uỷ trung đoàn và tương đương; chỉ huy cấp lữ đoàn, sư đoàn, bộ chỉ huy quân sự,
bộ chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh và tương đương; chỉ huy các cơ quan cấp chiến dịch, chiến
lược, ban giám đốc bệnh viện, viện nghiên cứu, chủ tịch, ban giám đốc công ty (tổng công ty)
doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng. Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên.
- Cán bộ công an: Trưởng phòng, trưởng công an cấp huyện, trung đoàn trưởng và tương đương
trở lên; cán bộ quy hoạch những chức vụ trên. Cấp phó trưởng phòng (tương đương) của cục
(tương đương) trực thuộc Bộ Công an.
- Cán bộ có đủ 4 năm giữ ngạch, bậc chuyên viên chính và tương đương; chức danh, vị trí việc
làm theo quy định phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị và trong dự nguồn ngạch cao cấp (tương đương).
- Giảng viên có đủ 5 năm trực tiếp giảng dạy lý luận chính trị ở các học viện, trường có nhiệm vụ
đào tạo lý luận chính trị. Tiêu chuẩn:
- Đảng viên chính thức.
- Tốt nghiệp đại học trở lên.
- Cán bộ học hệ không tập trung: Nữ từ 38 tuổi, năm từ 40 tuổi trở lên.
3. Xác định trình độ lý luận chính trị
Theo Kết luận 09-KL/TW ngày 09/7/2021 của Ban Bí thư về xác định trình độ lý luận chính trị
đối với cán bộ, đảng viên. sau hơn 10 năm thực hiện Quy định 256-QĐ/TW ngày 16/9/2009 của
Ban Bí thư về việc xác định trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên đã cơ bản hoàn
thành mục đích, yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện xác định trình độ lý luận chính
trị cũng bộc lộ nhiều hạn chế do một số nguyên nhân sau:
- Nội dung của Quy định 256 chỉ phù hợp với thời điểm mới ban hành, có giá trị tháo gỡ tình trạng
nợ bằng cấp, thiếu tiêu chuẩn lý luận chính trị trong thực hiện công tác cán bộ.
- Nội dung không còn phù hợp với yêu cầu mới về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
- Chương trình giáo dục lý luận chính trị ở các cơ sở đào tạo ngoài hệ thống trường chính trị của
Đảng không tương thích về nội dung, số môn, số tiết với chương trình đào tạo lý luận chính trị
hiện hành để làm căn cứ cho việc xác định tương đương.
- Một số cấp uỷ, tổ chức nhận thức chưa đúng về mục đích xác định trình độ lý luận chính trị, chưa
quan tâm quán triệt, triển khai Quy định 256.
Từ những hạn chế và nguyên nhân trên, Ban Bí thứ quyết định dừng việc xác định trình độ lý luận
chính trị theo Quy định 256.